Năm 2006 Tôi soạn quyển CÔNG THỨC DÂN CHỦ CAO ĐÀI GIÁO có đăng trên trang web chonphapcaodai.net, Nay xin đăng lại theo đề nghị bạn đọc. Hội Thánh chưa kiểm duyệt, khi đọc xin cẩn thận. Dương Xuân Lương (N.O.P)
BÀI 3.
NGHIÊM CẤM SỬA ĐỔI
PHÁP CHÁNH TRUYỀN.
“Hiểu theo Xã Hội Học”
PHÁP CHÁNH TRUYỀN.
“Hiểu theo Xã Hội Học”
Pháp Chánh
Truyền (PCT) là Hiến Pháp của Tôn Giáo Cao Đài.
Khi nói đến PCT
người theo Tôn giáo Cao Đài đều biết là bất di bất dịch nên nghiêm cấm sửa đổi
dưới mọi hình thức.
Lý do chính
của việc nghiêm cấm đã được nói rõ là: Không để cho Thánh giáo biến ra phàm
giáo. Mọi sự vi phạm PCT đều bị nghiêm trị.
Phần phân
tích tiếp theo đây chỉ là muốn tìm hiểu lý do của việc nghiêm cấm sửa đổi PCT theo
khía cạnh xã hội học.
A-
NHẬN ĐỊNH TỪ MỘT VÀI CƠ SỞ.
Đây không
phải là làm việc khen phò mã tốt áo mà là muốn biện luận vấn đề để đã thông tư
tưởng trên bước đường học đạo từ đó cảm nhận ý nghĩa việc nghiêm cấm dưới khía
cạnh xã hội học.
I – TIẾN
TRÌNH NÊN HÌNH PCT.
Theo Đạo Sử
Của Bà Nữ Đầu Sư được Hội Thánh Cao Đài ấn hành thì trước ngày khai đạo
(15-10-Bính Dần “1926”) mấy hôm các vị có lập đàn cơ cầu Đức Chí Tôn xin được
chỉ dạy công việc chuẩn bị cho Lễ Khai Đạo. Trong đàn cơ đó Đức Chí Tôn có dặn
dò: … {biểu Lễ Sanh xướng ‘Thiên phong
phò loan’ đặng Thầy lập ‘Phật Truyền Chánh Pháp’} …
Đến đàn cơ
ngày hôm sau thì xuất hiện danh từ Pháp Chánh Truyền: … “kế đêm sau thì là đêm thiên phong cho cả chư môn đệ và là đêm các con
phải thành tâm trai giới cho Thầy lập PCT” (1).
PCT được lập
thành qua nhiều thời điểm:
1- Ngày
16-10- Bính Dần (1926) Đức Chí Tôn lập PCT Nam phái Cửu Trùng Đài. Theo Đạo Sử thì
ngày hôm sau 17-10- Đức Chí Tôn mới lập phần công cử.
2- Ngày
01-01- Đinh Mão (1927) Đức Lý Đại Tiên lập PCT Nữ phái Cửu Trùng Đài.
3- Ngày
12-01- Đinh Mão (1927) Đức Chí Tôn lập PCT Hiệp Thiên Đài.
4- Ngày tháng
Đức Lý Đại Tiên lập PCT Chức Việc Nam Nữ các cấp không thấy có trong TNHT và
Đạo Sử nên không xác định được thời gian. (Cũng có thể là do chổ chúng tôi chưa
tìm đúng).
5- Riêng phần
Đạo phục Chức Sắc Cửu Trùng Đài, Hiệp Thiên Đài và Chức Việc các cấp thì chỉ
thấy phần chú giải. (Có một số lần dạy Đạo phục các cấp riêng lẽ nhau ghi trong
Đạo Sử).
Như vậy: PCT hoàn
toàn do quyền Thiêng Liêng định nên không cho phép cải sửa… (Phần chú giải do ĐHP
viết có Thiêng Liêng hướng dẫn và nhìn nhận…).
Nhìn chung PCT
có mấy nội dung chính yếu:
a- Ấn định
thứ bậc các bậc phẩm Tôn giáo và số lượng nhân sự các bậc phẩm.
b- Trách
nhiệm; quyền hạn các phẩm cấp và mối tương quan các phẩm cấp với nhau.
c- Phạm vi
hoạt động; địa bàn hoạt động các phẩm cấp và Luật công cử.
II- ĐỐI KHÁNG
THƯỢNG TẦNG VÀ HẠ TẦNG.
Bất cứ một tổ
chức nào (dù cho Tôn Giáo hay xã hội) cũng có 2 thành phần thượng tầng và hạ
tầng.
