TUYỂN TẬP
CHƠN PHÁP CAO ĐÀI Q.1. (tt 6)
III/- CỬU TRÙNG ĐÀI (Tinh, Thể
xác cầm quyền Hành pháp).
Theo Luật Tam Thể thì Cửu Trùng Đài là phần xác của
đạo. Trong Tam quyền phân lập thì Cửu Trùng Đài cầm quyền hành pháp của Đạo.
1/- Đức Chí Tôn trở pháp.
Bà
Bát-Nương dạy ngày 12
Février 1933 (29-12 Quí-Dậu):
...
Em nhớ lại, khi Ngọc-Hư định cho Hiệp-Thiên-Đài
cầm số-mạng nhơn-sanh, lập thành chánh-giáo, thì Đại-Từ-Phụ lại trở pháp, giao
quyền ấy cho Cửu-Trùng-Đài. Cả Ngọc-Hư chư Thần, Thánh, Tiên, Phật đều
ngạc-nhiên sự lạ. Đại-Từ-Phụ phổ-giáo rằng: Hay, hay không lẽ để phận hèn, ngày
sau sẽ rõ thánh-ý Người quyết liệu... (hết trích)
Theo đây thì khi Hiệp Thiên Đài đã lập thành chánh giáo thì Đại Từ Phụ trở pháp giao quyền cầm số mạng nhơn sanh lại cho Cửu Trùng Đài (là cơ quan hành pháp). Phân tích luật Thượng Hội thấy sau nầy chỉ còn có 08 nhân sự Cửu Trùng Đài trong Thượng Hội (Nhân sự Hiệp Thiên Đài: Hộ Pháp, Thượng Phẩm, Thượng Sanh không còn tại thế).
2/- Cửu Trùng Đài & Cửu
Trùng Thiên trong Thể Pháp:
Ngày
14-02- Mậu Thìn “05-3-1928” Đức Hộ Pháp:
Cửu Trùng Đài là toà
ngự của chư chức sắc thiên phong đối hàm với chư Thần, Thánh, Tiên, Phật tại
thế mà Giáo Tông chưởng quản… Cửu Trùng Đài là hình trạng của Cửu Thiên Khai Hoá lại hiệp
với Cửu Phẩm Thần Tiên. Để chơn vào Đạo tức là vào các địa vị ấy….
Cửu Trùng Đài phù hạp
với Cửu Trùng Thiên thì dầu cho cả chơn linh trong càn khôn thế giới cũng phải
vào nơi đó đoạt cho đặng các phẩm vị ấy mới mong lập vị mình. Chẳng vào
cửa Đạo hiệp cùng Cửu Trùng Đài thì chẳng đi đường nào mà vào Cửu Trùng Thiên
cho đặng.
Cửu Trùng Đài là hình trạng của Cửu
Thiên Khai Hóa cũng là hiện thể của Cửu Trùng Thiên. Nghĩa là muôn ngàn
điều trong thế giới vô biên hay hữu hình cũng
đều
được biện chứng và sắp xếp từ thứ lớp để mọi người nghiên cứu tìm kiếm. Sự sắp xếp thứ lớp ấy luôn luôn đặt ở trên cao hay chỗ tôn
nghiêm để vạn linh
được nhận thấy tường tận hay nghiên
cứu tỷ mỹ.
Đạo pháp vô biên, khoa
học kỹ thuật vạn năng, điều
này nối liền điều kia kết tinh như một mạng lưới kéo dài mãi mãi và đi đến kết
cuộc được gạn lọc, ấn chứng để đặt vào vị
trí chỉ còn 9 điều, 9 điểm
hay 9 công thức được vận hành cùng một khuôn luật mà vạn linh nương
vào đó tạo ra những đề án, phương án, giáo án hay
sử chương xây dựng một xã hội mới.
Rút tỉa trong vô bờ bến trùng trùng điệp điệp để kết cấu hoàn
hảo 9 công thức xây dựng một xã hội trong tôn giáo (Cửu Trùng Đài). Những
điều này được rút tỉa từ
chân lý trong nguyên lý (thiên thơ), trong
đó có những lời dạy của của Đấng Thượng Đế và các
Đấng thiêng liêng cao trọng.
Cửu Trùng Đài nói lên thể pháp
trong đạo lý, (là cái lý để
hướng dẫn cho nhân sinh hiểu được đạo)
mà không có bằng chứng cụ thể, không có mô hình thực tập (Thể pháp) thì chữ đạo không còn ý nghĩa thực tế và sâu sắc. Từ đạo (Đức Chí
Tôn) dùng cơ bút viết thành pháp, từ có
pháp mới có luật, có kinh
và những giáo lý hướng dẫn nhân sinh. Đạo và pháp
đi đôi, pháp và lý tỏ rõ, giáo và lý dẫn
tường thì thể pháp
của
tôn giáo từ Đền Đài Cung Điện hay nghi cách thờ phượng, nhơn sanh hành đạo, chức sắc giảng đạo, chức việc thực thi,
đạo pháp từ thượng tầng tới hạ tầng đều có một sự luân chuyển hóa sanh lẫn nhau, trong
tôn
giáo gọi là pháp luân thường chuyển, xã hội gọi là vòng quay vũ
trụ, nhân sinh gọi là bánh xe tiến
hóa.
Sự liên kết không ngừng giúp nhân loại không đi ngoài luật định, xã hội không nằm ngoài tôn giáo và thế giới không nằm ngoài trật tự của vũ trụ. Những thể pháp nên
hình qua đạo pháp, những cơ chế được nên hình trong xã hội tôn giáo hẳn nhiên phải có nhân sự lãnh đạo, có người chỉ đạo hay thực thi và đặc biệt là phải có pháp luật chuẩn thằng.
