Trang

Thứ Sáu, 3 tháng 1, 2020

3038. HỘI THÁNH NỘI LUẬT.(1934).



TRẢ LỜI BẠN ĐỌC. 

Cảm ơn nhị vị hiền huynh Trần Trung Hiếu (Tây Ninh) và hiền đệ Dũng (Tuy Phước), BBT gởi lên đây nguyên văn HỘI THÁNH NỘI LUẬT.


Lập tại Toà Thánh ngày 16-11- Năm Giáp Tuất.
(Le 22 Décembre-1934).
Phạm Hộ Pháp.
Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Ðài .
Hiệp Thiên và Cửu Trùng.

Ký Tên: Phạm Công Tắc.
NGUYÊN VĂN:



ÐẠI ÐẠO TAM KỲ PHỔ ÐỘ.

Ðệ Cửu niên.
TOÀ THÁNH TÂY NINH.
&&&


         
HỘI THÁNH.
NỘI LUẬT.
&&&

CHƯƠNG THỨ NHỨT.
ÐẠI HỘI HỘI THÁNH.

Ðiều Thứ Nhứt:
Chiếu theo Pháp Chánh Truyền và Ðạo Nghị Ðịnh Thứ Tư điều thứ 5 và thứ 6 của Ðức Lý Giáo Tông và Phạm Hộ Pháp thì các phẩm vị Chức Sắc kể sau đây đặng vào Hội Thánh.
1- Thái Chánh Phối Sư …. Nghị Trưởng.
2- Nữ Chánh Phối Sư …. Phó Nghị trưởng.
3- Phối Sư, Giáo Sư, Giáo Hửu: Nam Nữ …. Nghị viên.
4- Một Nghị viên Nam và một Nghị viên Nữ …. Từ hàng.
5- Hai Nghị viên Nam và hai Nghị viên Nữ ….. Phó Từ hàng.
6- Thượng và Ngọc Chánh Phối Sư với Chánh Phó Quản lý Cửu Viện thay mặt cho Nội chánh đặng minh triết các vấn đề để chư Nghị viên không rõ đem ra hạch hỏi được quyền bàn cải và bỏ thăm.
7- Thập Nhị Thời Quân Hiệp Thiên Ðài phải có mặt bửa Hội nhóm đặng lo bảo thủ Ðạo Luật không cho Hội phạm đến.
Nếu một vấn đề nào sau khi bàn cải rồi mà Cửu Trùng Ðài bỏ thăm thuận còn Hiệp Thiên Ðài thì bỏ thăm nghịch hoặc là Cửu Trùng Ðài bỏ thăm nghịch mà Hiệp Thiên Ðài bõ thăm thuận thì vấn đề ấy phải bàn tính mà bỏ thăm lại.
Nếu hai phen bàn cải mà vẫn cũng còn phản khắc nhau thì Chánh Chủ Hội tuyên bố liền rằng vấn đề ấy sẽ dâng lên Thượng Hội định đoạt.
Ðiều Thứ Hai:
Chức Sắc Hàm phong được dự thính mà thôi. Có sắp đặt chổ riêng cho những vị nầy ngồi.
Ðiều Thứ Ba:
Hội Thánh bàn định mấy việc sau đây:
1- Các vấn đề của Hội Nhơn Sanh đã bàn định hoặc của Thượng Hội gởi xuống đặng lập phương ban hành.
2- Lo về sự phổ độ, việc hành đạo tha phương, tài liệu, tài chánh của Ðạo và cả nền Chánh Trị của Ðạo.
3- Bàn cải và công nhận sổ phỏng định thâu xuất năm tới.
4- Xin sửa cải thêm bớt hay là huỷ bỏ những luật lệ không phù hạp với sự tấn hoá về tâm trí nhơn sanh.
5- Các việc có ảnh hưởng về nền Ðạo.
Ðiều Thứ Tư:
Mổi năm Hội nhóm thường lệ một kỳ ngày rằm tháng bảy.
Nội trong ngày 12-7 Nghị viên phải có mặt tại Toà Thánh và phải ở lại cho đến ngày mãn hội. Khi đến Toà Thánh thì lại Nội Chánh (Lại Viện) ghi giấy thông hành chừng về cũng trở lại Nội chánh ghi giấy thông hành.