Thượng tầng
và hạ tầng vẫn đối kháng nhau do đối nghịch nhau về nhiều phương diện nhất là
quyền và lợi. Thường thì hạ tầng luôn luôn bị thượng tầng chèn ép dưới mọi hình
thức. (Những bàn thua trông thấy ở khắp nơi…).
Một trong
những hình thức thông dụng và có lợi hơn hết mà thượng tầng thường dùng là soạn
ra Luật Pháp rồi ban hành và buộc hạ tầng phải tuân theo. Hạ tầng đấu tranh hay
không chấp hành thì buộc vào tội vi phạm luật pháp rồi triệt tiêu dưới mọi hình
thức; từ hình sự, dân sự đến kinh tế cho bản thân người tranh đấu hay cho thân
nhân cuả họ như đang diễn ra nhiều nơi trên thế giới.
Nhân sự
thượng tầng có đủ hiểu biết và khôn ngoan để gây khó khăn hay đẩy khó khăn về
cho hạ tầng mà hạ tầng vẫn phải ngậm bồ hòn làm ngọt. Vô vàn tiền bạc và thời
gian của hạ tầng đã bị thượng tầng ngốn mất chỉ vì những thủ đoạn từ chức; cải
tổ… và đi đến tổ chức bầu cử sớm sao cho có lợi cho phe mình chứ không phải có lợi
cho tổ quốc mình…
Những trò đầu
cơ chính trị đó Đảng phái của họ không tốn kém mà quốc gia thì tốn kém. Công
sức tiền của từ dân chúng được mang ra để phục vụ cho mục đích của phe phái mà
hạ tầng chỉ có cách trơ mắt ngó và đi bỏ phiếu…
Trong các xã hội
có tiếng là dân chủ là mẫu mực về tự do hay tam quyền phân lập đều đề cao
nguyên tắc bình đẳng giữa thượng tầng và hạ tầng. Hạ tầng và thượng tầng đều
phải tuân thủ pháp luật…
Nhưng nhưng
thực tế thì có bình đẳng hay không?
Hẳn rằng
người biết nhìn nhận thực tế và yêu chuộng công bằng sẽ trả lời:
Bình đẳng
chưa bao giờ được thực thi, chưa thể hiện.
Có chăng là
chỉ là bình đẳng trên giấy tờ; trên diễn đàn để tuyên truyền hay, trên lời
hứa!!! Khi tranh cử…
Chứng minh: Thế
giới nầy hẳn nhiên có rất nhiều cuộc bầu cử.
Có rất nhiều
thùng phiếu cho mổi cuộc bầu cử.
Thế giới nầy
có không biết bao nhiêu là thùng thư góp ý dành cho dân từ nơi công quyền cho
đến nơi công cộng như bệnh viện; trường học; công sở…
Nhưng cả thế
giới nầy không hề có một chế độ nào một vùng đất nào có một cơ chế để Lập Quyền
Dân.
a- Không nơi
nào có cơ chế cho người dân trong địa phương được ngồi lại với nhau cùng với
người mình chọn làm đại diện rồi ra một văn bản chung thể hiện ý chí của địa
phương mình. Kế đến là người đại diện tại địa phương mình trực tiếp đến cùng
hợp với địa phương khác để đi đến một quyết sách chung của hạ tầng và đệ trình
cho thống nhất rồi buộc thượng tầng phải thực thi ý chí của hạ tầng.
b- Không có
một nơi nào trên thế giới có cơ chế dành cho người dân tự mình cử người ra đại
diện cho hạ tầng để giám sát thượng tầng một cách minh bạch và công khai.
Bởi vì từ
trước đến nay trong suốt tiến trình đòi hỏi tự do, dân chủ của hạ tầng thì
thượng tầng vẫn có những nhượng bộ để đi từ:
- Dân chủ chủ
thuyết. (Thời Nghiêu Thuấn…).
- Dân chủ chủ
nghĩa… (Các cuộc cách mạng ở Anh, Pháp…đi đến tam quyền phân lập như hiện nay…)
Vẫn không hề có một cơ chế để hạ tầng thể hiện ý chí; quyền lực và giám sát của
mình đối với thượng tầng ở mọi giai đoạn và mọi nội dung.
Chủ nghĩa dân
chủ chỉ thể hiện khi người dân cầm lá phiếu bầu cử nhân sự lần đầu rồi thôi.
Sau ngày bầu cử đó thì hạ tầng chỉ có thể kêu gọi sự tự giác hay sự tự nguyện
ban phát dân chủ của thượng tầng mà thôi. Nếu có mâu thuẫn đến độ phải xãy ra
đấu tranh thì xương máu hạ tầng phải đổ ra rất nhiều mới có sự giải quyết.
Những lá
phiếu của người dân khi bỏ vào thùng phiếu để bầu người thay thế cho mình rồi
thì người đắc cử để thay mặt cho dân đã biến thành người của thượng tầng.
