(Tiếp theo 7)
HÒA BÌNH
CHUNG SỐNG BIÊN NIÊN.
06-9-2013.
Nguyễn Phúc Thành.
Bài 07.
Đức
Thượng Sanh và chư vị Thời Quân...
(4)/- Tướng Trình Minh
Thế và GS Nguyễn Văn Trung.
.
Tướng Trình Minh Thế chết ngày 03-5-1955.
Như
vậy là Tướng Thế chết dưới lá cờ của Việt Nam Cộng Hòa chớ không liên quan đến
Quân Đội Cao Đài (vì đã hoàn tất việc quốc gia hóa trước đó 01 ngày:
02-5-1955).
Thực
ra Tướng Thế đã về với Ngô Đình Diệm từ 18-2-1955. Bằng cớ là trong KIẾN
NGHỊ của Mặt Trận Thống Nhất Toàn Lực Quốc gia ngày 20-3-1955 Tướng Thế đã tự
xác định là người của ông Diệm.
Mặt Trận Thống Nhất
Toàn Lực Quốc Gia
Chủ Tịch Đoàn
KIẾN NGHỊ
Gởi
ông Thủ Tướng Chánh Phủ Việt Nam.
-
Xét vì tình thế nước nhà đang hồi nghiêm trọng cần đến sức chiến đấu của Toàn
Lực Quốc Gia mới mong cứu nguy được Tổ Quốc.
-
Xét vì nhân dân Việt Nam đang đòi hỏi một chánh quyền liên hiệp quốc gia dân
chủ và lành mạnh để lãnh đạo dân tộc vượt qua khó khăn nầy.
-
Xét vì ngồi điềm nhiên tọa thị trong lúc nước nhà nghiêng ngữa là một trọng tội
đối với Tổ Quốc và tiền nhân.
CHÚNG TÔI QUYẾT ĐỊNH
1) Xây
dựng một chánh quyền liên hiệp quốc gia và lành mạnh.
2) Đề
đạt ý kiến nầy lên Thủ Tướng Ngô Đình Diệm yêu cầu trong thời gian 4 ngày, cải
tổ toàn diện nội các hiện hữu để thay thế vào một nội các mới với sự thỏa thuận
của Mặt Trận Thống Nhất Toàn Lực Quốc Gia.
Tây Ninh ngày 20-3-1955
Ký tên:
Đức Hộ Pháp: Phạm Công Tắc
Trung Tướng: Trần Văn Soái
Trung Tướng: Nguyễn Thành Phương
Thiếu Tướng: Lâm Thành Nguyên
Thiếu Tướng: Lê Quang Vinh
Thiếu Tướng: Trình Minh Thế
(Ý
kiến của Thiếu Tướng Trình Minh Thế:
Tôi là Thiếu Tướng Quân Đội Quốc Gia, cố nhiên không có
quyền làm chánh trị. Nhưng vì nhận rõ nguy cơ của dân tộc, Tôi tán thành bản
quyết nghị nầy).
&&&
. GS Nguyễn Văn Trung
đã viết sai.
GS
Nguyễn Văn Trung là một vị GS uyên bác và đáng kính. Ông từng dạy tại Đại Học
Cao Đài. Ông đã có nhiều tác phẩm về văn học, về triết học hay chính trị...
nhưng khi viết về Đạo Cao Đài vẫn có sai sót.
Trong
Lục Châu Học chương 05. CAO
ĐÀI: ĐẠO Ở VÙNG ĐẤT MỚI. GS
Nguyễn Văn Trung viết:
... sau 1954 hai ông
Diệm Nhu đã liên minh với quân đội giáo phái Cao Đài để đánh bại đám "anh
hùng thảo khấu Bình Xuyên" ở Saigon.
Như
vậy GS Trung đã viết sai với sự thật.
Tướng
Thế có đánh với Bình Xuyên là với danh nghĩa và súng đạn của Ông Diệm (Việt Nam
Cộng Hòa); không liên quan đến Quân Đội Cao Đài. Đức Hộ Pháp không bao giờ liên
minh với Diệm Nhu và dùng súng đạn để đánh Bình Xuyên.
Giờ
nầy GS Nguyễn Văn Trung còn sống (ở Canada) chúng Tôi hy vọng GS có dịp xem lại
và sửa chữa cho đúng với sự thật.
&&&
(5)/-Ngày giổ các Phủ
Từ tháng 8 âm lịch hằng năm.
Người
Đạo Cao Đài hẳn biết Thánh Địa có mở Phủ Từ là nhà thờ chung cho từng họ như Lê
Phủ Từ, Phan Phủ Từ, Võ Phủ Từ... những người không theo Đạo Cao Đài vẫn có đầy
đủ quyền lui tới hay sinh hoạt nơi Phủ Từ...
