Trang

Thứ Sáu, 3 tháng 1, 2020

3040. NỘI LUẬT TÒA THÁNH. (1932)



TRẢ LỜI BẠN ĐỌC. 

Cảm ơn nhị vị hiền huynh Trần Trung Hiếu (Tây Ninh) và hiền đệ Dũng (Tuy Phước), BBT gởi lên đây nguyên văn NỘI LUẬT TÒA THÁNH.

Tòa Thánh ngày Rằm tháng Giêng năm Nhâm Thân.
(dl. 20 Février 1932)
Chứng kiến
Hiệp Thiên Ðài
Hộ Pháp 
PHẠM CÔNG TẮC
Quyền Giáo Tông
THƯỢNG TRUNG NHỰT

NGUYÊN VĂN.




(Ðệ Thất Niên)
TÒA THÁNH TÂY NINH

NỘI LUẬT TÒA THÁNH

Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ khai đã 6 năm rồi. Tòa Thánh là nguồn Ðạo, phải có Nội Luật nghiêm trang. Vậy từ đây, ai ở Tòa Thánh nam nữ cũng vậy, và Chư Ðạo Hữu lưỡng phái về Tòa Thánh cũng phải tùng theo Nội Luật lập ra sau đây:

CHƯƠNG THỨ NHỨT: Ðại Lễ, cúng tứ thời tụng kinh tại Bửu Ðiện, lễ Cầu Siêu, cầu nguyện cho bịnh, lễ Hôn phối, nhập môn.
Ðại Lễ
Mỗi kỳ Ðại Lễ, thì Lễ Viện phải lập chương trình y theo thức lệ từ năm Kỷ Tỵ tới giờ, trình cho Ông Ngọc Chánh Phối Sư phê chuẩn rồi ban hành.
Phải góp các chương trình, và giấy tờ sổ sách của Lễ Viện từ hồi ban sơ khai Ðạo tới giờ, đặng lập điển tích giữ kỹ càng, vì có công quả của Chư Ðạo Hữu trong sổ sách giấy tờ ấy.
Cúng Tứ Thời
Mỗi thời cúng, có Thiên Phong nam nữ từ Giáo Hữu đổ lên hành lễ, Lễ Sanh thì đứng hầu Bửu Ðiện xem sóc nhang đèn, và sự êm tịnh trong Ðàn, phải có Ðồng nhi nam nữ.
Ðồng nhi phải có người tập, có Ngọc Ðầu Sư ban cấp bằng. Mấy vị tập Ðồng nhi kêu là Giáo nhi, phải lập Chương trình riêng giao cho Lễ Viện đệ lên cho Ngọc Chánh Phối Sư xem xét, rồi Ngọc Ðầu Sư phê chuẩn đặng ban hành.
Ðạo Hữu nam nữ phải ăn mặc sạch sẽ, năng tắm gội, mỗi tuần tắm được vài ba lần thì tốt.
Khi chuông đổ hồi đầu, phải ngưng hút thuốc, ăn trầu, đi súc miệng, rửa mặt, tay chơn cho sạch sẽ. Nam bịt khăn đen, mặc áo dài trắng, quần trắng. Nữ mặc áo dài trắng, chồng lên áo quần đen, sửa soạn ăn mặc nơi phòng nghỉ mình cho nghiêm trang, đàng hoàng, rồi mới bước ra ngoài, mà lên Bửu Ðiện. Nhập đàn phải giữ cho êm tịnh, không nên cười giỡn, cãi cọ, phải vâng lịnh Chức Sắc chứng đàn.
Khi Lễ Thành lui ra, phải chờ trở về cho đến phòng nghỉ mới nên thay y phục ra.
Trong 4 thời cúng, Ðạo Hữu không có đi cúng khi nghe chuông đổ kỳ nhì thì đứng dậy lấy dấu niệm 5 câu chú, rồi tịnh một phút, cầu xin thầm trong bụng cho Chí Tôn và Chư Phật, Tiên, Thánh, Thần ban ơn cho Ðại Ðạo. Dầu mắc làm việc chi cũng phải ngưng lại một phút, hoặc đương đi ngoài đường, cũng phải dừng bước lại mà làm y theo nói trên (Tuân y Châu Tri số: 2, ngày 12 tháng 3 năm Tân Mùi (dl. 29 Avril 1931) của Thượng Ðầu Sư).
Lễ Viện phải lo lập sổ Thiên Phong, Chức Việc luân phiên hành lễ hằng ngày, và Chương trình hành lễ đặng phụ thêm với cuốn: Nghi Tiết Ðại Ðàn và Tiểu Ðàn cho hoàn toàn.
Tụng Kinh tại Bửu Ðiện
Lễ Viện phải tùng theo lời ước của Hội Nhơn Sanh, lo sắp đặt một Chương trình đọc kinh nơi Bửu Ðiện cho nghiêm trang.
Thường phải có hai người bên nam, hai người bên nữ hầu gát cửa Bửu Ðiện.
Lễ Cầu Siêu, Cầu Nguyện cho bịnh, lễ Hôn Phối.
Phải sắp đặt cho nghiêm trang và hết lòng thành kỉnh.
Phải có Thiên Phong nam nữ từ Giáo Hữu đổ lên hành lễ. Nam phái nếu có Chức Sắc ba phái tại Tòa Thánh, thì phải có ba phái hành lễ.
Hôn Phối phải sắp đặt chi nghiêm trang và coi cho long trọng, y theo Pháp Chánh Truyền và Tân Luật. Phải có Giáo Sư Ðầu Họ Tỉnh làm Lễ Hôn Phối.
Nhập Môn
Khi có người đến xin nhập môn, thì Lễ Viện phải xin trình giấy thuế thân, và cậy hai Ðạo Hữu đứng tiến cử. Phải cắt nghĩa tôn chỉ Ðạo cho rành rẽ, dạy cách lạy, thờ phượng, ăn chay và chi sơ Tam Qui, Ngũ Giới.

CHƯƠNG THỨ NHÌ: Bổn phận người Hiến thân tại Tòa Thánh, và Thiên Phong Chức Sắc, cùng Ðạo Hữu lưỡng phái về Tòa Thánh.
Tòa Thánh là nguồn Ðạo phát ra, nên người ở Tòa Thánh phải trau giồi hằng ngày cho ra vẻ đạo đức, phải giữ trọn Tam Qui, Ngũ Giới, và Tứ Ðại Ðiều Qui, phải buộc mình giữ lễ, nghĩa, khiêm cung, trật tự.
Trong nhà Thiên Phong ở, nhà nghỉ của khách hành hương, cùng người làm công quả, đều phải có một cái bàn dài ở giữa (bên Nam hay là bên Nữ cũng vậy).
Trừ ra mấy giờ ăn, nghỉ hay là làm công việc thì thôi, còn trong khi rảnh phận sự, thì mấy người ở trong mấy nhà ấy phải tựu nhau nơi bàn đó, đặng lo học Ðạo, coi Kinh sách, Thánh Ngôn. v.v... (Tuân y Châu Tri số 2, ngày 12 tháng 3 năm Tân Mùi (Le 29 Avril 1931).
Mỗi nhà đều có Chức Sắc lãnh coi sóc sạch sẽ theo vệ sinh, phải có sổ sách đồ từ khí, có Sổ Nhựt Ký người tới lui mỗi ngày đặng nạp tờ cho Nội Viện biết. Nếu có người lạ mặt không có Giấy Ðạo, không có Giấy Thuế Thân, thì phải thưa cho Hòa Viện hay liền.
Người biết Ðạo thì tới lui phải phân minh, nên xin Chư Ðạo Hữu lưỡng phái tới phải trình, về phải thưa (Ấy là Lễ), cho người Chức Việc biên vô Sổ Kỷ Niệm.
Ðạo Hữu nam nữ đến công quả hoặc hiến thân tại Tòa Thánh, kỳ trong 5 tháng trở lại, phải biết cách cúng lạy, thuộc Kinh Tứ Thời, và Sám Hối. Ở trên 8 tháng thì phải hiểu Tân Luật, Pháp Chánh Truyền Chú Giải, và Nghi tiết Ðại Ðàn và Tiểu Ðàn.
Chức Việc Chánh, Phó Trị Sự và Thông Sự nam nữ hễ lãnh chức từ 6 tháng trở lại thì phải thông thạo Tân Luật, Pháp Chánh Truyền chú giải, Nghi tiết Ðại Ðàn, Tiểu Ðàn, Sáu Ðạo Nghị Ðịnh của Ðức Lý Giáo Tông.
Còn Thiên Phong thì 4 tháng trở lại, thì phải thông thạo các Kinh Sách trên đây.

