TUYỂN TẬP
CHƠN PHÁP CAO ĐÀI Q.1. (tt 5)
II/- HIỆP THIÊN ĐÀI (Khí, Chơn
thần cầm quyền Tư Pháp).
Hiệp Thiên Đài (HTĐ)
do Chí Tôn làm Chủ quản, Thầy giao cho Đức Hộ Pháp làm Chưởng Quản Hiệp Thiên
Đài (phần hữu hình).
HTĐ là trung gian liên kết
Bát Quái Đài và Cửu Trùng Đài cũng như chơn thần nối liền thể xác và chơn linh.
Hiệp Thiên Đài có ½ là hữu hình và ½ là vô vi. Nên gọi là bán hữu hình.
(HTĐ Ví như cây cầu một đầu nối với Cửu Trùng
Đài và một đầu nối với Bát Quái Đài. Thông thường cầu nối bên nầy và bên kia bờ
sông thì cây cầu phải ở giữa 02 bờ. Nhưng Thể Pháp trong tôn
giáo thì Hiệp Thiên Đài lại đứng bìa. Cho nên khi vào Đền Thánh thì bước vào
Hiệp Thiên Đài trước. Khi cúng đàn thì chức sắc Hiệp Thiên Đài đứng và ở sau;
chức sắc Cửu Trùng Đài ngồi và ở trước.)
Hiệp Nhập Cao Đài Bá Tánh Thập Phương Qui Chánh Quả
Thiên Khai Huỳnh Đạo Ngũ Chi Tam Giáo Hội Long Hoa
Xin trình bày 03
phần: nhiệm vụ, nhân sự và tương quan.
1/-
Nhiệm vụ của Hiệp Thiên Đài.
HTĐ
có 02 nhiệm vụ chính: là cơ bút và bảo thủ chơn truyền của đạo.
1.1/- Đặc nhiệm về
cơ bút.
Cơ
bút là cầu nối phần hữu hình với các đấng thiêng liêng tại Bát Quái Đài. Thầy
và các Đấng dạy dỗ môn sinh qua cơ bút.
Thầy
dạy ngày 03/02/1926: Phải có một chơn
linh tinh tấn mới mầu nhiệm, huyền diệu, phải trường trai mới đặng linh hồn
tinh tấn, phải tập tành chí Thánh, Tiên, Phật, mới phò cơ dạy đạo cả chúng
sanh. Kẻ phò cơ chấp bút cũng như tướng soái của THẦY để truyền đạo cho thiên
hạ.
Các
vị Thời Quân chính là Tướng Soái của Thầy để truyền đạo.
Bà
Thất Nương Diêu Trì Cung dạy ngày 09/04/Giáp Tuất (1934): ... Chớ chi đạo thất tại tà quyền thì có mấy em
trừ khử, nhưng tại nơi đồng tử thì mấy em không phương giải nạn cho mấy người
mê tín.
Đức Hộ Pháp dạy rằng: Cơ bút tạo đạo được thì cơ bút cũng
có thể diệt đạo. Ngài là người đặc trách về cơ bút và có dạy về 4 cửa của cơ
bút:
Cơ bút có những điều mà
Qua phải kinh sợ và đề phòng về chơn chơn, giả giả, hư hư, thiệt thiệt trong cả
đời hành Đạo của Qua. Qua bao giờ cũng đề phòng và để ý.
...
Thì té ra 4 cửa đánh mà ta chỉ trúng có
một thì biết đâu là thiệt đâu là giả. (05/02/1959)
(xem bài tại link:
1.2/- Bảo thủ chơn truyền.
-/- Pháp Chánh Truyền Hiệp Thiên Đài.
… Hiệp-Thiên-Đài là nơi Thầy ngự cầm quyền thiêng-liêng mối
Đạo. Hễ Đạo còn thì Hiệp-Thiên-Đài vẫn còn.
…. Lại nữa
Hiệp-Thiên-Đài là nơi của Giáo-Tông đến thông công cùng Tam-Thâp-Lục-Thiên,
Tam-Thiên-Thế-Giái, Lục-thập-bát Địa-cầu, Thập-điện-diêm-cung mà cầu siêu cho
cả nhơn-loại. Thầy đã nói sở-dụng thiêng-liêng; Thầy cũng nên nói sở-dụng phàm
trần cuả nó nữa.
