Trang

Thứ Bảy, 18 tháng 7, 2020

3255. 37 NĂM NHÌN LẠI.

Bài từ BNS THÔNG LIÊN số 64 ra ngày 25/4/2012.
Ðiệp lạc qui căn tiếng đã rằng,

Còn ngươi ngươi có biết sao chăng?
Làm người chẳng bổn là người lạc,
Ví tựa ông Hồ ghét chú Tăng.
ĐẠO SỬ.




37 NĂM NHÌN LẠI.
“Đạo đức suy đồi- kinh tế sụp đổ,
Tỉnh thức tỉnh thức- hướng đến tương lai”

Ngày 30-4 lại đến với quê hương. Vậy là đã 37 năm cả nước sống trong chế độ cộng sản. Ông cha ta có dạy: Quốc gia hưng vong thất phu hữu trách chúng ta cùng nhìn lại xem:
- Sự thực về cuộc chiến (1954-1975) là gì?
- Đất nước hiện nay như thế nào?
- Giải pháp nào cho Việt Nam?
I- SỰ THỰC CUỘC CHIẾN (1954-1975).


Từ người bình dân cho đến học thức đều thấy rõ: người Việt giết người Việt. Các nhà cầm quyền 02 miền Nam, Bắc đã ép buộc đồng bào miền Nam và miền Bắc bắn lẫn nhau. Đó là cảnh nồi da xáo thịt không khác chi thời Trịnh Nguyễn phân tranh.
Cội nguồn sâu xa (hay thực chất) của cuộc chiến 1954-1975 là gì?
Trong thời đại internet thì mọi sự thực đều được phơi bày. Những điều chính quyền 02 miền che đậy, bưng bít đều bị đưa ra ánh sáng.
Tổng Bí Thư Lê Duẫn: chúng ta đánh đây là đánh cho Liên Xô và Trung Quốc.
Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu: Chúng ta đánh cho người Mỹ.
Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ: Cuộc chiến tranh nầy là của người Mỹ.
Vậy đã rõ rằng chính quyền cả hai miền đều (cùng một thân phận) làm tay sai cho ngoại bang. Họ đem xương máu của đồng bào ra để đánh đổi quyền lợi của đảng phái và cá nhân. Những người cầm quyền cả 02 miền đều chẳng có ai thực tâm vì dân, vì nước cả.
Công hàm của Thủ Tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (1958) chúc mừng Tàu Cộng công bố lãnh hải (bao gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa) là một bằng chứng rõ ràng nhất. Rồi gần đây phải dâng Ải Nam Quan lừng danh trong lịch sử cho Tàu Cộng…phải khai khoáng (boxit) để bán cho Tàu (dù lỗ cũng phải làm) là hình thức cống nộp mới… ngư dân bị bắt bớ đánh đập, bị Tàu cộng (bạn 4 tốt-16 chữ vàng) tịch thu tài sản tại ngư trường truyền thống mà chính phủ không có cách chi bảo vệ họ…
Dương Thu Hương (Nữ, sinh 1947- Thái Bình) năm 20 tuổi đang là sinh viên, tình nguyện vào thanh niên xung phong xẽ dọc Trường Sơn chống Mỹ cứu nước…khi vào tới Sài Gòn chứng kiến đời sống người dân về vật chất và tinh thần, chứng kiến sự phồn thịnh của miền Nam bà xác định ngay rằng mình và bao nhiêu người khác đã bị lừa dối…nên ngồi bệt xuống đất khóc lóc thảm thiết sau đó bà viết:
…..Ở miền Bắc, tất cả mọi báo đài, sách vở đều do nhà nước quản lý. Dân chúng chỉ được nghe đài Hà Nội mà thôi; và chỉ có những cán bộ được tin tưởng lắm mới được nghe đài Sơn Mao, tức là đài phát thanh Trung Quốc. Còn toàn bộ dân chúng chỉ được nghe loa phóng thanh tập thể; có nghĩa là chỉ được nghe một tiếng nói.
