Năm 2006 Tôi soạn quyển CÔNG THỨC DÂN CHỦ CAO ĐÀI GIÁO có đăng trên trang web chonphapcaodai.net, Nay xin đăng lại theo đề nghị bạn đọc. Hội Thánh chưa kiểm duyệt, khi đọc xin cẩn thận. Dương Xuân Lương (N.O.P)
BÀI
5.
CÔNG THỨC DÂN CHỦ.
CAO ĐÀI GIÁO.
“Lập Quyền Nhơn Loại - Dân Mạnh”
CAO ĐÀI GIÁO.
“Lập Quyền Nhơn Loại - Dân Mạnh”
Trên thế giới
hiện nay cho dù là một quốc gia đã công nghiệp hoá, hiện đại hoá hay còn chậm
phát triển về các mặt kinh tế, giáo dục, khoa học kỷ thuật… đang tìm hướng đi
thích hợp để phát triển… thì vẫn có hai vế chính chi phối cuộc sống người dân,
chi phối quốc thể là:
- Tôn Giáo và
Xã hội hay Đạo và Đời (vật chất và tinh thần).
Đạo hay Tôn
giáo luôn luôn đồng hành với cuộc sống. Cho dù là thị dân ở những thành phố
lớn, những cuộc chơi lớn với qui mô hoành tráng hay là nông dân, ngư dân, nơi
làng mạc hẻo lánh xa xôi tận nơi chân trời góc biển cách biệt với thế giới phồn
hoa, đâu đâu cũng có dấu ấn hay là ảnh hưởng Tôn giáo.
Có nhân loại
là có tôn giáo. Tôn giáo gắn liền với bản chất nhân sinh là điều đã hiển nhiên.
Nó hiển nhiên như một con người hiện sinh trong hoàn vũ phải có sự kết hợp của
tinh cha huyết mẹ; đồng thời thọ nhận âm dương chi khí để nên hình. (1)
Dấu ấn tôn
giáo có thể sâu đậm hay mơ hồ, rõ ràng hay tiềm ẩn, tuỳ vào hoàn cảnh và giai
đoạn.
Một Đảng
phái, một Tập thể có thể tuyên bố mình vô thần nhưng quan sát từng cá nhân
trong Đảng phái hay Tập thể đó ta vẫn thấy dấu ấn của Tôn giáo. (Tôn nghiêm và
Giáo dục).
Trong xã hội
đương thời thì cho dù ở đâu, thành phần nào con người luôn luôn muốn có hoà
bình, dân chủ, tự do… như là điều kiện là môi trường là tài nguyên trong cuộc
sống.
Từ xa xưa cho
đến hiện đại con người luôn luôn muốn xây dựng một xã hội có tình thương và
công bằng.
Giáo lý Đại
Đạo Tam Kỳ Phổ Độ hướng dẫn nhân loại xây dựng một Thế Giới Đại Đồng trên nền
tảng Bác Ái Công Bằng.
Tôn Giáo Cao
Đài đưa ra công thức xây dựng Thế Giới Đại Đồng về mặt Đời là:
Cao Thượng Chí Tôn Đại Đạo Hoà Bình Dân
Chủ Mục.
Đài Tiền Sùng Bái Tam Kỳ Cộng Hưởng Tự
Do Quyền.
Những danh
từ: Hoà Bình; Dân Chủ; Tự Do… đã lưu hành từ trước ngày khai đạo hằng mấy thế
kỷ. Ngày nay nó vẫn còn là tiêu chí mà nhân loại đang hướng đến, đang tranh đấu
để đạt cho kỳ được.
Cao Đài Giáo
cũng dùng các từ Hoà Bình; Dân Chủ; Tự Do… để nêu lên mục tiêu xây dựng Thế
Giới Đại Đồng… Về mặt xã hội hậu tấn học đạo nhận thấy:
- Các quốc
gia đã tốn không biết bao nhiêu sinh mạng bao nhiêu là xương máu, bao nhiêu
nước mắt của nhiều thế hệ để xây dựng Hoà Bình, Dân Chủ, Tự Do mà cho đến nay
các mục tiêu trên hãy còn xa vời vợi.
- Các bậc
hiền triết, các nhà lãnh đạo chính trị, các nhà cách mạng xã hội chân chính qua
mọi thời đại từ khắp nơi trên thế giới đã lao tâm khổ trí, đã hy sinh cả đời
mình để hành động và truyền lữa lại cho đời sau mà mục tiêu xem ra vẫn còn như
là hoang tưởng, mộng mị giữa thế giới đầy chiến tranh, bạo lực và áp bức ngày
một đa dạng, một tinh vi…
- Hoà Bình;
Dân Chủ; Tự Do như một đường chân trời mà con người càng vươn tới thì đường
chân trời ấy càng lùi xa.
Hiện nay biết
bao người đồng ý rằng các danh từ ấy ra đời là để ghi nhận lại ước mong có thực
từ lâu và vẫn đang tồn tại trong lòng nhân loại.
