Trang

Thứ Hai, 6 tháng 7, 2020

3214. TUYỂN TẬP CHƠN PHÁP CAO ĐÀI Q.1. (tt 9)

TUYỂN TẬP 
CHƠN PHÁP CAO ĐÀI Q.1. (tt 9)


2/- Đề án phụng sự xã hội.
Đề án phụng sự xã hội có 04 chương trình:
Xây dựng hạ tầng: Vua Hạ Võ trị thủy.
Chương trình lương thực: Ông Thuấn canh điền.
Chương trình khoa học kỹ thuật & Giáo huấn.
Sách lược kinh thương: Phạm Lãi & Tây Thi.
2.1/- Xây dựng hạ tầng: Vua Hạ Võ trị thủy.





Phù điêu Hạ Võ trị thủy: Xây dựng hạ tầng.
Theo truyền thuyết thì Đế Nghiêu truyền ngôi cho Đế Thuấn. Đế Thuấn xử tử ông Cổn là cha của Hạ Võ vì thất bại trong công cuộc trị thủy sông Hoàng Hà. Ông Vũ nghiên cứu công trình của cha để lại và hiểu được nguyên nhân của sự thất bại.
Ông hiểu ra rằng cha ông (ông Cổn) thất bại vì đấp đê ngăn nước, đến khi nước mạnh lên thì đê bị vỡ và gay ra thảm cảnh lũ lụt, mùa màng bị thất bát.
Ông khắc phục bằng cách nạo vét lòng sông cho nước đổ ra biển, khơi thêm dòng chảy cho nước lưu thông dễ dàng nhờ vậy mà trị thủy thành công và được vua Thuấn nhường ngôi cho. Đến khi ông Võ qua đời thì người con của ông là Khải lên ngôi, chấm dứt chế độ truyền hiền.
2.1.1/ Vai trò của nước trong thiên nhiên.
Nước là nguồn tài nguyên quí giá của nhân loại. Nước là đầu nguồn của sự sống. Các phi thuyền lên mặt trăng hay khám phá các hành tinh khác đều chú ý xem có nước hay không.
2.1.2/- Vai trò của nước trong xã hội.
Muốn xây dựng khu dân cư cho dân chúng được an cư phải quan sát địa thế và nguồn nước sinh hoạt, nước thải ra sau khi dùng. Mở một khu dân cư mà làm cho cả thành phố bị ngập lục (vì chặn đường thoát nước) thì tốt nhất là đừng mở.
2.1.3/- Vai trò của nước trong đời sống mỗi người.
Con người tồn tại nhờ 04 yếu tố căn bản: không khí, nước, thực phẩm và ánh sáng. Theo đó nước quan trong thứ 2. Thiếu nước thì con người chết nhanh hơn thiếu thức ăn. Bình thường nước còn góp phần cho cơ thể được khỏe mạnh vì nước là môi trường để các phản ứng trong cơ thể diễn ra tự nhiên. Nước phải đúng vị trí của nó, dư nước hay thiếu nước cũng điều không tốt.
Đây là phù điêu có đông người nhất, thể hiện rằng cả xã hội phải quan tâm đến nguồn nước. Nước trong lòng đất, nước trên mặt đất, nước là căn bản của đời sống. Phù điêu thể hiện cho chương trình xây dựng hạ tầng.
2.2/ Chương trình lương thực; canh nông.
Ông Thuấn canh điền: Chương trình lương thực.
Quan sát phù điêu chúng ta ghi nhận: không có cây cày, không có vàm con voi, hai con voi đi song song không có cái ách gác ngang. Ông Thuấn không thể hiện tư thế của người đang cày, ông Thuấn chống cuốc nhìn vào hai con voi đi song song để lại những dấu chân trên mặt ruộng. Cho nên nói rằng ông Thuấn dùng voi để cày là không phù hợp với phù điêu. Vậy phải hiểu như thế nào?
Vào thời của ông Thuấn thì con người đã biết dùng trâu để cày. Liên hệ đến phù điêu thứ 2: Thanh liêm bên đường hướng rèn luyện thân tâm chúng ta biết rằng sau khi Đế Nghiêu tìm Hứa Do tỏ ý muốn nhường ngôi nhưng ông không nhận và ra suối rửa tai gặp Sào Phủ là ẩn sĩ làm nghề nông và dắt trâu ra suối cho uống nước... thì rõ.
Thiễn nghĩ là ông Thuấn muốn nghề nông phát triển mạnh hơn nên ông nghĩ đến sức mạnh của voi để dùng vào sản xuất lương thực, chẳng những một con voi mà còn phải phối hợp sức mạnh của voi. Con voi là con vật có sức kéo mạnh nhất mà con người có thể thuần hóa được để phục vụ cho đời sống. Cái vòi con voi còn có sức nâng rất mạnh mà không loại gia súc nào sánh được. Ông Thuấn đang tìm nguổn lực có sức kéo, sức nâng mạnh hơn để phục vụ cho việc sản xuất lương thực.
2.3/- Chương trình Khoa học kỹ thuật & Giáo huấn.