Vào Nam tôi mới hiểu rằng, chế độ ngoài Bắc là chế độ man rợ vì nó chọc mù mắt con người, bịt lỗ tai con người. Trong khi đó ở miền Nam người ta có thể nghe bất cứ thứ đài nào, Pháp, Anh, Mỹ . . .nếu người ta muốn. Ðó mới là chế độ của nền văn minh. Và thật chua chát khi nền văn minh đã thua chế độ man rợ. Ðó là sự hàm hồ và lầm lẫn của lịch sử. Ðó là bài học đắt giá và nhầm lẫn lớn nhất mà dân tộc Việt Nam phạm phải.
Nguyễn Tiến Hưng (Nam, sinh 1935) tiến sĩ kinh tế, nguyên Tổng trưởng Kế hoạch và Phát triển của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa, hiện là giáo sư tại Đại học Harvard. Ông cũng là tác giả hai cuốn sách thuộc loại bán chạy nhất (best seller) là Hồ sơ mật Dinh Độc Lập (The Palace File, 1986) và Khi đồng minh tháo chạy (2005).
Trong quyển Khi Đồng Minh Tháo Chạy.
Chương 19: Tại sao sụp đổ?
Có nhiều lý do đã đưa Miền Nam tới chỗ sụp đổ như đã được đề cập bởi nhiều nhà bình luận Việt, Mỹ trong 30 năm qua. Những lý do đó gồm các yếu tố khách quan cũng như chủ quan, ở trong cũng như ở ngoài nước. Về đối nội, thí dụ như sự bất quân bình của cán cân lực lượng Miền Nam và Miền Bắc, sự thuần nhất của một xã hội trong chế độ cộng sản và tính đa dạng cùng khuynh hướng phân tán trong một xã hội tự do….
…Nguyên nhân chính là Mỹ bỏ rơi Miền Nam
Tại sao Mỹ lại dứt khoát bỏ rơi Miền Nam? Câu trả lời ngắn gọn là vì quyền lợi của Mỹ ở Việt nam đã không còn nữa…
Chương 20: Những bài học từ cuộc chiến Việt nam:
-                           Lý do quan trọng nhất mà Hoa kỳ nhảy vào một cuộc chiến là quyền lợi của Hoa kỳ. Những mục tiêu khác như bảo vệ nhân dân, tranh thủ nền độc lập, hay xây dựng dân chủ (cho VNCH hay Iraq, hay Afghanitan) thì chỉ là thứ yếu.
-                           Quyền lợi về kinh tế là bền vững, lâu dài; quyền lợi về chính trị hay ngoại giao chỉ là giai đoạn. Nó chỉ tồn tại vào thời gian nào đó mà thôi. Hoa kỳ can thiệp vào chiến trường Việt nam trong thời điểm lúc cường độ chiến tranh lạnh còn đang lên cao. Tới lúc bắt đầu "détente", giảm căng thẳng được với Liên Xô thì quyền lợi đó cũng bắt đầu giảm. Tới khi Tổng thống Nixon bắt tay với Mao Trạch Đông (tháng 2, 1972) thì quyền lợi đó coi như đã chấm dứt.
Người làm sử trung thực phải ghi chép, truy tìm tài liệu và phân tích rõ ràng để làm bài học cho mai sau.
II- HIỆN TẠI ĐẤT NƯỚC.
Sau 30-4-1975 cả nước do Đảng Cộng Sản lãnh đạo.
Thời bao cấp hẳn nhiên là một sự phá hoại mọi giá trị vật chất và tinh thần trong xã hội (nhất là ở miền Nam). Việt Nam xếp vào một trong 05 nước nghèo nhất thế giới.
Thành trì của cộng sản sụp đổ. Đảng cộng sản nhận ra sai lầm và hô hào sửa sai được che đậy qua từ đổi mới.
Sau 37 năm cả nước sống trong chế độ cộng sản đất nước đang có vị trí như thế nào trên thế giới?