CHƯƠNG THỨ BA: Phòng Trù và Nhà Khói.
Phải giữ vệ sinh và thứ tự y theo điều luật của Quản Lý Nội Viện và Lương Viện sắp đặt.
Ðông Lang thì có Chức Sắc nam phái, Tây Lang thì có Chức Sắc nữ phái, thường xuyên ở đó rước khách và biên vô Sổ Kỷ Niệm. Phải lấy Lễ Nghĩa, Khiêm Cung mà đối đãi với người, bất luận người sang hèn, người trong Ðạo, hay là người hành hương, mình cũng phải niềm nỡ kính trọng, lấy Lễ và hạ mình đãi người.
Mình chẳng nên tặng mình là sang, chức lớn. Phải đãi nhau đồng thể như con một nhà, phải tỏ tình tương ái nhau như ruột thịt: Lớn thì anh chị, nhỏ thì em út, hòa thuận với nhau như bát nước đầy. Ấy là tôn chỉ của Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ thể thiên hành chánh.
Ðiều cần nhứt là nam nữ phải phân biệt như Thánh Ngôn của Ðức Lý Giáo Tông dạy hồi năm Bính Dần chép ra sau đây:

Ngày 28 tháng 10 năm Bính Dần (Dl. 2 Décembre 1926).
Thái Bạch
"Thầy sai Bần Ðạo đến sắp đặt trang nghiêm trong Thánh Thất.
Bần Ðạo phân phép từ ngày nay, hễ nhập Thánh Thất thì phải giữ phép:
- Nam nữ bất thân. Nam ở Ðông hiên, Nữ ở Tây hiên.
- Hai bên không đặng lân cận nhau, nam theo nam, nữ theo nữ.
- Cấm cười cợt, trửng giỡn với nhau.
- Trừ ra vợ chồng hay chị em ruột, anh em ruột, đặng chuyện vãn với nhau nơi Tịnh Ðàn. Kỳ dư, như hai đàng muốn chuyện vãn nhau, phải có hai người chứng, một bên nam, một bên nữ.
- Phòng trù dầu phải chung lộn buổi nấu nướng, khi dọn ăn cũng chẳng đặng lộn xộn cùng nhau nghe à!"
Nhà ăn phải ngăn ra phân biệt, người công quả có phòng ăn riêng, Ðồng nhi cũng vậy, phải có cửa, có chìa khóa. Ngoài giờ ăn thì không ai đặng ở trong phòng ăn, trừ ra mấy người dọn ăn mà thôi.
Nhà bếp cũng phải có khóa, có ngăn có nắp. Ngoài giờ nấu nướng thì không ai có phận sự đó, chẳng nên vào đó.
Lương Viện phải sắp đặt cho người dọn ăn có y phục và dấu riêng.

CHƯƠNG THỨ TƯ: Phòng văn, nhà giảng Ðạo, nhà ngủ, nhà thương, các trường.
Phòng Văn
Phòng Văn là nơi làm việc Ðạo, phải có thứ tự, phải có người canh gát luôn luôn. Ai vô Phòng Văn thì phải trình với người canh gác. Chức Việc nầy phải lấy Lễ Nghĩa mà rước khách, rồi đưa tới bàn của mấy vị mà người khách muốn thăm, hay là hỏi cùng thưa trình việc Ðạo.
Phòng Văn mở cửa làm việc:
  • Sớm mai từ 7 giờ đến 11 giờ rưởi.
  • Chiều từ 2 giờ rưởi tới 5 giờ rưởi.
Người gát Phòng Văn phải giữ sổ biên người giúp việc, đăng ký tên vào mỗi buổi làm và sổ biên mỗi bữa ai lại thăm hỏi việc chi nơi Phòng Văn (tuân y Châu Tri số 1, ngày 10 tháng 3 năm Tân Mùi, le 27 Avril 1931 của Thượng Ðầu Sư).
Ngoài mấy giờ làm việc thì Phòng Văn đóng cửa, mà cũng phải có người canh gát.
Trong giờ làm việc phải cho êm tịnh, Chức Sắc và Ðạo Hữu giúp việc phải ăn mặc áo dài đen hoặc trắng, y phục cho tinh khiết đoan trang.
Nhà Giảng Ðạo
Chẳng nên nằm nghỉ nơi Nhà Giảng, phải giữ cho tinh khiết sạch sẽ. Khi có chuông đổ cho hay có giảng Ðạo, thì Ðạo Hữu nam nữ không mắc công việc chi trong giờ ấy, phải tựu lại Nhà Giảng mà nghe giảng đạo đức.
Ngày thường thì mặc áo dài đen hoặc trắng, y phục sạch sẽ nghiêm trang. Còn ngày Ðại Lễ phải bịt khăn đen, áo dài, nhứt là Chức Sắc phải ăn mặc cho sạch sẽ đoan trang. Phần Chức Sắc Hòa Viện phải lo sắp đặt Nhà Giảng, nam nữ có ngôi thứ phân biệt, giữ lễ nghĩa và êm tịnh.
Trong lúc Thiên Phong giảng, thì không ai được vấn hỏi việc chi vô lễ. Ai muốn hỏi việc chi cho thấu đáo, thì để khi giảng rồi xin phép hỏi.
Phần Học Viện phải sắp đặt cho có Thơ ký biên chép mấy bài giảng dạy để coi cho thấu đạo lý.
Khi giải tán thì phải giữ êm tịnh.
Nhà ngủ, nhà thương
Mỗi nhà trong Tòa Thánh đều có giao cho Chức Sắc điều đình. Mấy vị lãnh phận sự phải lo giữ tròn trách nhiệm, đừng để sai sót luật lệ đã truyền dạy. Nếu vắng mặt thì phải có người thế, trừ mấy bữa có Ðại Lễ mỗi đêm đúng 9 giờ, có đánh trống làm lịnh cho hay đặng đi ngủ. Ðạo Hữu phải tuân theo, nếu có dạo chơi ngoài Thánh Ðịa thì mau về, đừng để trễ quá 9 giờ rưởi (Tuân y Châu Tri số 12 của Thượng Chánh Phối Sư ngày 12 tháng 9 năm Tân Mùi, 22-12-31).
Trong nhà thương, nam nữ phải phân biệt, giữ vệ sinh sạch sẽ.
Người nuôi dưỡng bịnh phải lo cần mẫn săn sóc, an ủi người bịnh là việc âm chất rất lớn.
Các Trường
Học Viện phải lo lập chương trình riêng đệ lên cho Thượng Chánh Phối Sư xem xét, rồi Thượng Ðầu Sư phê chuẩn ban hành.

CHƯƠNG THỨ NĂM: Luật lệ chung cách giao thiệp với nhau.
Ai có phận sự tại Tòa Thánh - nam nữ cũng vậy - phải lo tròn trách nhậm. Vắng mặt phải xin phép, đi đâu lo việc Ðạo phải có Giấy Thông Hành, đặng làm bằng cớ chắc chắn cho mình phòng ngừa việc giả dối.
Người ở phương xa về Tòa Thánh cũng nên xin giấy của Chức Sắc nơi làng mình. Tới Tòa Thánh nên trình giấy cho người biên vô Sổ Kỷ Niệm.
Thiên Phong Chức Sắc cùng Ðạo Hữu Lưỡng Phái về tới Tòa Thánh trình giấy xong rồi thì đi ngay lại chỗ mình sẽ ở nghỉ. Nếu có Ðạo Hữu mới lên Tòa Thánh lần thứ nhứt, còn bợ ngợ không biết chỗ, thì phòng rước khách phải cho người tiến dẫn đi nghỉ, đi cúng và chỉ biểu cho hiểu Nội Luật Tòa Thánh. Lại chỗ mình nghỉ cất đồ hành lý xong rồi rửa mặt, súc miệng, rồi lên Bửu Ðiện lạy Thầy.
Cách giao thiệp với nhau
Giao thiệp với nhau phải thủ lễ đối đáp cùng nhau, người nhỏ gặp người lớn (nam nữ cũng vậy) phải chào người lớn trước, hoặc xá hoặc gật đầu, cách khiêm từ lễ nghĩa. Người lớn cũng phải đáp lễ lại với người nhỏ.
Nhứt là mình mới bước vô nhà ai, mình phải đáp lễ trước (thi lễ trước???), thì người chủ nơi nhà ấy mới vui lòng mà tiếp rước mình. Vô nhà hay là tới phòng người làm việc, phải gõ cửa, hay là lên tiếng, hoặc có người canh gát thì mình cậy người ấy cho người chủ hay, chừng chủ nhà mời vô mới được vô. Chớ đi xuông pha không lên tiếng, không trình thưa thì là vô lễ, lại phải bị mang tiếng là người gian muốn đến dòm hành điều chi đó.
Vô nhà hay là bàn Bureau làm việc của ai, không nên lục lạo hay là đọc giấy tờ chi của người ta để tại nơi bàn. Khi nào người chủ đưa giấy tờ hay là vật chi cho mình, thì mình mới được phép cầm mà coi hay là đọc.
Thiên Phong Chức Sắc và Ðạo hữu phải thường lân cận đặng dạy dỗ nhau, phải thương yêu nhau như ruột rà thân cật. Tòa Thánh là nhà của ông cha yêu dấu chung của chúng ta.
Chúng ta phải hòa thuận nhau cho vui lòng Ðại Từ Phụ. Cả Ðạo hữu có mặt nơi Tòa Thánh phải tuân lời giảng dạy của Chức Sắc làm đầu Ty, đầu Sở của mình, và phải biết cung kính người bề trên mình.
Còn phần Chức Sắc đối với Ðạo hữu phải giữ nét khiêm cung, tỏ lòng đạo đức, từ bi bác ái, đừng rầy la nộ nạt.
Nên nhớ lời sau đây mà trau giồi hạnh nết:
  • Nghiêu chẳng dùng Pháp Luật.
  • Thuấn chẳng lập Luật Ðiều.
  • Thang không dùng Hình Phạt.
  • Văn Vương không lập Ngục Thất.
mà thiên hạ đều kính phục. Ðời nầy là buổi qui cổ, khá lấy lòng đạo đức, lập chí yêu thương, kính người yêu vật mà dạy nhơn sanh.
Cấm nhặt
1. Chẳng đặng nói hành, nói xấu, gieo ác cảm cho nhau. Người thạo việc lấy lời từ hòa mà dạy bảo người ít thạo việc, người ít biết chớ nên hổ phận mà học hỏi nơi người biết việc. Người thạo việc đủ tư cách chẳng nên tặng mình mà lấn lướt người thiệt thà ít oi.
Như có điều chi bất bình thì nên giáp mặt nhau đặng gạn hỏi cho rành rẽ, và lấy lời nhỏ nhẹ mà phân giải việc uất ức của mình ngỏ hầu khỏi mít nhau.
Thoảng như sợ mích lòng nhau thì nên đến phân trần cùng vị Thiên Phong làm đầu Sở, đầu Ty của mình mà xin giải hòa.
2. Chẳng đặng phép cải cọ nói lớn tiếng với nhau, làm ra mất vẻ đạo đức hiền lương. Nếu mất vẻ hiền lương đạo đức, thì làm nhơ danh Ðạo, ấy là tội trọng.
3. Nam nữ chẳng đặng lạm quyền nhau, hoặc nam đến bàn luận việc bên nữ, hay là nữ tràn qua bàn việc bên nam.
  • Nam chỉ lo phần nam.
  • Nữ chỉ lo phần nữ.
Thoảng như có ý kiến chi hay, hoặc có thấy điều chi sơ sót, lầm lạc, hoặc có việc bất bình muốn tỏ ra thì hai bên phải đến trình diện với vị Thiên Phong Chủ Trưởng của mình, cậy người liệu định.
Hễ thấy điều chi cần ích chung cho nhau mà bỏ qua, vì sợ nhọc lòng đến trình với Chức Sắc bề trên của mình, hay là có điều bất bình mà không chịu tỏ ra, cưu tâm chất chứa hờn giận, sau nghe rõ lại thì phải mắc tội.
Không được tự chuyên sửa cải, phá hoại những cuộc đã tạo thành nơi Tòa Thánh. Nếu thấy điều chi sái hoặc khuyết điểm, thì phải đến nơi Chức Sắc bề trên của mình mà bàn tính và xin sửa cải.

CHƯƠNG THỨ SÁU: Ở Tòa Thánh phải làm việc chi?
Thiên Phong Chức Sắc và Ðạo hữu Lưỡng phái về Tòa Thánh thì trong lòng tín ngưỡng mấy điều sau đây:
1.    Về sùng bái Ðấng Chí Tôn và các Ðấng Thiêng Liêng, cũng như về nhà ông Cha yêu dấu chung.
2.    Ai cũng có lòng về Tòa Thánh học hỏi việc Ðạo và lập công bồi đức, làm công quả có ích cho Ðạo là lo chung cho nhơn sanh.
Ấy vậy, phải đủ đức tin hẳn rằng có Ðại Từ Phụ và các Ðấng Thiêng Liêng nơi Bửu Ðiện, nên hằng ngày phải giữ lễ nghiêm trang, phải lo hỏi đặng làm công quả, hết giờ công quả thì lo học đạo đức nơi mấy vị của Tòa Thánh sắp đặt lo việc giáo huấn, phải lo cúng tế, chẳng nên để lãng phí thì giờ. Ðược vậy, mới tránh khỏi câu thế tình trách cứ xưa nay: "Ẩn dương, nương Phật."
Ðược như vậy, thì y theo Thánh ý trong câu: "Ðạo bất khả tu du lụy giả" chớ không phải "Bất khả tu du lụy giả" là cứ tụng kinh hoài đâu. Nhiều người tưởng lầm như vậy nên nói tôi tu chưa đặng, còn lắm gia sự ràng buộc.
Khuya 4 giờ 45 nghe chuông đổ kỳ nhứt phải thức dậy rửa mặt; chuông đổ kỳ nhì phải đi cúng. Nếu tại Bửu Ðiện có đông người, thì mình ở nơi nhà mình nghỉ đứng, hay là quì mà đọc kinh cũng đặng.
Ðọc kinh xong rồi, thì đi ăn lót lòng rồi đi lo làm công việc y theo Quản Lý các Sở sắp đặt.