Mổi
Phủ Từ có 02 ngày cúng trong năm vào tháng Giêng (có lễ vía Đức Chí Tôn) và
tháng Tám (có lễ vía Đức Phật Mẫu hay Hội Yến Diêu Trì Cung).
Vào
tháng Giêng mổi Phủ Từ chọn một ngày riêng cúng tông đường. Nhưng tháng Tám tất
cả các Phủ Từ đều cúng vào ngày 20-8.
Nguyên
do nào các Phủ Từ cúng cùng một ngày 20-8?
Nó
liên quan đến ngày Đạo Hận 20-8-Ất Mùi (05-10-1955). Là ngày Ngô Đình Diệm ra
lịnh cho Tướng Nguyễn Thành Phương đem binh lính về vây Hộ Pháp Đường.
Đức
Hộ Pháp ra Thánh Lịnh lấy đó làm ngày Đạo hận.
Trong
Đàn Cơ tại Cung Đạo 15-11-Tân Hợi (dl 1-1-1972).
Đức Hộ Pháp thâu hồi Thánh Lịnh ngày Đạo hận và Hội Thánh xin lấy ngày 20-8- Âm
Lịch để làm ngày kỷ niệm tại các Tông Đường (theo sáng kiến của Ngài Khai Đạo).
Như vậy ngày nào các Phủ Từ còn hoạt động thì người trong dòng họ đó còn dịp để
nhớ đến ngày đạo nạn.
Phủ
Từ hiểu theo nghĩa thông thường trong truyền thống thì đó là nơi thờ cúng chung
của từng họ tộc để hậu tấn biết nước có nguồn, cây có cội... và nâng đở nhau về
vật chất hay tinh thần trong cuộc sống. Nhưng hiểu trong nghĩa của đạo theo
chánh tự ĐĐTKPĐ là Tiếng An Nam thì Phủ còn có nghĩa phủ dụ, Từ là từ ngữ là
tiếng nói, là văn bản. Phủ Từ còn là nơi ban ra những lời phủ dụ cho tông tộc,
họ hàng biết được cái chơn lý đời người hay chơn lý trong cuộc sống... Hiểu vậy
để thấy rằng Đạo Cao Đài tiếp nhận truyền thống văn hóa của dân tộc, của nhân
loại và đưa nó lên một tầm cao mới theo lẽ đạo, rất nhân văn phù hợp với qui
luật phát triễn xã hội.
Ngày
nào còn Đạo Cao Đài thì còn các Phủ Từ. Còn các Phủ Từ thì còn ôn cố tri tân để
hiểu phần nào sự khó khăn của Hội Thánh Cao Đài vào năm 1956 và nhìn ra khổ
nhục kế. Từ 1956 đến 2013 tính ra là 57 năm sau hậu tấn học đạo mới biên niên
HBCS và mạnh dạn trình ra khổ nhục kế của Hội Thánh Cao Đài.
&&&
(6)/- Đạo xây đời thì
phải gắn liền với xã hội.
Xã
hội Việt Nam ngày nay dân oan nơi nào cũng có, sưu cao, thuế nặng, phí chồng
phí lợi ích nhóm chi phối cả đất nước để bần cùng hóa nhân dân mà 09 chi phái
Cao Đài cùng các cơ quan, tổ chức Cao Đài không hề có một tiếng nói... để chia
xẻ sự đau khổ với dân tộc; đó chính là hành vi liên hiệp với chính trị. Tại sao
các chi phái liên hiệp với chánh trị? Họ liên hiệp là để trả ơn cộng sản đã ban
pháp nhân cho họ. Đặc biệt với chi phái Nguyễn Thành Tám thì sự biết ơn ấy còn
tăng lên nhiều lần vì chính quyền cộng sản đã lấy hết cơ ngơi và danh hiệu của
ĐĐTKPĐ cho chi phái nầy sử dụng.
&&&
Còn tiếp: Lòng trung kiên và sự kín đáo của Đức Thượng
Sanh.
&&&
TNHT Q2.
Bắt ấn trừ yêu đã tới
kỳ,
Ngọc-Hư định sửa mối Thiên-thi.
Cửu-Trùng không kế an thiên-hạ,
Phải để Hiệp-Thiên đứng trị vì.
Thành pháp dìu đời qua nẻo khổ,
Nên công giúp thế lánh cơn nguy.
Quyền-hành từ đấy về tay nắm,
Phải sửa cho nên đáng thế thì.
Ngọc-Hư định sửa mối Thiên-thi.
Cửu-Trùng không kế an thiên-hạ,
Phải để Hiệp-Thiên đứng trị vì.
Thành pháp dìu đời qua nẻo khổ,
Nên công giúp thế lánh cơn nguy.
Quyền-hành từ đấy về tay nắm,
Phải sửa cho nên đáng thế thì.
@@@
Đức Thượng Sanh và chư vị Thời Quân...
|