+ Chính trị: theo xã hội chủ nghĩa nhưng tới Tổng Bí Thư cũng không biết mặt mũi nó ra làm sao nên phán rằng: dần dần sẽ rõ… theo các nhà nghiên cứu thì Việt Nam đang xây nên chủ nghĩa tư bản man rợ…qua cơ chế xin cho rồi đến xin chia.
+ Xã hội.
-                           Tư bản đỏ đang tạo ra dân oan khắp nơi trong nước. Tham nhũng có mặt khắp nơi. Người yêu nước chống Tàu Cộng xâm lăng Hoàng Sa Trường Sa bị chà đạp.
-                           Việt Nam có một rừng luật nhưng khi xài thì theo luật rừng nên bị dân chúng phản ứng do vậy mà chính quyền dùng tay côn đồ liên để khủng bố người dân.
+ Kinh tế: nói ngắn gọn là sụp đổ.
Lý do: đầu tư công quá lớn và đầu tư cho quốc doanh là chủ yếu mà cả hai đều không mang lại hiệu quả. Tại sao không hiệu quả?
Vì họ làm ăn theo nguyên tắc: lời ăn, lỗ dân chịu. Cho dù kinh tế có sụp đổ thì họ cũng chỉ biết lo cho đầy túi tham mà thôi.
+ Tài chánh: Việt Nam là quốc gia mà người kinh doanh phải vay với lãi xuất cao nhất thế giới thực tế khoản 20%/năm, trong khi Mỹ là 0,5%/năm, Nhật 1%/năm, Tàu 5,75%/năm…(xem TL 63)
+Giáo dục: lạc hậu, cứ nhìn vào các trường đại học, trung học, tiểu học, mẫu giáo thấy số lượng cũng khá nhưng chất lượng thì quá kém…
+ Y tế: Y đức không có nên thi nhau mà kinh doanh trên sức khỏe và sinh mạng người dân.
+ Giao thông: hạ tầng giao thông quá kém, thu phí là chính.
+ Về thu nhập: “Theo Báo cáo phát triển Việt Nam 2009 của Ngân hàng Thế giới, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tụt hậu tới 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so với Singapore.” Nguồn (báo người lao động).
Đại đa số công nhân, viên chức ở Việt Nam liêm chính thì làm cả đời cũng không có đủ tiền để mua một căn nhà ổ chuột…
+ Theo báo cáo mới đây của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)  dự báo tăng trưởng GDP năm 2012 của Việt Nam xuống mức 5,7%, sau các mức 6,3% của năm ngoái. Như vậy, mức dự báo này của Việt Nam thấp hơn so với các nước láng giềng như Lào, Campuchia, Indonesia, Miến Điện.
+ Thực trạng sản xuất và mua bán trong nước thế nào?
. Ngành chăn nuôi cá (da trơn và các loại cá khác) và gia súc (gà vịt, heo) đang chết dần nay bị thêm cú chất cấm trong thức ăn cả heo và cá thì chắc là còn lâu mới hồi phục.
. Nông nghiệp: lúa, củ mì (sắn), mía,  đến mùa thu hoạch nông dân bị lỗ. Chủ vườn cà phê đang bị các đại gia cà phê chiếm dụng vốn và các đại gia đang giãy chết…
. Buôn bán vãi, sắt thép, xi măng…đang ế ẩm do người dân không còn sức mua (hết tiền)…siêu thị cũng ế ẩm…Trong cùng một loại gạo người dân trong nước đang mua gạo mắc hơn giá xuất khẩu 50%.
+ Xuất khẩu thế nào?
 Xuất khẩu lao động: người lao động đang rên xiếc vì các công ty môi giới cấu kết với người trong chính quyền nên tha hồ chén ép người lao động để chia nhau. Do đó một phần công nhân bỏ trốn hay vỡ hợp động…rất thương tâm. Việt Nam đang bị cáo buột là buôn người qua hình thức xuất khẩu lao động.
+ Nhân quyền và tôn giáo.
Việt Nam là một trong nước thù nghịch với internet.
