ÐẠI ÐẠO TAM KỲ PHỔ ÐỘ.
Ðệ Cửu niên.
TOÀ THÁNH TÂY NINH.
&&&
HỘI NHƠN SANH.
NỘI LUẬT.
&&&
CHƯƠNG THỨ NHỨT.
VỀ ÐẠI HỘI TẠI TOÀ THÁNH.
Ðiều Thứ Nhất:
Chiếu theo Ðạo Nghị Ðịnh thứ 4 điều thứ 7 của
Ðức Lý Giáo Tông và Phạm Hộ Pháp thì Thượng Chánh Phối Sư là Nghị trưởng Hội
Nhơn Sanh.
Hội Nhơn Sanh sắp đặc như sau nầy:
I-Thượng Chánh Phối Sư … Nghị Trưởng.
II- Nữ Chánh Phối Sư … Phó Nghị Trưởng.
III- Lễ Sanh, Chánh Trị Sự, Phó Trị Sự, Thông
Sự, Phái Viên:….. Nghị Viên.
VI_ Một Nghị Viên Nam; và một Nghị Viên Nữ … Từ
Hàng.
V- Hai Nghị Viên Nam và hai Nghị Viên Nữ …. Phó
Từ Hàng.
Ðiều Thứ Hai:
Thái và Ngọc Chánh Phối Sư và các Quản lý Toà
Nội Chánh đều đến dự Hội hoặc trả lời những điều nào nghị viên không rõ mà xin
bày tỏ hoặc minh triết những vấn đề nghị viên hạch hỏi. Nếu một vấn đề nào bị
công kích thì Chánh Phối Sư hay là Quản lý thuộc về vấn đề ấy phải trả lời hay
là bày tỏ cho khỏi sanh điều khó khăn cho việc bàn cải.
Ðiều Thứ Ba:
Một Chức Sắc Hiệp Thiên Ðài đến chứng kiến và
bảo thủ Luật Lệ không cho Hội phạm đến.
Ðiều Thứ Tư:
Hội Nhơn Sanh để bàn tính những việc sau nầy:
1/- Giáo hoá Nhơn Sanh.
2/- Lo liệu phương hay cho Ðạo với Ðời khỏi
điều phản khắc và nâng cao tinh thần trí thức của Nhơn Sanh.
3/- Phổ Ðộ Nhơn Sanh vào cửa Ðạo dìu dắt Tín đồ
cho khỏi trái bước và trọn vâng các luật lệ của Ðạo.
4/- Xin sửa cải thêm bớt hay huỷ bỏ những luật
lệ của Ðạo không phù hợp với trình độ trí thức tinh thần của Nhơn Sanh.
5/- Lo cho nền Ðạo được trong ấm ngoài êm, và
đủ phương liệu đặng phổ thông nền chơn giáo.
6/- Xem xét và công nhận phương diện chánh trị
của Ðạo quan sát sổ thâu xuất tài sản và nghị sổ phỏng định năm tới.
Ðiều Thứ Năm:
Mổi năm Hội Nhơn Sanh nhóm nhằm ngày rằm tháng
Giêng nhưng Hội viên và Phái viên phải có mặt tại Toà Thánh ngày 13 tháng đó và
phải ở lại cho đến ngày bãi hội.
Khi đến Toà Thánh thì lại Nội chánh (Lại Viện)
ghi giấy thông hành chừng về cũng trở lại Nội chánh ghi giấy thông hành. Nếu vô
cớ đến trễ thì không đặng dự nhóm.
Ðiều Thứ Sáu:
Mổi năm mùng một tháng chạp thì Nghị trưởng gởi
chương trình những vấn đề sẽ đem ra bàn cải cho các Ðầu Tỉnh Ðạo lúc Hội Nhơn
Sanh nơi Tỉnh Ðạo nhóm ngày rằm tháng nầy đem ra bàn cải xem xét trước cho kỷ
lưỡng.
Ðiều Thứ Bảy:
Hội viên và Phái viên nhớ mỗi năm đến lệ về
nhóm chớ không có thơ mời và cũng nhớ đem giấy chứng rằng mình là Hội viên hay
Phái viên đặng nhập hội.
Ðiều Thứ Tám:
Nghị Viên muốn xin canh cải thêm bớt, huỷ bỏ
điều chi trong luật Ðạo hay là điều chi khác nữa thì phải gởi tờ xin 20 ngày
trước bửa Hội nhóm. Cũng phải chỉ rõ mình xin sửa cải thêm bớt hay là huỷ bỏ
việc gì.