Nếu nói Ý DÂN
LÀ Ý TRỜI thì tại sao một mong muốn của dân rất chính đáng, rất thiết tha và có
từ rất lâu đời lại không thực hiện được.
Ngày nay Đấng
Chí Tôn cũng dùng những chữ Hoà Bình, Dân Chủ, Tự Do để hướng huấn môn sinh;
vậy thì nội dung những danh từ nầy có gì mới hay chăng?
Nghĩa là có
nêu ra cách thức nào để thực hiện hay không? Nếu có thì cách thức ấy là gì?
Văn bút lưu
hành ghi nhận có 3 yếu tố để thành công là: Thiên Thời; Địa Lợi; Nhân Hoà.
Vậy thì trong
ngần ấy thời gian chẳng lẽ không lúc nào có đủ 3 yếu tố: Thiên Thời; Địa Lợi;
Nhân Hoà hội tụ hay sao mà không thực hiện được.
Nói một cách
biện chứng thì: Hoà Bình; Dân Chủ; Tự Do là nguyện vọng tuyệt đại đa số; thành
phần đối trọng với nguyện vọng trên đương nhiên chỉ là thiểu số.
Vậy thì thiểu
số đã thắng đa số.
Nguyện vọng
của đa số và có lẽ phải mà vẫn không thực hiện được.
Lẽ phải và đa
số đang chịu thua thiểu số và không có lẽ phải.
Đó là một
thực tế hiển nhiên đầy đau đớn đã và đang diễn ra mà không có nhà hùng biện nào
trong xã hội phủ nhận nổi. Không có một nhà Tôn Giáo nào giảng về Luật Nhân Quả
có thể làm cho phần người biết suy nghĩ trong nhân loại thôi thắc mắc trong
lòng về nghịch lý nầy.
Người theo
khuynh hướng nhân văn tín ngưỡng không dễ dàng đầu hàng, không chấp nhận sự
nghịch lý nầy và phải chấp nhận truy tìm. Họ tin rằng nhân loại đặt ra vấn đề
gì thì nhân loại sẽ có khả năng giải quyết vấn đề đó.
Vậy thì
nguyên nhân của sự nghịch lý nầy ở đâu?
Muốn truy tìm
nguyên nhân theo thiễn nghĩ là phải xét lại công thức xem còn chưa hoàn hảo ở
điểm nào mà việc làm bấy lâu nay lại không đạt đến kết quả như mong đợi.
Nguyện vọng
là chánh đáng; nhưng phải chăng công thức để tìm kiếm và thực thi Hoà Bình; Dân
Chủ; Tự Do…đã không hoàn hảo, đã nhầm lẩn yếu tố nào đó.
Nói theo toán
học thì do nơi công thức sai nên đã dẫn đến một kết quả sai; và sẽ còn sai. Đấy
là điều tất yếu. (Mệnh đề sai …kết quả sai.)
Ai cũng biết
và thấm thía rằng: Thiên thời không bằng địa lợi; địa lợi không bằng nhơn hoà.
Mà hằng triệu triệu trái tim trong một nước muốn; hằng tỷ tỷ người trên hành
tinh nầy muốn vẫn không thể thành hiện thực.
Nhân loại vẫn
đang còn tiếp tục dùng sinh mạng; xương máu; nước mắt; và cân não để đấu tranh
và hy vọng sẽ đạt được nguyện vọng chính đáng trên cho thế hệ mai sau. Hy vọng
như thế từ bao thế hệ rồi mà vẫn hoàn toàn vô vọng nếu không muốn nói là tuyệt
vọng vì đang truy tìm trong ngõ cụt…
Thế hệ chúng
ta đã chứng kiến các thế hệ đàn anh hy sinh cho thế hệ hôm nay. Nhưng thế hệ
hôm nay vẫn còn nguyên các vấn đề mà thế hệ đàn anh đã hy sinh để giải quyết
nếu không muốn nói là trầm trọng hơn.
Như thế câu:
Ý dân là ý trời có đúng hay không? có phải là chân lý hay không?
Giáo lý Cao
Đài cho hậu tấn học đạo câu trả lời rất rõ ràng:
- Ý dân là ý
trời. (Thuận nhơn tâm ắt thuận Trời…).
- Thiên Thời;
Địa Lợi; Nhân Hoà mà không có bài bản thích hợp thì cũng không thể đạt đến mục
đích cho đặng.
Vậy thì công
thức Hoà Bình; Dân Chủ; Tự Do… Cao Đài Giáo có sơ sở để thực thi như thế nào mà
Chí Tôn quả quyết rằng Giáo lý của Ngài sẽ đưa nhân loại đến một Thế Giới Đại
Đồng- Đồng Tiến trong Bác Ái và Công Bằng.
- Hoà Bình
thì đã có Cương Lĩnh: Hoà Bình Chung Sống. (Do Dân- Phục Vụ Dân- Lập Quyền
Dân).