Do đó Cửu Trùng Đài là hiện thể của lương
sanh để phục vụ quần sanh. Trong đường hướng phục vụ chúng sanh thì
phải có những giáo án phù
hợp với xã hội, với nhân tâm. Cho nên tôn giáo Cao Đài đem giáo
lý từ đạo học phụng sự vạn linh
bằng cách: tu thân, tu tâm và hành đạo.
Những
điều nêu trên không phải xa xôi diệu vợi mà luôn luôn hiện hữu tại mỗi tư gia qua hình thức thờ phượng,
qua đường hướng xây dựng con người và xã hội của tôn giáo được soi sáng để nhân sanh tự tu tự đạt.
Đạo Cao Đài khai sinh tại thế với ý nghĩa cứu khổ và cứu thế. Muốn thực thi được điều đó là phải có nguồn máy lãnh đạo, có sắp xếp nhân sự đầy đủ, có phương án và mô hình dẫn đường, có giáo án sử chương để
tạo nên những điều hiện thực,
từ đó mới hội đủ những điều
kiện phụng sự vạn linh.
Muốn cứu thế phải vạch ra cho nhân thế hiểu rõ bước đường xây dựng để thành hình một thế giới
mới. Đường hướng hành đạo của tôn giáo phải được nên hình từ trung ương đến địa phương, để đưa nhân loại đến cuộc sống hoàn hảo.
Nếu không có các cơ chế được sắp xếp, không có pháp lý dẫn trình thì khó mà
thành đạt. Mà đã không thành đạt thì nhân
loại suy đồi, thế giới đổ nát.
Mô hình của tôn giáo Cao Đài đó là khuôn thước để xây dựng một nền văn
minh mới, một thế giới mới.
Cửu Trùng Đài thành hình là hiện thân của CỘNG đồng bác ái và HÒA bình
trung lập (Cộng Hòa), để xây dựng một xã hội mới, một thế giới mới cùng
chung một chân lý đưa nhân thế đến phồn vinh cả tinh thần và vật chất.
Bộ máy của Cửu Trùng Đài phù hợp với đà tiến hóa của nhân sinh trong cuộc sống. Thể pháp hoàn hảo (công thức, giáo lý, pháp
luật), đạo học nên hình giúp nhân sinh thẩm tường chân lý.
Cửu Trùng Đài thể hiện nhiệm vụ hành pháp trong hiến pháp để
xây dựng một xã hội canh tân, thực
thi Bảo Sanh – Nhân Nghĩa – Đại Đồng. Với xã hội là Do Dân – Phục Vụ Dân – Lập
Quyền Dân.
3/ Nhiệm vụ CTĐ.
CTĐ là cơ quan trị thế. Là triều nghi của Đức Chí
Tôn. Chính yếu của trị thế là Giáo huấn.
Nhiệm vụ của giáo huấn là xóa hai cái dốt: dốt chữ
và dốt đạo. Nhưng đầu tiên là phải xóa được cái dốt ở chính lương tâm mình. (Dạy trẻ con toan trước dạy mình.)
Nhìn vào xã hội hay tôn giáo để phê phán thì dễ
dàng, ai cũng có quyền phê phán. Nhưng soạn ra một giáo án chỉ ra cái sai và
định một lý luận, một đường hướng để tu chính là nhiệm vụ của người hành đạo.
Muốn có một giáo án giá trị phải căn cứ vào Thể Pháp
(công trình kiến trúc, giáo lý, kinh điển và công thức) vì đó là căn bản là ánh
sáng dẫn đến chân lý.
Bộ não con người được cấu tạo như là cầu nối giữa
hữu hình (hữu vi) và vô hình (vô vi). Chìa khóa để mở cánh cửa huyền vi (qua
lại giữa hữu vi và vô vi) là bộ não thanh tịnh của người học đạo và hành đạo.
Cho nên Di Lặc Chơn Kinh mở đầu là Thanh Tịnh Trí Phật. Có bộ não thanh tịnh
thì mới hiểu được đạo lý qua thể pháp (Diệu Minh Lý Phật).
Muốn đi vào con đường thế thiên hành đạo thì bản
thân người học đạo phải dọn mình trước rồi mới hội nhập và tiếp nhận được những
phương án, công thức, mô hình và đi đến giảng luận. Thanh tịnh, vô tư, vị tha
và đạo hạnh khiêm cung mới có được Diệu Minh Lý Phật. Đó là những phẩm chất
thiết yếu cho nhân tố hành đạo.
4/- Nhân sự CTĐ.
Nhân sự Cửu Trùng Đài chia ra làm Nam phái và Nữ
Phái. Hồ sơ cầu phong hay cầu thăng của Chức sắc CTĐ phải có Pháp chánh minh
tra và đúc kết thành hồ sơ. Hồ sơ đó được trình ra cho 03 Hội Lập Quyền Vạn
Linh (Hội Nhơn Sanh, Hội Hội Thánh và Thượng Hội). Sau đó đến Quyền Chí Tôn tại
thế chấp nhận. Sau rốt phải dâng lên cho Thiêng Liêng định phận bằng cơ bút tại
cung Đạo.
Bài học còn lưu lại là: Số nhân sự cầu phong vào
phẩm Lễ Sanh (CTĐ) đã thông qua các giai đoạn nhưng chưa đưa ra cung Đạo để
chấm phái, sau đó Hội Thánh ngưng cơ bút ngày 31/01/1978 cho nên các vị đó vẫn
chưa được công nhận phẩm Lễ Sanh khi hữu sự.
4.1/ Cửu Trùng Đài Nam phái.
