Trang

Thứ Tư, 1 tháng 1, 2020

3026. CHÚC MỪNG NĂM MỚI: CON HẠC HÒA BÌNH

Bài từ BNS THÔNG LIÊN số 77 ra ngày 03/11/2012. 
BBT bog đăng lại.



CON HẠC HÒA BÌNH.
“Tiên tri và hiện thực”.

Ngày 05-09-Nhâm Thìn (19-10-2012) BNS Thông Liên ra số 76.
Trang 08 có đăng lời phủ dụ ngày 01-01-Ất Mùi- 1955 của Đức Hộ Pháp. Trong lời phủ dụ có đoạn:
Chúng ta chỉ có hy sinh một kiếp sống đặng làm con hạc vô tội, con hạc hòa bình, biết đâu Đức Chí Tôn đem con hạc của Ngài để thế cho con bồ câu trắng mà thiên hạ gọi là con bồ câu hòa bình; nhưng không hòa bình gì hết. Thân làm con hạc thiêng liêng ấy buộc ta phải chở Đạo đi toàn khắp mặt địa cầu. Nếu một chủng tộc nào, một sắc dân nào ở nơi mặt địa cầu nầy chưa biết Đạo là cái lỗi do nơi ta đó vậy.


Ngày 21-10-2012 (cách 02 ngày sau) báo Thanh Niên đăng bài:
Sinh viên thủ đô viết thư, gấp hạc giấy gửi chiến sĩ Trường Sa.