Ðiều Thứ Chín:
Khi nhóm hội cả hội phải tuân y thể lệ của bổn
“LUẬT” lệ chung các “HỘI”.
Nếu vô cớ mà không đến nhóm Hội thì phải bị mất
quyền Hội viên hay là Phái viên. Nếu là Hội viên thì mất quyền ấy ba năm, còn
Phái viên thì trong 3 năm không có quyền ra ứng cử.
Cả Nghị viên phải mặc Thiên Phục hay là Ðạo
Phục tuỳ theo phẩm mình.
Ðiều Thứ Mười:
Nội trong 20 ngày sau khi Hội nhóm thì Từ hàng
phải lập vi bằng cho rồi trong đó Nghị trưởng, Phó Nghị trưởng, Từ hàng Nam Nữ
và một Chức sắc Hiệp Thiên Ðài ký tên vào.
Vi bằng nầy phải lập 5 bổn:
. Một bổn gởi cho Thượng Hội.
. Hai bổn cho Hội Thánh.
. Một bổn cho Hiệp Thiên Ðài.
. Một bổn giữ lưu chiếu.
Khi Hội Thánh và Thượng Hội gởi lại cho Thượng
Chánh Phối Sư ba bổn đã công nhận hay là bắt bẻ khoản nào thì Thượng Chánh Phối
Sư giử lưu chiếu một bổn và gởi ngay cho Nữ và Ngọc Chánh Phối Sư mỗi vị một
bổn đặng lo liệu cách thi hành.
Ðiều Thứ Mười Một:
Trước bửa Ðại Hội mà Nam Nữ Phải nhóm chung
nhau Thượng Chánh Phối Sư hoặc Nữ Chánh Phối Sư có điều chi phải hỏi ý kiến
riêng Hội viên phái của mình thì được quyền mời nhóm (Nam theo Nam Nữ theo Nữ).
Kỳ nhóm nầy Từ hàng phái nào theo phái nấy, lập
vi bằng hai bổn. Nghị trưởng và Từ hàng ký tên để lưu chiếu một bổn còn một bổn
thì như Chánh Phối Sư Nam thì gởi cho Chánh Phối Sư Nữ; còn Nữ Chánh Phối Sư
thì gởi cho Chánh Phối Sư Nam hầu hiểu rõ những điều mà mổi phái đã bàn tính.
Ðiều Thứ Mười Hai: Nhóm ngoại lệ.
Khi có việc chi thật trọng hệ cần yếu thì được
phép nhóm ngoại lệ Ðại Hội tại Toà Thánh một năm một kỳ mà thôi.
Thiệp mời nhóm gởi trước 15 ngày; hoặc gởi điện
tín thì 3 ngày trước.
&&&
CHƯƠNG THỨ HAI.
VỀ SỰ CHỌN CỬ PHÁI VIÊN.
Ðiều Thứ Mười Ba:
Lễ Sanh, Chánh PhóTrị Sự và Thông Sự đều có
quyền đến dự nhóm Hội Nhơn Sanh nhưng bửa ấy mà cả thảy đều đến Toà Thánh thì
nơi Làng nơi Quận không còn Chức Sắc, Chức Việc; phận sự phải bỏ bê e xảy ra
điều khó khăn vậy định như sau đây rất tiện:
Sau khi nhóm tại Tỉnh đặng bàn cải quyết định
và lập vi bằng các vấn đề trong chương trình của Thượng Chánh Phối Sư gởi đến
thì mổi phẩm chọn cử một Hội Viên đặng thay mặt cho Tỉnh mình hầu đến Toà Thánh
mà dự Ðại Hội.
Còn Phái Viên thì cũng một vị như mấy phẩm đã
kể trên đây.
Việc chọn cử nầy phải tuân y Ðạo Nghị Ðịnh thứ
20 của Ðức Quyền Giáo Tông và Phạm Hộ Pháp.
Tại Tỉnh Thành Tây Ninh là Tỉnh THÁNH ÐỊA cũng
tuỳ y một luật ấy.
Nghị viên Hội Nhơn Sanh lãnh trách nhiệm một
hạn kỳ là ba năm.
Phái viên đắc cử Nghị Viên Hội Nhơn Sanh chụp
ba tấm hình giao cho Ðầu Tỉnh Ðạo gởi cho Nội Chánh (Lại Viện) đặng gắn vào
giấy chứng nhận và sổ bộ cùng vô khuôn treo tại nhà Hội .
