Trang

Thứ Hai, 6 tháng 7, 2020

3208. TUYỂN TẬP CHƠN PHÁP CAO ĐÀI Q.1. (tt 3)

TUYỂN TẬP 
CHƠN PHÁP CAO ĐÀI Q.1. (tt 3)


II/- Đặc điểm nền văn minh mới.
ĐĐTKPĐ là một phát minh mới để xây dựng nền văn minh mới, có thể trình ra một số đặc điểm sau.
1/ Thiên nhân hiệp nhất, Trời Người đồng trị.
Cơ bút là do Thượng Đế và các Đấng thiêng liêng (vô hình) dùng điển quang để truyền dạy qua tâm linh đồng tử (hữu hình), đồng tử viết ra bài bản cho ĐĐTKPĐ. Nó có phần của thiêng liêng và của con người nên đó là thiên nhân hiệp nhất.

ĐĐTKPĐ ra đời để làm chứng trước nhân loại rằng: Có một thế giới vô hình song song với thế giới hữu hình và con người có thể liên lạc, nối kết được với thế giới vô hình. Các Đấng cao trọng nơi thế giới vô hình sẳn lòng giúp con người xây dựng nền văn minh mới.
Ngày 15 - 8 - Quí Dậu (dl 4 - 10 - 1933) Đức Hộ Pháp dạy:
Thiên Nhãn là hình trạng của lương tâm toàn thể, làm nền móng cho Cao Đài, nghĩa là đền thờ cao trọng hay là đức tin lớn của Chí Tôn tại thế nầy, y như hai câu thi của Đức Chưởng Đạo Nguyệt Tâm (Victor Hugo) :
L’ oeil mystique seul verra la religion nouvelle,
La grande foi gite dans la conscience universelle.
(Có Thiên Nhãn mới tường chánh giáo,
Tín Cao Đài do đạo lương tâm.)
Thờ Thiên Nhãn là thờ tánh mạng mình và Chí Tôn, nghĩa là thờ lương tâm của toàn thiên hạ (Le culte de la conscience).
Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh là phần mới và đặc sắc mà Thầy ban cho để thể hiện Trời Người đồng trị.
Thiên thượng: Cơ bút quyết định nhân sự.
Thiên hạ: 03 Hội Lập Quyền Vạn Linh, Hội Nhơn Sanh, Hội Hội Thánh, Thượng Hội đến quyền Chí Tôn tại thế và sau rốt dâng lên cho cơ bút quyết định.
2/ Nguyên lý, Tôn chỉ và Mục đích.
2.1/- Nguyên lý: từ hữu hình đến vô vi.
Đức Chí Tôn dạy ngày 24/10/1926: … Thầy lập Phật giáo vừa khi khai thiên lập địa nên Phật giáo là trước, kế đến Tiên giáo rồi mới tới Nho giáo. Nay Hạ ngươn hầu mãn nên phải phục lại như buổi đầu, nên phải phản tiền vi hậu. Tỉ như lập Tam giáo qui nhứt thì Nho là trước. Lão là giữa. Thích là chót. (TNHT Q 1).
Gọi Tam Kỳ Phổ Độ có nghĩa là đã trải qua Nhứt kỳ và Nhị kỳ phổ độ. Hai thời kỳ trước có chung một nguyên lý: Nhứt bn tán vạn thù, và Đạo từ vô vi xuống lần đến hữu hình.
Nhứt bn tán vạn thù: Từ cái gốc là Đức Chí Tôn (đạo) Ngài phân cho các Đấng giáng trần lập ra tam giáo: Phật giáo, Tiên giáo và Nho giáo (Một cội sanh ba nhánh in nhau); và tự thân mỗi tôn giáo (hay lời dạy các Đấng) có nhiều chi phái.
Đạo từ vô vi xuống lần đến hữu hình: khởi thủy Thầy lập Phật giáo trước, sau đó Tiên giáo và Nho giáo là sau chót. Thời kỳ nầy thờ Đấng lớn trước, nhỏ sau. Các bậc giáo chủ giảng thuyết rồi nhiều năm sau đệ tử mới chép lại thành kinh, sách.
Đến thời Tam Kỳ Phổ Độ theo nguyên lý: Vạn thù qui nhứt bn, và Đạo đi từ hữu hình đến vô vi.
Vạn thù qui nhứt bn: Thời Tam Kỳ từ cái gốc là Đức Chí Tôn (đạo) chỉ lập một nhánh duy nhất do chính mình Thầy làm chủ.
