Trang

Thứ Tư, 20 tháng 1, 2021

3305. TỐ QUYỀN & THỜI HIỆU VỀ HOÀNG SA.

Công hàm 1958 đã trói tay và khóa miệng chính quyền cộng sản về Hoàng Sa và Trường Sa. BBT.

Chủ quyền Hoàng Sa và vấn đề “ratione temporis”

Trương Nhân Tuấn

20-1-202

https://baotiengdan.com/2021/01/20/chu-quyen-hoang-sa-va-van-de-ratione-temporis/


Phóng đồ hải chiến Hoàng Sa ngày 19 tháng Một năm 1974. Nguồn: internet

Thứ Tư, 13 tháng 1, 2021

3304. SƯU TẬP VỀ BA HỘI LẬP QUYỀN VẠN LINH.

 KHÔI PHỤC HỘI THÁNH ANH ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TẠI TÒA THÁNH TÂY NINH là nguyện vọng của toàn đạo Cao Đài lập năm 1926. Muốn vậy phải khôi phục hành chánh tôn giáo. Nhiệm vụ của Khối Nhơn Sanh là vận động các địa phương đứng lên công cử Bàn Trị Sự địa phương. Sau đó tiến về Tòa Thánh Tây Ninh mở ĐẠI HỘI NHƠN SANH để khôi phục hành chánh các cấp. Khối Nhơn Sanh gom góp tài liệu căn bản về Ba Hội Lập Quyền để phục vụ cho mục tiêu: MỞ ĐẠI HỘI NHƠN SANH tại Tòa Thánh Tây Ninh.

Nay kính.

Thứ Tư, 6 tháng 1, 2021

3303. ĐẠO TRƯỞNG ĐỖ VẠN LÝ SOẠN KINH

 

ĐẠO TRƯỞNG ĐỖ VẠN LÝ SOẠN KINH

BBT Blog KNS.

Ông Đỗ Vạn Lý (...-2008) có hai sự nghiệp đời và đạo.

Về mặt xã hội: Theo Hồi ký Bên Giòng Lịch Sử (1940-1965) của Linh Mục Cao Văn Luận mục số 31 cho biết khi đến Hoa Kỳ Linh Mục đã gặp ông Đỗ Vạn Lý tại Hoa Thịnh Đốn, trước khi ông Ngô Đình Diệm về nước làm thủ tướng.

Năm 1955: khi ông Ngô Đình Diểm trở thành Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa bổ nhiệm Đỗ Vạn Lý làm Trưởng phái đoàn ngoại giao tại Indonesia và Ấn Độ.

1963: Tổng Thống Ngô Đình Diệm bổ nhiệm ông làm Đại sứ tại Hoa Kỳ nhưng ông chưa đảm nhận chức vụ thì xảy ra đảo chánh.

Năm 1973 ông làm Đại sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Nhật Bản.

3302. ĐẠO LUẬT MẬU DẦN (1938).

 

Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ

(Thập Nhị Niên)

Tòa Thánh Tây Ninh


TỜ KIẾT CHỨNG 
CỦA CHƯ CHỨC SẮC THIÊN PHONG 
TOÀN THỂ CHÁNH TRỊ ĐẠO

 

Nhóm tại Tòa Thánh ngày mùng 8 tháng Giêng năm Mậu Dần (07-02-1938).

Khi Lễ Viện rước Đức Hộ Pháp đến nhà Hội, chư Chức Sắc Thiên Phong Nam Nữ đồng đứng dậy chào mừng.

Có mặt:

3301. THƯỢNG HỘI NỘI LUẬT.

 

ÐẠI ÐẠO TAM KỲ PHỔ ÐỘ.

&&&

THƯỢNG HỘI.

NỘI LUẬT.

 

Toàn Thế Giới Càn Khôn chính có hai quyền. Trên thì là quyền hành CHÍ TÔN của ÐẤNG TẠO HOÁ. Dưới là quyền hành của VẠN LINH. Nghĩa là sanh chúng.

Quyền hành CHÍ TÔN trọn nơi thế nầy thì là tại quyền Giáo Tông và Hộ Pháp hiệp một. Hai bên phản khắc nhau thì Chánh Trị Ðạo phải bị đổ.

Quyền hành VẠN LINH nghĩa là của sanh chúng đều có đủ trọn vẹn nơi THƯỢNG HỘI, HỘI THÁNH VÀ HỘI NHƠN SANH hiệp đồng. Nếu ba hội phản khắc nhau thì quyền hành ấy tiêu huỷ.

Trong Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ có ba Ðài:

3300. HỘI THÁNH NỘI LUẬT.

 

ÐẠI ÐẠO TAM KỲ PHỔ ÐỘ.

Ðệ Cửu niên.

TOÀ THÁNH TÂY NINH.

&&&

          HỘI THÁNH.

NỘI LUẬT.

&&&

CHƯƠNG THỨ NHỨT.

ÐẠI HỘI HỘI THÁNH.

Ðiều Thứ Nhứt:

Chiếu theo Pháp Chánh Truyền và Ðạo Nghị Ðịnh Thứ Tư điều thứ 5 và thứ 6 của Ðức Lý Giáo Tông và Phạm Hộ Pháp thì các phẩm vị Chức Sắc kể sau đây đặng vào Hội Thánh.

1- Thái Chánh Phối Sư …. Nghị Trưởng.

2- Nữ Chánh Phối Sư …. Phó Nghị trưởng.

3- Phối Sư, Giáo Sư, Giáo Hửu: Nam Nữ …. Nghị viên.

4- Một Nghị viên Nam và một Nghị viên Nữ …. Từ hàng.

5- Hai Nghị viên Nam và hai Nghị viên Nữ ….. Phó Từ hàng.

6- Thượng và Ngọc Chánh Phối Sư với Chánh Phó Quản lý Cửu Viện thay mặt cho Nội chánh đặng minh triết các vấn đề để chư Nghị viên không rõ đem ra hạch hỏi được quyền bàn cải và bỏ thăm.

7- Thập Nhị Thời Quân Hiệp Thiên Ðài phải có mặt bửa Hội nhóm đặng lo bảo thủ Ðạo Luật không cho Hội phạm đến.

Nếu một vấn đề nào sau khi bàn cải rồi mà Cửu Trùng Ðài bỏ thăm thuận còn Hiệp Thiên Ðài thì bỏ thăm nghịch hoặc là Cửu Trùng Ðài bỏ thăm nghịch mà Hiệp Thiên Ðài bõ thăm thuận thì vấn đề ấy phải bàn tính mà bỏ thăm lại.

Nếu hai phen bàn cải mà vẫn cũng còn phản khắc nhau thì Chánh Chủ Hội tuyên bố liền rằng vấn đề ấy sẽ dâng lên Thượng Hội định đoạt.

3299. HỘI NHƠN SANH NỘI LUẬT.

 ÐẠI ÐẠO TAM KỲ PHỔ ÐỘ.

Ðệ Cửu niên.

TOÀ THÁNH TÂY NINH.

&&&

 

HỘI NHƠN SANH.

NỘI LUẬT.

&&&

 

CHƯƠNG THỨ NHỨT.

VỀ ÐẠI HỘI TẠI TOÀ THÁNH.

 

Ðiều Thứ Nhất:

Chiếu theo Ðạo Nghị Ðịnh thứ 4 điều thứ 7 của Ðức Lý Giáo Tông và Phạm Hộ Pháp thì Thượng Chánh Phối Sư là Nghị trưởng Hội Nhơn Sanh.

Hội Nhơn Sanh sắp đặc như sau nầy:

I-Thượng Chánh Phối Sư … Nghị Trưởng.

II- Nữ Chánh Phối Sư … Phó Nghị Trưởng.

III- Lễ Sanh, Chánh Trị Sự, Phó Trị Sự, Thông Sự, Phái Viên:….. Nghị Viên.

VI_ Một Nghị Viên Nam; và một Nghị Viên Nữ … Từ Hàng.

V- Hai Nghị Viên Nam và hai Nghị Viên Nữ …. Phó Từ Hàng.

3298. LUẬT LỆ CHUNG CÁC HỘI.

 

ÐẠI ÐẠO TAM KỲ PHỔ ÐỘ.

Ðệ Cửu niên.

TOÀ THÁNH TÂY NINH.

&&& 

LUẬT LỆ CHUNG CÁC HỘI.

 

Khi nhóm Hội Chư Nghị viên tuân y điều lệ sau đây:

Ðiều Thứ Nhứt: Lễ trước lúc mở hội.

Khi Nghị Trưởng vào hội lại ghế Chủ toạ thì chư Nghị viên phải đứng dậy thủ lễ với người chờ người ngồi trước rồi chư Nghị viên mới ngồi sau.

Khi cả thảy ngồi xuống thì Nghị trưởng đứng dậy trước, rồi cả thảy đứng dậy sau và phải giữ vẽ nghiêm trang. Ðoạn tay bắt ấn tý lấy dấu và mặc niệm năm câu chú và cầu khẩn Ðức Chí Tôn bố trí chung rồi cả Hội đọc Kinh Nhập Hội. Khi đọc rồi niệm câu chú của Ðại Từ Phụ.

Ðoạn chờ cho Nghị trưởng ngồi rồi Chư Nghị viên mới ngồi sau.