Chia ra làm 03 phái Thái, Thượng và Ngọc (thể hiện
cho tam giáo). Thánh danh có 03 chữ: đầu là phái, kế là thế danh và sau là tịch
đạo.
01 vị Giáo Tông. Trong thể pháp thì tháp Giáo Tông
ngay sau Bát Quái Đài.
03 vị Chưởng Pháp. Chia đều cho 03 phái.
03 vị Đầu Sư. Chia đều cho 03 phái.
36 vị Phối Sư. Chia đều cho 03 phái. Trong đó mỗi
phái có một vị Chánh Phối Sư.
72 vị Giáo Sư. Chia đều cho 03 phái. (Mỗi phái 24
vị, chia đều cho 03 viện, mỗi viện 8 vị.)
3.000 vị Giáo Hữu. Chia đều cho 03 phái. (Mổi phái 1.000
vị chia đều cho 03 viện, mỗi viện 333 vị, còn thừa một vị sẽ được phân công
hành đạo tại Tòa Thánh.)
Lễ Sanh không giới hạn và không nhứt thiết phải chia
đều cho 03 phái. Từ phẩm Lễ Sanh trở lên thuộc quyền điều động của Hội Thánh.
Phân cấp nhân sự hành đạo: Từ phẩm Phối Sư trở lên hành đạo tại Tòa Thánh, (Đạo
Nghị Định thứ 3, năm 1930). Từ phẩm Giáo Sư trở xuống Lễ Sanh đi hành đạo ở các
địa phương.
Một điều lưu ý là 03 vị Đầu Sư của ĐĐTKPĐ được
phong: Thượng Đầu Sư Thượng Trung Nhựt (thế danh Lê Văn Trung); Ngọc Đầu Sư
Ngọc Lịch Nguyệt (thế danh Lê Văn Lịch). Thái Đầu Sư Thái Minh Tinh (thế danh
Trần Đạo Minh). Sau Đức lý có phong Ngài Thái Đầu Sư thứ hai là Thái Nương Tinh
(thế danh Dương Văn Nương). Quan sát trong tự nhiên và đối chiếu với 04 phẩm
Đầu Sư ngoại lệ chúng ta thấy địa cầu đang sống có 01 mặt trời nên có một vị Thượng
Trung Nhựt, có 01 mặt trăng nên có 01 vị Ngọc Lịch Nguyệt và có nhiều tinh tú
nên có 02 vị được ban chữ tinh là Thái Minh Tinh và Thái Nương Tinh.
Từ Nhật, Nguyệt, Tinh cho đến các tinh tú bố trí
trên Quả Càn Khôn là chỉ dấu để hiểu rằng Thầy lập Đạo Cao Đài là lập địa cầu
67 cho môn sinh.
4.2/ Cửu Trùng Đài Nữ phái.
Nữ phái không chia phái.
Có một vị Nữ Đầu Sư, (Pháp Chánh Truyền Chú Giải
không nói rõ số lượng nhưng căn cứ vào lời Thầy dạy: "Giống y như cái ngai của Quan Thế Âm Bồ Tát, nghĩa là
một cái Cẩm Đôn để trong vườn Trước Tử trên Nam Hải, dưới chơn đạp hai bông Sen
nở nhụy. chúng ta hiểu có một vị Nữ Đầu Sư đương quyền.
Nữ Phối Sư, không ấn định số lượng, trong đó có một
vị Nữ Chánh Phối Sư.
Nữ Giáo Hữu, không ấn định số lượng.
Nữ Lễ Sanh, không ấn định số lượng.
Vì sao Nữ Phái không có phẩm Chưởng Pháp và Giáo
Tông thì Pháp Chánh Truyền Chú Giải đã phân tích và giải thích rõ chúng tôi xin
phép không nhắc lại.
4.3/ Chức sắc của Đức Lý lập
thành.
Là 03 phẩm Chánh Trị Sự, Phó Trị Sự, riêng phẩm Thông
Sự đặc trách về pháp luật do Đức Hộ Pháp
lập thành theo lời khuyên của Đức Lý. Về sau gọi chung là Chức việc.
Bàn Trị Sự hay Hội Thánh Em trong một địa phương là
01 Chánh Trị Sự, 01 Phó Trị Sự và 01 Thông Sự.
5/- Tổ chức CTĐ.
Trong thời gian đã qua có Cửu Viện.
Theo lời dạy của Đức Hộ Pháp được đăng trong BNS
Thông Tin số 77 của Hội Thánh Cao Đài phát hành ngày 10/6/1073 thì còn rất
nhiều cơ quan của đạo chiếu theo Thiên Thơ mà lập thành. Theo đó chúng tôi chỉ
trình bày một vài dự đoán.
Chúng tôi có mấy dự đoán:
5.1/- Giáo Tông Đường sẽ được mở mang và nâng cao vì Giáo Tông hữu
hình phải có các ban bộ để dìu dẫn nhơn sanh trên đường đạo và đường đời. Theo
Đạo Nghị Định thứ ba phân quyền cho Chức sắc thì Phẩm Phối Sư trở lên phải hành
đạo tại Tòa Thánh. Do rất nhiều vị sẽ được phân bổ vào các ban bộ tại Giáo Tông
Đường để thể thiên hành hóa.
5.2/- Chưởng Pháp Đường sẽ được thành lập.
Theo Pháp Chánh Truyền chú giải Chưởng Pháp sẽ liên
hệ với quyền đời khi có luật lệ hà khắc để xin chế giảm hay cả về kinh sách của
người ngoại giáo mà có thương phong bại tục thì Chưởng Pháp vẫn có trách nhiệm trừ
diệt và cả nền đạo phải vùa giúp Chưởng Pháp. Cũng theo PCT CG thì phẩm Chưởng
Pháp còn can hệ hơn cả phẩm Giáo Tông là điều rất bí trọng.
