TRẢ LỜI BẠN ĐỌC.
Cảm ơn nhị vị hiền huynh Trần Trung Hiếu (Tây Ninh) và hiền đệ Dũng (Tuy Phước), BBT gởi lên đây nguyên văn LUẬT LỆ CHUNG CÁC HỘI.
Lập Tại Toà Thánh Ngày 16-11- Năm Giáp Tuất.
(22- Décembre 1934).
Hộ Pháp.
Chưởng quản Nhị Hữu Hình Ðài.
Hiệp Thiên và Cửu Trùng.
Phạm Công Tắc.
NGUYÊN VĂN:
ÐẠI ÐẠO TAM KỲ PHỔ
ÐỘ.
Ðệ Cửu niên.
TOÀ THÁNH TÂY
NINH.
&&&
LUẬT LỆ CHUNG CÁC
HỘI.
Khi nhóm Hội chư Nghị viên tuân y điều lệ sau đây:
Ðiều Thứ Nhứt: Lễ trước lúc mở hội.
Khi Nghị Trưởng vào hội lại ghế Chủ toạ thì chư Nghị
viên phải đứng dậy thủ lễ với người chờ người ngồi trước rồi chư Nghị viên mới
ngồi sau.
Khi cả thảy ngồi xuống thì Nghị trưởng đứng dậy trước,
rồi cả thảy đứng dậy sau và phải giữ vẽ nghiêm trang. Ðoạn tay bắt ấn tý lấy
dấu và mặc niệm năm câu chú và cầu khẩn Ðức Chí Tôn bố trí chung rồi cả Hội đọc
Kinh Nhập Hội. Khi đọc rồi niệm câu chú của Ðại Từ Phụ.
Ðoạn chờ cho Nghị trưởng ngồi rồi chư Nghị viên mới
ngồi sau.
Ðiều Thứ Nhì: Mở Hội.
Khi đâu đó ngồi xong xã êm tịnh thì Nghị trưõng rung
một tiếng chuông cho chư Nghị viên nghe đặng lẳng lặng. Rồi Nghị trưởng mở hội bảo Từ Hàng đọc tờ vi bằng nhóm kỳ
trước. Thoãn như cả Nghị viên có đọc tờ vi bằng ấy rồi thì Nghị trưởng hỏi Nghị
viên tờ vi bằng ấy đặt ra có y theo lời đã bàn định chăng và cả Nghị viên đều
công nhận hết chăng?.
Nếu có điều chi mà
cả Hội định phải sửa đổi vì không y theo lời đã bàn định thì Nghị trưởng cho
lịnh Từ hàng lập tức sửa lại liền và cho biết luôn sự kết quả các lời bàn định
trong tờ vi bằng ấy.
Kế đó đem các vấn
đề trong chương trình bửa nhóm mà bàn định.
Ðiều Thứ Ba: Phận sự Nghị trưởng.
Trong hội nhóm Nghị trưởng hay là Chủ toạ đem các vấn
đề sắp đặc có thứ tự trong chương trình cho Nghị viên bàn luận.
Nghị viên không đặng bàn tính việc gì
khác hơn là vấn đề đang tranh luận cho tới vấn đề “tạp vụ”.
Nghị trưởng khi xướng đề ra nói rành rẽ cho chư Nghị
viên thông hiểu, rồi để cho Nghị viên tự do bàn luận chẳng nên cải lẫy điều chi
với Nghị viên và chờ khi bàn cải rồi thì kết luận những ý kiến của chư Nghị
viên và cho hiểu rõ mà công nhận hay là huỷ bỏ.
Ðiều Thứ Tư: Phận sự Phó Nghị trưởng.
Phó Nghị trưởng giúp Nghị trưởng về việc ban hành các
lời bàn định. Trước khi mời nhóm hội chung trí với Nghị trưởng lập chương trình
và khi Nghị trưởng vắng mặt vì bận việc, hoặc phải hành đạo phương xa, hoặc khi
đau ốm thì Phó Nghị trưởng đủ quyền thay thế.
Ðiều Thứ Năm: Phận sự Từ Hàng.
Từ hàng giúp Nghị trưởng lập chương trình, thiệp mời,
lập vi bằng và lo các giấy tờ trong văn phòng Nghị trưởng và Phó Nghị trưởng.
Khi hội nhóm lúc Nghị viên bàn tính thì chăm chỉ biên
các lời bàn tính, rồi chừng bãi hội lập vi bằng và tờ sao lục các lời bàn tính.
Từ hàng được chọn lựa người phụ sự đặng giúp mình trong việc giấy tờ.
Ðiều Thứ Sáu: Cách bỏ thăm.
Việc bỏ thăm có hai cách:
a- Khi việc cần yếu trọng hệ thì phải bỏ thăm kín.
b- Khi việc thường thì bỏ thăm dơ tay.