+ Động tính hiếu kỳ chúng tôi vào google.vn gõ chữ con hạc giấy mới biết gần đây nhiều người, nhiều tổ chức xếp hạc giấy gởi tặng nhau bày tỏ tình thương yêu, chúc phúc cho người gặp cảnh không may…
&&&
Đức Hộ Pháp: biết đâu Đức Chí Tôn đem con hạc của Ngài để thế cho con bồ câu trắng mà thiên hạ gọi là con bồ câu hòa bình;
So với câu của báo: gấp hạc giấy có ghi thông điệp yêu thương nhắn gửi từ đất liền.
Ta thấy câu của Đức Hộ Pháp là dụng cho toàn cầu. Vì đạo là chung cho cả nhân loại. Câu của Báo Thanh Niên là dùng cho một nước. Bởi vai trò của báo là như thế. Nhưng xét về nội dung thì hòa bình và yêu thương rất cần nhau. Hòa bình thì không thể thiếu yêu thương. Có yêu thương nhau mới có hòa bình.
Chúng tôi ghi nhận đến đây lại nhớ đến câu chuyện Vua Sở mất cung. Vua Sở đi săn giữa đường đánh mất cây cung. Quân lính xin quay xe lại tìm. Vua phán Ta mất cung thì ắt có người nước Sở nhặc được cung có chi mà tiếc. Đức Khổng Phu Tử nghe chuyện mới nói phải chi Vua Sở nói một người trong thiên hạ mất cung tất có một người trong thiên hạ được cung thì hay biết mấy.
 1- Con hạc trong xã hội Việt Nam, trong tín ngưỡng dân gian và các tôn giáo thời Nhứt Kỳ, Nhị Kỳ được thể hiện thế nào?
Người xưa xếp hạc là loài đứng đầu trong loài lông vũ (nhất phẩm điểu). Từ đó hạc dùng để chỉ người có tài năng, đức độ của người quân tử. Triều đình ban lệnh cầu hiền gọi hạc bản, những nội dung trong lệnh truyền gọi là hạc thư hay hạc đầu thư. Bậc tu hành có sức cảm hóa người khác theo chánh đạo, mọi người quí trọng được gọi là hạc minh chi sĩ. Rất nhiều tranh vẽ các vị tiên cưỡi hạc dạo chơi, còn như tranh vẽ hạc tạo ấn tượng về sự thanh cao, mạnh mẽ…hay gợi cho người xem hình ảnh nơi bồng lai tiên cảnh. Tranh có vẽ hạc được trưng bày nơi “đắc địa” trong tư thất hay công đường. Người xưa tin rằng con hạt sống rất thọ (hàng nghìn năm), nên dùng hạc để chúc sống trường thọ.
Tín ngưỡng dân gian cũng tin rằng người thấy được hạc sẽ gặp điều bình an, tốt lành, hạnh phúc. Người lành, người lương thiện khi mất linh hồn cưỡi hạc để lên thượng giới (cưỡi hạc qui tiên).
Đình chùa ở Việt Nam thường bố trí con hạc đứng trên lưng con rùa (rùa cõng hạc) ở nơi thắp hương. Mà rùa lại nằm trong tứ linh (long, lân, qui, phụng). Có phải thâm ý tiền nhân xếp hạc trên tứ linh chăng?
Tóm lại hình tượng con hạc trong xã hội xưa tượng trưng cho sự cao quí, đức độ, tài năng, trường thọ và hạnh phúc.
Một hình tượng tuyệt vời.
Trong văn chương con hạc được xem là bạn thân của kẻ sĩ có tiết tháo, thanh liêm:
Nghêu ngao vui thú yên hà,
Mai là bạn củ, hạc là người quen.
Nguyễn Du.
Tục ngữ Việt Nam có câu: đĩa đeo chân hạc ngụ ý cười mỉa người thô tục bám víu hay lợi dụng (bất chánh) vào bậc thanh cao...
Văn học Trung Quốc có bài Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu (704-754) rất nổi tiếng và thú vị.
HOÀNG HẠC LÂU.
Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ,
Thử địa không dư Hoàng Hạc Lâu.
Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,
Bạch vân thiên tải không du du.
Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ,
Phương thảo thê thê Anh Vũ châu.
Nhật mộ hương quan hà xứ thị?
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.
Cụ Tản Đà dịch.
Hạc vàng ai cưỡi đi đâu?
Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ
Hạc vàng đi mất từ xưa
Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay
Hán Dương sông tạnh cây bày
Bãi xa Anh Vũ xanh dầy cỏ non
Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.
Hoàng Hạc Lâu nghĩa là Lầu Hạc Vàng.
Còn hạc vàng ai cưỡi đi đâu liên quan đến đạo sĩ Phí Văn Vĩ tương truyền là đắc đạo cưỡi hạc vàng qua đây nên mới có tên là Lầu Hạc Vàng. Huyền thoại bao giờ cũng thú vị, đẹp nhưng hiện thực thì hiện nay các nhà điểu học phát hiện 14 loại hạc nhưng không có loại hạc nào màu vàng cả…vậy là huyền thoại và thực tế đã có khoản cách khó lý giải…
Văn chương lưu truyền chuyện thi hào Lý Bạch (701-762) đến Hoàng Hạc Lâu định làm thơ nhưng khi đọc bài thơ của Thôi Hiệu đề trên vách ông vứt bút ngữa mặt mà than rằng:
Nhãn tiền hữu cảnh đạo bất đắc
Thôi Hiệu đề thi tại thượng đầu…
Dịch nghĩa:
Trước mắt thấy cảnh không tả được
Vì Thôi Hiệu đã đề thơ trên đầu…
  2- Thời Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (ĐĐTKPĐ).
 2.1- Theo Đạo Sử của Bà Nữ Đầu Sư Hương Hiếu Quyển 2 bài 06 thì buổi sơ khai của ĐĐTKPĐ khi cầu cơ có đọc 02 bài: Bài Trời Còn và Bài Mừng Thay. Cả 02 bài đều có hình ảnh con hạc rất sinh động. 
Bài Trời Còn.
Trời còn sông biển đều còn,
Khắp xem cõi dưới núi non đượm nhuần.
Thanh Minh trong tiết vườn xuân,
Phụng chầu, hạc múa, gà rừng gáy reo.
Ðường đi trên núi dưới đèo,
Lặng tìm cao thấp phải trèo chông gai.
Phận làm con thảo há nài,
Biết thương Tiên, Phật, Bồng Lai mà tìm.
Xem qua xét lại cổ kim,
Một bầu Trời Ðất thanh liêm chín mười.
Vàng trau ngọc chuốt càng tươi,
Bền lòng theo Phật cho người xét suy.
Thần Tiên vốn chẳng xa chi,
Có lòng chiêm ngưỡng nhứt thì giáng linh.
Bài Mừng Thay.
Mầng thay chi xiết nỗi mầng,
Hào quang chiếu diệu ngàn tầng khôn trung.
Hạc reo bay khắp dạo cùng,
Càn Khôn Thế Giái cũng chung một bầu.
Môn sanh thành kỉnh chực chầu,
Tửu trà huê quả mừng cầu Tiên Ông.
Nhang thơm tốc đốt nực nồng,
Ðèn lòa ngọn lửa tựa rồng phun châu.
Lạy mầng.
2.2- Trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển (TNHT).
TNHT dùng hình ảnh con hạc rất nhiều chúng tôi chỉ trích tượng trưng.  Thánh-giáo của Nhàn-Âm Đạo-Trưởng:
Giải-thích hai câu "Lung kê hữu mễ than oa cận, Giả hạc vô lương thiên địa khoan. 12-4-1930 (17-3- Canh-Ngọ)
 Lý- Bạch viết:
Lung kê hữu mễ than oa cận,
Giả hạc vô lương thiên địa khoan.
Thích nôm: Gà-lồng có lúa đầy bụng hằng ngày, mà nồi nước sôi hằng cận bên, không biết phải bị giết ngày nào. Còn con hạc-nội, tuy bữa đói bữa no, nhưng Trời-Đất rộng thinh, mặc tình cao bay xa liệng.
Tóm lại, thà cực mà được thong-thả, còn hơn sướng mà phải chịu nguy-hiểm. Có mối Đạo dìu mình được tự-do thiêng-liêng, mà cái tự-do thiêng-liêng ấy, ta hãy làm con hạc-nội mới mong chiếm được.
2.3- Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo.
2.3.1- Kinh Thiên Đạo.
+ Kinh Đệ Tam Cửu câu 5-8:
Cung Đẩu-Tốt  nhặt khoan tiếng nhạc,
Đệ lịnh bài cánh hạc đưa linh.
Tiêu thiều lấp tiếng dục-tình,
Bờ dương bóng phụng đưa mình nâng thân.
+ Kinh Đệ Tứ Cửu câu 1-4:
Sắc huỳnh chiếu roi vàng đường hạc,
Cõi Huỳnh-Thiên nhẹ thoát chơn Tiên.
Năm Rồng đỡ nổi đầu thuyền,
Vào cung Tuyệt-khổ kiến Huyền-Thiên-Quân.
2.3.2- Kinh Thế Đạo.
+ Kinh Thế Đạo bài Kinh Tụng Cha Mẹ Qui Liễu câu 19-20:
Xem thân tuổi hạc càng cao,
E ra tử biệt thiên tào định phân.
+ Bài Kinh Cầu Bà Con Thân Bằng Cố Hữu Qui Liễu câu 17-20:
Trụ nguyên-tánh hồn linh nhàn-lạc,
Cõi Đào-nguyên cỡi hạc thừa long.
Lánh xa trược chất bụi hồng,
Cung Tiên sớm tối vui vòng thung-dung.
2.4- Con hạc trong kiến trúc tôn giáo.
+ Tòa Thánh Tây Ninh.
(Hình con hạc bên hông Tòa Thánh)