- Dân chủ thì
có gì đặc sắc?
- Tự Do phải
hiểu như thế nào?
Chúng tôi xin
giới thiệu công thức DÂN CHỦ của Cao Đài Giáo và phương cách thực thi công
thức. (2)
A-
CÔNG THỨC DÂN CHỦ: CHỦ QUYỀN DÂN CHỦ.
Dân Chủ đã
được đề cập đến rất nhiều qua truyền thuyết lịch sử hay qua văn bút lưu hành
trong xã hội mà ta có thể nhận thấy như sau:
I- Chủ Thuyết
Dân Chủ:
Gọi dân chủ
chủ thuyết vì ý tưởng dân chủ còn ở thời sơ khai chưa có một cơ chế bắt buộc
mọi người phải thể hiện. Chủ yếu là do sự tự ý ban phát của thượng tầng. Cho
nên khi thượng tầng thay đổi ý định không muốn ban phát nữa thì hạ tầng phải
cam chịu.
Thời Nghiêu
Thuấn ở Phương Đông được coi như là đỉnh cao của chủ thuyết dân chủ và sau đó
bị cáo chung rất là nhanh chóng để đưa xã hội vào thời kỳ Quân chủ chuyên chế.
Chủ thuyết dân chủ ngày nay chỉ còn là dĩ vãng.
II- Chủ Nghĩa
Dân Chủ.
Chủ nghĩa dân
chủ thì có bài bản qua văn bút rõ ràng như: Hiến Pháp của các quốc gia thường
phải chia quyền lực ra thành 3 quyền là: Lập Pháp; Hành Pháp; Tư Pháp.
Từ nguyên tắc
căn bản đó các quốc gia tuỳ vào điều kiện của quốc gia mình mà khai triển sao
cho phù hợp để xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Ngày nay ta
có thể liệt kê chủ nghĩa dân chủ thể hiện qua các đường hướng chính như: Cộng
Hoà, Liên Bang, Tư bản, Cộng Sản, Trung Lập, Quân Chủ Lập Hiến. Tên gọi có khác
nhau nhưng cũng đều có tam quyền phân lập rõ ràng. Đây là đường hướng và tổ
chức mà đa số các quốc gia ngày nay đang thực hiện.
Xin phép
không đi sâu vào việc phân tích Chủ Nghĩa Dân Chủ trong xã hội vì từ ngày nó
xuất hiện đến nay sách vở viết về nó đã đủ nhiều và qua quá trình thực thi đã
có tạm đủ cơ sở để xác định giá trị của nó một cách cơ bản. Nó là một bước tiến
bộ lớn lao của nhân loại trên con đường mưu cầu công bằng trong xã hội, trong
việc mong muốn xây dựng một xã hội pháp quyền trong nhân quyền.
Nhưng nếu
dùng đó để xây nên Thế Giới Đại Đồng trong thời đại khoa học kỷ thuật có những
bước tiến lớn lao đã đưa nhân loại đến cảnh năm châu chung chợ, bốn biển chung
nhà thì hoàn toàn không thể đáp ứng được. “Toàn cầu hoá” (2a).
Thời gian
thực thi chủ nghĩa dân chủ với tam quyền phân lập như hiện nay đã làm bùng phát
ra nhiều cao trào tranh đấu đòi thượng tầng phải thay đổi đã là bằng cớ để nói
lên sự không còn phù hợp, nói lên giá trị … và ngày nay cái mùi vị của các thể
chế dân chủ ra sao thì nhân loại vẫn còn đang nếm trải… (3).
Nhu cầu đã có
vậy thì nguồn cung ứng mới từ đâu ra để đáp ứng?
III- Chủ
Quyền Dân Chủ.
Vận dụng tinh
hoa của hai nền Dân Chủ trước Cao Đài Giáo thực thi quyết sách: Chủ Quyền Dân
Chủ.
Chủ quyền dân
chủ được thể hiện trọn vẹn qua chơn truyền giáo lý Cao Đài Giáo. Chủ quyền dân
chủ cũng còn thể hiện qua cách thức hành xữ của Đấng Chí Tôn đối với môn sinh
và cách thức sinh hoạt của Hội Thánh Cao Đài Toà Thánh Tây Ninh khi chưa bị
giải thể (1979). (Hành bất ngôn chi giáo).
Từ các lời
hướng huấn của Đấng Chí Tôn và các Đấng Thiêng Liêng; Tôn giáo Cao Đài đúc kết
lại thành điều luật trong Nội Luật Hội Nhơn Sanh.
Điều Thứ Tư:
Hội Nhơn Sanh để bàn tính những việc sau nầy:
1- Giáo hoá
Nhơn Sanh.
2- Lo liệu
phương hay cho Đạo với Đời khỏi điều phản khắc và nâng cao tinh thần trí thức
của Nhơn Sanh.
3- Phổ Độ
Nhơn Sanh vào cửa Đạo dìu dắt Tín đồ cho khỏi trái bước và trọn vâng các luật
lệ của Đạo.