CHƯƠNG THỨ BẢY: Phần thưởng, phần phạt.
PHẦN THƯỞNG:
Nếu ai sốt sắng Ðạo tâm, lắm phen giúp ích cho nền Ðạo, khổ hận cùng nền Ðạo, hoặc cử chỉ đứng đắn thì Nội Viện đệ lên cho Ngọc Chánh Phối Sư hội với Thượng và Thái Chánh Phối Sư định xin nơi Giáo Tông phần thưởng sau đây:
Ðược lời Ban Khen như sau đây:
1.    Ðược Tờ Ban Khen của ba Chánh Phối Sư ký tên vào, sẽ đọc trước Bửu Ðiện của Tòa Thánh, sau khi cúng một thời Ðại Lễ và đem vào Sử Ðạo.
2.    Ðược Tờ Ban Khen của ba Ðầu Sư ký tên vào, sẽ đọc trước Bửu Ðiện Tòa Thánh, sau khi một thời Ðại Lễ và đem vào Sử Ðạo.
3.    Ðược Tờ Ban Khen của Giáo Tông ký tên vào, sẽ đọc trước Bửu Ðiện Tòa Thánh, sau khi một thời Ðại Lễ và đem vào Sử Ðạo.
PHẦN PHẠT:
Ai phạm nhầm các điều đã kể trong Luật nầy, thì chịu các phần phạt kể sau đây:
I. Phần phạt Ðạo hữu thì có một Ban Ủy Viên:
Thông Sự
Chủ Tọa.
Hai Ðạo hữu Trưởng Lão
Nghị Viên.
·         Lần thứ nhứt phạm, quì một hương, tụng hết bài Kinh Sám Hối.
·         Lần thứ nhì (tái phạm tội trước), phạt quì luôn 2 đêm, mỗi đêm hai hương, tụng cho hết hai bài Kinh Sám Hối.
·         Lần thứ ba (tái phạm tội trước hai lần), phạt quì luôn ba đêm, mỗi đêm ba hương, tụng cho hết ba bài Kinh Sám Hối, lại bị nêu tên trên bảng tại Phòng Văn Cửu Viện.
·         Lần thứ tư (tái phạm tội trước ba lần), sẽ giải ra Hội Công Ðồng phán xét.
Hễ bị phạt, thì nội ngày ấy, có trễ thì qua ngày sau phải chịu phần phạt. Nếu vô cớ để bê trễ nhiều ngày, không chịu lảnh phần phạt thì mắc tội nghịch mạng.
Trước khi đi quì hương, thì phải trình trước với Quản Lý Lễ Viện, ghi tên vô sổ phạt, cho người đến Bửu Ðiện chứng cho mình chịu phạt, phải quì sau khi thời chiều, giữa Bửu Ðiện, gần bàn Ngoại nghi, đốt một cây hương cầm trong tay.
II. Phần Chức Việc:
a) Phó Trị Sự và Thông Sự thì một Ban Ủy Viên:
Chánh Trị Sự
Chủ Tọa.
Phó Trị Sự và Thông Sự
Nghị Viên.
b) Chánh Trị Sự thì một Ban Ủy Viên:
Lễ Sanh
Chủ Tọa.
Hai Chánh Trị Sự
Nghị Viên.
·         Ðịnh phạt nặng hơn hai phần phạt Ðạo hữu.
·         Cách quì hương y như nói trên đây, nhưng mà hai lần đầu được mặc Ðạo Phục Chức Việc, quì giữa Bửu Ðiện sau Chức Việc bằng chức với mình mà không có bị tội, tay cũng cầm một cây nhang.
·         Bị phạt lần thứ ba, thì không được mặc Ðạo Phục Chức Việc, phải mặc y phục theo Ðạo hữu, mà quì với Ðạo hữu bị phạt.
III. Chức Sắc:
1. Phần Thiên Phong Nam Phái
a) Lễ Sanh thì một Ban Ủy Viên:
Giáo Hữu phái người bị tội
Chủ Tọa.
Hai Lễ Sanh hai phái khác
Nghị Viên.
b) Giáo Hữu thì một Ban Ủy Viên:
Giáo Sư phái người bị tội
Chủ Tọa.
Hai Giáo Hữu phái khác
Nghị Viên.
c) Giáo Sư, Phối Sư, Chánh Phối Sư, Ban Ủy Viên cũng lập tùy theo đẳng cấp nói trên đây.
d) Chức Sắc bực trên thì Thượng Hội định đoạt, định phần phạt nặng hơn ba phần phạt Ðạo hữu. Cách quì hương y như Chức Việc.
2) Phần Thiên Phong Nữ Phái
Mấy Ban Ủy Viên cũng sắp đặt y như trên đây, nhưng không nói về phái của mấy vị ngồi xử, vì Nữ phái không có ba phái như Nam phái vậy.
Hòa Viện lo sắp đặt mấy Ban Ủy Viên nói trên đây và lập các tờ giấy.
  • Nam thì xử Nam.
  • Nữ thì xử Nữ.
Thoảng có việc xảy ra nam nữ bất hòa, thì Hòa Viện mời Ban Ủy Viên Nam và Ban Ủy Viên Nữ nhóm chung nhau mà định đoạt.
Nếu vô tội mà bị phạt, hoặc có điều chi oan ức, thì được kêu nài nơi Hòa Viện. Tỉ như Ðạo hữu bị Phó Trị Sự hoặc Thông Sự hà hiếp thì Hòa Viện lập một Ban Ủy Viên:
Chánh Trị Sự
Chủ Tọa.
Một Phó Trị Sự và 
một Thông Sự

Nghị Viên.
phân đoán cho phân minh.
Chức Sắc và Chức Việc bị hà hiếp, thì làm như trên đây mà cứ theo đẳng cấp đã chỉ trước kia, thì mọi việc sẽ được phân minh.
Hòa Viện lập Sổ Phạt, rồi giao cho Lễ Viện sắp đặt việc thi hành phần phạt.
Ngày sau có Luật Lệ khác hữu ích cho Ðạo tại Tòa Thánh, thì sẽ lập Bộ Nội Luật phụ.
Làm tại Tòa Thánh, ngày 1 tháng 10 Tân Mùi.
(le 10 Novembre 1931)
Quyền Giáo Tông
THƯỢNG TRUNG NHỰT

1/. Ban Ủy Viên lập Nội Luật, nhóm ngày 10 tháng 10 năm Tân Vì (19 Novembre 1931).
2/. Hội Nhơn Sanh nhóm ngày Rằm tháng 10 năm Tân Vì (24 Novembre 1931).
3/. Hội Thánh nhóm ngày 16 và 18 tháng 11 năm Tân Vì (24, 26 Décembre 1931).
4/. Thượng Hội nhóm ngày 27, 28, 29 tháng 11 năm Tân Vì (4, 5, 6 Janvier 1932).

Ðã công nhận bổn Nội Luật.
Tòa Thánh ngày Rằm tháng Giêng năm Nhâm Thân.
(dl. 20 Février 1932)
Chứng kiến
Hiệp Thiên Ðài
Hộ Pháp 
PHẠM CÔNG TẮC
Quyền Giáo Tông
THƯỢNG TRUNG NHỰT

THỪA SAO LỤC Y NGUYÊN VĂN BẢN CHÁNH
TÒA THÁNH, ngày 29 tháng 6 năm Kỷ Dậu
(dl. 11/08/1969)
PHÁP CHÁNH THÁNH ĐỊA 
Sĩ Tải 
(ký tên và đóng dấu)NGUYỄN THÀNH TẤT


(Ðệ Thất Niên)
TÒA THÁNH TÂY NINH

NỘI LUẬT TÒA THÁNH

Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ khai đã 6 năm rồi. Tòa Thánh là nguồn Ðạo, phải có Nội Luật nghiêm trang. Vậy từ đây, ai ở Tòa Thánh nam nữ cũng vậy, và Chư Ðạo Hữu lưỡng phái về Tòa Thánh cũng phải tùng theo Nội Luật lập ra sau đây:

CHƯƠNG THỨ NHỨT: Ðại Lễ, cúng tứ thời tụng kinh tại Bửu Ðiện, lễ Cầu Siêu, cầu nguyện cho bịnh, lễ Hôn phối, nhập môn.
Ðại Lễ
Mỗi kỳ Ðại Lễ, thì Lễ Viện phải lập chương trình y theo thức lệ từ năm Kỷ Tỵ tới giờ, trình cho Ông Ngọc Chánh Phối Sư phê chuẩn rồi ban hành.
Phải góp các chương trình, và giấy tờ sổ sách của Lễ Viện từ hồi ban sơ khai Ðạo tới giờ, đặng lập điển tích giữ kỹ càng, vì có công quả của Chư Ðạo Hữu trong sổ sách giấy tờ ấy.
Cúng Tứ Thời
Mỗi thời cúng, có Thiên Phong nam nữ từ Giáo Hữu đổ lên hành lễ, Lễ Sanh thì đứng hầu Bửu Ðiện xem sóc nhang đèn, và sự êm tịnh trong Ðàn, phải có Ðồng nhi nam nữ.
Ðồng nhi phải có người tập, có Ngọc Ðầu Sư ban cấp bằng. Mấy vị tập Ðồng nhi kêu là Giáo nhi, phải lập Chương trình riêng giao cho Lễ Viện đệ lên cho Ngọc Chánh Phối Sư xem xét, rồi Ngọc Ðầu Sư phê chuẩn đặng ban hành.
Ðạo Hữu nam nữ phải ăn mặc sạch sẽ, năng tắm gội, mỗi tuần tắm được vài ba lần thì tốt.
Khi chuông đổ hồi đầu, phải ngưng hút thuốc, ăn trầu, đi súc miệng, rửa mặt, tay chơn cho sạch sẽ. Nam bịt khăn đen, mặc áo dài trắng, quần trắng. Nữ mặc áo dài trắng, chồng lên áo quần đen, sửa soạn ăn mặc nơi phòng nghỉ mình cho nghiêm trang, đàng hoàng, rồi mới bước ra ngoài, mà lên Bửu Ðiện. Nhập đàn phải giữ cho êm tịnh, không nên cười giỡn, cãi cọ, phải vâng lịnh Chức Sắc chứng đàn.
Khi Lễ Thành lui ra, phải chờ trở về cho đến phòng nghỉ mới nên thay y phục ra.
Trong 4 thời cúng, Ðạo Hữu không có đi cúng khi nghe chuông đổ kỳ nhì thì đứng dậy lấy dấu niệm 5 câu chú, rồi tịnh một phút, cầu xin thầm trong bụng cho Chí Tôn và Chư Phật, Tiên, Thánh, Thần ban ơn cho Ðại Ðạo. Dầu mắc làm việc chi cũng phải ngưng lại một phút, hoặc đương đi ngoài đường, cũng phải dừng bước lại mà làm y theo nói trên (Tuân y Châu Tri số: 2, ngày 12 tháng 3 năm Tân Mùi (dl. 29 Avril 1931) của Thượng Ðầu Sư).
Lễ Viện phải lo lập sổ Thiên Phong, Chức Việc luân phiên hành lễ hằng ngày, và Chương trình hành lễ đặng phụ thêm với cuốn: Nghi Tiết Ðại Ðàn và Tiểu Ðàn cho hoàn toàn.
Tụng Kinh tại Bửu Ðiện
Lễ Viện phải tùng theo lời ước của Hội Nhơn Sanh, lo sắp đặt một Chương trình đọc kinh nơi Bửu Ðiện cho nghiêm trang.
Thường phải có hai người bên nam, hai người bên nữ hầu gát cửa Bửu Ðiện.
Lễ Cầu Siêu, Cầu Nguyện cho bịnh, lễ Hôn Phối.
Phải sắp đặt cho nghiêm trang và hết lòng thành kỉnh.
Phải có Thiên Phong nam nữ từ Giáo Hữu đổ lên hành lễ. Nam phái nếu có Chức Sắc ba phái tại Tòa Thánh, thì phải có ba phái hành lễ.
Hôn Phối phải sắp đặt chi nghiêm trang và coi cho long trọng, y theo Pháp Chánh Truyền và Tân Luật. Phải có Giáo Sư Ðầu Họ Tỉnh làm Lễ Hôn Phối.
Nhập Môn
Khi có người đến xin nhập môn, thì Lễ Viện phải xin trình giấy thuế thân, và cậy hai Ðạo Hữu đứng tiến cử. Phải cắt nghĩa tôn chỉ Ðạo cho rành rẽ, dạy cách lạy, thờ phượng, ăn chay và chi sơ Tam Qui, Ngũ Giới.

CHƯƠNG THỨ NHÌ: Bổn phận người Hiến thân tại Tòa Thánh, và Thiên Phong Chức Sắc, cùng Ðạo Hữu lưỡng phái về Tòa Thánh.
Tòa Thánh là nguồn Ðạo phát ra, nên người ở Tòa Thánh phải trau giồi hằng ngày cho ra vẻ đạo đức, phải giữ trọn Tam Qui, Ngũ Giới, và Tứ Ðại Ðiều Qui, phải buộc mình giữ lễ, nghĩa, khiêm cung, trật tự.
Trong nhà Thiên Phong ở, nhà nghỉ của khách hành hương, cùng người làm công quả, đều phải có một cái bàn dài ở giữa (bên Nam hay là bên Nữ cũng vậy).
Trừ ra mấy giờ ăn, nghỉ hay là làm công việc thì thôi, còn trong khi rảnh phận sự, thì mấy người ở trong mấy nhà ấy phải tựu nhau nơi bàn đó, đặng lo học Ðạo, coi Kinh sách, Thánh Ngôn. v.v... (Tuân y Châu Tri số 2, ngày 12 tháng 3 năm Tân Mùi (Le 29 Avril 1931).
Mỗi nhà đều có Chức Sắc lãnh coi sóc sạch sẽ theo vệ sinh, phải có sổ sách đồ từ khí, có Sổ Nhựt Ký người tới lui mỗi ngày đặng nạp tờ cho Nội Viện biết. Nếu có người lạ mặt không có Giấy Ðạo, không có Giấy Thuế Thân, thì phải thưa cho Hòa Viện hay liền.
Người biết Ðạo thì tới lui phải phân minh, nên xin Chư Ðạo Hữu lưỡng phái tới phải trình, về phải thưa (Ấy là Lễ), cho người Chức Việc biên vô Sổ Kỷ Niệm.
Ðạo Hữu nam nữ đến công quả hoặc hiến thân tại Tòa Thánh, kỳ trong 5 tháng trở lại, phải biết cách cúng lạy, thuộc Kinh Tứ Thời, và Sám Hối. Ở trên 8 tháng thì phải hiểu Tân Luật, Pháp Chánh Truyền Chú Giải, và Nghi tiết Ðại Ðàn và Tiểu Ðàn.
Chức Việc Chánh, Phó Trị Sự và Thông Sự nam nữ hễ lãnh chức từ 6 tháng trở lại thì phải thông thạo Tân Luật, Pháp Chánh Truyền chú giải, Nghi tiết Ðại Ðàn, Tiểu Ðàn, Sáu Ðạo Nghị Ðịnh của Ðức Lý Giáo Tông.
Còn Thiên Phong thì 4 tháng trở lại, thì phải thông thạo các Kinh Sách trên đây.