Nếu vô cớ mà đến trể thì không đặng dự nhóm.
Ðiều Thứ Năm:
Nghị Trưởng lập chương trình các việc sẽ đem bàn tính rồi nội ngày rằm tháng sáu gởi cho cả Thiên phong mổi vị một bản.
Ðiều Thứ Sáu:
Nghị viên mổi năm đến lệ về nhóm chớ không có thơ mời riêng.
Ðiều thứ Bảy:
Nghị viên nào muốn xin canh cải thêm bớt, huỷ bỏ điều chi trong luật Ðạo hay là điều chi khác nữa thì phải gởi tờ xin trước ngày mùng một tháng sáu đặng Hội Thánh xem xét và Nghị trưởng ghi vào chương trình.
Như có điều chi muốn hạch hỏi hay là công kích tại giữa Hội thì trong tờ xin chỉ rõ ràng về khoản chi trước ngày rằm tháng sáu đặng Hội Thánh đủ thời giờ mà minh triết .
Trong mấy ngày Hội nhóm Nghị viên được quyền xin hạch hỏi hoặc công kích Nội Chánh; Nội Chánh có quyền trả lời liền lúc đó hầu làm cho vui lòng Nghị viên. Thoản như nhằm việc trọng hệ phải quan sát lại thì Nghị trưởng được quyền đình lại đến kỳ nhóm Hội thánh thường xuyên đem vấn đề ấy ra mà minh triết hoặc gởi thơ cùng các châu tri trả lời các lời hỏi.
Ðiều Thứ Tám:
Khi nhóm Hội chư Nghị viên tuân y Luật Lệ chung các Hội.
Buổi nhóm nếu vô cớ mà không đến nhóm Hội thì phải bị đệ ra Tam Giáo Toà.
Tư cách Nghị viên: cả Nghị viên phải mặc Thiên phục cho trang hoàng giữ vẽ nghiêm trang.
Ðiều Thứ Chín:
Nội trong 20 ngày sau khi nhóm thì Từ Hàng lập vi bằng (5 bổn) (Nghị trưởng Chánh Phó và Từ Hàng Nam Nữ với một Chức Sắc Hiệp Thiên Ðài ký tên).
. Giử lưu chiếu một bổn.
. Ðệ lên cho Thượng Hội ba bổn.
. Hiệp Thiên Ðài một bổn.
Chừng Thượng Hội gởi trả ba bổn lại; Nghị trưởng giử lưu chiếu một bổn và giao cho Ngọc Chánh Phối Sư và Nữ Chánh Phối Sư mổi vị một bổn đặng ban hành.
Ðiều Thứ Mười: Nhóm Ngoại Lệ.
Khi có việc chi thật trọng hệ cần yếu thì được phép nhóm ngoại lệ một năm một kỳ mà thôi. Thiệp mời nhóm gởi trước 15 ngày, hoặc gởi điện tín thì ba ngày trước.
Ðiều Thứ Mười Một:
Trước bửa Ðại Hội mà Nam Nữ phải nhóm chung nhau . Thái Chánh Phối Sư hoặc Nữ Chánh Phối Sư có điều chi phải hỏi ý kiến riêng Chức sắc phái của mình thì được quyền mời nhóm riêng (Nam theo Nam; Nữ theo Nữ).
Kỳ nhóm nầy Từ Hàng phái nào theo phái nấy. Lập vi bằng hai bổn Nghị trưởng và Từ hàng ký tên để lưu chiếu một bổn còn một bổn thì như Chánh Phối Sư Nam thì gởi cho Chánh Phối Sư Nữ . Còn Chánh Phối Sư Nữ thì gởi cho Chánh Phối Sư Nam hầu hiểu rõ những điều của của mỗi phái đã bàn tính.
&&&