Thầy dạy ngày 20/2/1926 TNHT Q1: …Cái nhánh các con là nhánh chính mình Thầy làm chủ,…
Đạo đi từ hữu hình đến vô vi, là buổi quay trở về nên bắt đầu từ Nho Giáo (Nho Tông chuyển thế). Cách thờ phượng thì thờ vị có cấp bậc nhỏ trước lớn sau. Lời Thầy hay các Đấng dạy được ghi chép lại liền và phổ truyền cho môn sinh hiểu biết. Lời dạy được ghi chép lại là hữu tự, môn sinh học hiểu, nhập tâm và trình bày ra là vô tự (lập ngôn).
Chơn truyền buổi Nhứt Kỳ và Nhị Kỳ đổi sang thời Tam Kỳ cho nên Kinh Đại Tường câu 3 & 4:
Tái sanh sửa đổi chơn truyền,
Khai cơ tận độ cửu tuyền diệt vong…
Sửa đổi chơn truyền nghĩa là sửa nguyên lý thời Nhứt và Nhị Kỳ Phổ Độ cho phù hợp với thời Tam Kỳ Phổ Độ. Khai cơ tận độ là từ khi Đức Thích Ca Mâu Ni Văn Phật về cơ thuyết bài DI LẶC CHƠN KINH.
Tóm lại: Có 03 thời kỳ mở đạo nhưng chỉ có 02 nguyên lý.
2.2/- Tôn chỉ.
Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ chiếu theo luật Thiên Đình hội Tam Giáo mở rộng mối đạo Trời, cốt để dìu đát nhơn sanh bước trên đường cực lạc, tránh khỏi dọa luân hồi và dụng Thánh tâm mà dìu dẫn nhơn sanh tránh khỏi đọa luân hồi, làm cho hoàn thánh trách nhiệm của đứng làm người, về bực nhơn phẩm ở cõi trần ai khốn đốn nầy (TNHT Q 2 ngày 3/1/1927). Tóm lại tôn chỉ:
- Để vớt những kẻ hữu phần vào nơi địa-vị cao thượng, tránh khỏi số mạng luân hồi.
-  Nâng những người có tánh đức, hiền lương bước vào cõi nhàn, ra khỏi cảnh hèn khó ở nơi trần thế nầy.
- Đạo dụng thánh-tâm mà dìu dẫn dân-sanh, làm cho hoàn-toàn trách nhậm nặng-nề của kiếp làm người ở cõi trần. Đạo dìu dẫn nhơn sanh trên con đường tương đối trong x thế và xuất thế.
+ X thế là giải quyết các mặt trong cuộc sống như gia cư, mưu sinh, giáo huấn, kiến thiết và tôn giáo, nâng cao dân đức, dân trí và dân sinh. Đem công lý đánh đổ cường quyền để xây dựng xã hội hòa bình, dân chủ, tự do. Thực thi chủ nghĩa cộng hòa (cộng yêu hòa ái) trong nhân loại.
+ Xuất thế là đã từng xử thế nên biết những khó khăn và thuận lợi để viết lên giáo án, s chương giúp cho công việc xthế thêm phần hiệu quả.
2.3/- Mục đích.
Thầy dụng Phật Tông, Tiên Tông và Nho Tông để lập ra nền chơn giáo (Tam Tông chơn giáo) dạy cho nhân loại biết Đạo làm người là để thực thi Ngũ chi của Đại Đạo bao gồm: Nhơn đạo, Thần đạo, Thánh đạo, Tiên đạo và Phật đạo (Văn minh Nhơn Đạo). Dùng NHƠN NGHĨA để xây dựng xã hội. (Xây cơ chuyển thế bảo tồn vạn linh, “Kinh Tắm Thánh”).
3/- Quốc Đạo và Tôn giáo pháp quyền.
3.1/- Quốc Đạo và Quốc tịch:
Một quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc hiện nay bao gồm 03 thành tố: Dân tộc, lãnh thổ và chánh quyền. Một vài trường hợp đặc biệt như Tòa Thánh Vatican (Ý)... được Liên Hiệp Quốc công nhận là thành viên.
Đức Chí Tôn lập Đạo Cao Đài là lập nên Quốc đạo. Quốc đạo là nền đạo có những thành tố tự thân như một quốc gia. Nghĩa là đạo có đủ các thành tố: dân tộc, lãnh thổ và chính quyền.