Hiệp-Thiên-Đài dưới
quyền Hộ-Pháp Chưởng-quản, tả có Thượng-Sanh, hữu có Thượng-Phẩm…. (hết
trích)
Căn
cứ vào văn tự mà hiểu thì Thầy giao cho Hộ Pháp phần sở dụng phàm trần. (Hộ Pháp
được Chí Tôn giao cho nắm phần hữu hình của Hiệp Thiên Đài).
-/- Thánh Ngôn Hiệp Tuyển
Q2 T56 bản in 1963:
…ngày
4-6- Mậu Thìn (1928): Hiệp Thiên Đài có
Đức Chí Tôn là chủ quản. Quyền thưởng phạt nơi Ngài mà thôi. Tân Luật lập còn
thiếu nhiều, bởi chức sắc Hiệp Thiên Đài chẳng để mắt đến, quyền hành thưởng
phạt lộn xộn nên phải chịu dưới quyền Toà Tam Giáo Cửu Trùng Đài. Sau sẽ có
Thánh Lịnh dạy lại. Còn chưa phân minh nhiều chỗ…
(hết trích)
Theo đó thì Chí Tôn chủ quản (cầm cả 02 quyền: Sở dụng thiêng
liêng và sở dụng phàm trần và CHỈ giao cho Hộ Pháp phần sở dụng phàm trần nên
Hộ Pháp là chưởng quản…
-/- Đức Hộ Pháp: Ngày 14-02- Mậu Thìn “05-3-1928”.
Hiệp Thiên Đài là nơi chuyên về Đạo Pháp bảo hộ luật Đời và Luật Đạo như Ngọc Hư Cung nắm Thiên Điều tức là Ngọc Hư Cung tại thế mà Hộ Pháp là Chưởng Quản…. Hiệp Thiên Đài là cửa Trời đó vậy…. Hiệp Thiên Đài là hình trạng của Ngọc Hư Cung tại thế.
Hiệp Thiên Đài là nơi chuyên về Đạo Pháp bảo hộ luật Đời và Luật Đạo như Ngọc Hư Cung nắm Thiên Điều tức là Ngọc Hư Cung tại thế mà Hộ Pháp là Chưởng Quản…. Hiệp Thiên Đài là cửa Trời đó vậy…. Hiệp Thiên Đài là hình trạng của Ngọc Hư Cung tại thế.
-/-
Quyền Tư Pháp và Nội Trị Đạo, năm Mậu Thân (1968):
Trang
3: Quyền hành về Tư Pháp của Đạo thuộc
Hiệp Thiên Đài nắm giử để bảo vệ chơn truyền chánh giáo.
2/- Nhân sự Hiệp Thiên Đài.
Khi
nói đến nhân sự là chỉ giới hạn ở phần hữu hình. Bộ máy hành chánh tôn
giáo cũng từ phần hữu hình nầy trở xuống mà thôi…
Chức sắc Hiệp Thiên Đài không phân chia ra Nam Phái với ba phái
Thái, Thượng, Ngọc và phái Nữ như chức sắc Cửu
Trùng Đài. Chức sắc Hiệp Thiên Đài cả Nam và Nữ chia ra làm 03 chi. Thể xác (CTĐ) phân chia Nam, Nữ nhưng chơn thần (HTĐ) thì chia theo nhiệm
vụ.
-
Chi Pháp: dưới quyền Hộ Pháp có 04 vị Thời Quân: Tiếp Pháp, Khai Pháp, Hiến
Pháp, Bảo Pháp.
-
Chi Đạo: Thượng Phẩm quyền về phần đạo dưói có 04 vị Thời Quân: Tiếp Đạo, Khai
Đạo, Hiến Đạo, Bảo Đạo.
-
Chi Thế: Thượng Sanh lo về phần Đời. Dưới quyền có 04 vị Thời Quân: Tiếp Thế,
Khai Thế, Hiến Thế, Bảo Thế.
Pháp Chánh Truyền chú giải có đề cập đến Bảo Quân, nhưng
không phân theo chi và đạo phục không có dây sắc lịnh.
Theo bút phê của Đức Hộ Pháp thì các vị Bảo Quân mỗi vị
có một sở thức riêng để lập thành Hàn Lâm Viện của đạo và thuộc quyền riêng của
Giáo Tông và Hộ Pháp.