Đứng bên hông Tòa Thánh Tây Ninh nhìn lên sát mái ta thấy có bố trí hình con hạc trong khuôn tròn hình bầu dục đứng. Mổi khuôn có 02 con hạc bay trên mặt nước. Mặt nước nhấp nhô sóng cho ta hình ảnh của  biển cả. Mặt trời vừa mọc lên khỏi mặt nước một nữa (có 09 tia sáng). Có 03 vầng mây trên bầu trời.
Con hạc bên dưới bay từ Tây sang Đông (về phía mặt trời). Con hạc bên trên, bay từ Đông sang Tây.
Phần bên Nam phái có 12 khuôn hình con hạc.
Phần bên Nữ phái cũng có 12 khuôn.
Phần ở Bát Quái Đài có 03 khuôn.
Cộng chung là 27 khuôn hình có con hạc.
+ Đoạn Trần Kiều (1).
Theo thiết kế ban đầu của Đức Hộ Pháp thì cầu Đoạn Trần Kiều có mái che mát (theo kiểu cầu xưa như chùa Cầu ở phố cổ Hội An Đà Nẳng). Trên nóc nhà mát làm một con hạc chở thầy trò Tân Vân Tử và  Tôn Võ Tử bay từ ngoài vào Trí Huệ Cung.
Nhưng khi thực hiện thì Ông Tá Lý Lành và các vị công quả lại bố trí con hạc bay từ Trí Huệ Cung ra.
Khi Đức Hộ Pháp đi Đài Loan về (1954) phát hiện ra các vị rất lo sợ xin sửa lại. Đức Ngài mới dạy rằng: Con hạc bay về Trí Huệ Cung là thể hiện cho phàm nhập thánh. Các con lại làm con hạc từ Trí Huệ Cung bay ra là thể hiện cho thánh lâm phàm. Việc các con quên không làm theo ý Thầy nhưng âu cũng là thiên ý chớ chẳng phải do các con. Cứ để vậy.
Ngày nay cầu Đoạn Trần Kiều do chính phủ làm không còn theo kiểu vở Đức Ngài để lại nhưng chúng tôi tin rằng khi cơ đạo phục hồi thì sẽ có sự tu sửa theo mẫu xưa cho đúng với thể pháp tôn giáo.
Theo kiểu xưa không có nghĩa là giử kích thước và dùng vật liệu như xưa; mà vẫn dùng vật liệu theo hiện tại, và kích thước phù hợp với nhu cầu giao thông. Nhưng phải có nóc, có con hạc chở Thầy trò Vân Trung Tử bay từ Trí Huệ Cung ra...
Tên cây cầu là Đoạn Trần hay Đoạn Trần Kiều?
Đoạn có nghĩa là chấm dứt, hay phân đoạn.
Trần có nghĩa là thế gian, là cuộc đời của mổi người.
Kiều có nghĩa là cầu, hay là đẹp.
Đoạn Trần có nghĩa là chấm dứt quãng đời củ, hay phân chia cuộc đời, công việc ra nhiều giai đoạn để bước vào giai đoạn mới (mà chưa thể hiện được tâm trạng hay lời bình phẩm từ xã hội).
Đoạn Trần Kiều nghĩa là chấm dứt quãng đời củ, hay phân chia cuộc đời, công việc ra nhiều giai đoạn với ý nghĩa rất nhân văn (phù hợp với chính mình và xã hội cũng nhìn nhận như thế). Một đàng là chấm dứt hay phân đoạn mà chưa thể hiện được tâm trạng (buồn, vui, lo âu, ray rứt đến độ đứt ruột đứt gan), chưa đậm chất nhân văn. Một đàng với tâm trạng an lành, nhân hậu…hay nói vắn tắc là đẹp. Ta chọn cái nào?
Theo chúng tôi thì tên cây cầu là 03 chữ mới đúng với thể pháp tôn giáo (thánh lâm phàm). Bậc thánh nhân thể hiện cho sự hội tụ của bi, trí, dũng; đã có bi, trí, dũng khi nhập vào thế cuộc thì chính chắn trong suy nghĩ, điềm đạm trong hành sự. Tóm lại là phải đẹp trong từng phân khúc: xữ thế và xuất thế; chính kỷ và hóa nhân; hay thực thi tam lập…
Tiếng An Nam thể hiện qua chữ quốc ngữ hiện nay là loại chữ ký âm nên cùng một âm có thể hiểu ra nhiều nghĩa. Trong đó ta có đầy đủ quyền tự do chọn ra nghĩa phù hợp để thăng tiến trong hòa bình, thịnh vượng cả về vật chất lẫn tinh thần mới đúng với dụng ý những người làm ra chữ quốc ngữ (truyền bá tin mừng). 
2.5- Văn bút Đức Hộ Pháp.
Ngoài văn bút nói về con hạc hòa bình trên đây Đức Hộ Pháp cũng dùng con hạc để tự ví.
Ngày 01-12- Bính Tuất (1946): Khai Hội Nhơn Sanh.  
Con hạc lạc hồi quê, nhìn không nhớ tổ, xem nước non đổi vẻ thay màu, thảm thiết nơi lòng tuôn châu đổ ngọc, sắp muốn kêu cùng cuối một tiếng nỉ non giục kẻ tri âm hồi đáp. Ôi!  Dưới bức thê lương nầy ai là tri kỷ, tri âm cùng Bần Ðạo, ngoài ra chư Hiền Hữu, Hiền Muội thì Bần Ðạo đã kiếm đặng ai. Tưởng khi các bạn cũng có lẽ tội nghiệp cho con hạc bịnh nầy, mà để tai lóng tiếng. Ôi! Cái khối sanh của Chí Tôn đã xiêu lạc nơi nào mà để hai sắc con yêu ái của Người phải chịu nạn tương tàn như thế!...
…Vậy Bần Ðạo cúi mình cậy các bạn một điều rất nên yếu thiết là: Hòa giọng đau thương cùng con hạc lạc nầy đặng giục lòng bác ái tạo cảnh an nhàn thiêng liêng cho toàn sanh chúng.
3- Hạc hòa bình tung cánh. 
Tính từ năm 1955 đến 2012 là đã 57 năm.
Con số 57 có gợi nhớ đến bài thi.
Tiền trình Thầy dạy trước con tường,
Đợi hạ sang năm mới tuyển lương.
Năm bảy năm sau nên nghiệp lớn,
Đến chừng ấy khá Đạo lo lường.
TNHT. Q1. THI TẬP.
Từ ngày khai đạo đến nay tôn giáo Cao-Đài đã trải qua nhiều cuộc triễn lãm. Theo tìm hiểu của chúng tôi thì chưa có một triễn lãm nào trưng bày con hạc hòa bình bay (hay đứng) trên quả địa cầu. Cho nên chúng tôi tin rằng một ngày gần đây hình ảnh con hạc hòa bình bay trên quả địa cầu sẽ được trưng bày.
Con hạc hòa bình bay trên địa cầu sẽ được trưng bày trong Đạo và sau đó sẽ lan tỏa ra toàn thế giới. Ngày ấy phải đến./.
&&&
(1) Một số vị công quả làm cầu Đoạn Trần Kiều kể lại là ở Hương Đạo Trường Cửu (gần Trí Huệ Cung), có một cây chò rất to các vị phải nối cưa lại mới cưa ngã được. Khi xẽ cũng phải nối cưa mới xẽ được. Cây chò nầy đủ dài để làm đà chánh gác qua con suối…
BBT TL.