Người đại
diện cho dân, đại diện cho hạ tầng đã hội nhập, đã biến tướng vào thượng tầng
thì lấy chi để bảo đảm rằng họ còn đứng về quyền lợi của hạ tầng. Việc bầu cử
nhân sự vào các cơ quan Hành pháp, Lập pháp, Tư pháp như mủi tên, cây cung,
người bắn cùng và đích đến.
Một khi mủi
tên đã ra khỏi dây cung cho dầu là thấy mục tiêu bị lệch thì người bắn (hạ tầng
– dân) cũng hoàn toàn bất lực không có thế chi nối kết để điều khiển mủi tên
được nữa.
Cho nên: Đó
chưa phải là nền dân chủ mà nhân loại đã đấu tranh, đã đòi hỏi và đang mong
đợi!!! Cho nên phải truy tìm.
Nhân loại
khát khao đến độ phải đổ biết bao nhiêu là xương máu, biết bao nhiêu là ngục
hình và khổ não ra để đòi hỏi là:
- Những nhân
sự của thượng tầng phải được sự chấp thuận của hạ tầng bất kể đó là nhân sự ở
cấp nào.
- Hạ tầng
phải có một bộ máy, một hệ thống Thanh Tra độc lập với thượng tầng (dĩ nhiên
vẫn là người của hạ tầng) để giám sát quyền lực của thượng tầng mọi lúc mọi nơi
một cách minh bạch và công khai.
- Cả hai công
việc trên được tiến hành thường xuyên liên tục theo luật định; kể cả việc thực
hiện đột xuất bất kỳ lúc nào hạ tầng có yêu cầu và có nhu cầu… Chính vì thấy
được nhu cầu chánh đáng của nhân loại mà ngày nay Đức Chí Tôn đến để đưa ra một
phát minh mới một công thức mới là TÔN GIÁO CAO ĐÀI để giúp cho nhân loại thực
hiện mong muốn theo đúng qui luật cung cầu.
Dân chủ theo
cơ chế Tôn Giáo Cao Đài là: CHỦ QUYỀN DÂN CHỦ.
Cách thức xây
dựng, cơ chế khai triển và thực hiện chủ quyền dân chủ nằm trong giáo pháp Cao
Đài Giáo mà sát sườn nhất đó là: NỘI LUẬT HỘI NHƠN SANH hay nói rộng hơn thì là
Ba hội Lập Quyền Vạn Linh.
Nội Luật HNS:
Điều Thứ Tư:
Hội Nhơn Sanh
để bàn tính những việc sau nầy:
1- Giáo hoá
Nhơn Sanh.
2- Lo liệu
phương hay cho Đạo với Đời khỏi điều phản khắc và nâng cao tinh thần trí thức
của Nhơn Sanh.
3- Phổ Độ
Nhơn Sanh vào cửa Đạo dìu dắt Tín đồ cho khỏi trái bước và trọn vâng các luật
lệ của Đạo.
4- Xin sửa
cải thêm bớt hay huỷ bỏ những luật lệ của Đạo không phù hợp với trình độ trí
thức tinh thần của Nhơn Sanh.
5- Lo cho nền
Đạo được trong ấm ngoài êm, và đủ phương liệu đặng phổ thông nền chơn giáo.
6- Xem xét và
công nhận phương diện chánh trị của Đạo quan sát sổ thâu xuất tài sản và nghị
sổ phỏng định năm tới.
Theo cơ chế
Chủ quyền dân chủ thì hạ tầng vẫn bầu cử thành phần đại diện cho mình nhưng hạ
tầng vẫn tiếp tục có quyền đề xuất ý kiến về công việc về nguyện vọng và giám
sát các thành phần đại diện cho mình ở bất cứ cấp bậc nào bất cứ giai đoạn nào.
Nghĩa là
người dân được:
- Bầu người
đại diện để thực thi ý chí của dân: thực thi Chánh Trị Đạo.
- Được có ý
kiến về đường lối Chánh Trị Đạo.
- Được bầu cử
một hệ thống nhân sự song song khác để giám sát nhân sự và tiến trình thực thi
Chánh Trị Đạo.
Sự thể hiện
quyền lực của hạ tầng đối với thượng tầng được qui định thành luật và có cơ chế
thể hiện rất rõ ràng chứ không phải là hô hào chung chung là lý thuyết suông để
phỉnh phờ… (Dân chủ chủ quyền không phải là chủ nghĩa vô chánh phủ, vô tổ chức
mà là có một hệ thống tổ chức rất bài bản của hạ tầng cùng hoạt động song song
với thượng tầng để giám sát hay trợ giúp thượng tầng về mọi phương diện. Hoạt
động của hạ tầng có cơ chế nên rất có tôn ti, có trật tự và độc lập với thượng
tầng).
