Trang

Thứ Ba, 7 tháng 1, 2020

3048. ĐỨC HỘ PHÁP: 120 NĂM LÀ MỘT THẾ KỶ.



120 NĂM LÀ MỘT THẾ KỶ.
“Thể pháp bố trí tại Nghinh Phong Đài”
"Gió là Thông tín viên của Thượng Đế mang linh điển cho muôn loài"

Trong khi nhân loại đang tính một thế kỷ là 100 năm, theo niên lịch của Thiên Chúa Giáo thì Đạo Cao Đài, là một tôn giáo khai sinh năm 1926 tại Việt Nam lại đưa ra một cách tính khác về một thế kỷ. Ngày nay internet cho thông tin rằng từ năm 1950 Liên Hiệp Quốc đã có dự tính cải cách lịch hiện nay và đang tìm kiếm một cách làm lịch khác.
Một ghi nhận là năm 1948 (cũng là năm Liên Hiệp Quốc ra đời) thì Đức Hộ Pháp công bố: 120 năm là một thế kỷ. Đến năm 1950 thì LHQ có dự tính cải cách lịch. Ngẫu nhiên chăng? Tạo hóa an bày chăng? Chúng tôi tin rằng tạo hóa đã an bày để nhân loại thấy rằng: Thời kỳ Đạo & Đời hòa nhập đã đến.


Theo dòng đạo sử chúng ta biết rằng Đức Hộ Pháp bị thực dân Pháp bắt tại Tòa Thánh ngày 28/6/1941. Đến ngày 27/7/1941 Đức Hộ Pháp và Ngài Khai Pháp cùng với một số Chức Sắc  bị lưu đày sang đảo Madagascar ở Phi Châu. Thời gian nầy việc xây dựng Tòa Thánh bị đình trệ. Thế chiến thứ hai kết thúc khi Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống nước Nhật. Tình hình thế giới biến đổi Pháp buộc lòng phải đưa Đức Hộ Pháp về Việt Nam ngày 22/8/46 đến ngày 30/8/1946 Đức Hộ Pháp về đến Tòa Thánh.
Năm 1948 Đức Hộ Pháp công bố 120 năm là một thế kỷ thì dĩ nhiên là những thể pháp liên quan như Nghinh Phong Đài hay Lộ Bình Dương Đạo đã được hình thành trước đó nhiều năm. Còn Phật Mẫu Chơn Kinh đã có từ năm 1935.
Phân tích như thế để hiểu rằng Đức Chí Tôn và các Đấng thiêng liêng đã trang bị cho môn sinh những điều kiện cần và đủ để xây dựng một nền văn minh mới.

Tòa Thánh Tây Ninh (Ảnh chụp từ hướng Đông Nam)
Đức Hộ Pháp thuyết đạo ngày 24/12/Đinh Hợi (1948) tại trang 131, quyển 01 bản in 1970 có đoạn:
Chơn truyền buổi Chí Tôn tạo Càn Khôn Thế Giới Ngài nắm Thập Thiên Can và Thập Nhị Địa Chi trong tay để định Pháp Chánh Càn Khôn Vũ Trụ…
Nơi Ngọc Hư Cung định Pháp Chánh cũng như trong Càn Khôn Vũ Trụ là: 12 tháng một niên, 12 niên một giáp, 120 năm một thế kỷ (Tất cả đều cho rằng 100 năm là một thế kỷ như vậy không đúng.)
120 năm một thế kỷ Ngài chỉ nói có một lần duy nhất và câu liền trong dấu ngoặc ngay sau đó là ((Tất cả đều cho rằng 100 năm là một thế kỷ như vậy không đúng.)
Chúng tôi xin trình bày cách tính thế kỷ 120 đã được bố trí tại Nghinh Phong Đài và đường kinh tuyến mới cho niên lịch 120 năm một thế kỷ chính là Đại lộ Phạm Hộ Pháp (trong nội ô) hay Lộ Bình Dương Đạo.
 1/ Thể pháp bố trí tại Nghinh Phong Đài.
Theo sự tìm hiểu của chúng tôi thì Đức Hộ Pháp đã bố trí cách tính thế kỷ 120 tại Nghinh Phong Đài.
Thập Thiên Can bố trí đều trên một hình trụ tròn (Trời tròn). Theo đó Can Bính ở chánh Đông và Can Tân ở chánh Tây.
Thập Nhị Địa Chi bố trí trên hình vuông bên dưới (đất vuông), mỗi cạnh có 03 chi. Chi Dần ở chánh Đông và chi Thân ở chánh Tây.