2.1/ Theo PCT chú giải có 15 phẩm được Chí
Tôn ban dây sắc lịnh.
Dây sắc lịnh của Chức sắc Hiệp Thiên Đài ví như Thượng
Phương bảo kiếm thời quân chủ. Bởi quyền năng dây sắc lịnh rất lớn nên đôi khi
bị lợi dụng dẫn đến mê tín. Trường hợp chi phái 1997 cho ông Cải Trạng Lê Minh
Khuyên đeo dây sắc lịnh giả để tạo sự mê tín cho người thiếu hiểu là điều rất
đau lòng. Do vậy chúng tôi xin viết chi tiết phần nầy. Để phân biệt xin lưu ý
diện được ban theo Pháp Chánh Truyền chú giải và diện được ban theo Thánh Lịnh.
Một
điều cần lưu ý là PCT chú giải Hiệp Thiên Đài về nhân
sự chỉ nói đến 03 phẩm Hộ Pháp, Thượng Phẩm, Thượng Sanh và 12 phẩm Thời Quân
là có phân ra làm 03 chi.
Theo phần đạo phục thì chỉ có 15 phẩm: Hộ Pháp, Thượng
Phẩm, Thượng Sanh và 12 vị Thời Quân là có dây sắc lịnh. Phạm
vi dùng: Trong hành chánh tôn giáo và đảnh lễ Đức Chí Tôn. (Dây sắc lịnh không
dùng trong 03 Hội Lập Quyền Vạn Linh vì thuộc về Chánh Trị Đạo). Thời gian:
không giới hạn. Tóm lại: theo PCT chú giải chỉ có 15 phẩm được ban dây sắc
lịnh.
2.2/ Thánh lịnh ban dây sắc lịnh (là các
Chức sắc có dây sắc lịnh ban cho chức sắc cấp dưới).
Trong quá trình phát triển của tôn giáo
đến 1935 mới có những chức sắc cấp dưới từ: Tiếp Dẫn Đạo Nhơn đến Luật Sự. Các phẩm nầy không chia chi. Khi thừa hành nhiệm vụ đặc
biệt có
thể được một trong 15 phẩm trên ban cho dây sắc lịnh để thừa
hành một
công việc cụ thể với thời gian cụ thể.
Hiến pháp HTĐ phần từ Tiếp Dẫn Đạo Nhơn đến phẩm Luật sự có qui định về việc thọ nhận dây sắc lịnh.
Điều Thứ
Sáu: Khi thọ mạng lịnh của Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài hay của
Thập Nhị Thời Quân, từ phẩm Sĩ Tải đến phẩm Tiếp Dẫn Đạo Nhơn được buộc dây Sắc
Lịnh nơi mình trong lúc hành sự, nhưng phải theo Chi của vị Chưởng Quản Hiệp
Thiên Đài hay của vị Thời Quân ra lịnh mà thả mối. Trường hợp mang dây Sắc Lịnh
phải được ghi rõ trong Thánh Lịnh giao phó nhiệm vụ cho đương sự (hết trích).
Theo đây thì: Phẩm ban
dây sắc lịnh: Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài hay Thập Nhị Thời Quân,
Phẩm được ban: từ phẩm
Sĩ Tải đến phẩm Tiếp Dẫn Đạo Nhơn
Cách thả mối dây sắc
lịnh: theo Chi của vị Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài hay của vị Thời Quân ra lịnh
mà thả mối. Nghĩa là chi Đạo thả mối bên phải. Chi Pháp ở giữa. Chi Thế bên
trái (theo vị trí tượng Hộ Pháp, Thượng Phẩm, Thượng Sanh trong Đền Thánh).
Thời gian và phạm vi
dùng dây sắc lịnh: Trường hợp mang dây Sắc Lịnh phải được ghi rõ trong Thánh
Lịnh giao phó nhiệm vụ cho đương sự
2.3/ Đầu Sư xin dây sắc lịnh.
Vi
bằng Đại Hội Nhơn Sanh năm 1974 (trang 247, 248) ghi rõ các vị Đầu Sư xin ban
dây sắc lịnh bị Hội Nhơn Sanh bác bỏ.
2.4/ Trường hợp lý luận sai.
