NHẮC LẠI CÁCH THỨC HÀNH ĐẠO.
“Của Hội Thánh Em Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ”
Đức Chí Tôn lập ra Đạo
Cao Đài là lập Quốc Đạo. Là nền đạo có tổ chức như một quốc gia. Cho nên Đạo
Cao Đài là một tôn giáo pháp quyền để thực thi nhân quyền. Nhân quyền trong tôn
giáo là:
Tự do trong đạo đức.
Dân chủ có nhân
quyền.
1/- Tự do trong đạo
đức.
1.1/- Nhập môn cầu
đạo.
Người từ 18 tuổi trở
lên được nhập môn cầu đạo. Nghĩa là đương sự đã trưởng thành và chịu trách
nhiệm về sự lựa chọn của mình để tự nguyện vào đạo. Khi đã TỰ NGUYỆN VÀO ĐẠO thì
vị có trách nhiệm phải tổ chức Lễ Nhập Môn Cầu Đạo cho đương sự, theo đó phải
đọc lời minh thệ trước thiên bàn. Nguyên văn lời minh thệ:
“Tên gì? Họ gì? Thề rằng: Từ đây biết một Đạo Cao - Đài Ngọc
- Đế, chẳng đổi dạ đổi lòng, hiệp đồng chư Môn - Đệ, gìn luật lệ Cao -
Đài, như sau có lòng hai thì Thiên - tru, Địa - lục.”
Sau khi hoàn thành Lễ
nhập môn thì được cấp SỚ CẦU ĐẠO. Người có Sớ cầu đạo là người nhập TỊCH ĐẠO
trong tôn giáo. Với xã hội đó là đã nhập vào QUỐC TỊCH Cao Đài. Theo đó người
nhập môn cầu đạo là người chấp nhận và thực hành luật lệ của đạo. Cho nên luật
pháp đạo chính là đạo đức.
Kẻ vi phạm luật đạo
là vi phạm đạo đức tùy theo mức độ mà bị xử lý theo pháp luật đã định. Từ người
Đạo Hữu cho đến bậc Giáo Tông đều chịu chung một khuôn luật, không ai được đứng
trên pháp luật đạo. Đạo dùng luật trị người để chấm dứt cảnh người trị người;
đó là hệ luận tất nhiên của một tôn giáo pháp quyền
1.2/- Hành chánh tôn
giáo.
Một người tín đồ của
đạo phải vào bộ đạo. Người có tên trong bộ đạo ở nơi nào thuộc quyền hành chánh
của địa phương đó. Chức sắc, Chức việc địa phương khác không được phép xen vào.
Một người đạo không bao giờ chịu hai nơi quản lý hành chánh. Đồng nghĩa với
việc muốn chuyển đi nơi khác phải có sự chuyển hồ sơ của địa phương nơi có bộ
đạo. Nếu địa phương gốc không chuyển (vì lý do đang xử lý vi phạm của người đó)
thì địa phương nào nhận sẽ bị kỷ luật.
Đạo cấm lấn ranh để hành
chánh.
Người đạo di chuyển
đến địa phương khác phải làm đúng thủ tục.
Luật đạo nghiêm trị người
phạm luật đạo nơi nầy rồi chạy sang địa phương khác và địa phương đã chứa chấp
đương sự để tránh sự rối loạn kỷ cương.
2/- Dân chủ có nhân
quyền.
Người đạo có đầy đủ
quyền hành đạo cả về giáo lý và pháp luật để xây dựng đạo.
2.1/ Quyền sửa đổi.
Thấy cái gì không
đúng người đạo có người đề nghị chỉnh đốn bằng văn bản. Chỉ rõ rằng sai ở đâu,
sửa thế nào? Các bước tiến hành và kiểm tra kết quả?
Nếu thượng cấp giải
quyết không thỏa đáng đương sự có quyền gởi lên cấp trên hay gởi về cho Hiệp
Thiên Đài.
2.2/- Quyền đề xuất.
Thấy điều gì mới cần
ích cho nền đạo người đạo địa phương đó có quyền ra văn bản (nếu là chuyện nhỏ)
gởi lên cấp trên yêu cầu giải trình. Nếu là việc lớn và quan trọng có quyền lập
ra đề án và đề nghị thượng cấp hỗ trợ.
2.3/- Quyền tham dự
vào 03 Hội Lập Quyền Vạn Linh.
Tùy theo phẩm cấp và
diện hạ thừa hay thượng thừa mà tham gia theo Luật Lệ Chung Các Hội.
3/- Hội Thánh và Quyền
Hội Thánh.
3.1/ Thực thể Hội
Thành Anh.
Hiện nay Hội Thánh
Anh đã bị giải thể (hành chánh đạo bị giải thể). Chức sắc Hội Thánh còn nhưng
không có một nơi làm việc.
3.2/- Quyền Hội
Thánh.
Quyền của Hội Thánh
là gì?
Đó là hệ thống văn
bản của Hội Thánh đã ban hành bao gồm pháp luật, giáo lý, kinh điển và cách
thức hành chánh là quyền của Hội Thánh. Người đạo căn cứ vào đó mà học đạo,
hành đạo nên nó vẫn còn đầy đủ giá trị với người tín đồ Cao Đài.