Đạo có thể và dụng.
Đạo Đức Kinh chương 11: Lão Tử viết về thể và dụng.
Duyên thực dĩ vi khí. (Nhồi đất để làm chén bát).
Đương kỳ vô hữu khí chi dụng. (Nhờ chổ “không” mới có cái “dụng” của chén bát).
Tạc hộ dũ dĩ vi thất. (Khoét cửa nẻo làm buồng the).
Đương kỳ vô hữu thất chi dụng. (Nhờ chỗ “không” mới có cái “dụng” của buồng the). (Theo cụ Nguyễn Duy Cần).
Hâu học theo đó hiểu rằng đạo có thể và dụng.
Cách bố trí trên Thập Thiên Can (Trời) trên vòng tròn và và Thập Nhị Địa Chi trên hình vuông (Đất) như thế người Đạo Cao Đài hiểu rằng câu: Trời tròn đất vuông là nói về cái dụng của Trời và cái dụng của Đất. Làm nhà, làm chung cư, làm đường, phân lô đất làm ruộng, làm rẫy... vẫn lấy góc vuông làm căn bản, lấy đường thẳng làm chuẩn mực mới tận dụng được hết diện tích của đất. Tiền nhân đã đúc kết cái dụng của Trời và Đất vào 04 chữ: Trời tròn Đất vuông như một công thức về cái dụng. Phân tích câu Trời tròn Đất vuông theo cái dụng của Trời và và cái dụng của Đất mới đúng với ý của cổ nhân, còn như hiểu rằng đề cập đến cái thể là sai với dụng ý của tiền nhân.
1.1/ Đứng từ hướng Bắc đọc tên Can và Chi.
Thập Thiên Can khởi đầu bằng Can Giáp.
Thập Nhị Địa Chi khởi đầu bằng Chi Tý.
Bắt đầu ta có Giáp Tý.

Cứ phối hợp Can & Chi như vậy đến lần thứ ba ta có cung Bính Dần nằm tại chính Đông. Năm Bính Dần (1926) là năm tổ chức Lễ Khai Đạo.
1.2/ Đọc tên Can & Chi từ hướng Tây Nam.