Những việc chi bàn tính nếu được phân nữa số thăm của
cả Nghị viên hiện diện thêm một lá nữa thì việc ấy được công nhận. Thoản như số
thăm đồng nhau Nghị trưởng bỏ thăm bên nào thì lời bàn định bên ấy được công
nhận.
Nếu một phần năm (1/5) Nghị viên hiện diện xin bỏ thăm
kín thì Nghị trưởng cho lịnh y theo.
Ðiều Thứ Bảy: Số Nghị viên.
Kỳ nhóm lệ: Dầu số Nghị viên hiện diện bao nhiêu hội
cũng cứ nhóm và lời bàn định cũng có giá trị như khi nhóm đều đủ vậy.
Kỳ nhóm ngoại lệ: Số Nghị viên phải được phân nữa cái
số chung và thêm một vị nữa nếu chẳng đủ số định trên đây thì Nghị trưởng đình
lại và cho Quyền Chí Tôn hay hoặc là huỷ bỏ quyền hội hay là trừng trị cách nào
tuỳ ý. Còn Hội cũng cứ việc hội như số Hội viên đều đủ.
Ðiều Thứ Tám: Những việc Nghị viên muốn đem ra hội.
Nghị viên nào muốn xin canh cải, thêm bớt huỷ bỏ điều
chi trong Luật đạo hoặc nói khác xin hạch hỏi, kích trách tại giữa hội thì phải
gởi tờ xin trước ngày nhóm y theo hạng lệ đã định trong nội luật mỗi Hội nhóm.
Ðiều Thứ Chín: Quyền bàn tính.
Mổi Hội viên được quyền nói thông thả song phải thủ lễ
nghĩa, giữ hạnh khiêm cung lấy lời tao nhã êm thuận chẳng nên nóng nãy và lớn
tiếng mà làm cho mất vẽ ôn hoà của Hội.
Mỗi khi muốn nói phải đưa tay xin phép rồi chờ Nghị trưởng
phân theo thứ tự cho phép mới được nói.
Chừng được phép nói, khi nhóm Ðại Hội nếu số Nghị viên
trên hai mươi người thì phải đứng dậy nói.
Trong một cái vấn đề đem ra bàn luận thì Nghị viên
được phép nói ba lần mà thôi, mỗi lần chẳng đặng quá 5 phút.
Nghị viên nào có xin trước y theo điều thứ tám đã buộc
thì được quyền đem việc mình muốn xin sửa cải, hoặc mình muốn tra vấn, ra nói
một lần trong nửa giờ; khi phải minh triết thêm nửa thì được nói thêm hai lần
nửa, mổi lần 10 phút đồng hồ.
Khi hai hoặc nhiều Nghị viên đưa tay lên một lược xin
phép nói thì Nghị trưởng định cho người chức lớn hoặc như đồng chức nhau thì
người tuổi tác lớn nói trước rồi kế cho đến hết người xin một lược.
Ðiều Thứ Mười: Buổi nhóm.
Mổi buổi nhóm không nên quá 4 giờ đồng hồ; Chư Nghị
viên phải đến cho đúng giờ nhóm chớ nên vô cớ mà bê trể.
Như Nghị trưởng định nhóm giờ nào khi quá giờ ấy 15
phút đồng hồ phải mở Hội không kể số Nghị viên nhiều ít.
Thoảng như Nghị trưởng vắng mặt hoặc đến trể thì Phó
Nghị trưởng thay thế, một Nghị viên chức lớn hoặc lâu củ hơn hết hoặc tuổi tác
lớn hơn hết ngồi ghế Phó Nghị trưởng.
Chừng Nghị trưởng đến thì ngồi chỗ Nghị viên.
Còn như Nghị trưởng và Phó Nghị trưởng vắng mặt hoặc
đến trể thì hai Nghị viên chức lớn, hoặc lâu củ hơn hết ngồi Nghị trưởng và Phó
Nghị trưởng.
Chừng Nghị trưởng và Phó Nghị trưởng đến thì ngồi chổ
Nghị viên.
Nếu vô cớ mà không đến nhóm Hội thì phải bị phần phạt
có định trong các nội luật.
Ðiều Thứ Mười Một: Tư cách Nghị viên.
Nghị viên nếu là Chức Sắc hay Chức Việc thì phải mặc
Thiên Phục hay Ðạo Phục.
Còn Tín đồ thì phải mặc y phục thường cho trang hoàng
sạch sẽ, phải bạch y theo hạng Phái viên của Hội Thánh ban cho.
Cả Nghị viên đều phải thủ lễ nghĩa chung với nhau.