Còn một mặt tín đồ
Hội Thánh cũng giử quyền Hội Thánh.
3.3/- Quyền Hội Thánh
Em và Quyền của Tín đồ vẫn còn.
Đức Hộ Pháp dạy rằng:
... Khi Hội Thánh Anh bị cốt thì Hội Thánh Em và tín đồ hiệp nhau mà công cử
người cầm giềng mối đạo....
Có nghĩa là quyền của
Hội Thánh Em và Tín đồ vẫn còn.
Nó cũng giống như một
quốc qia bị ngoại bang xâm chiếm lãnh thổ, xóa bộ máy chính quyền nhưng dân tộc
còn đó và quật khởi để khôi phục lại quê hương.
4/ Hội Thánh Em Đại
Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (HTE ĐĐTKPĐ) hành đạo.
4.1/- HTE ĐĐTKPĐ
không phải là một đơn vị hành chánh trong tôn giáo. Trong các văn bản của HTE
đã nói rõ như thế.
4.2/ HTE ĐĐTKPĐ là
một tổ chức bao gồm các Hội Thánh Em các địa phương, các chức việc và các Tín
đồ TỰ NGUYỆN, TỰ GIÁC tham gia để lo khôi phục lại Hội Thánh Anh.
HTE ĐĐTKPĐ không ép
buộc ai phải gia nhập, nhưng khi đã tự nguyện gia nhập HTE ĐĐTKPĐ thì đương sự
có nghĩa vụ phải tôn trọng và thực hành đúng nội qui, mục đích, lập trường hành
đạo và cách thức hành đạo đề ra.
HTE ĐĐTKPĐ cũng chưa
hề ép buộc người nào muốn ra khỏi tổ chức của mình phải ở lại. Ai không muốn TIẾP
TỤC tham gia với HTE ĐĐTKPĐ thì cứ báo cho biết. Nghĩa cần minh bạch trong việc
còn trong tổ chức hay ra khỏi tổ chức.
Nhưng HTE ĐĐTKPĐ sẽ
không chấp nhận những phần tử lấp lững, lợi dụng danh nghĩa tổ chức để làm sai
với những điều đề ra. HTE ĐĐTKPĐ coi đó là những kẻ lợi dụng tổ chức để mưu cầu
danh lợi làm ô danh của tổ chức. Cho nên sẽ trao đổi xác định việc nầy và có
thể mời người vi phạm ra khỏi tổ chức.
4.3/- Phương châm
hành đạo của HTE ĐĐTKPĐ.
Lấy văn bản của Hội
Thánh đã ban hành làm gốc trên đường tranh đấu. Gìn giử bản sắc trong lành của
đạo.
Tôn trọng và không
can thiệp vào hành chánh hay lễ nghi của các địa phương.
Nội qui hành đạo của
HTE ĐĐTKPĐ nhấn mạnh có một yêu cầu căn bản là BẤT VỌNG NGỮ (Giới cấm thứ 5).
5/- Đối ngoại của HTE ĐĐTKPĐ.
5.1/ Với người Đạo
Cao Đài lập năm 1926.
Tín đồ Cao Đài 1926
là một tập thể rất lớn. HTE ĐĐTKPĐ là một tập thể nhỏ trong đó nên không bao
giờ có ý nghĩ rằng đại diện cho tất cả người
Đạo Cao Đài 1926. HTE có đứng ra lập Bộ Đạo cho người Đạo Cao Đài 1926
cũng đã nói rõ rằng số nhân sự đó là của đạo chứ không phải là của tổ chức HTE
ĐĐTKPĐ.
5.2/- Với những tổ
chức khác của người đạo.
HTE ĐĐTKPĐ là một tổ
chức tranh đấu cho đạo quyền.
Những người đạo Cao
Đài khác cũng có đủ quyền để lập ra những tổ chức khác và HTE ĐĐTKPĐ tôn trọng
điều đó. Sẳn sàng hợp tác nếu hai bên đồng ý và có cam kết rõ ràng bằng miệng
hay văn bản.
5.3/- Với những tổ
chức của tôn giáo bạn.
HTE ĐĐTKPĐ tôn trọng
niền tin của họ và quan hệ thân thiện.
5.4/- Với các hiền
nhân quân tử hoạt động cho nhân quyền.
HTE ĐĐTKPĐ hết sức
hoan nghinh và tìm kiếm sự giúp đở phù hợp.
5.5/ Với những tổ
chức xã hội dân sự.
HTE ĐĐTKPĐ hết sức
hoan nghinh, học hỏi, hợp tác trong thân thiện và tôn kính.
Việc đạo là việc
chung, hành đạo là tự giác, tự nguyện. Những điều nầy thống nhất đã lâu, nay do
sự bịa đặt và xuyên tạc của một số người nên HTE ĐĐTKPĐ nhắc lại.
Nay kính.
Việt Nam, ngày 07/12/Kỷ Hợi.
(DL: 01/01/2020.)
Trưởng Ban Chấp Hành
Chánh Trị sự Võ Văn Quang.