Theo Thánh Ngôn thì đạo phục của tín đồ Cao Đài có
màu trắng. Đạo phục của Thượng Chưởng Pháp màu trắng.
Ngài Bảo Văn Pháp Quân có thỉnh giáo về đạo phục của
Thượng Chưởng Pháp, Đức Hộ Pháp trả lời: Đó
là sở định của Đức Chí Tôn rồi Ngài không thố lộ lý do. Nhưng theo sự
học hiểu của chúng Tôi thì việc đạo phục
Thượng Chưởng Pháp không dùng màu xanh theo phái Thượng là chỉ dấu để hiểu Ngài
cầm Quyền Chưởng quản HTĐ kiêm Chi Pháp; Thái Chưởng Pháp cầm Quyền Chưởng Quản
Chi Đạo và Ngọc Chưởng Pháp cầm Quyền Chưởng Quản Chi Thế.
Theo Luật Tam Thể thì Cửu Trùng Đài là xác của đạo.
Do vậy nên có Nghinh Phong Đài (Đài đón gió) để cho thể xác hô hấp. Ấn của 03
vị Chưởng Pháp hiệp lại có đủ bửu pháp Xuân Thu, Phất Chủ, Bát Vu (như ấn của
Hộ Pháp). Bàn Thờ Hộ Pháp có 11 lễ phẩm, lễ phẫm số 1 là tượng thờ viết chữ
KHÍ, trong là chủ chữ
Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo bài Đệ Thất Cửu:
Cung Chưởng Pháp xây quyền tạo
hóa... nếu không có Chưởng Pháp Đường
thì làm sao xây quyền tạo hóa?
Đối chiếu các trích dẫn trên từ Thể Pháp chúng tôi
nhân định trách nhiệm của Chưởng Pháp rất nặng nề và cao trọng.
Thánh Ngôn dạy:
Kìa
lóng non Kỳ reo tiếng Phụng,
Nầy
xem nước Lỗ biến hình Lân...
Thánh Ngôn cũng dạy:
Phụng
gáy non Nam đạo trổ mòi,
Trổ
mòi nhân vật bốn phương Trời.
Trời
Âu biển Á chờ thay sắc,
Sắc
trắng mây lành phủ khắp nơi.
07 cái Ngai trong Đền Thánh Ngai của Chưởng Pháp
chạm con Phụng (Ngai Giáo Tông chạm con Rồng và Đầu Sư chạm con Lân).
Đại Nam Quốc Kỳ (1890-1920); còn gọi là Phụng Kỳ.
Theo lịch sử Việt Nam Vua Thành Thái (1879-1920)
chọn cờ có nền vàng 03 sọc đỏ bằng nhau và nằm ngang làm quốc kỳ từ năm 1890
đến 1920; về hình dạng giống như quẻ Càn trong Kinh Dịch; quốc kỳ thời nầy còn
được gọi là Phụng Kỳ. Đại Nam Quốc Kỳ hàm chứa ý nghĩa đoàn kết 03 miền Nam,
Trung, Bắc; phủ nhận sự chia cắt đất nước của Pháp. Các vị vua sau thay đổi
bằng những mẫu khác như Long Tinh Kỳ... Khi chính phủ Trần Trọng Kim ra đời
(tháng 4/1945) chọn quốc kỳ là quẻ Ly, nghĩa là vạch giữa bị rời ra làm 02
đoạn.
Đến tháng 6/1948 Quốc Trưởng Bảo Đại không muốn chọn
Long Tinh Kỳ nên chọn cờ vàng 03 sọc đỏ thời vua Thành Thái làm quốc kỳ; Quẻ
Càn thời kỳ nầy có thêm ý nghĩa thiết thực là đạo Trời (Đạo Cao Đài-1926) đã mở
tại Việt Nam. Sau hiệp định Geneve 1954 miền Nam Việt Nam vẫn chọn cờ vàng 03
sọc đỏ làm quốc kỳ.
5.3/- Bộ Pháp Chánh sẽ được mở rộng (theo nghĩa Bộ máy thực thi Pháp
Chánh Truyền).
5.4/- Văn phòng của các vị Thời
quân sẽ được thành lập.
5.5/- Hàn Lâm Viện sẽ được thành lập.
5.6/- Các Thánh Thất địa phương có ban tứ vụ sau nầy sẽ có thêm Học vụ, Nông vụ,
Y vụ...
6/- Phân cấp hành chánh.
Có 05 cấp hành chánh.
Trung ương, Trấn Đạo, Châu Đạo, Tộc Đạo & Hương
Đạo.
Riêng vùng Châu Thành Thánh Địa có thủ đô của tôn
giáo nên có cách tổ chức đặc biệt để việc phụng sự được hữu hiệu.
Chức việc hành chánh nơi địa phương.
Chức sắc thuộc quyền của Hội Thánh. Chia làm 02
diện: từ phẩm Giáo Sư đến Lễ Sanh hành đạo nơi các địa phương. Từ Phối Sư trở
lên hành đạo tại Tòa Thánh.
7/- Tương quan với HTĐ.
Theo Châu Tri số 21 (tháng 12/1934):
Khi Giáo Tông qui vị thì Hộ
Pháp kiêm Quyền hành Giáo Tông. Khi Hộ Pháp qui vị thì Giáo Tông kiêm quyền Hộ
Pháp.
Phân tích: Khi Giáo Tông qui vị thì Hộ Pháp kiêm
luôn quyền Giáo Tông như ta đã biết trong đạo sử. Vậy khi Hộ Pháp về thiêng
liêng vị thì Giáo Tông hữu hình kiêm luôn quyền Hộ Pháp như thế nào?
