Trang

Thứ Tư, 8 tháng 7, 2020

3241, HÒA BÌNH CHUNG SỐNG BIÊN NIÊN (tt 24)

(Tiếp theo 24)

Ngày 02/09/Ất Mùi (14/10/2015), một số chức sắc Hiệp Thiên Đài tu tại gia (theo Đạo Lịnh 01/1979) đã họp nhau tại Văn phòng Hiệp Thiên Đài (Nội ô Tòa Thánh Tây Ninh) để quyết định tái thủ trách nhiệm chức sắc HTĐ theo Pháp chánh truyền BBT  
HỘ PHÁP ĐƯỜNG.
VĂN PHÒNG.
SỒ:54/HP.HN
ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ.
      (Tam Thập Nhứt Niên).
       Tòa Thánh Tây Ninh.
HỘ PHÁP
CHƯỞNG QUẢN NHỊ HỮU HÌNH ĐÀI
HIỆP THIÊN VÀ CỬU TRÙNG.
- Chiếu y Tân Luật và Pháp Chánh Truyền.
- Nghĩ vì theo chơn pháp, dùng cho danh từ Hội Thánh Hiệp Thiên Đài là khi có đủ mặt Hộ Pháp, Thượng Phẩm, Thượng Sanh, Thập Nhị Thời Quân và cả Chức Việc từ Luật Sự đến Tiếp Dẫn Đạo Nhơn hiệp đồng hội nghị mới gọi là Hội Thánh.


- Nghĩ vì Chức sắc đã hy sinh phế đời hành đạo từ thử đến giờ, chỉ trong địa vị phân quyền của Pháp Chánh và Hiến Pháp, thi hành phận sự với phẩm vị và chức vụ của mình mà thôi.
Trong cả Chức sắc Đại Thiên Phong ấy từ trước chỉ có: Hộ Pháp, Thượng Phẩm, Tiếp Đạo, Bảo Đạo, Tiếp Pháp, Bảo Thế và Hiến Pháp sau nầy đã phế đời hành đạo, còn bao nhiêu chưa hề đảm đương quyền hành phận sự. Còn Khai Đạo đã nghỉ phép hơn sáu tháng nay mà chưa phúc sự cho Bần Đạo hay biết tái lãnh phận sự hay chăng?
- Nghĩ vì trong Hội Thánh Hiệp Thiên Đài chỉ còn có Hiến Pháp, Tiếp Pháp và Tiếp Đạo ở tại Tòa Thánh mà thôi.
Nên:
THÁNH LỊNH.
- Điều thứ nhất: Không còn quyền Hội Thánh Hiệp Thiên Đài tại Tòa Thánh Tây Ninh nữa, chỉ còn Chức Sắc Thiên Phong tùy phẩm vị quyền hành mình hành đạo mà thôi.
- Điều thứ nhì: Thoảng có điều chi khẩn cấp buộc phải dùng quyền hành Hội Thánh Hiệp Thiên Đài thì cầu lịnh Hộ Pháp triệu tập đủ mặt Chức Sắc Thiên Phong từ trước, phải có mặt hội nghị thì quyền Hội Thánh Hiệp Thiên Đài mới có giá trị. Trái ngược lại, không còn một ai lợi dụng danh từ Hội Thánh Hiệp Thiên Đài nữa.
- Điều thứ ba: Hiến Pháp Hiệp Thiên Đài, Hội Thánh Cửu Trùng Đài, Hội Thánh Phước Thiện và các Tịnh Thất, Phạm Môn triệt để thi hành Thánh Lịnh nầy.
Sau khi ban hành xong, các cơ quan phải phúc trình cho Bần Đạo rõ chi tiết thực hành.
Ngày 14 tháng 4 năm Bính Thân.
(DL 20/05/1956).
HỘ PHÁP
PHẠM CÔNG TẮC.
(Ấn Ký)


Xem thêm: