Trang

Thứ Tư, 6 tháng 1, 2021

3303. ĐẠO TRƯỞNG ĐỖ VẠN LÝ SOẠN KINH

 

ĐẠO TRƯỞNG ĐỖ VẠN LÝ SOẠN KINH

BBT Blog KNS.

Ông Đỗ Vạn Lý (...-2008) có hai sự nghiệp đời và đạo.

Về mặt xã hội: Theo Hồi ký Bên Giòng Lịch Sử (1940-1965) của Linh Mục Cao Văn Luận mục số 31 cho biết khi đến Hoa Kỳ Linh Mục đã gặp ông Đỗ Vạn Lý tại Hoa Thịnh Đốn, trước khi ông Ngô Đình Diệm về nước làm thủ tướng.

Năm 1955: khi ông Ngô Đình Diểm trở thành Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa bổ nhiệm Đỗ Vạn Lý làm Trưởng phái đoàn ngoại giao tại Indonesia và Ấn Độ.

1963: Tổng Thống Ngô Đình Diệm bổ nhiệm ông làm Đại sứ tại Hoa Kỳ nhưng ông chưa đảm nhận chức vụ thì xảy ra đảo chánh.

Năm 1973 ông làm Đại sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Nhật Bản.


 (https://wrldrels.org/2017/08/10/caodaism/)

Về mặt tôn giáo: ông Đỗ Vạn Lý là người theo Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ Độ (ĐĐTKPĐ), nói tắt là Đạo Cao Đài.

Năm 1964 ông tham gia vào Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý  (CQPTGL) Chức vụ của ông là Tham Lý Minh Đạo thường gọi là Đạo trưởng Minh Lý Đỗ Vạn Lý. CQPTGL có trụ sở HIỆN nay là 171/b Cống Quỳnh Sài Gòn.

Năm 1979: Đạo Trưởng mời người Đạo Cao Đài đến nhóm họp tại nhà riêng, ở Los Angeles (California) để bàn việc lập Họ Đạo.

Năm 1983 (ngày 19/6): Đạo Trưởng là Đầu Họ Đạo Thánh Thất Cao Đài, Los Angeles và biên soạn cuốn Kinh Tận Độ Thiên Đạo và Thế Đạo. Đến 15 tháng 7 năm 1984 thì Văn Phòng Đầu Họ Đạo kiểm duyệt và cho phép ấn hành.

1989: Đạo Trưởng xuất bản cuốn Tìm hiểu Đạo Cao Đài tại California.

Sau đây chúng tôi phân tích về pháp lý quyển KINH TẬN ĐỘ THIÊN ĐẠO VÀ THẾ ĐẠO do Đạo Trưởng Đỗ Vạn Lý biên soạn. Nói đến pháp lý thì chánh danh là việc quan trọng nên cần làm rõ.

I/- Nguồn gốc Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo.

Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ nói tắt là Đạo Cao Đài tổ chức Lễ Khai Đạo vào ngày 15/10/ Bính Dần (19/11/1926) tại chùa Gò Kén làng Long Thành tỉnh Tây Ninh. Sau Lễ Khai Đạo Hội Thánh ĐĐTKPĐ dời về Tòa Thánh Tây Ninh (1927).

Đến năm 1932 một số chức sắc ĐĐTKPĐ tách ra lập chi phái, khi đó chưa có Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo.

Mãi đến ngày 23 tháng 7 tới mùng 4 tháng 8 Ất Hợi (DL, 21 đến 31 tháng 8 năm 1935) Hội Thánh ĐĐTKPĐ mới được các Đấng ban cho Tân Kinh và dạy phối hợp với Kinh Tứ Thời Nhật Tụng trước đó tạo thành Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo. Hội Thánh in và phát hành lần đầu tiên năm 1936. Bìa kinh ghi rõ HỘI THÁNH GIỮ BẢN QUYỀN.


(Ảnh bìa Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo)

Nói rõ nguồn gốc Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo để xác định rằng Đức Chí Tôn và các Đấng Thiêng Liêng nhìn nhận Hội Thánh ĐĐTKPĐ tại Tòa Thánh Tây Ninh nên mới ban kinh. Chỉ có đàn cơ tại Tòa Thánh Tây Ninh mới có, đó là chứng cứ cho sự chính danh của Hội Thánh Cao Đài.

1/- Về Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc.

Ngài là đồng tử và cũng là tác giả nhiều bài kinh. Với nhiệm vụ đồng tử hẳn nhiên các bài kinh đều có sự phò cơ của Ngài. Với nhiệm vụ tác giả Ngài tham gia viết kinh ở cả phần Thiên Đạo và Thế Đạo.  

Phần Thiên Đạo: Kinh Giải Oan (Phạm Hộ Pháp).

Phần Thế Đạo: Kinh Thuyết Pháp,  Kinh Nhập Hội, Kinh Xuất Hội, Kinh Ra Đường, Kinh Khi Về, Kinh Khi Đi Ngủ, Kinh Khi Thức Dậy, Kinh Vào Học, Kinh Vào Ăn Cơm, Kinh Khi Ăn Cơm Rồi. Mười bài Kinh phần Thế Đạo viết thể Song Thất Lục Bát có Đức Chưởng Đạo Nguyệt Tâm Chơn Nhơn chỉnh văn lại. (Ngài viết 11 bài kinh ứng với 11 lễ phẩm trên bàn thờ Hộ Pháp)

Như vậy chứng tỏ Thầy và các Đấng nhìn nhận Ngài là đồng tử, nhìn nhận danh hiệu Giáo chủ Đạo Cao Đài của Ngài nên mới dạy viết Kinh và chỉnh văn. Nhiều chi phái Cao Đài, nhiều cá nhân viết sách cố tình đánh đổ địa vị Giáo Chủ của Ngài, cố tình chối bỏ sự nhìn nhận của thiêng liêng qua việc ban Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo.

2/- Xây dựng Tòa Thánh Tây Ninh.

Khi các vị chức sắc cao cấp tách ra lập chi phái (1932), Tòa Thánh Tây Ninh là một công trình còn dang dở. Sự tách ra thành lập các chi phái đã ảnh hưởng rất lớn đến việc xây dựng Tòa Thánh Tây Ninh.

Hoàn cảnh xã hội khi đó cực kỳ khó khăn, nhà cầm quyền Pháp lúc nào cũng nghi kỵ đạo chống Pháp cho nên đến năm 1941 thì Pháp vào Nội Ô Tòa Thánh bắt Ngài và một số Chức Sắc khác đày đi Madagascar (Phi Châu). Mục đích của Pháp là đày đi để giết chết, nhưng cơ Trời xoay chuyển nên sau khi Mỹ thả hai quả bom nguyên tử xuống đất Nhật để kết thúc thế chiến thứ hai thì Pháp bắt buộc phải đưa Ngài từ Madagascar trở về Tòa Thánh để hành đạo.

Nếu không có quyền năng của thiêng liêng vùa giúp thì Ngài đã bỏ xác ở Phi Châu; tiền đâu để mua vật liệu? Nhân công đâu để xây dựng? Lương thực đâu cho công quả dùng? Bản vẽ đâu để thi công? Nên nhớ rằng Đức Lý Giáo Tông đã trực tiếp chỉ dẫn để hoàn thành công trình chớ chẳng hề có họa đồ kiến trúc.

Cho nên những kẻ thiếu suy nghĩ, ganh ghét, vô ơn mới biếm nhẽ địa vị Giáo chủ của Đức Hộ Pháp và dẫn đến một hệ luận rất tai hại: làm trái với sự nhìn nhận của thiêng liêng. 

Chúng tôi đã dẫn chứng để khẳng định rằng: Đức Chí Tôn và các Đấng Thiêng Liêng đã nhìn nhận địa vị Giáo chủ Đạo Cao Đài của Đức Hộ Pháp là đủ. Đức tin là sự nhận thức về chân lý. Chúng tôi cầu chứng với đức tin của mình là đủ, không cầu chứng với ai khác.

3/- Hội Thánh các chi phái lấy kinh về xài.

Khi tách ra lập chi phái các Hội Thánh đều có đồng tử riêng, có đàn cơ riêng nhưng không được thiêng liêng ban cho kinh. Ơn trên chỉ ban kinh cho Hội Thánh ĐĐTKPĐ tại Tòa Thánh Tây Ninh, điều đó nhất quán với lời dạy: Chi chi cũng tại Tây Ninh đây mà thôi.


(Trang bìa Kinh của Ban Chỉnh Đạo)

Hội Thánh Ban Chỉnh Đạo (Bến Tre) lấy Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo về chế biến thành Cúng Tứ Thời và Quan Hôn Tang Tế (trước kia là Kinh Sanh Lão Bịnh Tử).


(Trang bìa Kinh của Hội Thánh Truyền Giáo)

Hội Thánh Cao Đài Truyền Giáo Miền Trung (Trung Hưng Bữu Tòa) lấy về chế biến thành Kinh Tận Độ.

Cả hai Hội Thánh trên đây đã tự tiện lấy Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo của Hội Thánh ĐĐTKPĐ (có bản quyền) về rồi chỉnh sửa lại xài mà không hề xin phép.

II/- Xuất xứ và hình thức Kinh Tận Độ Thiên Đạo và Thế Đạo.

Đạo Trưởng Đỗ Vạn Lý đã tạo ra Kinh Tận Độ Thiên Đạo và Thế Đạo bằng cách lấy Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo của Hội Thánh ĐĐTKPĐ đem trộn lẫn với các thứ khác. 

Cách đánh số trang: phần đầu không đánh số trang; phần hai đánh số trang bằng chữ số La Mã từ số XV đến XXV; phần thứ ba lại không đánh số trang; phần thứ tư đánh số trang bằng chữ số Ả Rập từ số 3 đến số 215; phần thứ năm không đánh số trang; phần sáu có một bảng đính chính dán vào mặt trước trang bìa sau. Sách in theo khổ giấy (10 x 13, 5 cm), không thấy trang nào ghi nhà in và in bao nhiêu cuốn.


(Ảnh bìa Kinh Tận Độ Thiên Đạo và Thế Đạo)

Tại mấy trang đầu (không đánh số trang) cho thông tin Thánh Thất Cao Đài, Los Angeles ấn hành tại Hoa Kỳ năm Giáp Tý 1984. Tại trang số XXV cho thông tin: Minh Lý Đỗ Vạn Lý, Đầu Họ Đạo Thánh Thất Cao Đài Los Angeles ngày 19 tháng 6 năm 1983. Gần cuối sách cũng không đánh số trang cho thông tin: Quyển kinh đã kiểm duyệt, cho phép ấn hành vào ngày 15 tháng 7 năm 1984 tại Văn phòng Đầu Họ Đạo và có ấn ký.

III/- Pháp lý cuốn kinh.

Chúng tôi không đi vào phân tích nội dung (là việc không có lối ra) mà nhận định về tính pháp lý cuốn kinh. Căn cứ quan trọng để phân tích và nhận định là bài tựa. Nguyên văn như sau:

BÀI TỰA

Để đáp ứng nhu cầu cấp bách của Bổn Đạo trong tình trạng đặc biệt thiếu kinh sách Đạo ở hải ngoại các nơi, Thánh Thất Cao Đài soạn gấp quyển kinh nầy, tham chiếu những Kinh Lễ của một số Hội Thánh các Chi Phái gồm những Kinh Cúng Tứ Thời, Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo, Kinh Tận Độ Vong Linh của ơn trên ban ân cho phần phổ độ của Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ. Tổng quát mà xét, chúng tôi cảm thấy như thế nầy cũng khá đầy đủ lắm, trừ ra Phần Lễ là phần dành riêng ra cho chư Chức Sắc và Chức Việc và Phận Sự Hành Lễ nên không được ghi vào. Những bài kinh trong quyển kinh nầy đã được cập nhật hóa với nguyên bổn.

Văn-Phòng Đầu Họ đạo Thánh Thất khuyến cáo Đạo Hữu hữu sự nên ý thức về phàn chú pháp mà nhờ đến Phận Sự Hành Lễ mỗi khi có Quan Hôn Tang Tế hầu phần nghi thức cũng như vô vi được hoàn bỉ hơn để giúp cho vong hồn người quá cố được siêu độ và cũng để phòng tránh sơ sót mà có lỗi với Thiêng Liêng.

Bổn kinh nầy, khi nào Đạo đã thống nhất và có một Hội Thánh, sẽ được đình chỉ ngay lập tức và hoàn toàn tu chỉnh theo lịnh của Hội Thánh Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ.

MINH LÝ ĐỖ VẠN LÝ

Đầu Họ Đạo Thánh Thất Cao Đài

Los Angeles, ngày 19 tháng 6 năm 1983

(Mồng 9 tháng 5 Quý Hợi)

(Chúng tôi đánh vi tính nguyên văn kể cả các chữ hoa)


(Ảnh chụp Bài Tựa)

***: Lưu ý về pháp lý của chính ông Đỗ Vạn Lý.

Ông Đỗ Vạn Lý khi xưng danh Minh Lý Đỗ Vạn Lý đã thể hiện rằng ông là người của CQPTGL địa vị của ông là Đạo Trưởng có quý danh Minh Lý.

Còn việc ông xưng danh là Đầu Họ Đạo Thánh Thất Cao Đài Los Angeles cũng là tự xưng chứ Hội Thánh Cao Đài không có phong cho ông bao giờ. Bởi vì trong Đạo Cao Đài không có phẩm Đạo Trưởng và Hội Thánh cũng đã giải thể vào năm 1979.

Do vậy trong pháp lý chúng tôi viết đúng sự thật: Đạo Trưởng Đỗ Vạn Lý là người của CQPTGL.

1/- Đạo trưởng Đỗ Vạn Lý viết:

tham chiếu những Kinh Lễ của một số Hội Thánh các Chi Phái gồm những Kinh Cúng Tứ Thời, Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo, Kinh Tận Độ Vong Linh của ơn trên ban ân cho phần phổ độ của Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ.

1.1/- Vi phạm bản quyền.

Hội Thánh ĐĐTKPĐ khi ban hành Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo có ghi HỘI THÁNH GIỮ BẢN QUYỀN, Đạo Trưởng Đỗ Vạn Lý hẳn biết mình không có tư cách của Hội Thánh nhưng lại tự tiện lấy các bài kinh ra xài và trộn lẫn với các bài kinh khác rồi đề tựa khác, thay đổi bố cục là vi phạm bản quyền. Tại sao có sơ xuất như thế chúng tôi sẽ có nhận xét trong phần kết luận. Riêng việc Đạo Trưởng Đỗ Vạn Lý viết rằng: ơn trên ban cho Hội Thánh các chi phái Cao Đài có thêm một số bài kinh chúng tôi không có ý kiến. Bởi đó không nằm trong mục đích của bài nầy.

1.2/- Viết rập khuôn như cộng sản: Hạ thấp giá trị Hội Thánh ĐĐTKPĐ, đánh đồng cái gốc là ĐĐTKPĐ với các chi phái.

Từ khi tách ra 1932 đến 1978, Hội Thánh các chi phái chưa từng gọi Hội Thánh ĐĐTKPĐ có trụ sở trung ương tại Tòa Thánh Tây Ninh là chi phái. Do vậy mới có việc Hội Thánh của 14 chi phái về họp với Hội Thánh ĐĐTKPĐ từ năm 1963 đến năm 1969 thì thống nhất với nhau để lập ra ĐIỀU KIỆN QUI NHỨT VỀ TÒA THÁNH, (gồm có 09 điều)

(link, https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2020/07/3259-phap-ly-va-su-lieu-co-qui-nhut.htmlĐĐTKPĐmore).

Năm 1965 Đệ Nhị Cộng Hòa ban pháp nhân.

Điều thứ nhất: Danh hiệu: ĐẠI-ĐẠO TAM-KỲ PHỔ-ĐỘ nói tắt là (Đạo CAO-ĐÀI).

ĐIỀU THỨ 2. Hội Thánh Cao Đài đặt địa điểm Trung Ương tại Tòa Thánh Tây Ninh.

ĐIỀU THỨ 19. TÒA THÁNH Trung Ương (Tây Ninh) là nguồn gốc khai sáng Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.

ĐIỀU THỨ 27. - Hiến Chương nầy sẽ là Luật căn bản thống nhứt đối với tất cả Chi Phái Cao Đài nào ngày sau chấp nhận và ký tên. 

Lập tại TÒA THÁNH TRUNG ƯƠNG

Ngày 19 tháng 12 Giáp Thìn

(21-01-1965 dl.)

Năm 1973 Đạo Trưởng được cử đi làm Đại Sứ cho Việt Nam Cộng Hòa tại Nhật Bản. Một nhiệm vụ rất lớn lao và quan trọng mà Ngài Đại Sứ lại không biết những thông tin rất cần thiết đối với tôn giáo của chính ông thì đó là sự thất bại về hai mặt: nhà chính trị và tín đồ tôn giáo.

Đến sau 30/4/1975 chính quyền cộng sản hiện nay ra “bản án” ngày 20/7/1978 mới đánh đồng Hội Thánh ĐĐTKPĐ với Hội Thánh các chi phái qua cụm từ hệ phái Cao Đài. CQPTGL 171/b Cống Quỳnh là nơi tiên phong và tích cực đi truyền bá Hội Thánh ĐĐTKPĐ là một chi phái trên nhiều văn bút của họ.

Đạo trưởng Đỗ Vạn Lý xuất thân từ CQPTGL, sau 30/4/1975 hai bên có liên lạc với nhau hay không mà bản án ra đời tại Việt Nam, 5 năm sau trên đất Hoa Kỳ Đạo trưởng lại tiếp thu và viết đúng y như bản án?

Hỏi như thế vì CQPTGL thực chất do Đạo Trưởng Thiên Vương Tinh thế danh Đinh Văn Đệ là điệp viên siêu hạng của cộng sản bí danh U4 điều khiển. Chúng tôi tin rằng điệp viên U4 có đường dây liên lạc với Đạo Trưởng Đỗ Vạn Lý nên cụ mới hiểu y như U4 và cộng sản ở Việt Nam muốn.

1.3/- Không chơn thật, không ngay chánh khi soạn kinh.

Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo là của Hội Thánh ĐĐTKPĐ, một số chi phái đã lấy về chế biến ra xài là vi phạm bản quyền cấp 1. Song các Hội Thánh ấy cũng chưa dám công bố chờ có một Hội Thánh khác để ban quyền cho cuốn kinh họ chế biến.

Đạo trưởng Đỗ Vạn Lý lấy Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo đem trộn với các kinh đã chế biến cấp một, nghĩa là cuốn kinh chế biến cấp hai rồi tuyên bố: Bổn kinh nầy, khi nào Đạo đã thống nhất và có một Hội Thánh, sẽ được đình chỉ ngay lập tức và hoàn toàn tu chỉnh theo lịnh của Hội Thánh Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ

Đạo trưởng Đỗ Vạn Lý lấy kinh Thiên Đạo và Thế Đao của Hội Thánh ĐĐTKPĐ ra trộn với mấy bài kinh khác rồi tuyên bố chờ lịnh của Hội Thánh ĐĐTKPĐ

Đó là cách làm không chơn thật, ngay chánh.

Một nghi vấn cần nêu ra.

Đạo Trưởng Đỗ Vạn Lý ngây thơ hay cố ý đánh lừa xã hội  qua câu viết:… khi nào Đạo đã thống nhất và có một Hội Thánh, sẽ được đình chỉ ngay lập tức và hoàn toàn tu chỉnh theo lịnh của Hội Thánh Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ. Bởi lẽ một Hội Thánh như cụ Lý viết là kiểu ảo tưởng không bao giờ có cho nên cuốn kinh của Đạo Trưởng soạn sẽ lưu hành vĩnh viễn. Đạo Trưởng thật tình nghĩ là có một ngày như thế, có một việc như thế hay muốn đánh lừa xã hội???  

IV/- Hiểu sai về Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.

Đạo Trưởng viết: tham chiếu những Kinh Lễ của một số Hội Thánh các Chi Phái gồm những Kinh Cúng Tứ Thời, Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo, Kinh Tận Độ Vong Linh của ơn trên ban ân cho phần phổ độ của Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ.

Cách hiểu phần phổ độ nầy rất giống với ông Đồng Tân là một đồng tử của Trung Hưng Bữu Tòa, đã biên soạn bộ Lịch Sử Đạo Cao Đài. Sai lầm căn bản của ông Đồng Tân là chia ra Cơ Phổ Độ (Tòa Thánh Tây Ninh), là cái xác; và Cơ Vô Vi (tuyển độ) là cái hồn do Chiếu Minh nắm. Trung Hưng Bữu Tòa có nhiệm vụ nối kết cả hai lại.

1/- Trong phổ độ có đủ cả vô vi: Nhứt thân tam thể.

1.1/- ĐĐTKPĐ có Bát Quái Đài (hồn của đạo, do Đức Chí Tôn vi chủ), Hiệp Thiên Đài (Đức Chí Tôn Chủ Quản và giao cho Hộ Pháp Chưởng Quản phần hữu hình) và Cửu Trùng Đài (do Đức Lý Thái Bạch cầm quyền Giáo Tông và giao cho phẩm Giáo Tông hữu hình cầm quyền hành chánh).

Cả giáo pháp của ĐĐTKPĐ do Bát Quái Đài mà ra. Các Chức Sắc, Chức Việc, Đạo Hữu căn cứ vào lời dạy các Đấng mà hành đạo. Khi hành đạo đúng khuôn luật do các Đấng dạy là đã có vô vi trong đó.

Mấy ngàn năm trước Đạo Đức Kinh đã viết: Hữu sinh ư vô và khi đã sanh ra rồi thì Hữu vô tương sanh cớ chi mấy ngàn năm sau lại tách biệt hữu và vô làm hai.

1.2/- Thiên phục của Đức Chí Tôn ban cho chức sắc chư Thần, Thánh, Tiên, Phật đều kính trọng. Chức sắc mặc thiên phục ấy đi ngang nơi Phật Mẫu ngự Mẹ cũng đứng dậy chào. Do vậy mà kinh cúng hay đảnh lễ Phật Mẫu chức sắc không mặc thiên phục, chỉ mặc như người tín đồ. Như vậy trong hữu hình đã có vô vi trong đó rất rõ ràng.

1.3/- Khi một phẩm Chức Việc hay Chức Sắc đến tụng kinh cho người hấp hối vị chứng đàn đến đứng phía trước đầu bịnh nhơn, nếu có đồng nhi thì sấp hàng hai bên từ phía trên sắp xuống.

Vị chứng đàn đứng giữa tịnh thần nghiêm trang và kêu người bịnh hấp hối, dầu dứt hơi rồi cũng vậy mà nói rằng:

''Tôi vâng lịnh Đức Chí-Tôn đến tụng kinh cho linh hồn Đạo-Hữu nhẹ nhàng siêu thăng tịnh độ, vậy Đạo-Hữu (1) phải tịnh thần mà nghe và phải cầu nguyện nơi Đức Chí-Tôn ban ơn lành cho''.

Vị chứng đàn vâng lịnh Đức Chí Tôn, chỉ có vô thần mới không hiểu Đức Chí Tôn là vô vi.

Thứ nữa giáo lý đạo dạy rõ: các nghi lễ trong tang tế sự là dâng lên cho các Đấng để cầu rỗi cho vong linh người quá cố chớ không phải dâng cho người quá cố. Dâng lên các Đấng là chính là đã có vô vi ngay thời điểm đó.

1.4/- Mỗi người khi đầu kiếp đến thế gian đều có tam thể xác thân. Trong đó chơn linh là của Chí Tôn ban cho, chơn thần là của Phật Mẫu ban cho, thân xác là do cha mẹ ban cho. Trong mỗi con người đã có tam thể. Luật của tạo hóa như thế.

 2/- ĐĐTKPĐ độc lập với Pháp môn của Ngài Chiêu.

2.1/- So sánh về tổ chức.


2.2/- Về cá nhân Ngài Chiêu.

Ngài Chiêu không có thánh danh như chức sắc Cửu Trùng Đài nên không phải là Chức sắc của ĐĐTKPĐ. Chúng tôi dẫn chứng từ 3 phương diện lịch sử, pháp luật và đạo lý.

Về lịch sử: Ngài Ngô Văn Chiêu không có đứng tên trong TỜ KHAI ĐẠO. Ngày Lễ Khai Đạo Tại Chùa Gò Kén Ngài cũng không có mặt. Các ảnh của Ngài lưu lại không có một ảnh nào mặc thiên phục Giáo Tông. Hậu duệ của Ngài thường giới thiệu ảnh Ngài mặc sắc phục của một vị quan chức.

Về pháp luật đạo: Tôn giáo Cao Đài là một tôn giáo pháp quyền. Từ phẩm Giáo Tông cho đến hàng Đạo Hữu cùng chịu một khuôn luật. Theo pháp luật ĐĐTKPĐ từ phẩm Phối Sư trở lên phải hành đạo tại Tòa Thánh Tây Ninh. Suốt trong quá trình sinh hoạt của ĐĐTKPĐ tại Tòa Thánh Tây Ninh Ngài Chiêu không tham gia. Tất cả kinh sách của Hội Thánh ĐĐTKPĐ ban hành không hề có nội dung nào xác định Ngài Chiêu là Chức sắc. Chính Ngài cũng không hề có một lời dạy nào cho tín đồ Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh. Ngài Chiêu không có Thánh Danh là một sự thật.

Về đạo lý: Nếu Ngài Chiêu là Anh Cả thì Hội Thánh Cao Đài đã lấy ngày mất của Ngài Chiêu để kỷ niệm như Đức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt hay những vị khác.

Tóm lại: ĐĐTKPĐ có bản sắc trong lành của nó mới đủ tư cách để xây dựng nền văn minh Cao Đài Giáo. Ngài Chiêu được Thầy dạy Pháp Môn Cao Đài Đại Đạo Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi trước. Sau đó Thầy dạy các vị Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc, Cao Hoài Sang lập ra ĐĐTKPĐ nên Ngài Chiêu là đàn anh. Chúng tôi kính trọng Ngài Chiêu nên cung cấp sự thật rằng: Pháp Môn của Ngài Chiêu độc lập với ĐĐTKPĐ.

V/- Giải ảo CQPTGL.

Thưa cụ Đỗ Vạn Lý.

Giờ cụ về cõi hư linh nhìn lại hành tàng hẳn cụ thấy rằng chúng tôi đã căn cứ trên thực tế và pháp luật của ĐĐTKPĐ để phân tích, nên đó là những điều hoàn toàn có thể kiểm chứng được. Cụ cũng thấy rằng chúng tôi vì đại nghiệp đạo mà phân tích chứ không có ý xúc phạm chi đến cụ.

Từ đó Tôi muốn đi xa hơn: tìm hiểu nguyên nhân nào đã xảy ra tình trạng trên đây và làm sao để hậu tấn tránh đi vết xe đổ của tiền nhân. Chúng tôi dám đi xa như thế là nhờ các thông tin chính xác từ chính CQPTGL là nơi cụ tham gia sinh hoạt đạo.