4- Xin sửa
cải thêm bớt hay huỷ bỏ những luật lệ của Đạo không phù hợp với trình độ trí
thức tinh thần của Nhơn Sanh.
5- Lo cho nền
Đạo được trong ấm ngoài êm, và đủ phương liệu đặng phổ thông nền chơn giáo.
6- Xem xét và
công nhận phương diện chánh trị của Đạo quan sát sổ thâu xuất tài sản và nghị
sổ phỏng định năm tới.
Điều luật nêu
ra thể hiện chủ quyền của nhơn sanh trong việc thực thi Chánh Trị Đạo cho nên
công thức dân chủ của Tôn Giáo Cao Đài: CHỦ QUYỀN DÂN CHỦ.
Đức Chí Tôn
có để lời dạy trước: …Thầy tưởng chẳng
còn nói nếu ai là đạo đức đọc đến cách lập pháp của Thầy mà chẳng mừng giùm cho
nhơn loại. Thầy buộc mình hứa cùng Ngọc Hư Cung rằng: Nếu Đạo còn thì Thầy cũng
theo gìn các con. Các con coi lời Thầy trọng hệ là dường nào, như biết coi Đạo
trọng thì cả tinh thần các con cũng nên tom góp vào mỗi điều đó mà trông cậy
nơi Thầy lập pháp… (4).
Trong nền
tảng thì Tôn Giáo Cao Đài vẫn có phân ra 3 quyền: Lập Pháp, Hành Pháp và Tư
Pháp.
Nhưng điểm
đặc sắc và mạnh mẽ ở đây là giao cho nhơn sanh quyền được giám sát ba quyền
trên một cách toàn diện, công khai, minh bạch, triệt để và thường xuyên. Quyền
giám sát của nhơn sanh không phải chỉ trên chủ trương hay lý thuyết chung chung
để khi cần áp dụng còn phải đi tìm, còn phải bàn cải xem việc giám sát phải như
thế nào? Có giới hạn hay không?
Quyền giám
sát của nhơn sanh ngay trong bộ máy và song song với bộ máy được cụ thể bằng
điều luật, bằng cơ chế và bằng những qui định bắt buộc phải thực thi chứ không
phải chờ ai ban phát. Dân chủ mà còn chờ ban phát thì danh từ Dân chủ chỉ là
mộng mị dùng để tạo thế cho riêng bản thân hay đảng phái đang cầm quyền của
mình mà thôi. Dân chủ như thế chỉ là mị dân. (5).
DÂN không thể
chờ ai ban phát tư cách CHỦ của mình nữa mới gọi là Dân Chủ.
Cũng nên nhấn
mạnh rằng chủ quyền dân chủ không phải là vô chính phủ, vô tổ chức. Mà phải tâm
đắc là có tổ chức, có kỷ cương, đúng y như luật định mới mạnh. Luật Pháp điều
khiển tất cả người trong tổ chức chứ không phải một cá nhân hay tập thể nào
hết. Cá nhân hay tập thể chỉ là người đứng ra để thực thi pháp luật, thực thi
đường hướng Chánh Trị Đạo… đã được Vạn Linh hiệp với Chí Linh thống nhất…
Con người ai
cũng có quyền tự do nhưng cái tự do của anh A không thể xâm hại đến anh B Chị
C… và ngược lại… Cho nên DÂN CHỦ CÓ NHÂN QUYỀN.
Nhân là cái
nguyên nhân, cái hạt giống để phát sinh, nẫy nở ra cái quyền lực giữa cá nhân
với cá nhân, giữa cá nhân và xã ước.
Cái NHÂN ấy
là tình thương.
Cái QUYỀN ấy
là công bằng.
Không có tình
thương không có công bằng thì không ai có quyền gì với ai cả.
Ai cũng có
thể kiểm chứng điều nầy trong cuộc sống cá nhân lẫn cộng đồng.
Nhân quyền ấy là quyền con người; quyền con người phải hiểu cho xứng đáng với địa vị nhân phẩm: “Con người đứng phẩm tối linh… và phải có công thức đúng về nhân quyền là TÌNH THƯƠNG- CÔNG BẰNG thì chuyện thực thi là điều đương nhiên phải diễn tiến.
Nhân quyền ấy là quyền con người; quyền con người phải hiểu cho xứng đáng với địa vị nhân phẩm: “Con người đứng phẩm tối linh… và phải có công thức đúng về nhân quyền là TÌNH THƯƠNG- CÔNG BẰNG thì chuyện thực thi là điều đương nhiên phải diễn tiến.
Nhân quyền ấy
là cá nhân có quyền đưa nhận định hay sáng kiến của mình ra trình với cộng
đồng, cộng đồng phân tích đánh giá và quyết định. Chính người đưa ra công thức
hay đề án ấy cũng có quyền tham gia công khai, minh bạch để đi đến biểu quyết.
Sự biểu quyết nào cũng phải theo qui định.
