LỜI TỰA
HÒA BÌNH CHUNG SỐNG
BIÊN NIÊN.
Năm
1925 Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế (Trời) dùng huyền diệu cơ bút thâu nhận môn đệ
chuẩn bị khai sinh ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ. Sau một thời gian dạy đạo Ngài dạy
môn sinh:
.
Làm TỜ KHAI TỊCH ĐẠO gởi đến chánh phủ Pháp ngày 23-8-Bính Dần (29-9-1926).
. Làm TỜ KHAI ĐẠO gởi đến chánh phủ Pháp ngày
01-9-Bính Dần (07-10-1926).
.
Tổ chức LỄ KHAI ĐẠO tại Chùa Gò Kén, Làng Long Thành, Tỉnh Tây Ninh. Nam Phần
Việt Nam ngày 15-10-Bính Dần (19-11-1926).
Trời
là Đấng tự hữu và hằng hữu đến Nam Phương giáo đạo với danh hiệu CAO ĐÀI. Ngài
xưng mình là Thầy, là Chí Tôn, là Đại Từ Phụ để dạy dỗ môn sinh gầy nên mối Đạo
cho toàn nhân loại.
Từ
khi nhân loại hiện sinh nơi địa cầu Đức Chí Tôn vẫn tùy theo phong hóa mà gầy
chánh giáo. Nhân loại đi từ ăn lông ở lổ, rồi tiến đến săn bắt hái lượm, tiến
đến văn minh nông nghiệp, văn minh công nghiệp, văn minh điện và điện tử...
những khoản cách về văn hóa, địa lý tự nhiên và không gian bị thu hẹp dần
dần... nên Đức Chí Tôn lại đến để giúp nhân loại tạo lập nền văn minh mới phù
hợp với đà tấn hóa là nền Văn Minh Tâm Linh hay Văn Minh Cao Đài Giáo.
Xưa
nhân loại chỉ biết nơi tư phương của mình sống. Nay nhân loại tấn hóa nên biết
vùng lãnh thổ, biết quốc gia, biết đến châu lục rồi cả địa cầu. Khoản không
gian bao quanh địa cầu cũng không còn bí hiểm nên có sự giao lưu của những nền
phong hóa khác nhau.
Một
cộng đồng nhân loại dù lớn hay nhỏ mà có nhiều nền phong hóa khác nhau nên xung
đột nhau là lẽ đương nhiên. Do vậy mà xãy ra những cuộc chiến tranh triền miên,
cường độ mổi ngày một tăng và phạm vi mổi ngày một lớn... Đệ nhứt thế chiến
(1914-1918) là một thảm họa toàn cầu điển hình.
Nhân
loại tiến đến buổi năm châu chung chợ, bốn biển chung nhà nên muốn tồn tại và
phát triễn phải dụng hòa bình thay cho chiến tranh về mọi phương diện (quân sự,
chính trị, văn hóa, kinh tế và tôn giáo).
Do
vậy mà Đức Chí Tôn đến dạy cho nhân loại chữ HÒA để tồn tại và phát triễn.
Chẳng quản đồng tông
mới một nhà
Cùng nhau một Đạo tức
cùng Cha,
Nghĩa nhân đành gởi
thân trăm tuổi
Dạy lẫn cho nhau đặng
CHỮ HÒA.
Ngay
sau Lễ Khai Đạo ngày 15-10-Bính Dần (11-09-1926) tại chùa Gò Kén Đức Chí Tôn
ban cho Pháp Chánh Truyền. Pháp Chánh Truyền là hiến pháp là hòn đá tảng bất di
bất dịch của đạo.
Ngày
02-4-1931 Pháp Chánh Truyền chú giải được ban hành. Diễn văn trong Pháp Chánh
Truyền chú giải thuyết rõ CHỮ HÒA.