Phù điêu thứ 3: Khoa học Kỹ thuật và Giáo Huấn.
Lửa là một phát minh quan trọng của nhân loại. Trong dịch lý lửa tượng cho văn minh (quẻ Ly).
Câu đối:
Hỗn Độn Sơ Khai Tòng Tiên Giác.
Văn Minh Thành Lập Khải Hậu Sinh.
Tam giác: Vạn Pháp Cung, Cầu Kỹ Nghệ & Cực Lạc Thái Bình.
Vạn Pháp Cung là nơi các hiền sĩ nghiên cứu để đưa ra hàng ngàn, hàng vạn phương pháp xây dựng cá nhân, tôn giáo và xã hội. Trong truyền thuyết vua Võ trị thủy trên sông Hoàng Hà (chương trình xây dựng hạ tầng) thì có con linh qui từ dưới sông hiện lên dâng 09 chữ: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ và Xuân, Hạ, Thu, Đông (ngũ hành và 4 mùa). Ông Võ coi theo đó suy nghĩ mà định ra kế hoạch định an bá tánh. Vạn Pháp Cung được qui hoạch ở Núi Bà Đen.
Núi Bà Đen có hình dạng của con linh qui. Khi Đạo mới khai thì lòng Hồ Dầu Tiếng chưa xây dựng. Sau năm 1975 Lòng Hồ nên hình thì truyền thuyết biến thành hiện thực. Núi Bà Đen như con linh qui từ lòng Hồ Dầu Tiếng bò lên dâng sách lược cho hiền sĩ ở Vạn Pháp Cung tìm hiểu và nghiên cứu để cung ứng các bài bản cần thiết.


Trong 09 bài Kinh Cửu thì Vạn Pháp Cung thuộc về Đệ Ngũ Cửu. Số 5 là con số của Ngũ Trung Cung. Sở học của hiền sĩ Vạn Pháp cung là đã vượt qua các hình thức khác biệt để dụng tâm của chính mình (thiên địa chi tâm)  mà tìm hiểu chân lý. Nghĩa là các hiền sĩ đã đắc được cái ý nghĩa thâm sâu của văn sách để hiểu được thiên văn, địa lý và nhân tình, đã khai được Kinh Vô Tự của chính mình để nghiên cứu và cống hiến.
Đạo học của Đạo Cao Đài hư hư thật thật nên thỏa mãn cho tất cả căn cơ từ vô thượng đến thậm thâm điều có pháp (05 phương án trong Di Lạc Chơn Kinh). Đạo có xe như ý để đưa khách trần đến bến bờ mà chính họ mong muốn (tự do quyền). Hư hư vì nó phát xuất từ cõi vô hình (đâu ai kiểm chứng được phần bí ẩn siêu hình) nhưng rất thật vì nó cung ứng tài nguyên và môi trường cho những hiền sĩ nặng lòng với khổ cảnh của nhân sinh khi đến làm khách trần nơi quán tục nên muốn góp phần giải quyết (bách khoa xã hội học).
Cầu Kỹ Nghệ là nơi nhận các công thức, các phương pháp từ Vạn Pháp Cung cung cấp theo qui luật cung cầu. Trong thập niên 1940 của thế kỹ 20 (khi Đức Hộ Pháp đi đày ở Madagascar về), Ngài đã vâng lịnh của thiêng liêng để bày bố Thể Pháp cho cả vùng Châu Thành Thánh Địa. Nghĩa là đạo đã đi trước để hướng dẫn người đạo và xã hội, nhưng do vận mệnh của dân tộc (chưa trọn tin vào Đức Chí Tôn) nên ngày nay nòi giống Lạc Hồng còn chìm trong bức màn sắt của chính sách ngu dân và độc tài, chưa được hưởng phước hạnh ấy. Nhưng sử sách còn đó, dấu tích còn đó, thành quả lịch sử xây dựng Châu Thành Thánh Địa còn đó, hâu tấn tin đạo, tin Đức Chí Tôn thì tìm hiểu và trình bày ra cho phần còn lại hiểu được thể pháp định an cả thế giới của nền Quốc đạo.
Thế giới hiện nay đang chịu 02 cuộc chiến tranh cùng một nhịp: Kinh tế & Tôn giáo nên đang tìm cách để thoát ra và tìm mô hình xây dựng thế giới mới. Đức Chí Tôn đã ban cho nhân loại một kho chí bữu trong nền chánh giáo của Ngài nên môn sinh giới thiệu ra cho các hiền sĩ biết được tài nguyên và môi trường của đạo để các vị hòa nhập vào đó mà xây dựng một thế giới mới, một nền văn minh mới. Trong đó phẩm giá con người được tôn trọng, đạo đức tạo nên giá trị con người (xã hội có nhân quyền) chớ không phải tiền tài, danh vọng bất chánh. Đưa đạo vào đời là đem những sách lược của tôn giáo đào tạo nhân tố sáng suốt, ngay chính, thanh liêm và trong sạch để xây dựng xã hội hòa bình, dân chủ, tự do (là đề thi và cách giải bài thi của cá nhân & tôn giáo) ra trưng bày trước nhân thế. Hiền nhân quân tử thấy được sự chân thật, phù hợp với tánh thiện và khả thi thì hợp tác (hiền tài là cầu nối giữa Đạo & Đời, Thể Pháp tại Tịnh Tâm Điện). Đạo & Đời cùng có những giá trị chung. Đó là chính là ý nghĩa hiện thực và sâu xa của Đạo Đời hòa nhập.
Khi qui luật Cung Cầu được thực hiện để xây dựng cá nhân, tôn giáo và xã hội thì mới đem sự an lạc, thanh nhàn cả về vật chất lẫn tinh thần lâu dài cho nhân thế (Cực Lạc Thái Bình).  Cực Lạc Thái Bình trong xã hội là nơi an nghĩ của khách trần. Nhưng trong Thể pháp tôn giáo đó là một thông điệp báo cho nhân loại biết rằng Đạo Cao Đài phụng sự nhân loại xây dựng xã hội hòa bình dân chủ tự do theo qui luật Cung Cầu là điều có thật và chắc chắn phải đến. Bởi vì Đức Chí Tôn đã hứa với tổ tiên loài người và ngày nay Ngài đến để trao truyền cho môn sinh & nhân loại.  
2.4/- Chương trình kinh thương.