Khi thực thi
thì 100% phải thực thi từ phẩm thấp nhất là đạo hữu cho đến phẩm cao nhất là
Giáo Tông.
Dân chủ có
nhân quyền thể hiện qua cơ chế và hành động cho các thành phần trong tôn giáo
theo trình tự của từng giai đoạn… cho nên một khi đã đúc kết thì đó là công
trình là công thức là quyết định của vạn linh cho nên không ai có thể nói Tôi
không công nhận…
Nhân quyền
trong tôn giáo thể hiện qua 04 giai đoạn:
Một: từ cái
mầm móng khơi phát.
Hai: cho đến
khi đúc kết thành công thức.
Ba: mang ra
thực thi “thường thì xã hội chỉ chú trọng đến giai đoạn thực thi”.
Bốn: kiểm tra
trong mọi thời điểm và mọi phương diện.
Tập thể mà vô
kỷ luật thì chỉ là một đoàn quân ô hợp; phát biểu, hò la để tạo thêm sự hỗn
loạn thì được nhưng hoàn toàn không có khả năng xây dựng được điều gì tốt đẹp,
không có sức chiến đấu.
Một tổ chức
thiếu kỷ luật khi gặp trường hợp phải xây dựng thì tịch ngòi vì không có sự
quyết tâm và đoàn kết để đúc kết các ý kiến thành ra một sáng kiến, một công
thức với đầy đủ sắc bén và mạnh mẽ hầu giải quyết vấn đề. Gặp lúc cần phải
chiến đấu để bảo vệ cho mục tiêu chánh đáng của tổ chức đề ra thì đoàn quân ô
hợp sẽ rệu rã ngay.
Cho nên chủ
quyền dân chủ càng thực thi đúng kỷ cương, đúng luật định bao nhiêu thì sức
mạnh lại càng gia trọng ấy nhiêu.
Tính kỷ luật
của Tôn giáo thể hiện cả về 2 phương diện: Nội dung và hình thức.
- Hội Viên
của các Hội phải mặc y phục đúng với qui định mổi hạng. (Cách thức phát biểu và
cách ngồi cũng được nêu rõ).
- Nghị Viên
không có quyền vô cớ vắng mặt để cho công việc bất thành.
Nghị viên
vắng mặt không xin phép trước phải bị tước quyền dự hội. “tỉ lệ người đến dự
Hội bao nhiêu thì quyết định vẫn có giá trị đầy đủ” bất kể quyết định về nội
dung nào đã được phổ biến đúng với trình tự qui định.
- Nghị Trưởng
hay phó Nghị Trưởng vì lý do nào đó mà đến trể 15 phút đồng hồ trong buổi hội
thì luật đã định sẳn tiêu chuẩn cho Nghị viên có mặt thay thế trách nhiệm Nghị
Trưởng và Phó Nghị Trưởng để cuộc Hội được diễn tiến. Ngay trong buổi Hội đó
nếu Nghị Trưởng và Phó Nghị Trưởng có đến thì ngồi chổ Nghị Viên.
Nếu nhìn nhận
rằng thực thi Luật Pháp nghiêm minh là sức mạnh của tập thể thì tập thể đó phải
được điều hành bằng những bàn tay gân guốc và bộ não vô tư; phải có kỷ luật
thép tập thể mới mạnh.
Pháp và Luật
trong Tôn Giáo Cao Đài thể hiện rất rõ: Luật Trị Người. (Người Hành Chánh phải
thề là giử dạ vô tư mà hành đạo…). Hẳn nhiên nó làm cho nhiều người đã quen với
khái niệm về Tôn giáo thời Nhứt Kỳ hay Nhị Kỳ Phổ Độ sẽ phải ngỡ ngàng khi tiếp
cận với Tôn giáo Cao Đài. (6).
Về phương
diện tổ chức thì Chủ quyền Dân Chủ vẫn có đủ tam quyền phân lập nhưng có thêm
một quyền thứ tư nữa kiểm soát 3 quyền kia.
Ba quyền kia
nếu không có quyền thứ 4 làm đối trọng trong mọi thời điểm, mọi tầng nấc thì
không thể gọi là chủ quyền dân chủ.
Quyền nào
cũng xuất phát từ nền tảng đạo đức mà ra. Quyền nào cũng có văn bút qui định
cứu cánh rõ ràng: Phụng sự nhơn sanh.
Điều thứ 4 có
6 khoản nhưng nếu xét về mặt giám sát ta thấy quyền ấy thể hiện trong các giai
đoạn chính như:
- Quyền thông
qua danh sách nhân sự thượng tầng trong các giai đoạn như: Bước vào nguồn máy
nhân sự thượng tầng hay mổi khi thăng phẩm cấp đều phải có được sự chấp nhận
của Đại Hội Nhơn Sanh qua văn bút rõ ràng. (7).
- Quyền giám
sát các khoản về đường hướng Chánh Trị Đạo hay tài chánh hằng năm đúng với nội
luật đề ra. (Giám sát không giới hạn).