...Máy tạo bởi chữ hòa mà có, thì thế giái càn khôn cũng
phải hòa mới vĩnh cửu. Địa cầu nầy cũng phải hòa mới toàn hảo, nhơn loại cũng
phải hòa mới trường tồn, chẳng khác nào xác thịt phải hòa thuận cùng linh hồn
mới mong đạt Đạo.
Lấy lớn mà định nhỏ, xem nhỏ mà tìm lớn, thi hài nầy nhờ
hòa khí mà thành hình, thì linh hồn cũng phải tùng theo phép âm dương hòa hiệp
mới qui hồi cựu bổn; linh hồn bởi chữ hòa khí mới có đến thì tức nhiên phải
nương theo hòa khí mới có về.
Tuy pháp bửu của các Tôn Giáo đã đoạt đặng vẫn nhiều, chớ
cơ mầu nhiệm chỉ có chữ hòa là đủ.
Thân thể cho mạnh mẽ tinh vi, đừng để sa đà vào lục dục thì
là thuận cùng trí lự khôn ngoan.
Khí lực cho cường thạnh thanh bai đừng để đến đổi mê muội
bởi thất tình, thì trí lự khôn ngoan thuận theo linh tâm mà nẩy nở.
Linh tâm phải định tĩnh từ hòa, đừng để đến đổi mờ ám bởi
tội tình, thì thuận với lòng Trời, hiễn linh tại thế đặng đoạt phép huyền vi.
Thân là tinh, lực là khí, trí là thần.
Nói rõ ra thì tinh là thân thể; khí là điển lực nghĩa là
trí lự; thần là linh hồn. Ba cái báu của mình ngày nào tương đắc, nghĩa là hòa
hiệp cùng nhau, thì người mới mong đắc Đạo.
Cơ Đạo của Chí Tôn đến lập buổi Hạ ngươn Tam Kỳ Phổ Độ nầy
duy lấy một chữ hòa làm tôn chỉ.
Có hòa mới có hiệp, có hiệp mới có thương, mà sự thuơng yêu
là chìa khóa mở cửa Tam Thập Lục Thiên, Cực Lạc Thế Giới và Bạch Ngọc Kinh y
như lời Chí Tôn đã dạy, chỉ nghĩa là phải Từ Bi Bác Ái mới đắc đạo vô vi, phải
hòa hiệp mới có qui nhứt.
Chí Tôn đã định khai đạo đặng thị chứng cho các Tôn Giáo
biết nhìn nhau trong đường hành thiện, trừ tuyệt hại tranh đấu thù hiềm, làm
cho Thế Giới đặng hòa bình, thoát cơ tận diệt.
Thể Đạo của Chí Tôn cũng phải nương theo chữ hòa mới toan
thành lập....
@@@
Chúng
ta suy nghĩ thì ắt hiểu được rằng cho dù một cá thể cũng cần chữ hòa (mới mạnh
khỏe, thông minh). Cộng đồng lớn nhỏ rồi quốc gia xã hội cùng toàn thế giới
cũng cần CHỮ HÒA mới khỏi tiêu diệt, mới tồn tại và phát triễn.
@@@
Đại Đạo hoằng khai thế
cuộc tuyên...
13 năm sau (1939) chiến tranh thế giới lần thứ hai nổ ra. Đệ nhị thế chiến là
cuộc tàn sát kinh hoàng trong lịch sử. Kinh hoàng nhất là 02 quả bom nguyên tử
của chánh phủ Mỹ ném xuống Nhật Bản để kết thúc cuộc chiến (1945).
Thống kê năm 1965 của Liên Hợp Quốc cho biết chỉ riêng số
người thiệt mạng do chiến tranh ở Châu Âu đã lên đến 49.257.000 người. Phần còn
lại của các nước khác trên thế giới hẳn nhiên phải trên con số 50.000.000 người
rất xa. Hơn 100 triệu (một trăm triệu) người chết tính được, còn bao nhiêu
triệu người chết không tính được? Chết bằng súng đạn chỉ là một phần. Phần còn
lại bị tàn sát bằng cách nào?