(Chú ý: quốc đạo khác với quốc giáo. Khi dân chúng trong quốc gia theo một tôn giáo với tỷ lệ qui định; thường là từ 75% trở lên thì tôn giáo đó được gọi là quốc giáo. Quốc đạo là do tự thân tổ chức tôn giáo không tùy thuộc vào tỷ lệ dân chúng, Quốc giáo tùy thuộc vào ngoại cảnh là tỷ lệ dân chúng theo trong một quốc gia)
Dân tộc: ĐĐTKPĐ có tín đồ ở nhiều quốc gia. Tín đồ là người nhập môn cầu đạo không phân biệt màu da, sắc tóc, ngôn ngữ, chính kiến, đảng phái...
Lãnh thổ: Có thủ đô tôn giáo là vùng Châu Thành Thánh Địa. Có địa phương là các cơ sở ở Trấn, Châu, Tộc và Hương tại nhiều quốc gia, là lãnh thổ của ĐĐTKPĐ.
Chánh quyền: Có bộ máy nhân sự và cách tuyển chọn rõ ràng. Có hệ thống hành chánh 05 cấp từ Trung ương, Trấn, Châu, Tộc và Hương Đạo. Bộ máy nhân sự và hành chánh theo mô hình Quân chủ dân quyền (Quân chủ lập hiến). Có tam quyền phân lập và cơ chế cho toàn đạo xây dựng quốc đạo theo chủ nghĩa cộng hòa (Cộng yêu Hòa ái).
Riêng Châu Thành Thánh Địa là thủ đô Tôn giáo nên có cách tổ chức đặc biệt để thích nghi cho việc phụng sự nhân loại.
Tài sản hữu hình: gồm bất động sản và động sản thuộc sở hữu tôn giáo đều thuộc về Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
Tài sản vô hình là danh hiệu Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ thuộc quyền Hội Thánh Cửu Trùng Đài quản lý. Kinh sách, bảng hiệu, biểu tượng chi chi muốn đề đại tự Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ phải có sự chấp thuận của Hội Thánh.
Con dấu của Chưởng Pháp và Đầu sư đã cầu chứng với Tòa đời (1927) nên không một tổ chức tôn giáo nào được mạo nhận.
Đạo có huy hiệu tượng trưng là Cổ pháp (Xuân Thu, Phất Chủ, Bát Du).
Đạo có Đạo Kỳ là Cờ Tam Thanh (màu vàng tiếp xúc với cán cờ).
Đạo có chánh tự là tiếng An Nam (chữ Quốc ngữ).
Người đạo đều thờ chung: Thiên nhãn (là con mắt bên trái).
Qua các mục liệt kê trên đây chứng tỏ rằng tự thân tôn giáo có những thành tố như một quốc gia, nên gọi là Quốc Đạo.
Công dân của một quốc gia là người có quốc tịch của quốc gia đó. Người nhập môn cầu đạo được cấp Sớ Cầu Đạo (ghi rõ Tịch Đạo), nghĩa là đã gia nhập vào Quốc Đạo nên đương nhiên có Quốc tịch Cao Đài.
Trẻ em có giấy tắm thánh (như giấy khai sanh). Chức sắc, Chức việc đều có giấy chứng nhận. Đi hành đạo ngoài nhiệm sở phải trình công văn xác định công vụ.
Một người tín đồ Cao Đài có đầy đủ quyền đến sinh hoạt tôn giáo tại Thánh Thất, Điện Thờ, Tịnh Thất hay cơ sở tôn giáo của Đạo Cao Đài (ở bất cứ quốc gia nào).
3.2/- Tôn giáo pháp quyền.
 Tôn giáo có tam quyền phân lập: Lập Pháp (Bát Quái Đài), Tư pháp (Hiệp Thiên Đài) và Hành pháp (Cửu Trùng Đài).
Nhân sự: từ bậc Giáo Tông cho đến phẩm Đạo Hữu đều chịu chung một khuôn luật. Nhân sự tôn giáo truyền hiền và có qui chế tuyển chọn công khai (Việc đạo là việc chung).
Pháp luật đạo là binh khí diệt tà quyền.
4/- Thể pháp, Bí pháp và Chơn pháp, (dung hòa Đông Tây để xây dựng xã hội mới).
Đức Chí Tôn dạy lập Thể pháp làm căn bản. Môn đệ căn cứ vào Thể pháp để tìm hiểu thông điệp, ý nghĩa ẩn tàng trong đó và thực thi (Bí pháp) để đạt được Chơn pháp (là cái Dụng của đạo). Thể pháp là cố định, khai thác Bí pháp thì tùy vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật, tùy vào tài nguyên và môi trường. Với cá nhân: Tùng theo chơn pháp độ lần chúng sanh; với xã hội: Tô điểm non sông Đạo lẫn Đời.
4.1/ Dùng cơ bút.
Cơ bút là phương tiện để tìm hiểu về thế giới vô hình mà cả phương Tây và phương Đông đều sử dụng. Cơ bút có thể viết ra bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Đức Chí Tôn dùng cơ bút để mở đạo Đạo Cao Đài thể hiện cho sự hòa nhập Đông Tây.
Chánh tự của ĐĐTKPĐ là Tiếng An Nam, mà Tiếng An Nam là sự kết tinh của hai nền văn minh Đông và Tây.
(Ảnh về cơ bút tại Cung Đạo TTTN).
4.2/- Bộ máy hành chánh tôn giáo.
Đức Khổng Tử chấn hưng Nho giáo thời Nhị Kỳ Phổ Độ. Ngài có Tam thiên Đồ Đệ và Thất thập nhị hiền.
Đức Chí Tôn lập Cửu Trùng Đài Nam phái có: phẩm Giáo Hữu ba ngàn vị (Tam thiên đồ đệ), phẩm Giáo Sư bảy mươi hai vị (Thất thập nhị Hiền), rồi bổ sung thêm phẩm Phối Sư 36 vị (Tam thập lục Thánh), Phẩm Đầu Sư 03 vị (Tam Tiên), Phẩm Giáo Tông 01 vị (Nhứt Phật), đồng thời có Cửu Trùng Đài Nữ phái để tạo thành bộ máy hành pháp. Phần của Đức Khổng Tử là nhân lực phần bổ sung của Đức Chí Tôn là Thiên ý. Đức Chí Tôn dung hòa Đông Tây, kim cổ để tạo ra bộ máy hành pháp xây dựng xã hội mới. Thầy đến lập một Tiểu Thiên Địa cho môn sinh nên có: một mặt Trời (Thượng Trung Nhựt), một mặt trăng (Ngọc Lịch Nguyệt) nhiều tinh tú (Thái Minh Tinh) sau có thêm Ngài Thái Nương Tinh; thứ nữa trên Quả Càn Khôn còn có 3072 ngôi sao và trên ngôi Bắc Đẩu có Thiên Nhãn. Phối hợp các thể Thể pháp chúng ta thấy rõ đó là một Tiểu Thiên Địa (là địa cầu 67).
Về hình thể ĐĐTKPĐ có tam quyền phân lập: Bát Quái Đài nắm quyền Lập pháp. Hiệp Thiên Đài nắm quyền Tư pháp. Cửu Trùng Đài nắm quyền Hành pháp. Tam quyền phân lập là cách tổ chức xã hội của phương Tây.
Giáo pháp từ Bát Quái Đài truyền xuống phải biên soạn thành giáo án phù hợp với 02 luồng tư tưởng Đông Phương triết học (Đông Lang) và Tây Phương khoa học (Tây Lang).
Từ có tầm nhìn, có công thức có giáo án mới thực thi theo mô hình tại Đại Đồng Xã trước Đền Thánh. Kết tinh của nền văn minh mới: Cửu Trùng Thiên mở lối qui nguyên cho hai nền văn minh phương Đông (Đông Khán Đài) và văn minh phương Tây (Tây Khán Đài); đưa nhân loại vào sống trong Tiểu Thiên Địa của Thượng Đế lập ra.
Tại cửa chánh Đền Thánh có Tịnh Tâm Điện, Hội Thánh bố trí bích họa Tam Thánh đại diện cho nhân loại ký hòa ước với Đức Chí Tôn. Cụ Trạng Trình đại diện cho Đông phương triết học, Ngài Victor Hugo đại diện cho Tây  phương khoa học và Ngài Tôn Dật Tiên sinh ở phương Đông, học sách lược của phương Tây về làm cuộc cách mạng Tam Dân ở Trung Hoa, Ngài là sự tổng hợp của Đông Phương và Tây Phương đại diện cho nền văn minh mới.
 Đó là một phần ý nghĩa trong phương thức NHO TÔNG CHUYỂN THẾ.