Người được
dân cử là người thực thi ý chí người dân. Ý chí người dân từng địa phương đựơc
thể hiện qua văn bút rất rõ ràng. Ý DÂN LÀ Ý TRỜI.
Dân chủ chủ
quyền như một tên lửa hành trình hoàn chỉnh; cho nên cho dù tên lữa có ra khỏi
bệ phóng nhưng vẫn còn phải chịu sự kiểm soát và điều chỉnh của trung tâm thậm
chí trung tâm còn có quyền ra lệnh cho tên lữa hành trình tự huỷ nếu xét thấy
nó đi lệch mục tiêu.
III- LUẬT VÀ
QUYỀN TÔN GIÁO.
Luật và quyền
Tôn Giáo Cao Đài hay chơn luật của các Tôn Giáo từ xưa đến nay đã được khai
triển qua rất nhiều văn bản nhất là trong Lời Thuyết Đạo của Đức Hộ Pháp nên
chúng tôi chỉ xin nhấn mạnh lại vài nét chủ yếu.
1- Luật: Luật
của tôn giáo cho dù có biến đổi theo thời gian hay là tuỳ theo phong hoá của
từng nước mà chế giảm theo qui trình (Quyền chế giảm nầy là quyền của Hội Thánh
Cao Đài) nhưng vẫn đi trong khuôn luật chung là: THƯƠNG YÊU.
“Từ buổi sơ-khai Đức Chí-Tôn đã lập ra một
Chơn-Luật buộc cả nhân-loại phải thi hành tức là một con đường Thiêng-Liêng
Hằng Sống của Đức Chí-Tôn đào tạo để nhơn sanh đều do nơi con đường ấy mà tiến
hóa lên các bậc Thần, Thánh, Tiên, Phật. Hễ tấn bộ thì đoạt đạo mà thoái bộ thì
sa ngã theo cơ tà-quái quỷ-vương.
Luật-pháp của các tôn-giáo xưa nay lập ra nhiều khoản,
nhơn sanh người thông-minh thì ít, kẻ dốt nát phần đông nên không thể thi hành
cho trọn. Còn Chơn-Luật của Đức Chí-Tôn chẳng có chi nhiều, duy cần yếu chỉ có
hai chữ Thương-Yêu mà thôi, thì nhơn sanh dầu hạng nào cũng thi hành được tất
cả” ... (2).
Quyền: Quyền
lực trong Tôn giáo là quyền lực về tinh thần từ nhận thức phụng sự đứng đắn để
tiến bộ khi trải bước trên con đường luân hồi chuyển hoá. Quyền của Tôn giáo có
nền tảng từ giáo hoá nặng về giáo hoá cho nên một người nào nắm quyền trong Tôn
giáo mà không hiểu được nguyên lý quyền lực Tôn giáo thì họ sẽ chết trên quyền
hành ấy mà thôi.
… “Bởi thế cho nên dầu cho ai có tài ba lổi
lạc bao nhiêu, đạo lý uyên thâm đến đâu đi nữa thì cũng không qua khỏi mắt
Chúng Sanh chọn lựa.
Quyền hành chánh trị của Chí Tôn chuyên chú về mặt tâm
đức làm chuẩn thằng chớ chẳng phải dụng cường quyền áp bức. Nếu người nào phải
tay cầm quyền tinh thần ấy tức là có đủ tâm đức mới được. Nếu Hội Thánh đưa
quyền cho một người vô giá trị thì người ấy sẽ chết tại nơi quyền đó mà thôi;
bởi nó là quyền về tinh thần chớ chẳng phải vật chất. Người nào đã được quyền
Vạn Linh công cử thì họ càng sợ sệt và càng khéo giử hơn nữa. Từ đây chẳng còn
ai cầu may mà đặng. Như có dỡ thì cả đời phải chịu ngồi một chổ còn đủ tài đủ
đức thì Chúng Sanh mới nâng lên cao nếu thất Đạo Chúng Sanh xô xuống” (3).
Quyền của tôn
giáo là: CÔNG CHÁNH.
Luật và Quyền
trên phát xuất từ PCT mà Pháp của Đạo là: GIÁO HOÁ.
Cho nên các
phần chú giải PCT nêu rõ: … “Nghĩ cũng
chẳng chi làm lạ vì cả Chức Sắc Hội Thánh Cửu Trùng Đài của Thầy lập, phải tuỳ
theo tôn chỉ Đạo, nghĩa là xu hướng về phần giáo dục mà thôi. Thầy đã xưng là
Thầy đặng dạy dỗ còn tên của Chức Sắc đủ chỉ rỏ ràng phận sự giáo hoá, là chánh
vai của mổi người như: Giáo Hữu, Giáo Sư, Phối Sư, Đầu Sư, Giáo Tông xem rõ lại
thì tên mổi vị chẳng mất chữ Giáo hay chữ Sư” … (4).