CHƯƠNG THỨ HAI.
HỘI NGÁNH THƯỜNG XUYÊN.
Ðiều Thứ Mười Hai.
Lập một Hội Ngánh thường xuyên đặng bàn tính các việc thường ngoài chương trình hoặc điều trọng hệ cần yếu xãy ra thình lình nhứt là việc Thượng Chánh Phối Sư hay là chức sắc nào của Hội Thánh cho quyền thông công với Chánh Phủ.
Mỗi năm nhóm ba kỳ (4 tháng 1 kỳ).
Kỳ nhứt: 13-2.
Kỳ nhì: 13-6. Nội ngày 12 phải có mặt.
Kỳ Ba: 13-10. tại Toà Thánh.
Nội trong 10 ngày sau khi nhóm thì lập vi bằng và làm y như nhóm Ðại Hội (Vi bằng cũng có 5 vị kể phẩm tước trong điều thứ 9 ký tên vào).
Khi có việc trọng hệ cần kíp thì Nghị trưởng được quyền gởi điện tín mời nhóm nhưng mà một năm không quá hai kỳ. Ðiện tín mời gởi ba ngày trước bửa nhóm.
Nghị viên nếu vô cớ không đi nhóm thì bị đệ ra Tam Giáo Toà.
Hội viên của Ban thường xuyên phải lập như sau nầy:
Thái Chánh Phối Sư cũng làm… Nghị trưởng.
Nữ Chánh Phối Sư cũng làm… Phó Nghị trưởng.
Từ hàng Nam Nữ lảnh y phận sự Ðại Hội.
Số Nghị viên định như sau đây:
Thượng và Ngọc Chánh Phối Sư và chư Quản lý Nội chánh (như quản lý viện nào vắng mặt thì Phó quản lý thay thế).
Chín Nghị viên chọn trong thiên phong và các Tỉnh chia ra 9 quận như sau đây:
1- Sài Gòn- Chợ Lớn –Tân An.
2- Gia Ðịnh -Tây Ninh.
3- Bà Rịa – Biên Hoà -Thủ Dầu Một.
4- Mỷ Tho- Gò Công.
5- Bến Tre – Trà Vinh.
6- Sa Ðéc – Vĩnh Long.
7- Châu Ðốc –Hà Tiên- Long Xuyên.
8- Cần Thơ- Rạch Giá.
9- Bạc Liêu- Sóc Trăng.
(Mỗi quận cũng cử thêm một Nghị viên).
Mổi nước lân bang như Cao Miên Ai Lao vv… được cử từ một đến 3 Nghị viên tuỳ ý.
(cũng cử 1 hoặc 3 chánh và 1 hoặc 3 phụ) .
Nghị viên quận Nam Kỳ lãnh trách nhậm một năm mà thôi.
Còn Nghị viên lân bang được lãnh một năm hay ba năm tuỳ ý.
Nghị viên Nam và Nữ phải đồng một số.
Toà Thánh sẽ lập Khách đình cho Chư vị nầy đến cư ngụ.
Ðiều Thứ Mười Ba:
Ban uỷ viên xem xét tài chánh.
Hội Ngánh thường xuyên chọn hai Nghị viên Nam và hai Nghị viên Nữ ở các Tỉnh Nam Kỳ hoặc các nước lân bang đặng mỗi kỳ 4 tháng; ba ngày trước khi nhóm Hội thường xuyên xem xét sổ sách bút toán của Hộ Viện một lần rồi lập tờ phúc đem ra trình khi nhóm Hội.
Mổi kỳ nhóm Hội Ngánh thì Nghị viên lãnh làm kiểm sát phải đến Toà Thánh trước ba ngày đặng có thời giờ xem xét sổ sách.
Ðiều thứ Mười Bốn:
Nếu ngày sau còn có điều chi sửa cải huỷ bỏ hoặc cần ích cho Hội Thánh thì truất bỏ hoặc thêm vào Luật Lệ nầy.

Lập tại Toà Thánh ngày 16-11- Năm Giáp Tuất.
(Le 22 Décembre-1934).
Phạm Hộ Pháp.
Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Ðài .
Hiệp Thiên và Cửu Trùng.
Ký Tên: Phạm Công Tắc.
@@@

Ðánh máy lại theo bản in năm Bính Tý (1936):
THÁI HOÀ ẤN QUÁN – TOÀ THÁNH TÂY NINH.
Ngày 04-3-Ất Dậu. (2005).