CHƯƠNG THỨ BA: Phòng Trù và Nhà Khói.
Phải giữ vệ sinh và thứ tự y theo điều luật của Quản Lý Nội Viện và Lương Viện sắp đặt.
Ðông Lang thì có Chức Sắc nam phái, Tây Lang thì có Chức Sắc nữ phái, thường xuyên ở đó rước khách và biên vô Sổ Kỷ Niệm. Phải lấy Lễ Nghĩa, Khiêm Cung mà đối đãi với người, bất luận người sang hèn, người trong Ðạo, hay là người hành hương, mình cũng phải niềm nỡ kính trọng, lấy Lễ và hạ mình đãi người.
Mình chẳng nên tặng mình là sang, chức lớn. Phải đãi nhau đồng thể như con một nhà, phải tỏ tình tương ái nhau như ruột thịt: Lớn thì anh chị, nhỏ thì em út, hòa thuận với nhau như bát nước đầy. Ấy là tôn chỉ của Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ thể thiên hành chánh.
Ðiều cần nhứt là nam nữ phải phân biệt như Thánh Ngôn của Ðức Lý Giáo Tông dạy hồi năm Bính Dần chép ra sau đây:

Ngày 28 tháng 10 năm Bính Dần (Dl. 2 Décembre 1926).
Thái Bạch
"Thầy sai Bần Ðạo đến sắp đặt trang nghiêm trong Thánh Thất.
Bần Ðạo phân phép từ ngày nay, hễ nhập Thánh Thất thì phải giữ phép:
- Nam nữ bất thân. Nam ở Ðông hiên, Nữ ở Tây hiên.
- Hai bên không đặng lân cận nhau, nam theo nam, nữ theo nữ.
- Cấm cười cợt, trửng giỡn với nhau.
- Trừ ra vợ chồng hay chị em ruột, anh em ruột, đặng chuyện vãn với nhau nơi Tịnh Ðàn. Kỳ dư, như hai đàng muốn chuyện vãn nhau, phải có hai người chứng, một bên nam, một bên nữ.
- Phòng trù dầu phải chung lộn buổi nấu nướng, khi dọn ăn cũng chẳng đặng lộn xộn cùng nhau nghe à!"
Nhà ăn phải ngăn ra phân biệt, người công quả có phòng ăn riêng, Ðồng nhi cũng vậy, phải có cửa, có chìa khóa. Ngoài giờ ăn thì không ai đặng ở trong phòng ăn, trừ ra mấy người dọn ăn mà thôi.
Nhà bếp cũng phải có khóa, có ngăn có nắp. Ngoài giờ nấu nướng thì không ai có phận sự đó, chẳng nên vào đó.
Lương Viện phải sắp đặt cho người dọn ăn có y phục và dấu riêng.

CHƯƠNG THỨ TƯ: Phòng văn, nhà giảng Ðạo, nhà ngủ, nhà thương, các trường.
Phòng Văn
Phòng Văn là nơi làm việc Ðạo, phải có thứ tự, phải có người canh gát luôn luôn. Ai vô Phòng Văn thì phải trình với người canh gác. Chức Việc nầy phải lấy Lễ Nghĩa mà rước khách, rồi đưa tới bàn của mấy vị mà người khách muốn thăm, hay là hỏi cùng thưa trình việc Ðạo.
Phòng Văn mở cửa làm việc:
  • Sớm mai từ 7 giờ đến 11 giờ rưởi.
  • Chiều từ 2 giờ rưởi tới 5 giờ rưởi.
Người gát Phòng Văn phải giữ sổ biên người giúp việc, đăng ký tên vào mỗi buổi làm và sổ biên mỗi bữa ai lại thăm hỏi việc chi nơi Phòng Văn (tuân y Châu Tri số 1, ngày 10 tháng 3 năm Tân Mùi, le 27 Avril 1931 của Thượng Ðầu Sư).
Ngoài mấy giờ làm việc thì Phòng Văn đóng cửa, mà cũng phải có người canh gát.
Trong giờ làm việc phải cho êm tịnh, Chức Sắc và Ðạo Hữu giúp việc phải ăn mặc áo dài đen hoặc trắng, y phục cho tinh khiết đoan trang.
Nhà Giảng Ðạo
Chẳng nên nằm nghỉ nơi Nhà Giảng, phải giữ cho tinh khiết sạch sẽ. Khi có chuông đổ cho hay có giảng Ðạo, thì Ðạo Hữu nam nữ không mắc công việc chi trong giờ ấy, phải tựu lại Nhà Giảng mà nghe giảng đạo đức.
Ngày thường thì mặc áo dài đen hoặc trắng, y phục sạch sẽ nghiêm trang. Còn ngày Ðại Lễ phải bịt khăn đen, áo dài, nhứt là Chức Sắc phải ăn mặc cho sạch sẽ đoan trang. Phần Chức Sắc Hòa Viện phải lo sắp đặt Nhà Giảng, nam nữ có ngôi thứ phân biệt, giữ lễ nghĩa và êm tịnh.
Trong lúc Thiên Phong giảng, thì không ai được vấn hỏi việc chi vô lễ. Ai muốn hỏi việc chi cho thấu đáo, thì để khi giảng rồi xin phép hỏi.
Phần Học Viện phải sắp đặt cho có Thơ ký biên chép mấy bài giảng dạy để coi cho thấu đạo lý.
Khi giải tán thì phải giữ êm tịnh.
Nhà ngủ, nhà thương
Mỗi nhà trong Tòa Thánh đều có giao cho Chức Sắc điều đình. Mấy vị lãnh phận sự phải lo giữ tròn trách nhiệm, đừng để sai sót luật lệ đã truyền dạy. Nếu vắng mặt thì phải có người thế, trừ mấy bữa có Ðại Lễ mỗi đêm đúng 9 giờ, có đánh trống làm lịnh cho hay đặng đi ngủ. Ðạo Hữu phải tuân theo, nếu có dạo chơi ngoài Thánh Ðịa thì mau về, đừng để trễ quá 9 giờ rưởi (Tuân y Châu Tri số 12 của Thượng Chánh Phối Sư ngày 12 tháng 9 năm Tân Mùi, 22-12-31).
Trong nhà thương, nam nữ phải phân biệt, giữ vệ sinh sạch sẽ.
Người nuôi dưỡng bịnh phải lo cần mẫn săn sóc, an ủi người bịnh là việc âm chất rất lớn.
Các Trường
Học Viện phải lo lập chương trình riêng đệ lên cho Thượng Chánh Phối Sư xem xét, rồi Thượng Ðầu Sư phê chuẩn ban hành.