Bát Quái Đài, Hiệp Thiên Đài và Cửu Trùng Đài còn thể hiện cho luật Nhứt thân tam thể.
4.3/- 03 Hội Lập Quyền Vạn Linh (Cơ chế tạo Dân Mạnh).
Pháp Chánh Truyền dạy về hành chánh tôn giáo.
Sau đó Thầy dạy Thầy lập ra 03 Hội lập Quyền Vạn Linh để xây dựng Chính Trị Đạo. Chính trị đạo ví như kịch bản để hành chánh đạo theo đó trình diễn. Thí dụ như một tuồng hát phải có kịch bản, có đào kép và sân khấu để biểu diễn.
Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh thể hiện cho tự do trong đạo đức và dân chủ có nhân quyền. Tự do trong đạo đức: pháp luật tôn giáo cho phép người đạo có quyền hành đạo. Dân chủ có nhân quyền: khi người đạo có phát hiện hay phát minh gì đều có quyền đệ trình theo thủ tục và được trình bày khi hội, sau đó toàn hội biểu quyết.
 Nhân loại đang nếm trải hai cuộc chiến tranh cùng một nhịp: chiến tranh kinh tế và tôn giáo. Hai cuộc chiến tranh triền miên ấy xuất phát và tồn tại là do lòng tham bất chánh của giới có quyền lực. Đức Chí Tôn đến để chỉ ra phương án (tầm nhìn) thay đổi cục diện:
Cầu xin trăm họ bình an,
Nước giàu, dân mạnh thanh nhàn muôn năm.
(Bài Khen Ngợi Kinh Sám Hối, 02 câu chót).
Đạo không dạy dân giàu mà dạy dân mạnh. Khi dân đã mạnh thì cán cân quyền lực nghiêng về dân. Dân sẽ kiểm soát bộ máy công quyền từ nhân sự cho đến kế hoạch và thực thi lẫn kết quả. Tài nguyên của quốc gia từ chất xám cho đến vàng trắng (cao su), vàng đen (dầu hỏa)… môi trường sống không khí, nước… đều phải qua hằng hà sa số con mắt giám sát thì đương nhiên quốc gia sẽ giàu có. Quốc gia giàu có thì đương nhiên bộ máy công quyền phải thi đua nhau mà phụng sự cho dân, không thì dân xô xuống. Đạo không dạy dân làm giàu mà tự nhiên giàu có khi nước đã giàu. Đó là cách làm theo vô vi. Còn như kêu gọi dân giàu mà người dân không biêt tổ chức, và cấm người dân tự tổ chức là làm cho dân yếu ớt trước bộ máy cầm quyền thì đó là con đường đi không đến. Ngày nay nhiều dân tộc (trong đó có Việt Nam) đang mắc cái bẫy dân giàu mà không biết rằng cái gốc là dân mạnh nên đang đi mãi trên con đường không bao giờ đến.
Vậy làm sao cho dân mạnh?
Cách lập pháp của Thầy trong ĐĐTKPĐ là cho phép hạ tầng phát triển không giới hạn để hạ tầng ngày một lớn mạnh và đưa thượng tầng vào khuôn khổ cố định. Định nghĩa và nhiệm vụ Bàn Trị Sự (Hội Thánh Em) là cố định, mô hình tổ chức phải theo khuôn thước nhưng cho phép tăng lên hằng hà sa số. Thầy lại ban quyền kiểm soát, thanh tra nền chánh trị đạo cho nhơn sanh. Nhân sự thượng tầng sai với Pháp luật đạo là thất đạo và đã thất đạo thì bị chúng sanh xô xuống. Thành phần thượng tầng là chức sắc theo Pháp Chánh Truyền, Cửu Trùng Đài Nam phái giới hạn số nhân sự, phẩm cấp, quyền hạn mỗi phẩm... Pháp Chánh Truyền của Cửu Trùng Đài Nữ phái, đều không cho phép bất cứ một sự sửa đổi nào nên nó thuộc loại hiến pháp thành văn và cương tính.
Tóm lại từ cách lập pháp cho đến các thể pháp tôn giáo để xây dựng nền văn minh mới đã thể hiện cho sự hòa hợp Đông Tây và Đạo Đời hòa nhập.
Thầy dạy ngày 01/02/1927: Ấy vậy các con phải lưu tâm mà chấn hưng mối Đạo; ấy là kế bảo tồn quốc túy, lại là phương thoát tục. Cơ Trời Thầy không lẽ tỏ ra đây,...
