(Tiếp theo 12).
HỘ PHÁP ĐƯỜNG.
VĂN PHÒNG.
SỐ: /HP.HN
|
ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ
ĐỘ.
(Tam Thập Nhứt Niên).
Tòa Thánh Tây Ninh.
|
BẢN TUYÊN NGÔN
Gởi cho:
.
Toàn thể Chức Sắc Thiên Phong.
.
Hội Thánh Nam Nữ Hiệp Thiên, Cửu Trùng Phước Thiện và Phạm Môn,
. Cùng cả con cái Đức CHÍ TÔN Nam Nữ Lưỡng
phái.
Trong
lúc lưu vong nương náu nơi nước người đặng thi hành mục đích thiêng liêng cứu
dân cứu nước, Bần Đạo rất ân hận buộc mình phải phế vong phận sự đối với Đại
Gia Đình Thiêng Liêng của Đại Từ Phụ đã giao phó. Bần Đạo chỉ cầu nguyện Ơn
Trên ban bố hồng ân cho cả con cái của Đạo biết trọng danh Đạo của mình trong
khuôn luật của ĐỨC CHÍ TÔN đã lập giáo là “Bác Ái và Công Bình”.
Nền
giáo lý cao siêu của ĐỨC CHÍ TÔN chính tay đã lập là ngọn cờ cứu khổ của Đời
thì những hành vi nào phi ân bội nghĩa lẽ dĩ nhiên nghịch hẳn với Thánh Ý của
Người, các phần tử của đại gia đình thiêng liêng ấy, dầu đôi ba triệu người,
phải làm thế nào như một mới đảm nhiệm được phận sự tối yếu, tối trọng của
Người đã giao phó là cứu thế độ đời.
Ta
thử nghĩ, nếu trên không thuận dưới, dưới chẳng hòa trên thì số mạng của nền
chơn giáo của Người mới ra sao dưới mắt thế gian dòm ngó.
Cái
hại thường tình của một gia đình thì táng gia, của một nước thì táng quốc, của
nền Đạo thì suy vi, do bởi phân tâm nghịch ý. Nạn bội phản của Đạo đã lắm phen
làm cho chinh nghiêng pháp chánh; ô uế chơn truyền mà ta xem kỷ lại coi đã có
phen nào làm cho mất uy danh của Đạo chăng? Bất quá là một luồng gió thoảng qua
giữa càn khôn vũ trụ vậy thôi.
Bần
Đạo đã để trọn tín nhiệm nơi toàn con cái của Đạo đủ khôn ngoan, sáng suốt,
nhận định thời thế, thế nào để liệu phương xoay trở vậy thôi.
Bần
Đạo lấy làm đau đớn để lời thống thiết yêu cầu toàn con cái của Đạo nếu biết
trọng danh giá của mình, phải biết trọng tinh thần danh giá của Đạo.
Chủ quyền của Đạo còn thì Đạo mới còn, chủ quyền của Đạo mất
thì Đạo phải mất. Đức CHÍ TÔN đến để lập Thánh Thể của Ngài tức là Hội Thánh,
cốt để thay hồn thay xác của Ngài đặng làm Anh, làm Cha, làm Thầy của toàn con
cái yêu dấu của Ngài, thì quyền hành ấy phải đặng tôn kính mới bảo thủ sanh tồn
nơi cửa Đạo; ngược lại là ta vô tâm đeo đuổi uy quyền tìm phương diệt Đạo.
Nếu
cả mấy bạn, mấy em, mấy con từ trên xuống dưới, biết thương Bần Đạo là một kẻ
tượng trưng cái khối ưu ái vô biên của Đại Từ Phụ và Đại Từ Mẫu thì Bần Đạo gởi
cả sự ưu ái ấy nơi lòng của mỗi người hầu hòa thuận cùng nhau đặng đủ phương
bảo tồn luật Đạo.
Trong
khi vắng mặt, Bần Đạo đã phú thác toàn quyền cho Hội Thánh thì ai phạm tới
quyền ấy, tức nhiên một cách gián tiếp phạm đến quyền của Bần Đạo, mà quyền ấy
chỉ là quyền hành ưu ái vô biên của Bần Đạo đó mà thôi.
Thiếu
Tướng Văn Thành Cao phải tiếp tục thi hành phận sự mà Bần Đạo đã giao phó.
Toàn
bộ Hội Thánh Nam Nữ Lưỡng phái phải triệt để thi hành phận sự của Bần Đạo đã
giao cho đến ngày Bần Đạo trở về cố quốc.
Cả
Tín đồ Nam Nữ Lưỡng phái phải nhứt tâm nhứt đức tôn trọng chủ quyền của Đạo mới
có thể giúp sức Bần Đạo trong phận sự cứu vãn tình thế nước nhà.
Sự
trở về ấy mau hay chậm là do Đại Gia Đình Thiêng Liêng của Bần Đạo quyết định.
Kiêm Biên, Ngày 12- 2 Bính Thân
(23/ 3/ 1956).
HỘ PHÁP
PHẠM CÔNG TẮC
(Ấn
Ký).
TB: Hội Thánh phải ấn hành gởi Toàn Đạo.