1/- Nguyên nhân của sự lầm lạc.

Theo chúng tôi hiểu có 02 nguyên nhân chính: nội tại và khách quan.

1/- Nguyên nhân nội tại: không hiểu lời minh thệ.

Cụ Đỗ Vạn Lý là người thành công trên đường học vấn và cụ đã đem sở học ra để phụng sự cho xã hội. Cụ nhận thấy còn có thể phụng sự nhiều hơn nên chọn thêm đường đạo.

Khi vào đạo cụ có minh thệ nhưng cụ không tìm hiểu Lời Minh Thệ: “Tên gì? Họ gì? Thề rằng: Từ đây biết một Đạo Cao - Đài Ngọc - Đế, chẳng đổi dạ đổi lòng, hiệp đồng chư Môn - Đệ, gìn luật lệ Cao - Đài, như sau có lòng hai thì Thiên - tru, Địa - lục.”.

Chúng tôi phân tích 02 ý chính:

1.1/- Một Đạo Cao - Đài Ngọc - Đế.

Có nghĩa là Đạo Cao Đài của Ngọc Đế lập CHỈ CÓ MỘT (không có cái thứ hai). Nếu có bất cứ nơi nào khác xưng danh Đạo Cao Đài thì đó là thứ hai, mà đã là thứ hai thì đó không phải là của Ngọc Đế lập.

NÓI RÕ: bất cứ ai cũng có quyền lập và xưng danh Đạo Cao Đài NHƯNG Ngọc Đế không có lập vì đã tuyên bố bên trên (Quyền tự do lập và mạo danh Ngọc Đế là do chính Ngọc Đế ban cho).

Ma quỉ phải xưng danh đạo đức mới gạt người khác được chứ chẳng có ma quỉ nào dám xưng ngay danh ma quỉ. Thường thì người Đạo Cao Đài không chú ý mấy chữ MỘT ĐẠO CAO ĐÀI NGỌC ĐẾ.

1.2/- Vậy Đạo Cao Đài của Ngọc Đế lập năm nào? Tại đâu?
Đạo Cao Đài của Ngọc Đế tổ chức LỄ KHAI ĐẠO ngày 15/10/ Bính Dần (19/11/1926) tại Chùa Gò Kén làng Long Thành tỉnh Tây Ninh, Việt Nam.

2/- Hiệp đồng Chư Môn - Đệ, gìn luật lệ Cao - Đài

Thầy dạy rất rõ hiệp đồng với người gìn luật lệ Cao Đài, còn với người không gìn luật lệ Cao Đài Thầy không có buộc phải hiệp đồng với họ. Thầy dạy với những kẻ ấy chỉ đem tình thương ra đối xử với họ.

Luật lệ Cao Đài là gì?

Đó là thiên luật và phàm luật.

Thiên luật duy có Pháp Chánh Truyền do quyền thiêng liêng lập ra nên không được phép sửa đổi trong mọi trường hợp. Pháp Chánh Truyền chỉ có một bản chú giải duy nhất. Đó là ngôn ngữ của luật để mọi người cùng hiểu đúng.

Phàm luật như Tân Luật, Đạo Luật, Luật Hội Thánh… có sự chỉ dạy của thiêng liêng để con người làm ra, mà có sự đóng góp của con người nên gọi là phàm luật, cho nên có quyền chỉnh đốn tùy theo tài nguyên và môi trường xã hội theo luật tấn hóa và phụng sự. Phàm luật phải tùng thiên luật.

Đạo Cao Đài xây dựng theo triết lý QUỐC ĐẠO NGHĨA LÀ ĐẠO CÓ TỔ CHỨC NHƯ MỘT QUỐC GIA... những văn bản của Hội Thánh về pháp luật, giáo lý, tổ chức, nghi lễ... ĐỀU CÓ CON DẤU KIỂM DUYỆT và đều có bản quyền. Toàn bộ thể pháp (triết lý, giáo lý, pháp luật...) của đạo đều nhất quán như thế, chẳng có một chi tiết nào đi ngoài tiền đề minh thệ.

Lời Minh thệ là quãng đường từ A tới Z của người đạo nó quyết định THĂNG hay KHÔNG THĂNG; cho nên gọi là TIỀN ĐỀ CƠ BẢN.

Đức Lý Giáo Tông dạy: Pháp luật đạo là binh khí diệt tà quyền cụ là người có học vấn nhưng không hiểu lời minh thệ dẫn đến các điều đáng tiếc khi soạn cuốn kinh kể trên.

2/- Nguyên nhân khách quan:

Tiền nhân có dạy: Nhứt niệm vô minh vạn sự tòng, nghĩa là một ý niệm, một quan niệm không sáng suốt, không đúng sẽ có vô số hệ lụy phát sinh theo hướng vô minh đó.

Bởi cụ không để tâm tìm hiểu Lời Minh Thệ nên mọi sự sau đó đã dẫn đến cái sai khi soạn kinh. Cái duyên của cụ đã may nhưng cái số lại rủi. Năm 1984 khi cụ kiểm duyệt quyển kinh thì CQPTGL đã lộ diện một phần cho đến khi internet ra đời thì mọi bí mật đều được lộ ra và hậu tấn nhìn ra vấn đề.

2.1/- CQPTGL là do cộng sản lập ra để hoạt động thành.

Những người cộng sản như ông Nguyễn Quang Sanh, Võ Nghĩa Hạo (điệp báo) cần vỏ bọc tôn giáo để hoạt động thành nên đã mời ông Huệ Lương Trần Văn Quế Chủ trưởng Hội Thánh Truyền Giáo Miền Trung lập ra CQPTGL (1965).