Những thường dân vô tội đã bị tàn sát bằng các lò hơi ngạt
của Đức Quốc Xã, bị đưa đi lao động khổ sai ở các công trường, các vùng băng
giá (Liên Xô), bị bắt đi làm lao công chiến trường, nhiều triệu người khác bị
chết vì đói khát, bệnh tật... khắp thế giới. Nhân loại ngày nay đã xác định
rằng tham gia vào thảm trạng giết người kinh hoàng đó còn có sự đóng góp của
một vài tôn giáo...Thịt
da, xương máu, sinh mạng của những chiến sĩ, của dân lành vô tội được dùng để
phục vụ cho bạo cường, cho tham vọng bạo tàn của một thiểu số cầm quyền cả đời
lẫn đạo.
Nhất tướng danh thành
vạn cốt khô
là một nhận xét rất thực tế và đau khổ lẫn tuyệt vọng của nhân loại từ thời văn
minh nông nghiệp. Những tướng tá của khối tư bản và cộng sản ngày nay không thể
kể hết được thì đủ biết những núi xương sông máu, những đống xương vô định
nhiều đến nhường nào. Những nắm mồ có tên và không tên mọc lên khắp nơi, những
máu xương đồng loại rơi vãi trên khắp địa cầu để cho 02 khối tư bản và cộng sản
trị vì thế giới.
Quyền
lợi của hai khối tư bản và cộng sản phải được ăn đồng chia đủ từ Âu sang Á.
Xương trắng máu đào trên bàn tiệc phải được phân chia đồng đều nên sau thế
chiến thứ hai có 03 quốc gia bị chia cắt làm đôi: Đức, Triều Tiên và Việt Nam.
Hiệp
Định Génève (1954) về Việt Nam đã chia đôi Việt Nam tại vĩ tuyến 17 (sông Bến
Hải). Cái hiểm họa nồi da xáo thịt, đồng bào tàn sát lẫn nhau đã cận kề nên
Giáo Chủ Đạo Cao Đài đưa ra chánh sách HÒA BÌNH CHUNG SỐNG (26-3-1956) kêu gọi
người dân thức tỉnh, kêu gọi người đứng đầu chính phủ hai miền Nam, Bắc là Ngô
Đình Diệm và Hồ Chí Minh nên vì tương lai dân tộc, vì tiền đồ tổ quốc đừng làm
con cờ của hai khối tư bản và cộng sản chém giết đồng bào.
Cờ
của HÒA BÌNH CHUNG SỐNG (cờ Nhan Uyên) đã trương lên tại cầu Bến Hải ngày
11-5-1956 và hàng hàng lớp lớp người Đạo Cao Đài đã tham gia vào HBCS, thân hào
nhân sĩ, trí thức trong xã hội, báo chí... đã hưởng ứng HBCS nhưng cuộc chiến
tranh 20 năm vẫn nổ ra và sự thiệt hại của nó to lớn như thế nào chúng ta đã
biết.
Sau
ngày dứt tiếng súng 30-4-1975 thiệt hại vẫn tiếp tục khi trại cải tạo, nhà tù
mọc lên từ Nam chí Bắc. Triệu triệu người dân lại phải bỏ nước ra đi để tìm tự
do. Thuyền nhân Việt Nam là một trang sử đau thương của dân tộc Việt Nam và
nhân loại. Tổng cộng công lao của cộng sản Việt Nam và thế giới là một con số
âm cực kỳ to lớn.
Nhân
loại muốn sống trong hòa bình nên Hòa Bình Chung Sống đang là một nhu cầu bức
thiết của dân tộc Việt Nam và nhân loại.
Đạo
Cao Đài lập quyền cho nhân loại nên 03 Hội Lập Quyền Vạn Linh sẽ thuận chiều
dân vọng để tạo lập tượng đài Hòa Bình Chung Sống. Đạo của thiên hạ thì tượng
đài Hòa Bình Chung Sống cũng mang giá trị phổ quát của nhơn loại đúng với qui
luật cung cầu.
Nay kính.