Chiếu theo Nội Luật Thượng Hội thì khi 03 Hội Lập
Quyền Vạn Linh dâng lên cho Quyền Chí Tôn tại thế thì Giáo Tông vào đại điện có
một mình (vì Hộ Pháp đã về Thiêng Liêng vị) rồi trở ra công bố chấp nhận hay
không chấp nhận. Giáo Tông kiêm quyền là quyết định trong Thượng Hội chứ không
có nghĩa là Giáo Tông Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài như Hộ Pháp. Đó là ý nghĩa của
Giáo Tông kiêm luôn quyền Hộ Pháp. Châu Tri cũng phù hợp với ý nghĩa Đại Từ Phụ
trở pháp giao cho Cửu Trùng Đài cầm số mạng nhơn sanh đã trình bày bên trên. Bởi
vì 03 Hội Viên Hiệp Thiên Đài là Hộ Pháp, Thượng Phẩm và Thượng Sanh đều đã về
Thiêng Liêng vị, dẫn đến thực tế là chỉ còn 08 vị bên Cửu Trùng Đài họp và
quyết định.
8/- Thể pháp qua kiến trúc.
Phần nền của Cửu Trùng Đài có 09 bậc tượng cho Cửu
Phẩm Thần Tiên. Trong dịch lý hào dương còn gọi là hào Cửu (số 9).
Phần trên nóc ngoài các tinh tú có một con rồng
tượng cho cuộc đất Lục Long Phò Ấn. Trong dịch lý hào âm còn gọi là hào lục (số
6).
Kinh Dịch Hậu Thiên 64 quẻ, mỗi quẻ 06 hào, cộng
chung 384 hào, cũng chỉ do hai vạch liền (hào cửu/9); và vạch dứt (hào lục/6)
tạo nên.
Các cột trong Cửu Trùng Đài đều tròn và có rồng màu
xanh quấn chung quanh cột, đuôi rồng ở đầu trên cột.
Phần dưới chân cột tượng cho Đông Phương triết học.
Phần trên của cột hình vuông tượng cho Khoa học kỹ thuật.
Trên plafont có bố trí Lục Long Phò Ấn.
Nghinh Phong Đài (Đài đón gió).
Nghinh Phong Đài là kiến trúc đứng bên ngoài Đền
Thánh có thể nhìn thấy từ xa nằm giữa Bát Quái Đài với Lôi Âm Cổ Đài và Bạch
Ngọc Chung Đài. Tại bậc thứ năm có cửa hông của Đền Thánh.
Bố trí Nghinh Phong Đài tại Cửu Trùng Đài để nói lên
rằng cái thể xác của đạo tồn tại là nhờ có gió, cũng như các phàm của nhân loại
phải nhờ có gió để sống. Gió là Thông tín viên của Thượng Đế mang linh điển cho muôn loài
Trong tổ chức tượng cho phẩm Chưởng Pháp là người
của Hiệp Thiên Đài nơi CTĐ.
Theo Pháp Chánh Truyền thì Chưởng Pháp là người thay
mặt cho Hiệp Thiên Đài nơi Cửu Trùng Đài. Ấn của 03 vị Chưởng Pháp hiệp lại có
đủ Bình Bát Vu, Phất Chủ, Xuân Thu là Cổ Pháp mà Hộ Pháp hằng kính trọng (ấn
của Hộ Pháp cũng có đủ Xuân Thu, Phất Chủ, Bát Vu). Hộ Pháp vốn cùng một căn
cội Khí Sanh Quang với Diêu Trì Cung mà Khí Sanh Quang là cội nguồn sống của
nhân loại cho nên sau lưng Hộ Pháp có chữ Khí (nơi các Thánh Thất thờ chữ Khí
nơi Hiệp Thiên Đài). Ba vị Chưởng Pháp hiệp lại ví như thay mặt Hộ Pháp đem Khí
Sanh Quang đến Cửu Trùng Đài (thể xác).
Tại sao chỉ có Tòa Thánh Tây Ninh mới có Nghinh
Phong Đài? Bởi vì Đức Chí Tôn lập đạo theo luật Nhứt Thân Tam Thể. Một linh
hồn, một chơn thần và một thể xác.
Thể xác ấy nắm quyền hành pháp cho nên từ một cái
xác ấy biến hóa ra hằng hà sa số nơi khác là các Tiểu Thánh Thất để phụng sự
nhân loại. Các Tiểu Thánh Thất do từ một thể xác biến hóa ra cho nên tất cả các
đều nằm trong một cơ thể thống nhất và cùng chịu chung một khuôn luật, cùng một
zen.
Theo phân cấp nhân sự hành chánh thì phẩm Chưởng
Pháp phải hành chánh nơi Tòa Thánh Tây Ninh. Cho nên chỉ có Tòa Thánh Tây Ninh
mới có thể pháp Nghinh Phong Đài.
Đức Chí Tôn lập Đạo Cao Đài là lập một nền văn minh
mới cho nhân loại. Bát Quái Đài, Hiệp Thiên Đài, Cửu Trùng Đài cũng đều phục vụ
cho nhiệm vụ ấy. Song phần thực tế nhất là chính cái xác phải thực thi. Cho nên
Nghinh Phong Đài có bố trí Thể Pháp tính niên lịch cho nền văn minh mới. Theo
cách bố trí của niên lịch trong nền văn minh mới mới thì một thế kỹ là 120 năm.
IV/- NHỮNG CƠ QUAN TRỢ GIÚP
CTĐ.