Dân đã mạnh
và có cơ chế biểu lộ sức mạnh thì không có nguyện vọng chính đáng nào của dân
mà không thực hiện được.
Chủ Quyền Dân
Chủ chính là Lập Quyền Dân là kết hợp sức mạnh của Dân lại với nhau trong khuôn
viên luật định để thể hiện Ý Dân Là Ý Trời. (8).
@
@ @
B-
NƯỚC GIÀU DÂN MẠNH.
Trong quốc
sách của nhiều quốc gia hiện thời vẫn nêu lên tiêu chí dân giàu nước mạnh hay
là nước mạnh dân giàu tuỳ theo mổi quốc gia. Hai vế trên tuỳ lúc vẫn có thể
thay đổi trên cùng một quốc gia cho thuận chiều dân vọng.
Nhưng dù cho
vế nào trước vế nào sau thì ta vẫn có quyền tự hỏi:
Cả hai công
thức trên có chính xác hay chưa?
Liệu có một
công thức nào khác hay là không?
Công thức Cao
Đài Giáo thế nào?
Muốn trả lời
thì phải biện chứng rõ ràng.
I- Quốc Sách
hiện thời: Dân giàu.
Một quốc gia
phải hội đủ 3 thành tố: Lãnh Thổ; Dân Tộc; Chánh Quyền.
Dân là một
tập thể đông đảo nhất, chiếm đại đa số trong mổi quốc gia. Về phương diện xã
hội thì thường là căn cứ vào nghề nghiệp mà người dân đang dùng làm sinh kế để
phân chia thành các diện: Sĩ, Nông, Công, Thương và Tăng. (9).
Dù ở vào diện
nào cũng có 3 giới: thượng lưu, trung lưu, và hạ lưu.
Như vậy có
thể nào các thành phần trên cùng làm giàu được hết hay không?
Chắc chắn là không. Kẻ được người không sẽ sinh ra mâu thuẫn. Từ mâu thuẫn như vậy sẽ nẫy sinh ra rất nhiều vấn đề; trong đó chắc chắn có nẫy sanh lòng ham muốn làm giàu bất chấp mọi thủ đoạn; kể cả thủ đoạn bất chính để làm giàu. Thực tế cho thấy làm giàu từ sự chính đáng thì ít. Làm giàu từ sự bất chính thì nhiều.
Chắc chắn là không. Kẻ được người không sẽ sinh ra mâu thuẫn. Từ mâu thuẫn như vậy sẽ nẫy sinh ra rất nhiều vấn đề; trong đó chắc chắn có nẫy sanh lòng ham muốn làm giàu bất chấp mọi thủ đoạn; kể cả thủ đoạn bất chính để làm giàu. Thực tế cho thấy làm giàu từ sự chính đáng thì ít. Làm giàu từ sự bất chính thì nhiều.
Bất chính bao
gồm các hành vi qua mặt luật pháp (lách luật) hay cấu kết với các phần tử trong
chính quyền để mua chuộc thông tin mật từ chánh quyền rò rĩ ra, đón đầu dự án
để đầu tư vào các lãnh vực béo bở.
Ngày nay một
số các tập đoàn giàu có lớn trên thế giới đang phải đối diện với bản án cấu kết
với các phần tử bất chánh trong chánh quyền để làm giàu mổi ngày một nhiều, qui
mô mổi ngày một lớn, một quỉ quyệt và kiên cố nên rất khó phát hiện. Chẳng may
có vụ nào được công khai thì cũng không minh bạch được.
Phần nổi của
tảng băng còn khó phát hiện thì phần chìm của tảng băng trông mong gì khám phá
ra.
Khi mọi người
tìm mọi cách để làm giàu về vật chất thì hậu quả tất nhiên là đạo đức bị băng
hoại, kỷ cương bị chà đạp trâng tráo ở khắp nơi.
Tình trạng: Kẻ
chăn dân lại ra làm con buôn…
Tất yếu đến
cảnh: Quốc dân ăn thải uống thừa…
Đã hiển nhiên
trước mắt dân chúng.
Một trong
những phương thức phổ biến và chắc chắn sẽ nẫy sinh khi tìm cách làm giàu được
đã phơi bày ra ánh sáng, đã được chỉ tên đó là: lòng gian tham. Lòng gian tham
nổi lên thì diện nào sẽ gian tham theo diện nấy. Đẳng cấp nào gian tham theo
đẳng cấp nấy là điều tất yếu.
Thượng lưu,
trung lưu, hạ lưu gì cũng tùy phương tiện sẳn có mà ráo riết tham gia vào con
đường gian tham rồi hoà nhập một cách toàn diện và triệt để vào con đường bất
chánh dưới mọi hình thức… Người ngay thẳng không chấp nhận gia nhập vào hệ
thống gian tham chỉ còn cách trơ mắt đứng nhìn… trong thất vọng và ngán ngẫm.