Ngồi trên ghế mình phải ngay thẳng không nên dựa nghiêng dựa ngữa hoặc xếp bằng
hoặc co chơn lên vén ống quần mà gãi. Không nên hút thuốc ăn trầu, phải ngồi
một chổ chờ cho đến khi Hội giải tán.
Trước khi giải tán thì Hội Trưởng và Nghị viên đồng
đứng dậy như trước khi nhập hội và tụng kinh Kinh Bãi Hội. Ðoạn lấy dấu niệm
câu chú của Ðại Từ Phụ rồi xá ba xá mà lui ra cho có hàng ngủ thứ tự.
Ðương nhóm mà vị nào có việc phải ra ngoài thì phải
xin phép Nghị trưởng xong rồi phải vô liền.
Nếu vị nào làm mất cách lịch sự giữa Hội thì Nghị
trưởng rung chuông, xin vị ấy giử phép lịch sự. Khi Nghị viên đương nói mà nổi
giận, làm điều vô lễ thì Nghị trưởng rung chuông ngăn lại đặng khuyên giải.
Nếu chẳng khứng nghe thì Nghị trưởng hỏi ý kiến của cả
Nghị viên khác, như phần đông đồng ý kiến thì Nghị trưởng mời ra khỏi hội.
Thoảng như cường ngạnh thì Nghị trưởng rung chuông
ngưng bàn tính chừng 5 phút trở lại; đệ vị ấy ra ban nội trị; chừng yên rồi thì
rung chuông nhóm lại.
Khi một Nghị viên đang bàn luận thì người khác ngồi
nghe chẳng nên xen vô làm đứt đoạn. Nghị trưởng sẽ rung chuông chỉ trách người
nào làm mất phép lịch sự ấy.
Nghị trưởng khi thấy Nghị viên nào tỏ sắc giận giũi
xin phép nói đặng cố ý tỏ nét giận của mình ra thì được quyền không cho phép
nói.
Ðiều Thứ Mười Hai: Hỏi ý kiến Nghị viên.
Khi có điều chi cần phải hỏi ý kiến từ Nghị viên thì
Nghị trưởng phải hỏi trước hết vị nào nhỏ chức hơn, hoặc khi đồng chức thì vị
nào nhỏ tuổi hơn hết, cứ như vậy cho đến Phó Nghị trưởng.
Ðiều Thứ Mười Ba: Ðại Hội tại Toà Thánh. Hội Thánh và
Hội Nhơn Sanh.
Hai Hội nầy nhóm tại nhà nhóm trong Toà Thánh.
Lễ khai mạc: Trước giờ mở hội thì Nghị trưởng phái vài
Nghị viên đi rước Giáo Tông và Hộ Pháp đến dự lễ.
Khi Nhị vị Ðại Thiên Phong nầy đến thì Lễ viện cho
lịnh nhạc trổi tiếp mừng. Chánh Phó Nghị trưởng, Chức sắc Hiệp Thiên Ðài và Nội
chánh Nam Nữ ra tại cửa đón rước. Cả Hội viên đồng đứng dậy chờ cho Nhị vị an
toạ mới ngồi sau. Giáo Tông ngồi ghế Chủ toạ bên tay mặt thì Hộ Pháp, bên tay
trái thì Nghị trưởng.
Giáo Tông đọc bài diễn văn khai hội. Hộ Pháp chú giải
những luật pháp mà hội không hiểu rõ. Kế đó Nghị Trưởng đọc bài diễn văn chương
trình buổi nhóm .
Khi Nhị vị Ðại Thiên Phong về; Chánh; Phó Nghị trưởng
và Chức sắc đồng đưa ra đến cửa còn Hội viên cũng đứng dậy như khi hai vị Ðại
Thiên Phong đến.
Ty cảnh sát tuần phòng ở ngoài hầu giử.
Lúc nhóm Hội Nhơn Sanh thì một Lễ Sanh Phái Ngọc lãnh
cai quản Ty ấy mặc thiên phục, buộc giây sắc lịnh Tam Sắc Ðạo của Hiệp Thiên
Ðài ban cho trong lúc Hội nhóm khi Hội giải tán thì đem nạp lại cho Hiệp Thiên
Ðài.
Lúc nhóm Hội Thánh thì một Giáo Hữu Phái Ngọc cai quản
Ty ấy; mặc thiên phục buộc giây sắc lịnh Tam Sắc Ðạo của Hiệp Thiên Ðài ban cho
trong lúc Hội nhóm. Khi Hội giải tán thì đem nạp lại cho Hiệp Thiên Ðài. (Mổi 2
giờ đồng hồ đổi phiên canh).
Ðiều Thứ Mười Bốn: Ban Uỷ Viên.
Ngánh:
Khi Nghị trưởng và cả thảy đều trở lại chổ ngồi yên
rồi thì Hội chọn cử bốn Ban Uỷ viên Ngánh:
1- Phái Thái.
