(Tiếp theo 1)
HÒA BÌNH CHUNG SỐNG BIÊN NIÊN.
30-8-2013.
Nguyễn Phúc Thành.
Bài 01.
LỜI THƯA
TRƯỚC.
Chính
sách Hòa Bình Chung Sống do Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc Giáo Chủ Đạo Cao Đài công
bố tại Kiêm Biên (Nam Vang- Campuchia) ngày 26-3-1956 là giải pháp của Đạo Cao
Đài để hóa giải mầm móng chiến tranh giữa hai khối: Tư Bản và Cộng Sản trên tổ
quốc Việt Nam và thế giới. Đó là hườn thuốc phục sinh hòa bình hầu chung tay
với nhân loại xây dựng xã hội hòa bình... trong Bác Ái Công Bằng.
Ngay
từ ngày ban hành và thực hiện chính sánh HBCS thì chính quyền Ngô Đình Diệm đã
thẳng tay đàn áp. Đã có vô số người Đạo hoạt động theo đường lối HBCS bị chính
quyền Ngô Đình Diệm bắt giam cầm, tra tấn và hy sinh trong ngục thất. Cho đến
sau ngày 30-4-1975 vẫn có người đạo Cao Đài bị chính quyền cộng sản bắt giam,
bỏ tù vì chính sách HBCS (mà cụ Phan Đức Trọng là một điển hình). Những sự hy
sinh cao cả đó do hoàn cảnh và áp lực của thời cuộc nên rất ít người biết được.
Khảo cứu vụ cũng chưa công bố công trình nghiên cứu nào về HBCS để giúp người
Đạo có cái nhìn căn cơ khi tiếp xúc với
các văn bản hay sử liệu liên quan.
Do
điều kiện khách quan như vậy nên lớp hậu tấn trong tôn giáo Cao Đài kính trọng
chính sách HBCS thì nhiều mà hiểu được căn bản của HBCS lại hiếm. Với người trong tôn giáo còn gặp khó như vậy thì
người ngoài tôn giáo Cao Đài làm sao rõ thấu.
Dưới sự lãnh đạo của Đức
Hộ Pháp, sự chỉ huy của Ngài Hồ Bảo Đạo, những người truyền bá chính
sách HBCS đã hành sự như những chiến binh xung trận đem tư tưởng hòa bình, thêm
bạn bớt thù xây dựng xã hội tự do, dân chủ, nhân quyền đến gieo vào dòng đời
sôi sục hận thù, phân chia tư tưởng và bạo lực (1956). Các vị đã chấp nhận hy
sinh trong âm thầm để viết nên một trang sử bi hùng với giống nòi và tổ quốc...
Tiếc thay diện mạo của HBCS chưa được trình bày một cách khoa học
và biện chứng để hậu thế hiểu đúng. Sự hy sinh của những chiến binh HBCS hữu
danh và vô danh chưa được phơi bày trước nòi giống và nhân loại.
Hội Thánh ĐĐTKPĐ bị chính
quyền Ngô Đình Diệm khủng bố ráo riết và còn trách nhiệm về sự an nguy của mấy
triệu tín đồ nên
cam chịu lặng im với đường lối HBCS. Thậm chí đến ngày
Đức Hộ Pháp bỏ xác phàm (1959) tại Nam Vang (Campuchia) Ngô Triều còn không cho
thiết lễ cúng tế trong Nội Ô Tòa Thánh.
Đại Hội Nhơn Sanh năm Giáp
Dần (1974) có long trọng
định quyết rằng đường lối HBCS là giải pháp cứu thế chớ không phải là giải pháp
chính trị (Vi bằng Hội Nhơn Sanh trang 237- Hội Ngánh Phái Thượng). Nhưng sau
đó đến ngày 30-4-1975 nên Khảo Cứu Vụ cũng chưa cho ra được một công trình
nghiên cứu nào về HBCS.
Chúng
tôi tìm học nhận thấy HBCS là trang sử lớn lao, kỳ vĩ và rất cảm động. Ngưỡng
mộ thì có thừa nhưng khả năng thể hiện cho đầy đủ và khoa học thì quá kém.
Chúng Tôi cảm nhận rằng muốn viết nên trang sử HBCS phải là công trình của tập
thể và có sự kiểm duyệt của Hội Thánh mới khỏi có sự sơ suất đáng tiếc.
Do
vậy chỉ dám kết tập văn bản lại theo lối biên niên để quí đạo tâm và chư vị
hiền nhân quân tử quan tâm có sẳn tư liệu mà khai thác những bài học sâu xa
trong tiến trình nâng cao dân trí, tự chủ để xây dựng xã hội dân chủ tự do: Do
Dân - Phục Vụ Dân – Lập Quyền Dân. (1)
Về
phân chia thời gian để biên niên trong ĐĐTKPĐ lẽ ra phải phân theo năm Đạo
nhưng e rằng những người ngoài tôn giáo Cao Đài không quen với cách ghi theo
năm Đạo sẽ bở ngỡ khi tiếp cận. Nên chúng tôi mạo muội phân theo năm dương lịch
cho hiền nhân quân tử ngoài tôn giáo dễ nhận ra mốc thời gian khi tiếp cận văn
bản.
Như
vậy cuốn sách HÒA BÌNH CHUNG SỐNG BIÊN NIÊN sẽ phân chia theo năm dương lịch:
1956; 1957; 1958 và 1959.
Chúng
tôi biết chắc rằng sự tìm tư liệu còn thiếu sót nên kính mong quí vị đạo tâm
hoan hỉ bổ xung để phần kết tập được đầy đủ.
Có
những văn bản chúng tôi biết chắc là không đầy đủ nhưng cũng mạnh dạn đưa vào
và ghi rõ là không đầy đủ để sau nầy có dịp cùng nhau bổ xung.
Trong
quá trình hợp tác đánh vi tính đưa lên internet chúng tôi ghi nhận được đôi
điều nên cùng nhau thảo luận và thống nhất rằng:
.
Cần nêu ra để chia xẽ là chính.
.
Quan điểm của chúng tôi trong việc nêu ghi nhận xin thưa rõ là không nhằm
thuyết phục bất cứ vị nào nghĩ khác với chúng tôi mà muốn hiệp tác với các vị
để cùng nhau đi gần sát với toàn cục và gần sự thực hơn mà thôi.
.
Chúng tôi kính trọng hết thảy những tấm lòng vì Thầy, vì Đạo của quí vị tiền
bối, của quí bạn đồng sanh cho dù cách hiểu và nhận định về HBCS chưa đồng
nhau.
&&&
Còn
tiếp.
1/-
Lời tiên tri về Ngô Đình Diệm và kiến họ Ngô.
&&&
TNHT Q2.
Gìn-giữ về sau mối đạo
mầu,
Nương theo bước trước gắng tìm châu.
Thuyền chờ bến tục buồm truơng sẵn,
Đưa đến nguồn trong rửa bợn sầu.
Nương theo bước trước gắng tìm châu.
Thuyền chờ bến tục buồm truơng sẵn,
Đưa đến nguồn trong rửa bợn sầu.