Tam giác:
Vạn Pháp Cung, Cầu Kỹ Nghệ & Cực Lạc Thái Bình.
Vạn Pháp Cung là nơi các hiền sĩ nghiên cứu để đưa ra hàng ngàn, hàng vạn
phương pháp xây dựng cá nhân, tôn giáo và xã hội. Trong truyền thuyết vua Võ
trị thủy trên sông Hoàng Hà (chương trình xây dựng hạ tầng) thì có con linh qui
từ dưới sông hiện lên dâng 09 chữ: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ và Xuân, Hạ, Thu,
Đông (ngũ hành và 4 mùa). Ông Võ coi theo đó suy nghĩ mà định ra kế hoạch định
an bá tánh.
Núi Bà Đen có hình dạng như một con linh qui bò lên từ Lòng Hồ Đầu Tiếng.
(Ảnh từ internet.)
Vạn Pháp Cung được qui hoạch ở Núi Bà Đen. Núi Bà Đen có hình dạng của con linh qui. Khi Đạo mới khai thì lòng Hồ Dầu Tiếng chưa xây dựng. Sau năm 1975 Lòng Hồ nên hình thì truyền thuyết biến thành hiện thực. Núi Bà Đen như con linh qui từ lòng Hồ Dầu Tiếng bò lên dâng sách lược (không phải cho một người) mà cho hiền sĩ ở Vạn Pháp Cung tìm hiểu và nghiên cứu để cung ứng các bài bản cần thiết.
Trong 09 bài Kinh Cửu thì Vạn Pháp Cung thuộc về Đệ Ngũ Cửu. Số 5 là con số
của Ngũ Trung Cung. Sở học của hiền sĩ Vạn Pháp cung là đã vượt qua các hình
thức khác biệt để dụng tâm của chính mình (thiên địa chi tâm) mà tìm hiểu chân lý. Nghĩa là các hiền sĩ đã
đắc được cái ý nghĩa thâm sâu của văn sách để hiểu được thiên văn, địa lý và
nhân tình, đã khai được Kinh Vô Tự của chính mình để nghiên cứu và cống hiến.
Đạo học của Đạo Cao Đài hư hư thật thật nên thỏa mãn cho tất cả căn cơ từ
vô thượng đến thậm thâm điều có pháp (05 phương án trong Di Lạc Chơn Kinh). Đạo
có xe như ý để đưa khách trần đến bến bờ mà chính họ mong muốn (tự do quyền).
Hư hư vì nó phát xuất từ cõi vô hình (đâu ai kiểm chứng được phần bí ẩn siêu
hình) nhưng rất thật vì nó cung ứng tài nguyên và môi trường cho những hiền sĩ
nặng lòng với khổ cảnh của nhân sinh khi đến làm khách trần nơi quán tục nên
muốn góp phần giải quyết (bách khoa xã hội học).
Cầu Kỹ Nghệ là nơi nhận các công thức, các phương pháp từ Vạn Pháp Cung
cung cấp theo qui luật cung cầu. Trong thập niên 1940 của thế kỷ 20 (khi Đức Hộ
Pháp đi đày ở Madagascar về), Ngài đã vâng lịnh của thiêng liêng để bày bố Thể
Pháp cho cả vùng Châu Thành Thánh Địa. Nghĩa là đạo đã đi trước để hướng dẫn
người đạo và xã hội, nhưng do vận mệnh của dân tộc (chưa trọn tin vào Đức Chí
Tôn) nên ngày nay nòi giống Lạc Hồng còn chìm trong bức màn sắt của chính sách
ngu dân và độc tài, chưa được hưởng phước hạnh ấy. Nhưng dấu tích còn đó, sử
sách còn đó hậu tấn tin đạo, tin Đức Chí Tôn thì tìm hiểu và trình bày ra cho
phần còn lại hiểu được thể pháp định an cả thế giới của nền Quốc đạo.
Thế giới hiện nay đang chịu 02 cuộc chiến tranh cùng một nhịp: Kinh tế
& Tôn giáo nên đang đi tìm mô hình để xây dựng xã hội có nhân quyền. Đức Chí Tôn đã ban cho nhân
loại một kho chí bữu trong nền chánh giáo của Ngài nên môn sinh giới thiệu ra
cho các hiền sĩ biết được tài nguyên và môi trường của đạo để các vị hòa nhập
vào đó mà xây dựng một thế giới mới, một nền văn minh mới. Trong đó phẩm giá
con người được tôn trọng, đạo đức tạo nên giá trị con người (xã hội có nhân
quyền) chớ không phải tiền tài, danh vọng bất chánh. Đưa đạo vào đời là đem
những sách lược của tôn giáo để xây dựng xã hội hòa bình, dân chủ, tự do (là đề
thi và cách giải bài thi của cá nhân & tôn giáo) ra trưng bày trước nhân
thế. Hiền nhân quân tử thấy được sự chân thật, phù hợp với tánh thiện và khả
thi thì hợp tác (hiền tài là cầu nối giữa Đạo & Đời, Thể Pháp tại Tịnh Tâm
Điện). Đạo & Đời cùng có những giá trị chung. Đó là chính là ý nghĩa hiện
thực và sâu xa của Đạo Đời hòa nhập.
Khi qui luật Cung Cầu được thực hiện để xây dựng cá nhân, tôn giáo và xã
hội thì mới đem sự an lạc, thanh nhàn cả về vật chất lẫn tinh thần lâu dài cho
nhân thế (Cực Lạc Thái Bình). Cực Lạc
Thái Bình trong xã hội là nơi an nghĩ của khách trần. Nhưng trong Thể pháp tôn
giáo đó là một thông điệp báo cho nhân loại biết rằng Đạo Cao Đài phụng sự nhân
loại xây dựng xã hội hòa bình dân chủ tự do theo qui luật Cung Cầu là điều có
thật và chắc chắn phải đến. Bởi vì Đức Chí Tôn đã hứa với tổ tiên loài người và
ngày nay Ngài đến để trao truyền cho môn sinh & nhân loại.