Nhân quyền và tôn giáo trong quốc doanh thì OK; ngoài quốc doanh là con số không vĩ đại.
III- HƯỚNG ĐẾN TƯƠNG LAI.
Một chế độ như vậy thì sụp đổ chỉ là thời gian.
Vấn đề ở đây là khi họ sụp đổ thì quốc dân thì nên xây dựng Việt Nam theo đường hướng nào? Quá khứ, hiện tại của đất nước Việt Nam là như thế, tương lai nào đang chờ đón Việt Nam?
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết vênh vang khoe với lãnh đạo Singgapore: …Chúng tôi tự hào là đã đánh thắng cả 02 cường quốc là Thực dân pháp và đế quốc Mỹ.
Họ mỉm cười trả lời: Chúng tôi tự hào là đã không phải đối đầu với một cường quốc nào hết
So ra xem ai khôn hơn ai??? Trong nước đóng cửa lại, bịt miệng dân thì nói sao cũng hay, ra ngoài thấy kém người ta quá xá…
Thời chưa có internet (chưa toàn cầu hóa) mà có những quốc gia đã thực hành được con đường không phải đối đầu với một cường quốc nào. Vậy thì trong thời đại toàn cầu hóa nếu Việt Nam chọn con đường không phải đối đầu với một cường quốc nào cơ hội thực hiện được là rất lớn.
Muốn vậy phải làm gì?
1- Phải xác định là Việt Nam không làm tôi mọi cho một chủ nghĩa nào hết. Bài học lịch sử từ cuộc chiến nồi da xáo thịt đã rõ ràng: Làm tôi mọi cho chủ nghĩa cộng sản hay chủ nghĩa tư bản thì cũng là tôi mọi mà thôi. Bài học khi đầy đục thì lái buôn cất bước hãy còn đó.
2- Thực thi hòa bình chung sống (không phải chung sống hòa bình).
Hòa bình là hòa hợp và bình quyền giữa cá nhân và xã ước, trong đối nội lẫn đối ngoại.
Hòa hợp là sao? Là người Việt Nam cho dù quốc gia hay cộng sản cũng nên bỏ qua quá khứ và bắt tay nhau để xây dựng lại đất nước. Dù là người trong đảng phái nào hay không đảng phái đều chịu chi phối cùng một luật pháp, cùng có trách nhiệm và quyền hạn ngang nhau. Quyền lợi của đất nước dân tộc là trên hết và quyền lợi nầy hài hòa với quyền lợi của quốc gia khác trong cộng đồng quốc tế.
Dù lương hay giáo dù theo tôn giáo một tôn giáo nào thì đều có quyền sống, quyền học hành, quyền thụ hưởng vật chất và tinh thần, quyền đóng góp cho quốc gia xã hội như nhau. Mọi thành phần trong xã hội đều có cơ hội ngang nhau.
Xã hội quí trọng con người ở đạo đức, sự trau dồi, sự rèn luyện bản thân và sự đóng công góp sức của người đó cho gia đình và xã hội. Xã hội truyền hiền chớ không truyền tử, chấm dứt nạn cô chiêu, cậu ấm hay con dòng cháu giống để triệt tiêu cảnh: Con vua thì lại làm vua, Con sãi ở chùa thì quét lá đa.
Có tinh thần hòa bình trong lòng mổi người thì khi chung sống với nhau mới êm đẹp, mới lâu dài.
Tại sao chọn hòa bình chung sống chớ không chọn chung sống hòa bình? Bởi vì: Hòa bình là yếu tố tinh thần (vô). Chung sống là yếu tố thực tại (hữu). Tinh thần và thực tại dĩ nhiên là có tác động qua lại (hữu vô tương sanh). Nhưng tinh thần phải định hướng cho thực tại thì mới ổn định bền vững (hữu sinh ư vô).