Theo Đạo Luật Mậu Dần (1938) có 04 cơ quan: Hành Chánh,
Phước Thiện, Phổ Tế và Tòa Đạo.
Chương Hành Chánh 17 điều.
Chương Phước Thiện rút điều 10 và 11 của chương Hành
Chánh lập thành (Lưu ý: nhân sự Phước Thiện “kể cả Nhạc, Lễ, Đồng Nhi và Ban
Thuyền” thuộc Chi Đạo Hiệp Thiên Đài, nhưng khi hành sự phải theo chương trình
của Cửu Trùng Đài).
Chương Phổ Tế rút điều 14 của chương Hành Chánh tạo
thành (Nhân sự thuộc Cửu Trùng Đài).
Chương Tòa Đạo rút điều 15 của chương Hành Chánh tạo
thành.
Như vậy ý chí bộ luật đã thể hiện Hành Chánh thống
lĩnh cả 03 cơ quan Phước Thiện, Phổ Tế và Tòa Đạo; ba cơ quan nầy cực kỳ quan
trọng nên được bố trí thành chương riêng. Đức Hộ Pháp có bút phê rằng:... Phước Thiện lập thành là Quốc Đạo đã nên
hình nên tất cả phải theo khuôn viên luật pháp (trích ý)
Phổ Tế Tổng Pháp Tông. Nhưng trong hành chánh tôn
giáo thì Cơ Quan Phổ Tế vẫn phải nằm trong hành chánh tôn giáo. Hành chánh như
một Tòa nhà ba cơ quan còn lại như những căn phòng trong tòa nhà đó.
V/ 03 HỘI LẬP QUYỀN VẠN LINH.
Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh thành lập sau khi đã có
PCT. Đây là phần quan trọng để lập quyền cho tín đồ trong tôn giáo. Mà Tín đồ
là phần đông nhất như người dân trong một quốc gia, cho nên đó là phần lập
quyền cho nhân loại (Lập Quyền Dân).
Tự do trong đạo đức.
Pháp luật đạo chính là khuôn viên là lề lối để xây
dựng nên những nhân tố có đạo đức trong tôn giáo và xã hội. Pháp luật đạo chính
là đạo đức. Người đạo có quyền biên soạn, đề xuất những gì có lợi cho tôn giáo
phù hợp với pháp luật đạo. Đó là tự do trong đạo đức.
Dân chủ có nhân quyền.
Nhân quyền là quyền được trình bày, bảo vệ những
giáo án, sử chương hay phát minh của cá nhân hay tập thể biên soạn theo qui
định của từng hội. Không ai có quyền xâm phạm các quyền căn bản của người đạo.
Pháp luật đạo tôn trọng, khuyến khích thực thi và phạt người vi phạm.
Tín đồ (Dân) là thành phần đông nhất trong mọi tổ
chức. Dân chủ là những vấn đề được đem ra bàn thảo, phân tích, nhận định xong
thì đi đến biểu quyết theo tỷ lệ đã định tùy theo qui định của hội. Đó chính là
dân chủ có nhân quyền.
Hòa bình chung sống.
Trong Đạo Cao Đài nếu viết hay nói một chữ thể hiện
hết tinh túy của Đạo đó là chữ HÒA.
Thầy dạy:
Chẳng
quản đồng tông mới một nhà,
Cùng
nhau một đạo tức cùng Cha.
Nghĩa
nhân đành gởi thân trăm tuổi,
Dạy
lẫn cho nhau đặng chữ HÒA.
Hòa có rất nhiều nghĩa từ cơ bản đến sâu xa. Xin
được trình ra một vài điều căn bản.
Theo PCT CG: Máy tạo bởi chữ hòa mà có, thì thế giái càn khôn cũng phải
hòa mới vĩnh cửu. Địa cầu nầy cũng phải hòa mới toàn hảo, nhơn loại cũng phải
hòa mới trường tồn, chẳng khác nào xác thịt phải hòa thuận cùng linh hồn mới
mong đạt Đạo...
Theo đó thì lục phủ ngũ tạng trong một cơ thể cho
đến càn khôn vũ trụ đều hòa với nhau trong lẽ đạo.
Bát Quái Đài (hồn), Hiệp Thiên Đài (chơn thần), Cửu
Trùng Đài (xác) cũng phải tương hiệp (trích ý).
Đức Chí Tôn dạy rằng: Đạo tức là con đường để cho Thánh, Tiên, Phật đọa trần do theo mà hồi
cựu vị. Đạo là đường của các nhơn phẩm do theo mà lánh khỏi luân hồi. Nếu chẳng
do theo Đạo thì các bậc ấy đều lạc bước mà mất hết ngôi phẩm. Đạo nghĩa lý rất
sâu xa, nhưng phải hiểu trước bao nhiêu đó...
Đức Hộ Pháp dạy: Theo Đạo chớ chẳng có theo người...
Lời minh thệ dạy rằng: “Tên
gì? Họ gì? Thề rằng: Từ đây biết một Đạo Cao - Đài Ngọc - Đế, chẳng đổi dạ
đổi lòng, hiệp đồng chư Môn - Đệ, gìn luật lệ Cao - Đài, như sau có lòng
hai thì Thiên - tru, Địa - lục.”
Cho đến khi hấp hối người đạo được nhắc rằng: Xét câu minh thệ gởi mình cõi thăng. Mà
câu minh thệ là giử pháp luật đạo.
Qua các trích dẫn trên chúng ta hiểu rằng hòa là hòa
theo pháp luật đạo, cá nhân A, B, C, ... đều hòa vào trong pháp luật đạo thì tự
nhiên hòa với nhau. Khi pháp luật đạo được hiểu đúng và thực thi mới hòa nhau
trong đường đạo, hòa cá nhân với cá nhân. Hòa cá nhân với các cơ quan đoàn thể
và hòa đoàn thể nầy với đoàn thể khác.
Căn bản và TRƯỚC hết là hòa nhau trong đường đạo
(cái lớn hay đại tường) rồi SAU đương nhiên phải tới là cá nhân A, B, C mới hòa
với nhau...
Không DẠY LẪN CHO NHAU theo khuôn khổ pháp luật để
diệt tà quyền trong chính mình và trong tổ chức thì sẽ đem bước trước lên bước
sau, lẫn lộn từ trong căn bản là không hiểu được chữ Hòa. Đã không hiểu mà cứ
nói miệng, cứ mạnh ai nấy thực hiện bất chấp pháp luật đạo thì chỉ đem đến sự
hỗn loạn trong tôn giáo.
Đây là cũng là điều để hiểu tựa bài kinh:
KINH KHAI CỬU
Đại Tưởng và Tiểu Tường.
......
THƯỜNG CƯ NAM HẢI QUAN ÂM NHƯ LAI
|
Nếu viết theo trình tự nghi lễ thì khi người chết
tụng hết chín tuần cửu (81 ngày), từ đó đếm thêm 200 ngày sau mới tới Lễ Tiểu
Tường, sau đó đếm thêm 300 ngày nữa mới tới Đại Tường. Nhưng Kinh viết như trên
là theo một ý nghĩa khác. Kinh cũng là Thể Pháp, nghĩa là một sự thay đổi nhỏ
cũng có lý do để người học đạo lưu ý.
Đạo pháp trường lưu (vĩnh cửu) thì hành đạo có nghĩa
là phải hiểu để bày ra, trình ra, mở ra những vấn đề căn cội trong xã hội (bày cái lớn trước, Đại Tường)
rồi mới đến cái chi tiết, nhỏ sau (Tiểu Tường). Nó giống như 5 phương án trong
Di Lạc Chơn Kinh (đi từ trên xuống).
Trong việc tu thân, xử kỹ, rèn luyện bản thân thì đi
từ thấp lên cao như các bài Kinh Cửu (từ Hạo Nhiên Thiên “Đệ Thất Cửu” đến Phi
Tưởng Thiên đến Tạo Hóa Thiên đến Hư Vô Thiên và Hổn Ngươn Thiên).
Hai tiến trình khác nhau, nhưng liên đới nhau như
hai mặt của một đồng tiền, phân định để minh lý còn trên đường học đạo, hành
đạo thì tùy vào điều kiện, vào môi trường mà khai cuộc: Câu kinh vô tự độ người thiện duyên (Kinh Nhập Hội câu 20). Nghĩa
là cần coi nên chổ để nên nên lời. Đừng nhầm lẫn tiến trình học đạo với tiến
trình hành đạo mà làm cho hỗn loạn nội bộ, hậu tấn mù mịt rồi buồn chán và xa
rời tôn giáo.
Đạo tạo ra Càn Khôn vũ trụ. Xa xôi như các hành tinh
trong Thái Dương Hệ vận tốc quay nhanh chậm có khác nhau nhưng cũng theo cùng
một chiều. Con người sanh ra thì cái đầu ra trước (thỉnh thoảng mới có ngoại
lệ). Vạn vật trong vũ trụ đều có thứ lớp phân minh thì người học đạo, hành đạo
cũng nên lưu ý để phù hợp với pháp luật đạo. Đạo dạy thực thi nhơn nghĩa mà có
kẻ nghe có hơi tiền rồi bất tín bất nghĩa thì phải minh bạch ra chứ đâu thể bảo
người giữ tín nghĩa thôi đừng có nói ra làm cho mất hòa khí. Đạo dụng Nho Tông
chuyển thế mà điều căn bản của đạo Nho là chính danh. Thì phải gọi cho đúng
việc, đúng người.
Tân Luật chương V, Điều 22, Tứ đại điều qui dạy rõ: Trên dạy dưới lấy lễ, dưới gián trên đừng
thất khiêm cung. Theo pháp luật đạo thì mới hòa.
Hằng ngày khi cúng tứ thời đọc ngũ nguyện. Trong đó
Tứ nguyện: Thiên hạ thái bình, Ngũ nguyện: Thánh Thất an ninh. Vậy con đường
nào? Phương pháp nào để đạt đến tứ nguyện và ngũ nguyện?
Chỉ có một phương pháp duy nhất là tùng theo Luật lệ
Cao Đài thì mới thành. Chính người đạo phải theo luật lệ đạo thì mời hòa. Còn
như kẻ vọng ngữ tạo ra mâu thuẫn với
người chơn thật mà bảo hòa nhau thì công lý ở đâu? Xét đến cùng thì có
phải vô tình (hay cố ý) xúi cho kẻ vọng ngữ kia tiếp tục vọng ngữ, hành vi nâng
kẻ vọng ngữ lên ngang hàng với người chơn thật là vô đạo đức.
Vọng ngữ là tà quyền. Không dùng pháp luật đạo thì
làm sao diệt tà quyền? Như vậy câu Pháp luật đạo là binh khí diệt tà quyền của
Đức Lý dạy dùng vào đâu?
Phải dùng pháp luật đạo sửa kẻ vọng ngữ theo khuôn
luật của đạo thì đương nhiên sẽ hòa. Còn như trách người nói lời chân thật rằng
không hòa với kẻ vọng ngữ thì trái lẽ công bằng, khác chi ép người đó đừng có
nói lời chân thật. Người nói lời chân thật cũng cần xác định kẻ vọng ngữ kia có
lỗi với luật đạo là đủ.