Phù điêu Phạm Lãi Tây Thi: Sách lược kinh thương.
Phạm Lãi và Tây Thi là hai nhân vật nổi tiếng thời Đông Châu. Câu chuyện về Tây Thi ở phân khúc cuối có nhiều phiên bản khác nhau.
Phạm Lãi sau khi diệt được nước Ngô thì treo ấn bỏ đi đổi tên, đổi họ sang nước khác sinh sống. Ông lấy tên Đào Chu Công và kinh doanh rất thành công. Ông viết sách lược kinh thương 16 điểm.
Quan sát phù điêu (khi đứng đối điện) chúng ta thấy Phạm Lãi và Tây Thi ngồi trên một con thuyền. Mỗi người một đầu, Phạm Lãi ngồi bên tay phải và Tây Thi ngồi bên tay trái.
Thể pháp thể hiện trong kinh thương phải quân bình đầu ra và đầu vào.
Tại sao tôn giáo lại cần phải có sách lược kinh thương?
Đức Chí Tôn lập Đạo Cao Đài là lập Quốc đạo. Nên đạo có tổ chức chặc chẽ như một quốc gia. Trong một quốc gia thì kinh tế là huyết mạch. Đối với đạo cơ quan Phước Thiện đóng vai trò bộ máy kinh tế để giúp cho công ăn việc làm của người đạo như mở những cơ sở lương điền, tiểu thủ công nghiệp, những quán chay... cho đến những công ty lớn, những ngân hàng để phục vụ cho việc kinh thương. Các cơ sở kinh tế của đạo có nhiệm vụ cung cấp việc làm cho người đạo và giúp cho người đạo được sống theo văn hóa Cao Đài.
Trong nền văn minh Thiên Chúa Giáo (Tứ Tượng) công nhân nghĩa vào ngày chủ Nhật. Như thế người Đạo Cao Đài đi Thánh Thất, Điện Thờ vào ngày 01 (mùng một) và 15 (mười lăm) hay các ngày lễ quan trọng của đạo sẽ bị khó khăn. Nếu có những công ty, nhà máy của đạo người có đạo vào làm sẽ thuận lợi hơn. Đức Chí Tôn dạy lập ra Phước Thiện là tạo ra điều kiện quan trọng để người đạo được sống trong nền văn minh Cao Đài (Lưỡng Nghi). (Xem phụ lục 01)
3/- Cân Công Bình.
Quan sát chúng ta thấy bàn tay phải cầm cân và ngón tay chỉ xuống.
Cân công bình được bố trí ngay cửa ra vào Đền Thánh. Dù cho đi vào Đền Thánh hay từ trong đi ra đều phải đi dưới cây Cân Công Bình.
Xưa Đức Phật chỉ trăng và dạy rằng theo tay Ngài thì thấy trăng, nhưng tay Ngài không phải là trăng. Các nhà nghiên cứu Phật học giải thích rằng trăng chính là chân lý. Phật pháp là phương tiện. Theo đó thì chân lý còn xa lắm và khó đạt được.
Đức Chí Tôn là chủ cây cân công bằng. Bàn tay cầm cân có ngón trỏ chỉ xuống. Thể hiện rằng Thượng Đế đã đem chân lý đến cho nhân loại trong nền chánh giáo của Ngài lập thành là ĐĐTKPĐ, chân lý đã đem đến tại nơi nầy. Nhân loại phải tự mình cân nhắc cho hài hòa giữa vật chất và tinh thần, cá nhân và xã ước, giữa đạo và đời.
ĐĐTKPĐ hoằng khai năm 1926 là mở cơ tận độ nhưng mãi đến 23/7 cho tới mùng 4/8 năm Ất Hợi (DL: 21 đến 31/8/1935) Chí Tôn và các Đấng mới ban Tân Kinh (Kinh Tận Độ). 
KHAI KINH KỆ.
Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp
Bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ
Ngã kim thính văn đắc thọ trì
Nguyện giải Tân kinh chơn thiệt nghĩa
THÍCH CA MÂU NI VĂN PHẬT thuyết....
DI LẶC CHƠN KINH
Theo đó bậc đại hùng, đại lực, đại từ bi đã nhập niết bàn hơn hai ngàn năm như Đức Thích Ca Mâu Ni Văn Phật cũng mới nghe và thụ đắc Tân kinh rồi tình nguyện về cơ để giải nghĩa bài Di Lặc Chơn Kinh, thiệt là quá sức hình dung của nhân thế, nhưng đó chính là sự thật (Ngã kim thính văn đắc thọ trì).
05 phương án trong Di Lặc Chơn Kinh có đủ pháp cho các hạng khách trần. Nhân loại đã biết tam giới (thượng lưu, trung lưu và hạ lưu) và lục diện (Sĩ, Nông, Công, Thương, Binh, Tăng) là hình thức phân chia trong xã hội. Tân kinh mở ra cho hạng đương sanh, hạng chưa sanh, hạng đã mang hình hài nhân loại, hạng chưa mang đủ hình hài nhân loại, người có tội, người vô tội, người có đức tin, người không có đức tin đều có pháp. Từ vô thượng cho đến thậm thâm đều có pháp. Lưu ý rằng trong Kinh Thiên Đạo & Thế Đạo đã có bài Khai Kinh sau bài Niệm Hương. Tân kinh lại có bài Kệ để Khai Kinh. Điều đó thể hiện tầm quan trọng đặc biệt của DI LẶC CHƠN KINH.
Về cách thức trao truyền bài kinh chúng ta thấy rằng Tân kinh là bài kinh khi Đức Phật đã bỏ xác phàm và dùng cơ bút để giảng dạy. Nó khác với cách thức trao truyền các bài kinh khi Ngài còn mang xác phàm dạy cho môn sinh.
  (Còn tiếp)
III/ LONG HOA THỊ CHUYỂN THẾ.