Bài từ BNS THÔNG LIÊN số 25 ra ngày 29/8/2010.
Như vậy năm 1943 Đức Ngài còn bị chính quyền Pháp đày ải tận bên Phi Châu thì chắc chắn là không có mặt ở Núi Cấm để dựng cờ và mở tiệc ăn mừng.
KÍNH GỞI
TÁC GIẢ BÙI THỤY ĐÀO NGUYÊN
“VỀ MỘT ĐOẠN VĂN TRONG TẢN MẠN VỀ THIÊN CẤM SƠN”.
Việt Nam Thư
Quán (VN THU QUAN) là một trang web có rất nhiều thể loại như: tiểu thuyết
chương hồi, tiểu thuyết kiếm hiệp, văn học lịch sữ, triết học, khoa học… để phục
vụ bạn đọc. Mỹ ý của những người tạo nên trang web là đáng trân trọng, không có
gì để bàn cải. Còn vấn đề nêu ra ở đây là nêu ra với tác phẩm (hay tác giả) mà
thôi.
Lên internet
gõ VN thu quan. Tìm tên tác giả vần B. Chọn Bùi Thụy Đào Nguyên ta thấy hiện ra
khá nhiều đầu sách. Tác giả thường viết về các vị anh hung dân tộc như: Nguyễn
Trung Trực, Thủ Khoa Huân (Nguyễn Hữu Huân), Châu Văn Tiếp, Bùi Thị Xuân… và
một số sách khác về danh lam thắng cảnh Việt Nam.
Người đọc bắt gặp ở đây một tâm hồn ưu nhân ái
quốc, yêu mến anh hùng liệt nữ, và quê hương Việt Nam thông qua tựa sách và trang
sách. Trong quyển Tản Mạn Về Thiên Cấm Sơn (Núi Cấm) phần điểm qua danh lam có
Cao Đài Tự. Tác giả viết như sau:
3. Cao Đài
Tự:
Năm
1941, Giáo chủ đạo Cao Đài là Phạm Công Tắc lên núi Cấm lập bản doanh. Tháng
4-1943, Nguyễn Ngọc Điền tự xưng là “Đại nguyên soái”. Ông ta cho người vào
rừng tìm hạ một cây gỗ lớn để làm cột cờ. Khoảng 150 người hết sức vất vả trong
nhiều ngày mới mang được cây gỗ dài gần 30 thước, đường kính gốc 8 tấc về tới
sân bản doanh.
Nhưng rồi cả “triều đình” không ai biết cách
nào để dựng cột cờ lên được. “Đại nguyên soái” phải cho người qua chùa Lá (Vạn
Linh) đón hai thầy trò Thiện Quang và Thiện Thới (tức ông Hai Sự, người rất
giỏi võ và có sức khỏe thật phi thường) sang trợ giúp.
Lúc dựng cờ xong, Giáo chủ và “Đại nguyên soái”
rất vui nên cho mở tiệc ăn mừng. Bỗng đâu mây đen ùn ùn kéo đến, rồi một cơn
cuồng phong nổi lên. Lá cờ dài hơn 3 mét, rộng 2 khổ vải, thêu 4 chữ “Hoàng đế
xuất dương” bị gió lốc cuốn phăng đi. Mãi mấy tháng sau, mới có người tìm thấy
“ông” (tức lá cờ) nằm tận bên vồ Thiên Tuế. Còn cây cờ bị mưa ập xuống quật ngã
làm hư hại nhiều “đền đài”.
Riêng “Đại nguyên soái” cùng mấy bà “phi tần”
bị giông tố hất văng xuống khe sâu. Sau khi cấp cứu sơ, ông Hai Sự đồng ý nhận
lãnh việc đưa mấy bà này xuống núi vào nằm nhà thương ở chợ Sà- tón (nay là chợ
Tri Tôn)…
Năm ngoái tôi có đến thăm và ngủ đêm tại chốn
này. Trên đỉnh đồi xưa, giờ chỉ còn một ngôi chùa nhỏ đơn sơ, quạnh quẽ; tên
Cao Đài Tự; môt dãy nhà tol lá dành cho khách thập phương tạm trú…
@@@
Tôi xin cám ơn hiền Bùi Thụy Đào Nguyên (BTĐN)
đã giới thiệu Đạo Cao Đài và Giáo Chủ Đạo Cao Đài đến với bạn đọc nhưng chỉ xin
có đôi lời thưa lại như sau:
1- Cao Đài Tự là một cơ ngơi không thuộc về
Tòa Thánh Tây Ninh nên chắc là Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc (Giáo Chủ Đạo Cao Đài
hay Phật Giáo Chấn Hưng) không có đến đó. Tôi có tìm hiểu ít nhiều về niên biểu
của Đức Ngài Tôi chưa hề thấy có việc Ngài đến Cao Đài Tự bao giờ. (Nếu như chổ
tìm hiểu của Tôi chưa tới “nghĩa là Ngài có đến Cao Đài Tự” thì chắc chắn cũng
không lập bản doanh ở đó vì lý do sau đây).
2- Ông Nguyễn Ngọc Điền vốn là người nhập môn
với ĐĐTKPĐ (Tòa Thánh Tây Ninh) sau ông tách ra lập nên Chi Phái thì chắc chắn
là Đức Hộ Pháp không thể hợp tác với ông Điền để lập bản doanh trên núi Cấm.
3- Lịch sử
Đạo Cao Đài còn ghi lại:
- Ngày 04-6-
Tân Tỵ (28-6-1941) lúc 8 giờ sáng Chủ Quận và mật thám vào Nội Ô Toà Thánh bắt
Đức Hộ Pháp.
- Ngày 04- 6 nhuận- Tân Tỵ (27-7-1941) Đức Hộ Pháp và Ngài
Khai Pháp cùng với một số Chức Sắc bị lưu đày sang đảo Madagascar ở Phi
Châu.
- Mãi đến 26-7- Bính Tuất (22-8-46) Đức Hộ Pháp mới về sài gòn và
về Toà Thánh ngày 04-8-Bính Tuất (30-8-46).
Như vậy năm 1943 Đức Ngài còn bị chính quyền Pháp đày ải tận bên
Phi Châu thì chắc chắn là không có mặt ở Núi Cấm để dựng cờ và mở tiệc ăn mừng.
4- Kính lời nhờ cậy.
Phần Tài liệu tham khảo hiền có ghi: -Nguyễn Văn Hầu, sách “Nửa tháng trong miền Thất Sơn”. -Theo Bảo Tuấn,
báo Nhân Dân… -theo web của sở du lịch An Giang.-Thanh Dũng, báo Thanh Niên ra ngày 01 tháng 01 năm 2002. -Trần Quang Mùi, báo Thất Sơn số 40, tháng 6
năm 1998. Do Tôi không rõ hiền
viết đoạn trên có liên quan chi đến các tài liệu tham khảo hay không? Nếu có
kính nhờ hiền báo đến tác giả liên quan để điều chỉnh thì Tôi hết sức cám ơn.
Tóm lại Tôi đọc sách của hiền, mạo muội cho là cảm được tấm lòng
người viết rồi muốn văn bút của hiền có đầy đủ tín lực trước công chúng nên có
đôi lời chớ chẳng hề có ý tranh luận chi chi.
Rất mong hiền thành công trên đường phụng sự xã hội qua văn bút.
Nay kính./.
Tây Ninh ngày 05-05- Canh Dần (2010).
Trần Thị Minh Thu.
*** BBT TL
được bạn đọc gởi cho lá thư trên nên đánh máy và phổ biến đến bạn đọc.