Tóm lại: Tôn
Giáo Cao Đài là một công thức mới; một phát minh mới để xây dựng hoà bình cho
nhân loại. Nền hoà bình trên nền tảng Bác Ái- Công Bằng chỉ có thể thực thi
khi:
- Thượng tầng
thực thi đúng vai trò và trách nhiệm của thượng tầng.
- Hạ tầng có
đủ phương tiện để thể hiện ý chí và quyền lực của mình.
Cả hai phải
tách ra minh bạch và không phạm đến nhau như là hai thanh thép để tạo nên con
đường ray đưa toa tàu nhân thế đến bến bờ hạnh phúc. (5).
Biện chứng xã
hội học cho lý do: Nghiêm cấm sửa đổi PCT dưới mọi hình thức đó chính là sự bảo
kê cho quyền của hạ tầng không bị thượng tầng chèn ép dưới mọi hình thức.
Xét về dịch
lý: PCT như là hiện thân của Ngôi Thái Cực là cái duy nhất hiện sinh từ hư vô
chi khí, từ Đạo để nên hình… và sau cái duy nhất ấy hiện sinh thì mới có tất
cả… Nếu không có cái duy nhất đó thì không có chi trong Càn Khôn Vũ Trụ.
Nếu PCT không
nên hình thì không có Tôn Giáo Cao Đài không có nhân sự Hội Thánh không có
Chánh Trị Đạo không có các cơ quan thực thi… Nghĩa là không có Tôn Giáo Cao Đài
trong địa cầu 68 nầy vậy.
B-
CÔNG DỤNG CỦA QUI ĐỊNH CẤM SỬA ĐỔI.
Thời gian
không hề dừng lại.
Xã hội phải
vận động không ngừng nghĩ.
Trong cái
luân chuyển ấy có một cái đứng yên để làm chuẩn mực cho tất cả.
Cái chuẩn mực
ấy như là mặt trời trong Thái Dương Hệ; như sao Bắc Đẩu trong bầu trời có vô số
tinh tú kia vậy.
Dĩ bất biến
ứng vạn biến đựơc vận dụng và hiểu trong trường hợp nầy sẽ là ngọn đuốc soi
sáng nhiều vấn đề trong khi học đạo.
Ta thử nhìn
ra tự thân Tôn giáo Cao Đài đã hưởng lợi như thế nào qua sự nghiêm cấm trên.
I- PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG.
Nhìn lại
chặng đường từ ngày khai đạo đến nay con thuyền Đạo đã qua những chặng thuận
lợi cũng như đầy khó khăn nguy hiểm.
Cho dù trong
trong những lúc thuận lợi PCT vẫn được giữ nguyên.
Thí dụ 1: Khi
thuận lợi.
Một số Chức
Sắc căn cứ vào PCT không có cơ quan Phước Thiện nên muốn trích điểm. Ngài Phạm
Ngọc Trấn mới thỉnh giáo Đức Hộ Pháp.
ĐHP trả lời: Phước Thiện không có trong Pháp Chánh Truyền
và Thầy cũng không bao giờ đưa nó vào PCT nhưng PCT do đâu mà có?
PCT xuất phát từ Thiên Thơ (TNHT) vậy thì Phước Thiên
cũng xuất phát từ thiên thơ và sau nầy còn nhiều cơ quan trọng yếu nữa của Đạo
cũng từ Thiên Thơ mà ra… (6).
Thí dụ 2: Khi
khó khăn.
a- Đức Hộ
Pháp và các vị Chức Sắc bị lưu đày …
Trong giai
đoạn nầy biết bao nhiêu người có Đạo đã bị tù đày do sự nghi kỵ của Chánh phủ
Pháp, của những thế lực muốn tiêu diệt Đạo Cao Đài nhưng PCT vẫn được giữ
nguyên vẹn. Nhờ đó mà người có Đạo càng thấy rõ giá trị PCT cùng là giá trị của
sự nghiêm cấm sửa đổi. PCT không thể vì thời cuộc hay bất cứ lý do gì mà sửa
đổi.
b- Hội Thánh
bị giải thể. (1979).
Sau ngày
30-4-1975 cả nước Việt Nam
sống trong chế độ mới do Đảng Cộng Sản lãnh đạo. Năm 1979 Hội Thánh Cao Đài bị giải thể.
Hội Đồng
Chưởng Quản được thành lập. (HĐCQ là tổ chức ngoài PCT).