Đến năm 1967 ông Đinh Văn Đệ, Ba Đệ, U4 (1924-2020) gia nhập vào CQPTGL.

Ông Đệ quê ở Tân Châu, Châu Đốc, gia đình có đạo Cao Đài, học hết trung học Đệ nhất cấp rồi đi dạy học (1945). Sau đó gia nhập quân đội Việt Nam Cộng Hòa, học sĩ quan trù bị Thủ Đức (1952). Năm 1957 lên trung tá và đi học trường Đại học quân sự Đà Lạt. Sau được bổ nhiệm là Thị Trưởng Đà Lạt kiêm Tỉnh trưởng Tuyên Đức, 1966 là Tỉnh trưởng Bình Thuận. Cuối năm 1967 ứng cử Hạ Nghị Viện (Đà Lạt) và đắc cử. Ông Đệ là Phó Chủ Tịch Hạ Viện, Phó trưởng khối đối lập. Sau đó chuyển qua khối thân chính quyền để vào vai: Chủ tịch Ủy Ban Quốc Phòng Hạ Viện Sài Gòn. Mục đích là nắm tin về quốc phòng để báo cho cộng sản biết.

Cũng trong năm 1967 ông Đinh Văn Đệ nhận làm điệp viên cao cấp của cộng sản có bí danh U4 và gia nhập vào CQPTGL.

Có hai chiến công đặc biệt của ông Đệ là: Tháng 1/1975 (Chủ tịch Ủy Ban Quốc Phòng Hạ Viện Sài Gòn) đã báo cho cộng sản biết là VNCH không có kế hoạch đánh chiếm lại Phước Long, để họ dồn quân sang Buôn Mê Thuộc. Tháng 3/1975 Chủ tịch Ủy Ban Quốc Phòng Hạ Viện Sài Gòn (U4) được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu phái sang Mỹ xin viện trợ và khi trình bày trước Quốc Hội Mỹ, U4 đã tạo ra bức tranh ảm đạm làm cho Mỹ cắt viện trợ.

Sau ngày 30/4/1975 Ba Đệ được xếp vào danh sách ba nhà tình báo hàng đầu của cộng sản, 02 người còn lại là Phạm Xuân Ẩn và Nguyễn Đình Ngọc.

Ngày 25-5-2020, đại diện lãnh đạo Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hồ Chí Minh đã đến viếng tiễn biệt đạo trưởng Thiên Vương Tinh, nguyên phụ tá Bảo pháp Chơn quân Cơ quan phổ thông Giáo lý đại đạo - nhân sĩ Đinh Văn Đệ (bí danh Nguyễn Văn Hải - Tư Hải) - nguyên cán bộ cơ sở nội tuyến mạng lưới tình báo thuộc đoàn 22, Bộ chỉ huy Miền”…

2.2/- Phá cơ qui nhứt.

Từ 1964 Hội Thánh Cao Đài ngồi lại với 14 chi phái để thảo luận về Cơ Qui Nhứt. Đến 1969 Hội Thánh ĐĐTKPĐ và Hội thánh các chi đã lập ra Điều Kiện Qui Nhứt. Tại điều VI qui định: Cơ bút và đồng tử phải do nơi Tòa Thánh Tây Ninh.

Cộng sản thấy nguy cơ không còn lợi dụng ĐĐTKPĐ được nên ra tay phá cơ qui nhứt. Điệp viên U4 thú nhận đã phá chương trình qui nhứt các chi phái Cao Đài của Hội Thánh ĐĐTKPĐ.

Tại sao phải phá?

Bởi vì ĐĐTKPĐ hành đạo theo Pháp Chánh Truyền, Tân Luật và Đạo Luật nghĩa là có hệ thống hành chánh đạo, có tôn ti trật tự dùng nhơn nghĩa để xây dựng xã hội hòa bình dân chủ tự do. Một phẩm chức việc của ĐĐTKPĐ cũng phải từ bỏ quyền đời và không được tham gia đảng phái. Người đạo có quyền làm chính trị, có quyền có đảng phái, nhưng đã vào hàng phẩm chức việc thì phải từ bỏ đảng phái để lo cho đạo.

Nhân sự hành chánh của Tòa Thánh Tây Ninh chịu sự kiểm soát nghiêm nhặc của Hội Nhơn Sanh (là một Hội trong ba Hội Lập Quyền Vạn Linh) cho nên cộng sản không lôi kéo được. Ngay trong bản án ngày 20/7/1978 cộng sản cũng chỉ kể được có ông Trương Ngọc Anh (là Thừa Sử đã bị Hội Thánh rút phẩm), và một vài người nữa đếm trên đầu ngón tay là có liên lạc với cộng sản và nhiều người trong số đó đã bị Hội Thánh ĐĐTKPĐ rút phẩm lại trước ngày 30/4/1975 do phạm luật Hội Thánh.

Phá bằng cách nào?

Đạo Cao Đài ra đời từ cơ bút, do vậy cộng sản đã nghiên cứu và chỉ đạo cho CQPTGL dùng cơ bút để phá. Từ những thú nhận của U4 và phân tích cơ bút của CQPTGL ta thấy có 03 diện:

Diện một: Chính U4 đã thú nhận dùng cơ bút lập ra nhiều chi phái Cao Đài. Mục đích cộng sản là tạo ra chi phái để làm con rối cho U4 điều khiển. Còn chính CQPTGL thì lại hô hào rằng họ không phải là một chi phái và có nhiệm vụ thống nhứt các chi phái. Họ khôn khéo đến nước có ai muốn nhập môn thì đưa về cho các chi phái và tạo ra câu: Cao Đài không phải Cao Đài mới thật là Cao Đài...