CHƯƠNG THỨ NĂM: Luật lệ chung cách giao thiệp với nhau.
Ai có phận sự tại Tòa Thánh - nam nữ cũng vậy - phải lo tròn trách nhậm. Vắng mặt phải xin phép, đi đâu lo việc Ðạo phải có Giấy Thông Hành, đặng làm bằng cớ chắc chắn cho mình phòng ngừa việc giả dối.
Người ở phương xa về Tòa Thánh cũng nên xin giấy của Chức Sắc nơi làng mình. Tới Tòa Thánh nên trình giấy cho người biên vô Sổ Kỷ Niệm.
Thiên Phong Chức Sắc cùng Ðạo Hữu Lưỡng Phái về tới Tòa Thánh trình giấy xong rồi thì đi ngay lại chỗ mình sẽ ở nghỉ. Nếu có Ðạo Hữu mới lên Tòa Thánh lần thứ nhứt, còn bợ ngợ không biết chỗ, thì phòng rước khách phải cho người tiến dẫn đi nghỉ, đi cúng và chỉ biểu cho hiểu Nội Luật Tòa Thánh. Lại chỗ mình nghỉ cất đồ hành lý xong rồi rửa mặt, súc miệng, rồi lên Bửu Ðiện lạy Thầy.
Cách giao thiệp với nhau
Giao thiệp với nhau phải thủ lễ đối đáp cùng nhau, người nhỏ gặp người lớn (nam nữ cũng vậy) phải chào người lớn trước, hoặc xá hoặc gật đầu, cách khiêm từ lễ nghĩa. Người lớn cũng phải đáp lễ lại với người nhỏ.
Nhứt là mình mới bước vô nhà ai, mình phải đáp lễ trước (thi lễ trước???), thì người chủ nơi nhà ấy mới vui lòng mà tiếp rước mình. Vô nhà hay là tới phòng người làm việc, phải gõ cửa, hay là lên tiếng, hoặc có người canh gát thì mình cậy người ấy cho người chủ hay, chừng chủ nhà mời vô mới được vô. Chớ đi xuông pha không lên tiếng, không trình thưa thì là vô lễ, lại phải bị mang tiếng là người gian muốn đến dòm hành điều chi đó.
Vô nhà hay là bàn Bureau làm việc của ai, không nên lục lạo hay là đọc giấy tờ chi của người ta để tại nơi bàn. Khi nào người chủ đưa giấy tờ hay là vật chi cho mình, thì mình mới được phép cầm mà coi hay là đọc.
Thiên Phong Chức Sắc và Ðạo hữu phải thường lân cận đặng dạy dỗ nhau, phải thương yêu nhau như ruột rà thân cật. Tòa Thánh là nhà của ông cha yêu dấu chung của chúng ta.
Chúng ta phải hòa thuận nhau cho vui lòng Ðại Từ Phụ. Cả Ðạo hữu có mặt nơi Tòa Thánh phải tuân lời giảng dạy của Chức Sắc làm đầu Ty, đầu Sở của mình, và phải biết cung kính người bề trên mình.
Còn phần Chức Sắc đối với Ðạo hữu phải giữ nét khiêm cung, tỏ lòng đạo đức, từ bi bác ái, đừng rầy la nộ nạt.
Nên nhớ lời sau đây mà trau giồi hạnh nết:
  • Nghiêu chẳng dùng Pháp Luật.
  • Thuấn chẳng lập Luật Ðiều.
  • Thang không dùng Hình Phạt.
  • Văn Vương không lập Ngục Thất.
mà thiên hạ đều kính phục. Ðời nầy là buổi qui cổ, khá lấy lòng đạo đức, lập chí yêu thương, kính người yêu vật mà dạy nhơn sanh.
Cấm nhặt
1. Chẳng đặng nói hành, nói xấu, gieo ác cảm cho nhau. Người thạo việc lấy lời từ hòa mà dạy bảo người ít thạo việc, người ít biết chớ nên hổ phận mà học hỏi nơi người biết việc. Người thạo việc đủ tư cách chẳng nên tặng mình mà lấn lướt người thiệt thà ít oi.
Như có điều chi bất bình thì nên giáp mặt nhau đặng gạn hỏi cho rành rẽ, và lấy lời nhỏ nhẹ mà phân giải việc uất ức của mình ngỏ hầu khỏi mít nhau.
Thoảng như sợ mích lòng nhau thì nên đến phân trần cùng vị Thiên Phong làm đầu Sở, đầu Ty của mình mà xin giải hòa.
2. Chẳng đặng phép cải cọ nói lớn tiếng với nhau, làm ra mất vẻ đạo đức hiền lương. Nếu mất vẻ hiền lương đạo đức, thì làm nhơ danh Ðạo, ấy là tội trọng.
3. Nam nữ chẳng đặng lạm quyền nhau, hoặc nam đến bàn luận việc bên nữ, hay là nữ tràn qua bàn việc bên nam.
  • Nam chỉ lo phần nam.
  • Nữ chỉ lo phần nữ.
Thoảng như có ý kiến chi hay, hoặc có thấy điều chi sơ sót, lầm lạc, hoặc có việc bất bình muốn tỏ ra thì hai bên phải đến trình diện với vị Thiên Phong Chủ Trưởng của mình, cậy người liệu định.
Hễ thấy điều chi cần ích chung cho nhau mà bỏ qua, vì sợ nhọc lòng đến trình với Chức Sắc bề trên của mình, hay là có điều bất bình mà không chịu tỏ ra, cưu tâm chất chứa hờn giận, sau nghe rõ lại thì phải mắc tội.
Không được tự chuyên sửa cải, phá hoại những cuộc đã tạo thành nơi Tòa Thánh. Nếu thấy điều chi sái hoặc khuyết điểm, thì phải đến nơi Chức Sắc bề trên của mình mà bàn tính và xin sửa cải.

CHƯƠNG THỨ SÁU: Ở Tòa Thánh phải làm việc chi?
Thiên Phong Chức Sắc và Ðạo hữu Lưỡng phái về Tòa Thánh thì trong lòng tín ngưỡng mấy điều sau đây:
1.    Về sùng bái Ðấng Chí Tôn và các Ðấng Thiêng Liêng, cũng như về nhà ông Cha yêu dấu chung.
2.    Ai cũng có lòng về Tòa Thánh học hỏi việc Ðạo và lập công bồi đức, làm công quả có ích cho Ðạo là lo chung cho nhơn sanh.
Ấy vậy, phải đủ đức tin hẳn rằng có Ðại Từ Phụ và các Ðấng Thiêng Liêng nơi Bửu Ðiện, nên hằng ngày phải giữ lễ nghiêm trang, phải lo hỏi đặng làm công quả, hết giờ công quả thì lo học đạo đức nơi mấy vị của Tòa Thánh sắp đặt lo việc giáo huấn, phải lo cúng tế, chẳng nên để lãng phí thì giờ. Ðược vậy, mới tránh khỏi câu thế tình trách cứ xưa nay: "Ẩn dương, nương Phật."
Ðược như vậy, thì y theo Thánh ý trong câu: "Ðạo bất khả tu du lụy giả" chớ không phải "Bất khả tu du lụy giả" là cứ tụng kinh hoài đâu. Nhiều người tưởng lầm như vậy nên nói tôi tu chưa đặng, còn lắm gia sự ràng buộc.
Khuya 4 giờ 45 nghe chuông đổ kỳ nhứt phải thức dậy rửa mặt; chuông đổ kỳ nhì phải đi cúng. Nếu tại Bửu Ðiện có đông người, thì mình ở nơi nhà mình nghỉ đứng, hay là quì mà đọc kinh cũng đặng.
Ðọc kinh xong rồi, thì đi ăn lót lòng rồi đi lo làm công việc y theo Quản Lý các Sở sắp đặt.