Thực tế thì nhân loại đã chung sống với nhau từ bao đời nay mà nào đã có hòa bình đâu? Khi cá nhân và xã hội để cho thực tại chỉ huy tinh thần thì loạn lạc là đương nhiên. Xã hội là một môi trường trong đó tồn tại và sản sinh ra bao nhiêu chủ thuyết để mong có hòa bình, nhưng hòa bình chỉ là giả tạo và tạm bợ trong thời gian rất ngắn cho nên rõ ràng là chung sống mà chưa hòa bình…
Tờ 01 đô la của Mỹ chẳng đã vẽ con mắt ở trên Kim Tự Tháp để biểu trưng cho tinh thần ở trên vật chất đó sao?
***: Đức Hộ Pháp triều thiên ngày mùng 10-4 Kỷ Hợi (1959) tính đến 10-4- Nhâm Thìn (2012) đã 53 năm. Cuộc chiến tranh giữa 02 miền Nam Bắc Việt Nam kết thúc ngày 30-4-1975 tính đến 30-4-2012 đã 37 năm. Năm nay ngày 10-4-Âm lịch trùng với ngày 30-4- Dương lịch kể ra cũng là ngày đặc biệt với người đạo.
BBT Thông Liên còn có một điều lý thú nữa là BNS TL đã đến số 64. Vì sao con số 64 lại lý thú? Bởi vì kinh dịch có 64 quẻ, mà quẻ 63 là ký tế (đã tới) thì quẻ 64 là vị tế (chưa xong)…vì sang chu kỳ mới…
Chu kỳ mới trong xã hội là gì? Đó là Tiên Lãng chưa nguôi Văn Giang bùng cháy. Tiên Lãng là đàn áp một gia đình (Anh Vươn) bị dư luận phản ứng nên họ đã lùi một bước và ngày 24-4-2012 họ đã tiến 03 bước nên dùng hơn 1000 công an cưỡng chế nhà cửa, đất đai, ruộng vườn của mấy trăm gia đình nông dân đang sống. Lữa đã cháy, súng đã nổ, tiếng kêu uất nghẹn của dân đen đang rên vang trong lòng dân cả nước.
Dân đen ở Văn Giang bị tống vào tù, bị bứng ra khỏi tổ ấm để cho con cái các ông lớn và bè cánh làm giàu. BBT tin rằng ông lớn nầy phải là cấp trung ương và chắc chắn trong vài ngày tới sẽ rõ?
Nay kính.
LUẬT THƯƠNG YÊU, QUYỀN CÔNG CHÁNH.
14- 7- Quí Tỵ(1953)
ĐỨC HỘ PHÁP.
BẢN BAN TỐC KÝ.
Đêm nay Bần Đạo giảng Luật Thương Yêu, Quyền Công Chánh của Đức Chí Tôn đã đến ký Hòa Ước với chúng ta, để cả chơn truyền trong tâm hồn của ta.
Bần Đạo giảng về Luật Yêu Thương và Quyền Công Chánh đối với lẽ sống hiện tại của nhơn loại. Chúng ta đã ngó thấy, cả toàn thể nhơn loại nơi mặt địa cầu nầy, các dân tộc, các quốc gia liệt cường bị đảo lộn rối loạn, nhơn loại không được hưởng thái bình của Đức Chí Tôn hứa hẹn là do nơi khuôn Luật Thương Yêu và Quyền Công Chánh không có hiện tượng tại thế nầy.
"Nhơn tâm chi linh" Tâm con người ta bao giờ cũng vọng niệm thay đổi và theo luật định thiên nhiên của họ. Họ muốn dung hòa cả tâm lý nhơn loại, nhứt là hạng thượng lưu trí thức của nhơn loại đã đặt quá nhiều luật pháp, quá nhiều quyền hành, mà hễ càng đào tạo nhiều luật pháp và nhiều quyền hành chừng nào thì nhơn loại càng ly loạn chừng nấy, ở các nước giờ phút nầy cả nền chánh trị toàn thể nhơn loại bị đảo lộn. Họ muốn tìm cái giải pháp làm cho dung hòa tâm lý đặng đem cái hòa bình thiệt hiện
Hại thay! Họ đã tìm tàng không biết bao nhiêu phương pháp, họ định không biết bao nhiêu luật lệ mà không kết liễu gì hết. Bởi cớ các luật lệ ấy tùng theo luật tương đối nó vẫn mâu thuẩn nhau mà thôi, mặt luật duy nhứt là mặt Luật Thương Yêu mà thiên hạ quên lửng, thiên hạ đã bỏ quên nó.