Tiếp tục phối hợp như vậy đến lần thứ tám ta có cung Tân Thân nằm tại chính Tây.
Tân Thân & Bính Dần là hai Cung nằm ở chính phương: Đông & Tây.
Lần thứ 1: Giáp Tý. Lần thứ 3: Bính Dần. ... Lần thứ 8:  Tân Thân.
Giáp Tý & Bính Dần từ Nhị Kỳ Phổ Độ đã có trong cách tính Lục Thập Hoa Giáp.
Tân Thân xuất hiện trong thời Tam Kỳ Phổ Độ.
Tại sao phải lấy Tân Thân vào?
Bởi vì Đạo có thể pháp và bí pháp.
Thể pháp đã có Cung Bính Dần ở chánh Đông thì phải tính Cung Tân Thân ở chánh Tây (không tính là mất ý nghĩa của thể pháp). Xét về tính đối xứng là phải tính Tân Thân vào. Không tính Tân Thân vào là rất phi lý.
Đông và Tây có rất nhiều ý nghĩa trong triết học Cao Đài Giáo. Đạo khởi ở phương Đông mà thành ở Phương Tây. Con Long Mã trên Nghinh Phong Đài chạy về phương Tây mà đầu quay về phương Đông. Đạo Cao Đài tiếp nhận giáo pháp từ Bát Quái Đài để biên soạn giáo án và sử chương theo hai luồng tư tưởng: Đông Phương triết học và Tây Phương khoa học (Đông Lang & Tây Lang). Đạo dụng Đông Phương triết học và Tây Phương khoa học (Đông Khán Đài & Tây Khán Đài) để xây dựng nền văn minh mới (Cửu Trùng Thiên).
Tính Cung Tân Thân vào chính là sự khác biệt của Tam Kỳ Phổ Độ so với Nhị Kỳ Phổ Độ. Thời Nhị Kỳ Phổ Độ chưa phải là thời tận độ, cho nên một Can chỉ phối hợp được với sáu Chi (còn lựa người để độ). Do vậy giáp một vòng là 60 năm. Tam Kỳ Phổ Độ là cơ tận độ & độ tận (Tái sanh sửa đổi chơn truyền, Khai cơ tận độ Cửu tuyền diệt vong...) (Kinh Đại Tường câu 3 & 4) cho nên một Can phối hợp được với cả 12 chi. Do vậy giáp một vòng là 120.
Tóm lại: Đức Hộ Pháp được sự chỉ dạy của thiêng liêng nên đã bố trí thể pháp tại Nghinh Phong Đài định rõ một thế kỷ là 120, kèm theo những thể pháp khác để phối hợp. Đến năm 1948 Ngài chỉ ra cho hậu tấn tìm học.
2/ Tên các Cung theo cách tính thế kỷ 120 năm.
Thể pháp tại Nghinh Phong Đài là cơ sở để hiểu thế kỷ 120 năm. Vậy căn cứ vào đâu để đọc tên các năm?
Theo thiễn ý phải căn cứ vào Phật Mẫu Chơn Kinh (1935) để đọc tên các năm theo Tam Kỳ Phổ Độ.
Phật Mẫu Chơn Kinh câu 29-32.
… Thập Thiên Can bao hàm vạn tượng,
Tùng Địa Chi hoá trưởng Càn Khôn.
Trùng hườn phục vị Thiên môn,
Ngươn linh hoá chủng quỉ hồn nhứt thăng….
(hết trích)
Theo đó hai chữ trùng & hườn cần hiểu đúng nghĩa để đọc tên các cung theo cách Tam Kỳ Phổ Độ.
Trùng là lập lại nhiều lần cho cùng một việc.
Hườn là tuần hườn (đi giáp một vòng rồi quay trở lại).  
Theo nghĩa câu kinh thì Thập Thiên Can trước và bao trùm; Địa Chi sau và cả hai kết hợp nhau để hoàn thành nhiệm vụ. Chúng tôi hiểu rằng tự thân Thập Thiên Can có trùng & hườn. Trùng dùng cho chu kỳ ngắn 12 năm và hườn trong chu kỳ dài 120 năm. Thập Nhị Địa Chi bổ túc theo đó.
Viết theo cách dùng Can làm thừa số chung và Chi làm số hạng:
+ GIÁP x (Tý; Sữu; Dần; Mẹo; Thìn; Tỵ; Ngọ; Mùi; Thân; Dậu; Tuất; Hợi).
+  ẤT x (Tý; Sữu; Dần; Mẹo; Thìn; Tỵ; Ngọ; Mùi; Thân; Dậu; Tuất; Hợi ).
+ BÍNH x (Tý; Sữu; Dần; Mẹo; Thìn; Tỵ; Ngọ; Mùi; Thân; Dậu; Tuất; Hợi).
+ ĐINH x (Tý; Sữu; Dần; Mẹo; Thìn; Tỵ; Ngọ; Mùi; Thân; Dậu; Tuất; Hợi).
+ MẬU x (Tý; Sữu; Dần; Mẹo; Thìn; Tỵ; Ngọ; Mùi; Thân; Dậu; Tuất; Hợi).
+ KỶ x (Tý; Sữu; Dần; Mẹo; Thìn; Tỵ; Ngọ; Mùi; Thân; Dậu; Tuất; Hợi).
+CANH x (Tý; Sữu; Dần; Mẹo; Thìn; Tỵ; Ngọ; Mùi; Thân; Dậu; Tuất; Hợi).
+ TÂN x (Tý; Sữu; Dần; Mẹo; Thìn; Tỵ; Ngọ; Mùi; Thân; Dậu; Tuất; Hợi).
+ NHÂM x (Tý; Sữu; Dần; Mẹo; Thìn; Tỵ; Ngọ; Mùi; Thân; Dậu; Tuất; Hợi).
+QUÍ x (Tý; Sữu; Dần; Mẹo; Thìn; Tỵ; Ngọ; Mùi; Thân; Dậu; Tuất; Hợi).
Theo đó một thế kỷ khởi đầu là Giáp Tý, Giáp Sửu, Giáp Dần... cho đến cuối 12 năm của can Giáp là Giáp Hợi. Sau đó đến Can Ất cũng tuần tự như vậy. Giáp một chu kỳ là 120 năm.
Đó là cách đọc tên 120 năm cho một thế kỷ là 120 năm theo lời giảng của Đức Hộ Pháp.
3/ Đường kinh tuyến mới.
120 năm là một thế kỷ như loại rượu mới, phải có bình mới. Cách tính niên lịch mới phải có đường kinh tuyến mới.
3.1/ Đường kinh tuyến là gì?
Đường kinh tuyến là một na đường tròn nối liền Bắc cực và Nam cực của địa cầu, kinh tuyến dài khoản 20.000km.