Làm một người
ngay thẳng trong xã hội hỗn loạn vì vật dục khó khăn và cay đắng như thế nào
các bậc hiền triết, những tiền nhân giàu lòng trắc ẩn đã thể hiện qua văn bút
hay cuộc đời đầy thương cảm của chính các vị…còn lưu lại cho hậu tấn… để cảm
thán!!!
Gia nhập vào
hệ thống gian tham thì họ không cam tâm, không đành lòng bán rẽ lương tâm.
Không gia
nhập thì bị thiệt thòi đủ thứ trong xã hội.
Đến bệnh viện
mà không có tiền ư? Ai điều trị cho người không có tiền…
Việc học hành
của con cái thì liệu có được bao nhiêu trường chấp nhận cho người không có
tiền, hay chỉ có một ít tiền vào học.
Bệnh viện và
Trường học biến thành cổ máy in tiền thì nước mắt người nghèo sẽ không ngừng
tuôn rơi cho dù là ngày hay đêm. Nước mắt tức tưởi cho kiếp lầm than sẽ không
bao giờ ráo.
Sinh mạng của
người nghèo còn rẽ rúng hơn con chó, con mèo… của người giàu có nuôi để giải
trí.
Công chức
ngay thẳng, mua gánh bán bưng đầu tắc mặt tối, bán mặt cho đất bán lưng cho
trời… Người lao tâm hay lao lực chân chính đều gặp khó khăn. Tất cả những khó
khăn dồn dập đó còn tồn tại chỉ vì dân còn yếu, còn hèn do chưa biết Đạo mà ra.
Giáo lý các
tôn giáo xưa nay có kêu gọi bác ái, có kêu gọi công bằng, vị tha… nhưng hoàn
toàn chưa đủ sức để lau khô những dòng lệ thảm, chưa có cách làm cho nước mắt
người bị thiệt thòi trong xã hội thôi rơi. Tôn giáo chưa chỉ ra được công thức
chấm dứt cảnh thảm khổ mà ai cũng thấy.
Nhà Chùa,
Thiền Viện, Giáo Đường, Tôn giáo rao giảng tình thương, rao giảng công bằng bác
ái kêu gọi mọi người sống phúc âm, sống từ bi… nghe thì rất hay nhưng ai không
nghe thì thôi. Tôn giáo không có phương thế gì giúp đở cho người muốn sống theo
lời răn Tôn giáo có môi trường sống thì làm sao nghe theo, làm sao vâng theo.
Không có một
Tôn giáo nào tạo nên tài nguyên và môi trường để nhân loại sống trong đường
hướng Tôn Giáo cả. Tôn giáo trong hoàn cảnh như thế chỉ tăng thêm sự khó xữ,
kéo dài thêm nổi dằn vật trong thâm tâm những người hướng về tôn giáo.
Những vị tu
hành, những Chức Sắc Tôn giáo, những nhà hảo tâm… đến những nơi nghèo khổ vào
một số ngày nào đó trong năm để quay phim chụp ảnh tuyên truyền cho đường lối
cứu khổ cứu nạn thì giải quyết được bao lâu cái khốn khó của người dân không
may đó. Và giải quyết được bao nhiêu trường hợp? (10).
Trong hoàn
cảnh xã hội và điều kiện cá nhân như thế không gian tham mới lạ. Mà lòng gian
tham của một người nổi lên được thì một nhà nổi lên được; một địa phương nổi
lên được; một nước nổi lên được và cả thiên hạ nổi lên được.
Vậy thì làm
sao có hoà bình?
Hoà Bình
không có thì dân chủ cũng tiêu tan.
Dân không
mạnh thì cho dù các tệ nạn có được công khai trước công luận cũng vĩnh viễn
không thể minh bạch được. Lý do rất dễ nhận ra kẻ có quyền sẽ giải thích sẽ lèo
lái theo hướng “bao che - hay nửa vời” có lợi cho tầng lớp thượng tầng. Nghĩa
là quốc nạn của nhiều quốc gia, nổi ám ảnh kinh khiếp và ghê tởm của nhân loại
khắp địa cầu từ xưa đến nay vẫn tiếp tục tồn tại; vẫn cứ ngang nhiên tồn tại
cho dù có nổ lực tìm cách chống lại nó mà không dám nói rõ ra: Dân mạnh thì vạn
sự tất. (11).
Chủ trương
dân giàu nước mạnh mà không dụng quyết sách dân mạnh làm nền tảng, không có cơ
chế làm cho dân mạnh; không thực thi dân mạnh là con đường đi không đến, vĩnh
viễn không bao giờ đến, không bao giờ thành hiện thực… tất cả chỉ lòng vòng
trong ảo ảnh để một đại đa số dân có con số không to tướng và đeo mang một chữ
khổ triền miên hết đời nầy sang đời khác.
Lịch sử nhân
loại trải qua mấy ngàn năm với chế độ quân chủ; mấy trăm năm với chế độ dân chủ
hiện nay đã chứng minh như thế. Không nhà hùng biện nào, một chủ nghĩa chính
trị nào có khả năng phủ nhận nổi thực tế nầy.