(Sau ngày 30/4/1975 cộng sản đã tiếp nối chủ trương tạo ra nhiều chi phái Cao Đài để làm con rối cho họ làm băng hoại đạo đức xã hội)

Diện hai: Dùng cơ bút để hô hào không cần thống nhứt về tổ chức và hành chánh.

U4 đã tương kế tựu kế để đưa ra một đường lối qui nhứt do chính CQPTGL làm đầu: Qui nhứt bằng cái miệng là được và đủ.

Diện ba: Cài người vào phái đoàn hỗn hợp gọi là Phái Đoàn Hội Thánh ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH, mỗi Chi 2 vị để viếng thăm các Thánh Thất, Thánh Tịnh và bổn Đạo trong toàn quốc (theo điều VII của Điều Kiện Qui Nhứt/1969). Hai điệp viên cộng sản là U4 Đinh Văn Đệ và Nguyễn Quang Sanh có pháp danh Chí Thành đã chết năm 1993. Ông Sanh cùng với Đinh Văn Đệ là cặp bài trùng đã về Tòa Thánh Tây Ninh ngày 22/11/1972 cùng với phái đoàn qui nhứt đã xung phong làm Thư ký cho phái đoàn. Lưu ý Nguyễn Quang Sanh điệp viên cộng sản không phải Giáo Hữu Thượng Sanh Thanh, thế danh Nguyễn Quang Sanh giáo sư trường Lê Văn Trung.




 (https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2020/10/3291-hoi-nghi-thong-nhut-cac-chi-phai.html#more)

3/- Xin thưa với bạn đồng sanh.

Tục ngữ có câu: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. Tục ngữ cũng có câu: Trong đầm gì đẹp bằng sen, Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Cụ Đỗ Vạn Lý là một đóa sen hay người gần mực?

Để có câu trả lời khách quan cần quan sát cách hành đạo và cách thống nhất nghiệp đạo của chính Đạo Trưởng Đỗ Vạn Lý với cách của Hội Thánh ĐĐTKPĐ.

Về cách hành đạo: Cụ Lý là một nhà chính trị, tham gia chính quyền là vẫn còn là Đạo Trưởng trong Cơ Quan. Cũng như ông Đệ làm dân biểu VNCH, làm điệp viên cho cộng sản mà vẫn là Đạo Trưởng. Nhân sự CQPTGL với đạo thì có phẩm, có vị trí lãnh đạo và với đời cũng có ghế, nghĩa là đạo cũng muốn mà đời cũng ham. Trong khi luật của ĐĐTKPĐ qui định một phẩm chức việc cũng phải từ bỏ quyền đời để lo cho đạo. Hội Thánh rút phẩm chức sắc, chức việc của nhân sự tôn giáo khi có liên quan đến quyền đời. Đây là sự khác biệt căn bản của Hội Thánh ĐĐTKPĐ và CQPTGL cũng như với đa số các chi phái.

Về chủ trương thống nhứt cơ đạo. Cụ Lý đi theo cách của CQPTGL: phủ nhận Hội Thánh ĐĐTKPĐ có thật và đã tạo ra Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo rồi chờ một Hội Thánh Cao Đài do cụ tưởng tượng ra (nên không bao giờ có) và cuốn kinh của cụ là vĩnh viễn (bởi yếu tố đình chỉ cuốn kinh không bao giờ có).

Cụ Đỗ Vạn Lý là người gần mực.

Vết xe đổ của cụ là một bài học điển hình cho các bậc có học thức khi bước vào ngưỡng cửa ĐĐTKPĐ mà rủi ro gặp phải CQPTGL. Quan sát chúng ta sẽ thấy còn nhiều vị khác cũng lầm lạc như cụ Lý.

Do vậy khi Hội Thánh Anh ĐĐTKPĐ được khôi phục. Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh của ĐĐTKPĐ cần mời CQPTGL ngồi lại với đề nghị rất rõ ràng:

Thứ nhứt: Nhân sự hành đạo & đường lối hành đạo.

Nhân sự của CQPTGL có thể là Đạo Trưởng, là chức sắc lãnh đạo cơ quan mà vẫn là các quan chức chính quyền. Trong khi pháp luật ĐĐTKPĐ không cho phép như thế.

Hội Thánh không muốn có bất cứ một sự hiểu lầm nào về nhân sự hành đạo hay đường lối hành đạo nên đề nghị quí vị thay đổi danh hiệu sao xã hội hiểu đúng rằng quí CQPTGL không có liên quan đến ĐĐTKPĐ.

Thứ hai: Kinh sách của quí vị sáng tác ra không được đề đại tự ĐĐTKPĐ trên bìa sách… Kinh sách Hội Thánh ĐĐTKPĐ phát hành đều có đề: HỘI THÁNH GIỮ BẢN QUYỀN quí vị nên lưu ý để không vi phạm. (1)

Tóm lại: Hội Thánh ĐĐTKPĐ tôn trọng quyền tự do tôn giáo của quí vị, do vậy quí cơ quan cũng phải tôn trọng lại Hội Thánh ĐĐTKPĐ. Nhứt vi u ám tất giai văn. Hai bên phải minh bạch trước xã hội. Khi đó sẽ không còn những cảnh đáng buồn như cụ Lý đã gặp./.

 

 CHÚ THÍCH (1):