(Đường màu đỏ được qui ước là đường kinh tuyến gốc phân chia Đông và Tây tại Đài Thiên Văn Greenwich, Anh Quốc. Ảnh internet)
(Ảnh mô hình kinh tuyến gốc, theo internet)
Theo qui ước thì kinh tuyến gốc (kinh tuyến 00) (không độ) đi qua đài thiên văn Greenwich ở Anh Quốc (Luân Đôn). Đường kinh tuyến 1800 nằm trên cùng một mặt phẳng với đường kinh tuyến 0 độ (cả hai hợp lại gọi là mặt phẳng kinh tuyến hay còn gọi là đường đổi ngày). Mặt phẳng kinh tuyến chia địa cầu ra thành Đông bán cầu và Tây bán cầu.
3.2/- Đường kinh tuyến gốc của ĐĐTKPĐ.
Đức Hộ Pháp đã bố trí thể pháp thế kỷ 120 năm ở Nghinh Phong Đài thì Ngài cũng bố trí đường kinh tuyến gốc của ĐĐTKPĐ ngay trước Đền Thánh đó là Lộ Bình Dương Đạo (phần trong nội ô Tòa Thánh có tên là Đại Lộ Phạm Hộ Pháp). Con đường nầy nằm đúng theo chiều Bắc Nam.

Đại lộ Phạm Hộ Pháp: Kinh tuyến gốc để tính 120 năm là một thế kỷ.
Sau đây là một số chi tiết để làm rõ thêm.
3.2.1/- Trống báo giờ tại cửa Hòa Viện.
Từ Tòa Thánh đi ra cửa Hòa Viện (đi về hướng Bắc) có bố trí một nhà gác nhỏ ở hướng Tây. Căn nhà nầy có trống báo giờ. Trống báo giờ được bố trí theo chiều Nam Bắc (song song với Đại lộ Phạm Hộ Pháp). Phía trên cao phần mặt tiền của nhà báo giờ có bố trí một đồng hồ bằng ximăng. Mặt tròn các chữ số ghi theo chữ số thông dụng hiện nay.

Kim đồng hồ chỉ: 11 giờ 55 phút 25 giây (hay 23 giờ 55 phút 25 giây). Giờ, phút và giây trên đồng hồ nầy toàn là số lẻ. Kim phút và giây nằm trên một đường thẳng chia mặt đồng hồ ra làm hai phần bằng nhau (như hai đường kinh tuyến gốc 00 và kinh tuyến 1800 tạo thành đường đổi ngày).
(Đến năm 2018 thì chi phái 1997 đập căn nhà nầy)
3.2.2/- Đồng hồ ở căn nhà đối diện.
Đối diện với nhà gác có trống báo giờ cũng là một căn nhà nhỏ, phần nóc ngay mặt tiền cũng có bố trí một đồng hồ tương tự như đồng hồ ở nhà có trống báo giờ, nhưng kim đồng hồ chỉ giờ khác với đồng hồ ở căn nhà đối diện.


Đồng hồ ở căn nhà nhỏ phía Đông chỉ: 11 giờ 35 phút 20 giây (hay 23 giờ 35 phút 20 giây).
Ba cây kim đồng hồ tạo nên các góc: 900, 1200 và 1500. 
Kim phút và giây tạo nên góc 900. Kim giờ và giây tạo nên góc 1200 (900 + 300). Kim giờ và phút tạo nên góc 1500 (1200 + 300). Như vậy từ 900 tăng lần 1 lên 1200 và tăng lần 2 thành 1500 là giáp 3600 .
(Căn nhà nầy sau 30/4/1975 chính phủ trưng dụng làm một bưu điện nhỏ (thường gọi là bưu điện cửa Hòa Viện) đến năm 2008 thì còn nguyên vẹn. Nhưng ngày nay (2013) bị đập mất dấu tích)
Vì sao hai cái đồng hồ đối diện nhau qua lộ Phạm Hộ Pháp (trục Bắc Nam) lại chỉ giờ khác nhau?