Đến năm 1997
thì HĐCQ biến hình xin thành lập Hiến Chương riêng. HĐCQ đào tạo nhân sự riêng
để tạo nên Chi Phái mới của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
Nếu qui định
nghiêm cấm sửa đổi PCT không được toàn đạo hiểu biết và có ý thức gìn giữ thì
chắc chắn là PCT đã bị sửa theo ý họ cho phù hợp với thời thế…
Tóm lại
nghiêm cấm sửa đổi PCT đã thể hiện:
Giử vững
trong buổi hưng thịnh là tự tiết chế.
Giử vững
trong cơn nguy biến là tự thắng.
Đi đến yếu
lý: Không để Thánh Giáo biến thành Phàm Giáo trong mọi hoàn cảnh. Nhờ đó mà nền
đạo vững vàng và trong sáng lúc thuận lợi hay khó khăn là điều đã hiển nhiên và
đầy thuyết phục.
II - ĐỐI
CHIẾU MỘT CÔNG THỨC PCT VỚI XÃ HỘI.
Nói đến tôn
giáo là nói đến công việc tu hành. Nhưng
thế nào là tu hành?
ĐHP có giải
rõ: Bần Đạo luận giải về chữ Tu. (15. 10. Mậu Dần “1938”).
Trên công việc nhựt nhựt thường hành nó thuộc về Thể
Pháp.
Dầu cho ta có cúng lạy cho đến nổi dập đầu bể trán mà
không phụng sự cho vạn linh thì cũng không lợi ích chi cho Trời Phật. Cái lợi
ích lớn hơn hết là một đám con lầm lạc của Trời nó đang tâm tàn sát lẫn nhau mà
ra tay cứu vãn được mới là ân nhân của xã hội.
Khi ra trước Toà phán xét Hội Long Hoa ta mới có đủ
điều kiện để binh vực lập trường mình; bằng chẳng vậy thì cái danh từ Tôn Giáo
của chúng ta đối với xã hội nó không có ý nghĩa.
Ta thường đọc những câu cứu khổ cứu nạn mà ngày nay
tai nạn nhơn sanh đã đến không đi cứu cứ ngồi cậy mấy ông Phật cứu dùm; hỏi vậy
có chân lý chăng?...
…Giữa thời kỳ hổn loạn chiếc thuyền nhơn sanh gần đắm;
kêu la cầu cứu với các nhà Tôn Giáo mà Ông thì ngồi lim dim lần chuỗi, Ông thì
lo nấu thuốc linh đơn, Ông thì ngâm thơ vịnh phú còn kẻ chết đuối giữa vời
không ai dòm ngó.
Nếu trước công lý mà ba cái ngai ở thế gian để cho ba Ông ngồi thì là phi lý; mà để cho người long thuyền ra vớt chúng sanh thật sự, đến khi vớt xong thì ngồi mới là hợp lý.
Nếu trước công lý mà ba cái ngai ở thế gian để cho ba Ông ngồi thì là phi lý; mà để cho người long thuyền ra vớt chúng sanh thật sự, đến khi vớt xong thì ngồi mới là hợp lý.
Nói trắng ra nay toàn cầu sắp nổi trận cuồng phong dữ
dội nó sẽ lôi cuốn nhân loại ra khỏi dòng khổ hải chẳng riêng gì dân tộc nào;
mà nước Việt Nam
ta cũng đồng chung số phận.
Thừa kế ý chí
trên chúng tôi đối chiếu công thức có trong PCT ban hành năm 1926 với công thức
xã hội của Chánh Phủ Singapore
vừa công bố năm 2006.
Về chủ trương
Tôn giáo: Ngay từ ngày buổi đầu thì Đạo Cao Đài đã có chủ trương xây nên Quốc
Đạo; xây nên thế giới đại đồng thì Đạo phải có công thức để thực thi.
Quốc Đạo dĩ
nhiên là có nhiều nghĩa nhưng một trong những ý nghĩa có thể chấp nhận được đó
là: Đạo được tổ chức chặc chẽ như một quốc gia. Một quốc gia đạo đức trong thời
toàn cầu hoá.
Về bối cảnh
xã hội: Trong xu hướng toàn cầu hoá thì các quốc gia đều tìm mọi cách, vận dụng
mọi phát minh trong tất cả các lãnh vực Khoa học kỷ thuật hay phương thức quản
lý để nâng cao dân trí dân sinh… phát triển quốc gia mình trong cộng đồng thế
giới. Thành công của quốc gia nầy luôn được quốc gia khác quan tâm chia xẽ hay
học hỏi…
Chúng tôi xin
đối chiếu công thức có trong PCT với Phần mềm nhỏ (công thức) của một quốc gia
phát triển bậc nhất ở Đông Nam Á là Singapore .