Con thuyền của đạo chở bao nhiêu người có đạo cũng
thuận hòa, cho nên kẻ vô đạo bước lên thì chính kẻ đó sẽ bị chìm và tự họ nhảy
ra khỏi con thuyền đạo (Biết đạo trong
muôn ngồi cũng đủ, Vô duyên một đứa cũng là chìm “Thánh ngôn”).
Đạo Đức Kinh (Lão Tử) tại chương IV nói về cái dụng
của đạo:
Tỏa kỳ nhuệ (Giải tỏa sự bén nhọn, hung hăng)
Giải kỳ phân (hóa giải sự phân biệt, kỳ thị)
Hòa kỳ quang (Hòa cùng nhau trong ánh sáng của đạo)
Đồng kỳ trần (Đồng thuận để sống với nhau trong xã hội)
Kinh Dịch quẻ Càn (Kiền): Kiền đạo biến hóa, các chánh tính mạng, bảo hợp thái hòa, nãi lợi trinh
(Đạo Trời biến hóa, giúp cho mọi vật được đúng tính, đúng mệnh của nó để an ổn
và hoàn thiện là thái hòa, ấy là lâu dài và tốt đẹp).
Đạo có khả năng hóa giải những oan gia ở ngoại càn
khôn (Kinh Cầu Tổ Phụ Đã Qui Liễu, Câu 9 - 12: Dầu tội chướng ở miền địa giái, Dầu oan gia ở ngoại Càn khôn, Dầu mang
xác tục hay hồn, Nhớ cầu Từ Phụ CHÍ TÔN cứu nàn...) thì người đạo nên học
đạo, hành đạo đều phải theo pháp luật đạo, theo luật lệ đạo để Thánh Thất An
Ninh (Nguyện thứ năm) và Thiên hạ thái bình (Nguyện thứ tư).
Tóm lại: Hòa là hòa với đạo, cùng nhau thực hành chủ
nghĩa cộng hòa của đạo, cùng thực thi nhơn nghĩa, cùng tuân theo pháp luật đạo.
Khi người đạo, tổ chức đạo cùng khép mình vào pháp luật của đạo thì tự nhiên
hòa với nhau. Khi Thánh Thất cùng theo pháp luật thì tự nội bộ Thánh Thất an
ninh và Thánh Thất N sẽ hòa với Thánh Thất M. Thánh Thất an ninh thì A, B, C...
cùng đi trên đường đạo, cùng hiệp đồng nhau gìn luật lệ Cao Đài sẽ hòa với
nhau.
Nhân loại cùng hòa nhau, trọng nhau trong đạo lý thì
thiên hạ sẽ thái bình. Còn hòa nhau trong quyền lợi, trong vật chất trong kinh
thương phi đạo đức chỉ là lớp phấn son che đậy sự tranh chấp nên sẽ dẫn đến
chiến tranh.
Nhân loại hiện nay đang thống khổ vì phải chịu hai
cuộc chiến tranh kinh tế và tôn giáo bởi vì bao nhiêu hiệp ước, hiệp định ký
với nhau mà không theo đạo lý để tương nhượng nhau, chia sống với nhau, chỉ
biết có quyền lợi và tranh sống với nhau qua tiền tài vật chất nên không đúng
với khuôn luật: Công bình.
1/- Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh
có Nội Luật chung cho các hội.
2/- Hội Nhơn Sanh.
3/- Hội Hội Thánh.
4/- Hội Thượng Hội.
5/- Tướng thiệt Cao Đài.
(Link: https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2019/11/2954-thiet-tuong-cua-ao-cao-ai-la-gi.html#more)
VI/- KẾT LUẬN.
Năm 1926 Việt Nam còn bị Pháp đô hộ. Đức Chí Tôn đến
lập ra ĐĐTKPĐ là lập ra Quốc Đạo. Đạo có tam quyền phân lập, có sức sống như
một cơ thể sống theo Luật Tam Thể (Tinh, Khí, Thần hiệp nhất). Đạo công khai đề
thi ra trước nhân loại: dạy môn đê tu sửa thân tâm để xây dựng xã hội hòa bình,
dân chủ, tự do.
Đạo có hiến pháp của tôn giáo. Có hệ thống luật lệ
của tôn giáo. Có phân cấp hành chánh thượng tầng và hạ tầng theo cách lập pháp
của đạo thì hạ tầng phát triển liên tục còn thượng tầng đã có độ số nhất định
và phải chịu sự kiểm soát của hạ tầng.
Hình thể của đạo thể hiện tổ chức, tổ chức và tổ
chức từ cá nhân đến các cơ quan đạo. Từ mối quan hệ cá nhân và xã ước. Từ hạ
tầng cho đến thượng tầng. Đạo có cơ chế để nâng đở người bình dân ít học thành
người có hiểu biết; có phương án để người nghèo khổ có cuộc sống ấm no. Đạo hữu
sản hóa người đạo về vật chất lẫn tinh thần. Có tài nguyên và môi trường cho
tam giới và lục diện thực thi tam lập.
Cầu
xin trăm họ bình an
Nước
giàu dân mạnh, thanh nhàn muôn năm
Đạo Cao Đài là món quà vô giá mà Đức Chí Tôn ban cho
nhân loại thời Tam Kỳ Phổ Độ.
Những triết lý về lập pháp của Đức Chí Tôn được tạo
thành nguyên tắc. Từ nguyên tắc tạo ra những tổ chức với cơ chế và nhân sự đầy
đủ là những phương tiện cộng hưởng nhau phụng sự nhân loại theo luật cung cầu
để đạt đến cứu cánh: lập quyền cho nhân loại, đem công lý đánh đổ cường quyền
xây dựng xã hội hòa bình, dân chủ, tự do./.
(Còn tiếp)