2- Phái Thượng.
3- Phái Ngọc.
4- Phái Nữ.
Ðặng chia các việc đã đem vào chương trình hầu bàn
tính ít người cho dễ dàng thấu đáo mọi việc.
Mổi ban Uỷ viên có chừng 5 hoặc 7 nghị viên :
. Một Nghị trưởng.
. Một phúc sự viên.
. Mấy vị kia làm Nghị viên.
Mổi khi bàn định điều chi rồi thì phúc sự viên tóm tắc
lại lập một tờ phúc để đệ ra Ðại Hội nghị quyết.
Chư Nghị viên Ban uỷ viên khi nhóm thì mặc đạo phục
dùng hằng ngày.
Ðiều Thứ Mười Lăm:
Hội Nhơn Sanh thường xuyên và Hội Thánh thường xuyên
cũng nhóm tại nhà nhóm, nhưng không có lễ nhạc rước đưa Giáo Tông và Hộ Pháp vì
hai vị nầy không cần đến nhóm Hội.
Ty Cảnh sát tuần phòng cũng canh giử nhưng không mặc
Thiên phục và đạo phục với dây sắc lịnh.
Ðiều Thứ Mười Sáu: Thượng Hội.
Bửa lễ khai hội thường lệ thì có ba Nam Chánh Phối Sư
đến rước Giáo Tông và Hộ Pháp và cả Nghị viên Nam.
Nữ Chánh phối sư thì đi rước Nữ Ðầu Sư.
Cả Chức sắc Hiệp Thiên Ðài và Cửu Trùng Ðài Nam Nữ
hiện diện tại Toà Thánh mà không có phận sự cần yếu mặc Thiên phục đến trước
điện hầu chực tiếp rước. Khi Giáo Tông và Hộ Pháp đến thì Lễ Viện cho lịnh đánh
6 hồi chuông trống. Dứt hồi chuông trống thì chư Nghị viên vào Ðại Ðiện làm lễ
bái Ðấng Chí Tôn, nhạc đánh bản tấu Quân Thiên chừng nhạc dứt cả Nghị viên toạ
vị mới khai hội.
Bốn Chánh Phối Sư tạm xuất ngoại chờ có lịnh mời mới
đến.
Cả Chức sắc khác vào Thiên Phong Ðường chờ chừng bãi hội đến hầu lễ đưa.
Cả Chức sắc khác vào Thiên Phong Ðường chờ chừng bãi hội đến hầu lễ đưa.
Hội nhóm tại bữu điện nơi Ðại Ðiện thì nổi hương đăng,
cửa màn mở ra, 6 Lễ Sanh ba phái đứng hầu trong Bát Quái Ðài, 2 Lễ Sanh Nữ hầu
bàn Phật Quan Âm, 2 Lễ Sanh Phái Ngọc hầu bàn Quan Thánh. Mổi giờ đồng hồ phải
thay đổi.
Ty Tuần Phòng cảnh sát và Bảo Thể Quân có một vị Giáo
Sư Phái Ngọc cai quản đứng trước cửa hầu giử chỉnh tề cho đến bãi hội. Mổi 2
giờ thì đổi phiên. Chức sắc ấy mặc Thiên Phục và buộc giây sắc lịnh Tam Sắc Ðạo
của Hiệp Thiên Ðài ban cho trong lúc Hội nhóm. Khi Hội giải tán thì đem nạp lại
cho Hiệp Thiên Ðài.
Lúc bãi hội chư Nghị viên ra về Lễ viện cũng cho lịnh
đánh 6 hồi chuông trống là lễ đưa. Bốn Chánh Phối Sư đưa chư Nghị viên đến dinh
mỗi vị.
Ðiều Thứ Mười Bảy:
Thượng Hội thường xuyên thì nhóm tại Giáo Tông Ðường
không có mấy lễ rước đưa như Hội thường lệ.
Ty Cảnh Sát tuần phòng cũng canh giử nhưng mặc y phục
thường và không buộc giây sắc lịnh. Lễ Viện không đổ chuông trống và đánh nhạc.
Ðiều thứ Mười Tám:
Nếu ngày sau có điều chi sửa cải huỷ bỏ hoặc cần ích
thì truất bỏ hoặc thêm vô luật lệ nầy.
Lập Tại Toà Thánh
Ngày 16-11- Năm Giáp Tuất.
(22- Décembre
1934).
Hộ Pháp.
Chưởng quản Nhị
Hữu Hình Ðài.
Hiệp Thiên và Cửu
Trùng.
Phạm Công Tắc.
&&&
Ðánh máy lại theo bản in năm Bính Tý (1936):
THÁI HOÀ ẤN QUÁN – TOÀ THÁNH TÂY NINH.
Ngày 04-3-Ất Dậu. (2005).