Cả Lễ Sanh Chức Việc và Phái Viên không đắc cử
Nghị viên Hội Nhơn Sanh được thông thả đến Toà Thánh nhập hội nhưng được dự
thính mà thôi, nơi Hội có sắp đặc chổ ngồi cho chư vị được dự thính.
Muốn tỏ ý kiến chi cho Hội thì do nơi Chư Nghị
viên ở Tỉnh Ðạo của mình mà thôi.
&&&
CHƯƠNG THỨ BA.
HỘI NGÁNH THƯỜNG XUYÊN.
Ðiều Thứ Mười Bốn:
Lập một Hội Ngánh thường xuyên đặng bàn tính
các điều thường ngoại chương trình với việc trọng hệ cần yếu xãy ra thình lình
nhứt là việc Thượng Chánh Phối Sư hoặc Chức Sắc nào mà Hội Thánh cho quyền
thông công với Chánh Phủ. Thượng và Nữ Chánh Phối Sư cũng làm Chánh Phó Nghị
Trưởng.
Từ hàng Chánh Phó cũng lãnh y phận sự. Nghị
viên thì sắp đặc y như sau đây:
Cũng có mặt một hoặc vài Chức Sắc Nội Chánh tuỳ
theo việc bàn tính và một Chức Sắc Hiệp Thiên Ðài.
Một năm nhóm ba kỳ (4 tháng một kỳ).
Nhóm kỳ thứ nhất: Mùng 06-4.
Nhóm kỳ nhì: 13- 8. Phải đến trước.
Nhóm Kỳ ba: 13-11 bửa Hội 01 ngày.
Khi có việc trọng hệ gấp rút thì Nghị trưởng
được quyền gởi điện tín mời nhóm nhưng mà một năm không quá hai lần. Ðiện tín
mời nhóm gởi ba ngày trước bửa nhóm.
Nội trong 10 ngày sau khi nhóm Hội thì lập vi
bằng và làm y như nhóm Ðại Hội.
Chánh Phó Nghị trưởng, Từ Hàng Nam Nữ với một
Chức Sắc Hiệp Thiên Ðài ký tên tờ vi bằng.
Lúc Ðại Hội Nhơn Sanh thường lệ trước khi giải
tán thì chư Nghị viên các Tỉnh Nam kỳ (Nam và Nữ riêng nhau) phải phái mỗi Tỉnh
một vị đặng thay mặt nơi Hội thường xuyên cho Tỉnh của mình.
Toàn các nước Lân Bang cũng đồng quyền y như
phép công cử nơi Việt Quốc mà sắp đặc những Phái viên về nhập Ðại Hội Nhơn Sanh
và Thượng Hội theo như Luật Lệ sở định nầy:
Nghị Viên Nam và Nữ phải đồng một số.
Toà Thánh sẽ lập Khách đình để cho chư phái
viên ngoại bang đến cư ngụ nhứt là sẽ cấp đất Toà Thánh đặng chia cho mổi Tỉnh
Ðạo cất nhà cửa cùng cơ sở vỉnh cửu đặng người thay mặt mình ở thường xuyên gần
Toà Thánh.
Ðiều Thứ Mười Lăm:
Ban Uỷ viên xem xét tài chánh Hội Ngánh thường
xuyên chọn ba Nghị viên Nam và ba Nghị viên Nữ đặng mỗi kỳ nhóm lệ thường xuyên
ba ngày trước bửa nhóm xem xét sổ sách của Hộ Viện rồi lập tờ phúc đem ra trình
cho Hội. Mổi kỳ nhóm lệ thì Nghị viên lãnh làm kiểm sát phải đến Toà Thánh
trước ba ngày đặng có thời giờ xem xét sổ sách.
Ðiều Thứ Mười Sáu:
Nếu ngày sau có điều chi cần sửa cải, huỷ bỏ
hoặc cần ích thì truất bỏ hoặc thêm vô luật lệ nầy.
Lập Tại Toà Thánh.
Ngày 16-11- Năm Giáp Tuất.
(Le 22-Décembre 1934).
Phạm Hộ Pháp
Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Ðài Hiệp Thiên
và Cửu Trùng.
Ký Tên: Phạm Công Tắc.
@@@
Ðánh máy lại theo bản in năm Bính Tý (1936):
THÁI HOÀ ẤN QUÁN – TOÀ THÁNH TÂY NINH.
Ngày 04-3-Ất Dậu. (2005).