CHƯƠNG THỨ BẢY: Phần thưởng, phần phạt.
PHẦN THƯỞNG:
Nếu ai sốt sắng Ðạo tâm, lắm phen giúp ích cho nền Ðạo, khổ hận cùng nền Ðạo, hoặc cử chỉ đứng đắn thì Nội Viện đệ lên cho Ngọc Chánh Phối Sư hội với Thượng và Thái Chánh Phối Sư định xin nơi Giáo Tông phần thưởng sau đây:
Ðược lời Ban Khen như sau đây:
1.    Ðược Tờ Ban Khen của ba Chánh Phối Sư ký tên vào, sẽ đọc trước Bửu Ðiện của Tòa Thánh, sau khi cúng một thời Ðại Lễ và đem vào Sử Ðạo.
2.    Ðược Tờ Ban Khen của ba Ðầu Sư ký tên vào, sẽ đọc trước Bửu Ðiện Tòa Thánh, sau khi một thời Ðại Lễ và đem vào Sử Ðạo.
3.    Ðược Tờ Ban Khen của Giáo Tông ký tên vào, sẽ đọc trước Bửu Ðiện Tòa Thánh, sau khi một thời Ðại Lễ và đem vào Sử Ðạo.
PHẦN PHẠT:
Ai phạm nhầm các điều đã kể trong Luật nầy, thì chịu các phần phạt kể sau đây:
I. Phần phạt Ðạo hữu thì có một Ban Ủy Viên:
Thông Sự
Chủ Tọa.
Hai Ðạo hữu Trưởng Lão
Nghị Viên.
·         Lần thứ nhứt phạm, quì một hương, tụng hết bài Kinh Sám Hối.
·         Lần thứ nhì (tái phạm tội trước), phạt quì luôn 2 đêm, mỗi đêm hai hương, tụng cho hết hai bài Kinh Sám Hối.
·         Lần thứ ba (tái phạm tội trước hai lần), phạt quì luôn ba đêm, mỗi đêm ba hương, tụng cho hết ba bài Kinh Sám Hối, lại bị nêu tên trên bảng tại Phòng Văn Cửu Viện.
·         Lần thứ tư (tái phạm tội trước ba lần), sẽ giải ra Hội Công Ðồng phán xét.
Hễ bị phạt, thì nội ngày ấy, có trễ thì qua ngày sau phải chịu phần phạt. Nếu vô cớ để bê trễ nhiều ngày, không chịu lảnh phần phạt thì mắc tội nghịch mạng.
Trước khi đi quì hương, thì phải trình trước với Quản Lý Lễ Viện, ghi tên vô sổ phạt, cho người đến Bửu Ðiện chứng cho mình chịu phạt, phải quì sau khi thời chiều, giữa Bửu Ðiện, gần bàn Ngoại nghi, đốt một cây hương cầm trong tay.
II. Phần Chức Việc:
a) Phó Trị Sự và Thông Sự thì một Ban Ủy Viên:
Chánh Trị Sự
Chủ Tọa.
Phó Trị Sự và Thông Sự
Nghị Viên.
b) Chánh Trị Sự thì một Ban Ủy Viên:
Lễ Sanh
Chủ Tọa.
Hai Chánh Trị Sự
Nghị Viên.
·         Ðịnh phạt nặng hơn hai phần phạt Ðạo hữu.
·         Cách quì hương y như nói trên đây, nhưng mà hai lần đầu được mặc Ðạo Phục Chức Việc, quì giữa Bửu Ðiện sau Chức Việc bằng chức với mình mà không có bị tội, tay cũng cầm một cây nhang.
·         Bị phạt lần thứ ba, thì không được mặc Ðạo Phục Chức Việc, phải mặc y phục theo Ðạo hữu, mà quì với Ðạo hữu bị phạt.
III. Chức Sắc:
1. Phần Thiên Phong Nam Phái
a) Lễ Sanh thì một Ban Ủy Viên:
Giáo Hữu phái người bị tội
Chủ Tọa.
Hai Lễ Sanh hai phái khác
Nghị Viên.
b) Giáo Hữu thì một Ban Ủy Viên:
Giáo Sư phái người bị tội
Chủ Tọa.
Hai Giáo Hữu phái khác
Nghị Viên.
c) Giáo Sư, Phối Sư, Chánh Phối Sư, Ban Ủy Viên cũng lập tùy theo đẳng cấp nói trên đây.
d) Chức Sắc bực trên thì Thượng Hội định đoạt, định phần phạt nặng hơn ba phần phạt Ðạo hữu. Cách quì hương y như Chức Việc.
2) Phần Thiên Phong Nữ Phái
Mấy Ban Ủy Viên cũng sắp đặt y như trên đây, nhưng không nói về phái của mấy vị ngồi xử, vì Nữ phái không có ba phái như Nam phái vậy.
Hòa Viện lo sắp đặt mấy Ban Ủy Viên nói trên đây và lập các tờ giấy.
  • Nam thì xử Nam.
  • Nữ thì xử Nữ.
Thoảng có việc xảy ra nam nữ bất hòa, thì Hòa Viện mời Ban Ủy Viên Nam và Ban Ủy Viên Nữ nhóm chung nhau mà định đoạt.
Nếu vô tội mà bị phạt, hoặc có điều chi oan ức, thì được kêu nài nơi Hòa Viện. Tỉ như Ðạo hữu bị Phó Trị Sự hoặc Thông Sự hà hiếp thì Hòa Viện lập một Ban Ủy Viên:
Chánh Trị Sự
Chủ Tọa.
Một Phó Trị Sự và 
một Thông Sự

Nghị Viên.
phân đoán cho phân minh.
Chức Sắc và Chức Việc bị hà hiếp, thì làm như trên đây mà cứ theo đẳng cấp đã chỉ trước kia, thì mọi việc sẽ được phân minh.
Hòa Viện lập Sổ Phạt, rồi giao cho Lễ Viện sắp đặt việc thi hành phần phạt.
Ngày sau có Luật Lệ khác hữu ích cho Ðạo tại Tòa Thánh, thì sẽ lập Bộ Nội Luật phụ.
Làm tại Tòa Thánh, ngày 1 tháng 10 Tân Mùi.
(le 10 Novembre 1931)
Quyền Giáo Tông
THƯỢNG TRUNG NHỰT

1/. Ban Ủy Viên lập Nội Luật, nhóm ngày 10 tháng 10 năm Tân Vì (19 Novembre 1931).
2/. Hội Nhơn Sanh nhóm ngày Rằm tháng 10 năm Tân Vì (24 Novembre 1931).
3/. Hội Thánh nhóm ngày 16 và 18 tháng 11 năm Tân Vì (24, 26 Décembre 1931).
4/. Thượng Hội nhóm ngày 27, 28, 29 tháng 11 năm Tân Vì (4, 5, 6 Janvier 1932).

Ðã công nhận bổn Nội Luật.
Tòa Thánh ngày Rằm tháng Giêng năm Nhâm Thân.
(dl. 20 Février 1932)
Chứng kiến
Hiệp Thiên Ðài
Hộ Pháp 
PHẠM CÔNG TẮC
Quyền Giáo Tông
THƯỢNG TRUNG NHỰT

THỪA SAO LỤC Y NGUYÊN VĂN BẢN CHÁNH
TÒA THÁNH, ngày 29 tháng 6 năm Kỷ Dậu
(dl. 11/08/1969)
PHÁP CHÁNH THÁNH ĐỊA 
Sĩ Tải 
(ký tên và đóng dấu)NGUYỄN THÀNH TẤT