1- Một công
thức có trong Pháp Chánh Truyền: Người học đạo Cao Đài tâm đắc với PCT sẽ thấy
tầm nhìn của PCT được lập từ 1926 về nhiệm vụ của Bàn Tri Sự địa phương qua ba
phẩm như sau:
a- Q.H Chánh
Tri Sự: Trong nhơn sanh hạng trí thức thì ít hạng ngu muội thì nhiều nếu chúng
ta không đủ sức điều đình, thì khó mà rãi chơn lý Đạo khắp nơi cho đặng. Càng
thân cận với nhơn sanh lại càng chịu nhiều sự khó khăn rắc rối, chúng ta phải
liệu phương nào mà trừ diệt những sự khó khăn ấy khi mới nãy sanh ra thì nền
Đạo mới khỏi loạn lạc…
b- Q.H Phó
Trị Sự: ... Mổi ngày phải chạy tờ nhựt để cho Chánh Trị Sự hiểu điều động trong
địa phận của mình; nhứt là những sự chi làm hại cho phương diện Đạo thì phải
tức cấp cho Thông Sự hay đặng điều đình thế nào cho an ổn. Những sự kiện thưa,
những điều sái luật Đạo đã đặng tin quả quyết thì chẳng đặng phép yêm ẩn, ngó
lơ, buộc phải giao cho Thông sự phân xữ…
c- Q.H: Thông
Sự: …Mọi việc chi làm cho mất lẽ công bình nơi địa phận của Phó Trị Sự cai quản
mà Hội Thánh không rõ thấu thì Thông Sự phải chịu phần trách cứ… (7).
2- Công thức
của Chánh Phủ Singapore : Singapore là một đảo quốc nhỏ và không có tài
nguyên nào nổi trội nhưng chỉ trong một thời gian rất ngắn sau khi dành được
độc lập đất nước Singapore
đã có một vị trí vững vàng trong cộng đồng thế giới. Singapore được xếp vào các quốc gia
phát triển và có những chỉ số về phát triển về minh bạch… vào hàng Topten của
thế giới.
Hệ thống Quản
lý, tài chánh, phát triển nhà ở, chăm sóc y tế… đang được các quốc gia khác học
tập kinh nghiệm… Hạt nhân của sự phát triển đó đã được ông Lý Hiển Long đương
kim thủ tướng trình bày rành mạch ngày 04-5-2006.
Báo tuổi Trẻ
trích đăng lại ngày 05-5-2006: Công thức của Singapore tiết lộ còn gọi là phần
mềm nhỏ có thể nói tóm gọn và dễ hiểu: Năng lực nhìn “xa hơn chân trời”.
“Nguyên văn ở sau sách.”
a- Giải quyết
các vấn đề ngay khi nó mới nãy sinh.
b- Quản lý
mọi việc một cách có hiệu quả.
Tầm nhìn xa
trông rộng của người lãnh đạo đất nước giàu đẹp nầy là như thế.
Phần mềm chính là như thế. Dĩ nhiên nó hoàn toàn không phải là duy nhất nhưng nó chính là nhân tố quyết định. Một Quốc Gia đã thành công thì Quốc Đạo Cao Đài chắc chắn phải thành hiện thực.
Phần mềm chính là như thế. Dĩ nhiên nó hoàn toàn không phải là duy nhất nhưng nó chính là nhân tố quyết định. Một Quốc Gia đã thành công thì Quốc Đạo Cao Đài chắc chắn phải thành hiện thực.
Từ 2 công
thức đối chiếu trên ta liên tưởng đến câu trả lời của Đức Lý Đại Tiên với Đức
Hộ Pháp về lý do vì sao lại giao cho Đức Hộ Pháp cầm quyền Nhị Hữu Hình Đài: … “Cái nhà máy xay lúa vốn nó không cấy, không
gặt mà nó vẫn có gạo ra cho toàn nhơn sanh ăn; Đạo Cao Đài không ra khỏi nước
mà có thể làm phận sự trọn vẹn đặng”…
“Đức Chí Tôn định cho Hộ Pháp cầm quyền hai
Đài tức Thiên Điều quyết định Đạo phải làm chủ Đời, oai quyền ấy sẽ cứu Đời
khỏi tận diệt” … (8).
Vi bằng Hội
Nhơn Sanh năm Đinh Sửu (1937) phần nghị quyết Phái Thượng:
B/ ...lại cũng yêu cầu Hội Thánh truyền lịnh cho
mổi văn phòng Đầu Quận phải sắm đủ các sách có giá trị về Luật Đời, Luật Hình,
Luật Hộ, Luật Lao Động, Luật Làng, Luật Tổng vv… đặng để đào luyện Chức Việc
nơi Quận mình cho lãu thông hầu đối đãi với Đời khỏi phạm pháp hoặc Đời đối với
Đạo muốn phạm pháp cũng không đặng. Và cũng nên đóng một số Nhựt báo của Đời để
thông truyền cho toàn Chức Việc và Đạo Hữu am hiểu việc tình hình thế giới và
tin tức nước nhà buổi nầy…
C- Mổi Thánh Thất phải có lập Học Đường giáo
hoá đoàn thơ sinh cho biết chữ nghĩa và kinh kệ đặng lo gầy dựng hạng thanh
niên sau nầy cho đủ tài đức hầu mai sau sẽ nối chí đàn anh mà tô điểm lịch xinh
mối đạo. (9).