Dây
sắc lịnh của ông Lê Minh Khuyên là hàng giả. Ông Khuyên đã đeo dây sắc lịnh để
phong phẩm tước cho chức sắc chi phái 1997 và người tin theo đó là mê tín.
Khi
Hội Thánh còn cầm quyền hành chánh tôn giáo không có một vị nào được quyền đeo
dây sắc lịnh đảnh lễ Đức Chí Tôn.
Căn
cứ vào điều thứ sáu trên đây thì lý luận rằng không có Thánh Lịnh thu hồi nên
có quyền xài hoài như ông Lê Minh Khuyên là sai.
3- Những cơ quan của HTĐ.
Bộ
Pháp Chánh (1947). Theo Đạo Luật Mậu Dần (1938) phát triển lên. Thuộc Chi Pháp.
Phước
Thiện. Thuộc về Chi Đạo.
Chi
Thế có Ban Thế Đạo và Đại Đạo Thanh Niên Hội.
4/- Tương quan với Cửu Trùng Đài.
Phần
hữu hình của HTĐ & CTĐ tương quan nhau mật thiết trong hành chánh tôn giáo.
4.1/- Theo PCT chú giải:
HTĐ
là đạo, CTĐ là đời.
Đạo không đời không sức.
Đời không đạo không quyền.
4.2/ Hiến Pháp Hiệp Thiên Đài và Nội Luật năm Nhâm
Thân (1932):
Điều thứ 10: Không một chức sắc ở Hiệp Thiên Đài đặng phép đứng tên vào những châu
tri cho chư vị Thiên Phong, Chức Việc, Đầu Họ Đạo, Chủ Thánh Thất và Chư Đạo
Hữu Nam Nữ vì Hiệp Thiên Đài chỉ có quyền Lập Pháp (Pouvoir legíslatif) chớ
không có quyền hành pháp (Pouvoir exécutif).
4.3/- Quyền Tư Pháp và Nội Trị Đạo,
năm Mậu Thân (1968):
Trang 3: Quyền hành về Tư Pháp của Đạo thuộc Hiệp Thiên Đài nắm giử để bảo vệ
chơn truyền chánh giáo. Qua 02 văn kiện trên thì rõ ràng là Hiệp Thiên Đài
có cả 02 quyền: Lập Pháp (qua các đàn cơ từ Bát
Quái Đài) và
Tư Pháp.
4.4/ Thực tế từ đạo sử.
Khi
cần thì HTĐ có thể đưa người qua giúp Cửu Trùng Đài. Thuận với đạo pháp là chơn
thần ở ngoài thể xác để giúp cho thể xác. Các vị Thời Quân qua cầm quyền Chánh
Phối Sư khi Cửu Trùng Đài thiếu nhân sự. Nhưng người của Cửu Trùng Đài (thể
xác) không thể quản nhiệm HTĐ vì nó trái đạo pháp, mà chi phái 1997 là một điển
hình.
4.5/- Thực tế của chi phái 1997.
Theo
Đạo Nghị Định thứ 8 thì tổ chức tôn giáo lập ngày 9/5/1997 là Bàng môn tả đạo.
Đề cập đến chi phái 1997 bởi vì chi phái nầy đã chiếm Tòa Thánh Tây Ninh và ăn
cắp căn cước ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ.
Sau
đó chi phái 1997 còn đi cầu chứng độc quyền danh hiệu đạo. Đó là một sự điên
loạn do tham vọng của thể xác. Thể xác chỉ huy chơn thần thì đi đến điên loạn.
Chi phái 1997 là một điển hình. Đầu Sư Thượng Tám Thanh (thế danh Nguyễn Thành
Tám) là người của Cửu Trùng Đài lại chưởng quản luôn cả Chức sắc Hiệp Thiên Đài
của chi phái 1997 nên đã lộ ra những tham vọng điên cuồng trước xã hội. Tham
vọng điên cuồng nhất là cho người đăng ký độc quyền danh hiệu Đại Đạo Tam Kỳ
Phổ Độ Tòa Thánh Tây Ninh với Bộ Thương Mại Hoa Kỳ như một thương hiệu nên bị
phá sản.
(Còn tiếp)
III/- CỬU TRÙNG ĐÀI (Tinh, Thể
xác cầm quyền Hành pháp).