Theo chúng tôi hiểu Đức Hộ Pháp vâng lịnh thiêng liêng để bố trí như thế.
3.2.3/- Trống báo giờ tại Báo Ân Từ.
Báo Ân Từ (Điện Thờ Phật Mẫu tạm) có bố trí một nhà nhỏ có trống báo giờ bên tay phải (từ trong nhìn ra).
Theo qui định thì trống ở Báo Ân Từ không được phép khởi trước hay cùng lúc với trống báo giờ ở Cửa Hòa Viện. Trống báo giờ ở Cửa Hòa Viện xong rồi mới tới trống báo giờ ở Báo Ân Từ.
Trống báo giờ nầy bố trí theo chiều Đông Tây. Kết hợp với trống báo giờ ở cửa Hòa Viện thì hai cái trống nầy tạo nên hình chữ thập.
Lộ Bình Dương Đạo theo chiều Bắc Nam. Hai cái đồng hồ ở Cửa Hòa Viện, hai bên chỉ giờ khác khau.
Kết hợp các yếu tố đó lại thiễn nghĩ Đức Hộ Pháp đã bố trí các chỉ dấu cho kinh tuyến gốc của ĐĐTKPĐ.
Khi xây Điện Thờ Phật Mẫu chánh thức thì thể pháp về trống báo giờ nầy có được bảo lưu hay không?
Theo chúng tôi là sẽ có bố trí trống báo giờ nơi Điện Thờ Phật Mẫu chính thức. Khi đó hai cái trống báo giờ sẽ nằm ở hai bên Lộ Bình Dương Đạo và tạo ra hình chữ thập.
Đó là cái gốc của thời gian.
Đường kinh tuyến gốc của Đạo sẽ hoàn chỉnh.
4/ Thế giới đang có nhu cầu cải cách lịch.
Lịch là gì? Theo wiki lịch là hệ thống để đặt tên cho chu kỳ thời gian thông thường là theo các ngày. Các loại lịch hiện nay có thể kể: dương lịch, âm lịch, âm dương lịch hay lịch tùy ý.
Với sự phát triển của khoa học thì các kỷ thuật đo đạt cũng chính xác hơn nên dương lịch hiện nay (lịch Gregory) cũng đã có nhiều đề nghị cải cách.
Các nhà khoa học đã đề xuất LỊCH THẾ GIỚI hay LỊCH CỐ ĐỊNH QUỐC TẾ (lịch vĩnh viễn quốc tế). Liên Hiệp Quốc đã chú ý đến các loại lịch cải cách nầy vào khoản năm 1950 nhưng vẫn chưa kết thúc.
Nhân loại đang cần có nhu cầu về lịch mới.
ĐĐTKPĐ có là nguồn cung tương xứng hay chăng? Điều nầy do môn đệ của Đức Chí Tôn thể hiện.
Muốn thể hiện được mình là nguồn cung xứng đáng thì phải tìm từ trong cái gốc là chánh giáo của Đức Chí Tôn. Chánh giáo của Đức Chí Tôn là Thể Pháp và Bí Pháp đã bố trí trong ĐĐTKPĐ mà Tòa Thánh tại Tây Ninh là đầu nguồn, là gốc.
(Lưu ý rằng bộ máy hành chánh của Đức Chí Tôn sắp xếp theo Pháp Chánh Truyền cũng nằm trong thể pháp của tôn giáo và là một phần quan trọng của chánh giáo).
&&&
Đức Chúa Jésus chỉ giảng dạy về giáo lý trong 03 năm. Khi tại thế Ngài không lập ra tôn giáo mà các đệ tử đời sau nối chí Ngài rồi lập ra tôn giáo và gầy dựng nền văn minh rực rỡ cho nhân loại dường ấy.
Ngày nay Đức Chí Tôn đích thân mở ĐĐTKPĐ, cầm chánh giáo và ở với nhân loại đời đời. Những điều nan giải Giáo Tông có thể đến Hiệp Thiên Đài cầu xin chỉ giáo. Cửu Trùng Đài là cái xác của đạo, điều hành bộ máy hành chánh tôn giáo, có Cửu Viện làm phương tiện mà Cửu Viện được cửu vị Tiên Nương trực tiếp dìu dẫn. Bộ máy nhân sự của hành pháp qua tuyển chọn của 03 Hội lập quyền vạn linh rồi đến quyền Chí tôn tại thế và dâng lên cho thiêng liêng quyết định bằng cơ bút tại cung đạo. Đề thi đã công bố trước nhân loại:
Cao Thượng Chí Tôn Đại Đạo Hòa Bình Dân Chủ Mục.
Đài Tiền Sùng Bái Tam Kỳ Cộng Hưởng Tự Do Quyền
 Thì con thuyền bát nhã xông pha nơi biển trần khổ để xây dựng xã hội hòa bình, dân chủ, tự do sẽ thẳng tiến. Tài nguyên và môi trường đã sẳn, phương tiện phù hợp thì việc đạt được cứu cánh là điều phải đến.
ĐĐTKPĐ có trách nhiệm lập nền văn minh mới cho nhân loại thì đương nhiên nó phải có đáp ứng được nhu cầu phát triễn của nhân loại theo đúng qui luật CUNG CẦU mới xứng đáng là nền Văn Minh do Đại Từ Phụ đến lập cho nhân loại./.

@@@

Xem bài liên quan:
https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2019/11/2942-cach-tim-hieu-ao-cao-ai.html