Hại thay! Bỏ nó thì nhơn tâm không có căn bản không có chuẩn thằng mực thước. Chúng ta thử nghĩ, trong một gia đình nếu khuôn luật thương yêu ấy không có, thì chồng không thuận vợ, vợ chẳng thuận chồng, con không thuận cha, cha chẳng thuận con, tôi không thuận chúa, chúa chẳng thuận tôi.
Hỏi ta lấy cái tối thiểu luận ra cái tối đại kia, trong gia đình ta chỉ dụng cái gia nghiêm mà thôi, gia nghiêm là khuôn luật thương yêu trong gia đình. Nếu ai đi ngoài vòng luật ấy thì không đặng, gia nghiêm buộc họ phải tùng theo khuôn luật thương yêu ấy mà thôi.
Chúng ta thử hỏi? Một bằng cớ hiển nhiên con ta không phải lớn hơn ta, mà tới chừng khuôn luật thương yêu bắt buộc ta tùng theo khuôn khổ thiên nhiên của nó.
Ngộ nghỉnh thay! Con ta đủ quyền sai khiến ta, vì tình thương yêu lợi dụng ta được mà thôi. Chúng ta thử lấy cái tối thiểu ấy so sánh với cái tối đại cả nhơn loại nếu mất luật thương yêu thì cuộc sống của nhơn loại đến nước tương tàn tương sát giết hại lẫn nhau, làm cho mặt địa cầu nầy phải chinh nghiêng, làm cho tâm lý nhơn loại đảo điên.
Chúng ta đã ngó thấy chán chường, thiên hạ đã nói tìm hòa bình, mà trong hòa bình ấy luật thương yêu không có hiện diện, không có kết liễu hình tướng được thì họ chỉ mò trăng nơi đáy biển mà thôi.
Cái khuôn luật thương yêu nó làm mực thước cho chúng ta đặng định quyền công chánh trong một gia đình, nếu vợ không công chánh với chồng, chồng không công chánh với vợ, thì gia đình không thể gì hòa đặng. Vua không công chánh với tôi, tôi không công chánh với vua, không dụng tâm não để lấy công chánh làm mực thước thì trong nước không có hòa đặng. Nhơn loại không lấy công chánh đối đãi với nhau, thì nhơn loại ly loạn mãi thôi, chẳng hề khi nào hưởng được cái hạnh phúc hòa bình.
Ấy vậy khuôn luật của Đức Chí Tôn để trong cửa Đạo, là khuôn Luật Thương Yêu và cái quyền hành Công Chánh.
Giờ phút nào nhơn loại biết lợi dụng mặt luật và quyền năng ấy mới đem cái hạnh phúc hòa bình cho nhơn loại tương lai tới đây. Bằng chẳng vậy, thì cái nạn tương tàn, tương sát vẫn tiếp tục mãi mà thôi./.
@@@

ĐẠO SỬ Q.2. 21-12-Bính Dần (1927).

Ðẩu:
Ðẩu giai phải chịu nạn binh đao,
Người dữ xem ra chẳng khác nào.
Cây cả còn chờ ngày rựa cốt,
Chẳng qua báo ứng chậm cùng mau.
Thâu hết.
Nguyên:
Nguyên nhơn mà chịu phận dường này,
Khéo lựa coi ngày đặng đến đây.
Thôi mắt chán chường về định liệu,
Mau chơn theo giỏi kịp cùng Thầy.
Thâu.
Ðiệp:
Ðiệp lạc qui căn tiếng đã rằng,
Còn ngươi ngươi có biết sao chăng?
Làm người chẳng bổn là người lạc,
Ví tựa ông Hồ ghét chú Tăng.
Thâu.