Tổ chức xã hội công dân (xã hội dân sự) hiện nay nhấn mạnh: tổ chức, tổ chức và tổ chức.
Thể pháp tôn giáo từ lớn tới nhỏ đều có tổ chức, lớp lang rất rõ ràng để người đạo nương theo đó mà tham gia vào trường công quả. Tất cả các cơ chế trên đều nhằm mục đích: DÂN MẠNH.  Dân mạnh thì vạn sự tất.
Cho nên Đạo Cao Đài cung ứng nhu cầu xây dựng và hưởng thụ nhân quyền của nhân loại trong thời toàn cầu hóa theo qui luật cung cầu. Đạo là phòng thí nghiệm với đầy đủ tài nguyên và môi trường cho người đạo thực thi pháp quyền để xây dựng nhân quyền. Từ việc thực hành trong tôn giáo sẽ đem lại sáng kiến, kinh nghiệm áp dụng ra xã hội đời.
Các cuộc xung đột về kinh tế và tôn giáo trên thế giới chỉ có thể giải quyết tận gốc rễ khi DÂN MẠNH. Tự thân tôn giáo phải có pháp quyền, có dân chủ, có tự do, có cơ chế để người đạo tạo ra giáo án, sử chương góp phần vào tiến trình dân mạnh (Có thực mới vực được đạo). Khi lãnh đạo Tôn giáo không có bài bản làm cho dân mạnh mà cứ dạy tín đồ cầu nguyện, cầu nguyện và cầu nguyện, chỉ biết trông chờ thiêng liêng rồi giáo phó hết cho các Đấng thì tôn giáo đã tự hạ thấp giá trị tổ chức tôn giáo thành hội cầu nguyện.
III/ Kết luận.
Cứu thế quyết ngưng quyền Địa phủ,
Độ đời cố tạo phước nhơn gian
Thần thông trói chặt Ma vương quái,
Dìu bước vạn linh đến cảnh nhàn.
Tương lai nhân loại gắn liền với tôn giáo. Tôn giáo như thế nào thì xã hội như thế ấy. Tôn giáo Cao Đài công bố đề thi: xây dựng xã hội hòa bình, dân chủ, tự do cho nhân loại.
Cao Thượng Chí Tôn Đại Đạo Hòa Bình Dân Chủ Mục.
Đài Tiền Sùng Bái Tam Kỳ Cộng Hưởng Tự Do Quyền.
Đức Chí Tôn dạy ngày 15/04/1927: “… Các con vì Đạo là việc công lý mà công lý đánh đổ cường quyền thì Đạo mới phải Đạo. Các con hiểu à….”  (TNHT. Q1.T.106 Bản in 1973)
Đức Hộ Pháp dạy ngày 08-04-1958:  “Ngày nào còn tồn tại một lẽ bất công nơi mặt thế nầy thì Đạo Cao Đài chưa thành Đạo”. Đạo Cao Đài phải làm cho kỳ được bác ái, công bằng. Muốn cho Đạo Cao Đài có giá trị nơi mặt thế nầy mà đi chưa đến mục đích ấy tức công trình của ta cấy lúa trên đá. Muốn tạo hạnh phúc cho mình cố gắng tạo hạnh phúc cho người.
Ngày (29/4/1958): Tôn chỉ của Đạo Cao Đài là Từ Bi, Bác Ái. Phải cố gắng làm thế nào cho tiêu diệt cả sự bất công của xã hội, đem lại Bác Ái và Công Bình cho toàn nhơn loại. Làm Tín Đồ của Đạo Cao Đài, chúng ta phải đủ tinh thần và nghị lực đặng thiệt hiện triết lý ấy nơi mặt thế nầy.
Nếu nhân loại chưa hưởng dụng được công lý, được nhân quyền là nhiệm vụ của Đạo chưa xong. Đạo phải xông pha nơi khổ hải để cứu vớt những người bị lượng sóng cường quyền đè nén, áp bức, đạo phải đở nâng người yếu thế, binh quyền kẻ mồ côi mới đáng giá.
Thầy dụng Tam Tông lập một nền triết lý đủ sức kềm chế nhân loại trong vòng thương yêu, tạo lập nền hòa bình mà Ngài đã hứa với tổ tiên loài người. Món quà vô giá ấy Thầy giao cho Đạo Cao Đài gìn giữ, phát triển và trình chánh với nhân loại./.
(còn tiếp)