Trong niềm
tin rằng: Tôn giáo Cao Đài sẽ thể hiện được nhiệm vụ mà Chí Tôn giao phó… Do
vậy mà chúng tôi mạo muội so sánh một công thức có trong PCT (1926) và công
thức mà Thủ tướng Singapore công bố (2006) để góp phần biện chứng về giá trị
của PCT để chúng ta vững tin rằng trong PCT còn rất nhiều công thức tuyệt vời
nữa… đang chờ phát hiện.
Hội Thánh Cao
Đài tái lập trở lại thì những công thức ấy sẽ được chứng minh và khai triển cho
toàn đạo học hỏi và thực thi… “Hội Thánh
minh giao sách trường xuân”.
Từ cái mất
mát hôm nay Hội Thánh sẽ vạch ra những bước đi phù hợp, thực thi những quyết
sách có từ trong PCT để chấn chỉnh và canh tân tôn giáo… “Cung Lập khuyết tìm duyên định ngự” … mới xứng danh là Đạo hướng
Đời… chứ không phải là lý thuyết suông hay là nông cạn đến nổi cầm đèn chạy
trước ô tô chỉ làm trò cười cho nhân thế…
Từ đó nhân sự
Tôn Giáo Cao Đài có đủ kiến thức và năng lực thực thi đường hướng Chánh Trị
Đạo: Tạo Đời cải dữ ra hiền- Bảo Sanh nắm
vững diệu huyền Chí Tôn.
Xây dựng Bảo
Sanh Nhơn Nghĩa Đại Đồng. Thực thi hoàn hảo công thức xây dựng Xã hội theo cặp
liễn Cửu Trùng Đài. Thực thi hoàn hảo công thức xây dựng Tôn giáo theo cặp liễn
Hiệp Thiên Đài.
Nếu tướng
thiệt của Tôn Giáo Cao Đài không được khai triển ra cho nhơn sanh hiểu rõ và
thực thi hầu: …Tô điểm non sông Đạo lẫn
Đời…. thì đó là lỗi ở hậu tấn học đạo; vì thừa kế sự nghiệp Tôn Giáo mà
không hiểu được kho tàng chí bữu, những công thức hay những thế có sẳn trong ĐĐTKPĐ.
Đạo Cao Đài
không ra thiệt tướng thì công trình của các thế hệ trước đây chỉ là công việc
cấy lúa trên đá mà thôi./.
[ [ [
(1): ĐS: Q.2
T.13- T.17: Ngày ghi trong Đạo Sử có lẽ là không chính xác vì căn cứ vào nội
dung là chuẩn bị cho Lễ Khai Đạo mà Đạo Sử ghi là 24-10 Bính Dần (là sau ngày
khai đạo). Theo thiễn ý có lẽ là ngày 12-10 và 13-10- Bính Dần.
(2): Ngày
01-9- Mậu Dần (23-10-1938). Tại Đền Thánh.
(3): Hội Nhơn
Sanh năm Đinh Sửu (1937).
(4): PCT C.G.
Tr.41.
(5): TNHT.Q. 1.
T. 131: Thánh Đạo của Chúa Cứu Thế (vì sự
hiểu lầm) làm tăng gia dục vọng của kẻ mạnh đối với người yếu và giúp giáo cho
bọn trên hiếp dưới.
(6): Hội
Thánh cho đăng lại trên Thông Tin số 77.
(7): PCTC.G.TR:
48 và 51.
(8):
Q.2.T.87-88.
(9): Vi Bằng
H.N.S năm Đinh Sửu (1937) Tr: 30.
@@@
Đạo
Sử Q1. Tr: 111.
Kiêm triêu dĩ đáo Thiên Trung Quang,
Am hiểu thế tình tánh đức nan;
Chỉ đải thời lai quang minh tụ.
Tả ban thiểu đức, Hữu ban mang.
Rán hiểu.
Đời hiếp lẫn nhau nỡ chẳng thương,
Thương đời nên mới đến đem đường.
Đường dài vó ngựa tua bền sức,
Sức yếu lòng người khéo để gương.
Gương đạo noi theo đời Thuấn Đế,
Đế dân vẹn giữ lối Văn Vương.
Vương hầu lê thứ ai là chí,
Chí quyết làm cho thế khác thường.
TNHT.