II- Bài Bản Tôn Giáo Cao Đài: " NƯỚC GIÀU
- DÂN MẠNH "
Đồng ý rằng:
Giàu có và mạnh khoẻ là mong muốn chính đáng của nhân loại.
Không riêng gì người nơi các quốc gia nghèo khó kém phát triển ở Châu Á, Châu Phi mà người ở các quốc gia đã công nghiệp hoá hiện đại hoá cũng mong muốn như thế.
Không riêng gì người nơi các quốc gia nghèo khó kém phát triển ở Châu Á, Châu Phi mà người ở các quốc gia đã công nghiệp hoá hiện đại hoá cũng mong muốn như thế.
Trong cao
trào dân chủ hiện nay trên khắp thế giới xét cho đến cùng thì đòi thực thi dân
chủ chính là để có cuộc sống ấm no và hạnh phúc.
Đó là nguyện
vọng chánh đáng nên phải được nhìn nhận và đáp ứng. Tôn giáo Cao Đài đưa nhân
loại đạt đến những gì nhân loại muốn. Nhưng Tôn Giáo Cao Đài đưa ra công thức:
NƯỚC GIÀU DÂN MẠNH.
Tôn giáo thực
thi ý muốn chánh đáng (giàu có – mạnh khoẻ) của nhân loại mà tại sao công thức
lại không nói đến dân giàu? Tại sao lại không nói đến nước mạnh?
Trên thực tế
thì rất nhiều quốc gia đã thực thi công thức dân giàu nước mạnh rồi. Kết quả
của công thức đó dẫn đến thực tế hiển nhiên là một thiểu số rất nhỏ nắm quyền
phân phát áo cơm, cho nên tất cả những người thọ sanh nơi cõi thế nầy đang chịu
sự chi phối của họ. Thiểu số nhỏ nầy quyết định chiến tranh sẽ có ở đâu dưới
hình thức nào.
Còn nước
mạnh???
- Thì trên
thế giới hiện nay cũng đã có nhiều nhà cầm quyền ra lệnh dùng súng đạn bắn
thẳng vào dân chúng của quốc gia mình, bắn thẳng vào những người mà họ có trách
nhiệm phải chăm lo… khi dân trong nước muốn có tự do, muốn có dân chủ…Họ có đủ
mạnh để ra lịnh bắn vào dân họ đó chớ.
- Nước mạnh
nên có những quốc gia mà ngoài thành phần quan chức được ưu đãi ra thì phần còn
lại của nước đó được thế giới cho đó là một nhà tù lớn của cả một dân tộc… Họ
đủ mạnh nên mới có cách thức bỏ tù cả một dân tộc đó chớ.
Tóm lại Họ có
đủ mạnh để tạo ra Luật Pháp cho dân chúng thi hành. Họ có đủ mạnh để in ấn
những bài giảng về đạo đức công dân cho dân chúng thi hành…
Còn Họ??? Họ
đã và đang chà đạp những bài đạo đức của họ soạn ra và dày ngang xéo dọc luật
pháp mà họ buộc dân chúng trong quốc gia mình chấp hành.
Căn bệnh kinh niên của từng lớp cầm quyền từ bao nghìn đời nay dầu có biến đổi về hình thức cho tinh vi hơn để ru ngũ dân đen nhưng xét về bản chất không hề thay đổi.
Căn bệnh kinh niên của từng lớp cầm quyền từ bao nghìn đời nay dầu có biến đổi về hình thức cho tinh vi hơn để ru ngũ dân đen nhưng xét về bản chất không hề thay đổi.
Nhân loại
đang nếm trải mùi vị công thức dân giàu- nước mạnh mà thực ra chỉ một phần cực
kỳ nhỏ rất giàu; một phần rất nhỏ được giàu còn lại là một đại đa số dân rất
nghèo; nghèo cả về vật chất lẫn tinh thần.
Nghĩa là tổng
sản lượng của nhân loại thì giàu; nhưng sự giàu có phân phối không đồng đều mà
chỉ tập trung vào một số cá nhân, cho nên nhân loại sẽ khổ triền miên. Hố sâu
giàu nghèo mổi ngày một sâu thêm một lớn thêm. Phân hoá giàu nghèo ngày một
khốc liệt.
Tại sao của
cải nhân loại làm ra lại không được phân phối đồng đều trong xã hội một cách
tương đối và chấp nhận được?
Thiễn nghĩ lý
do của mọi lý do là do Dân không mạnh.
Cái mấu chốt
chính yếu dẫn đến thảm trạng là vì dân không mạnh.
Không mạnh
hiểu theo cả 2 mặt: Vật chất và tinh thần.
Cho nên Tôn
giáo Cao Đài chủ trương DÂN MẠNH cả về hai phương diện vật chất và tinh thần.
* Mạnh về
tinh thần là phải hiểu được rằng con người không phải vô cớ mà hiện sinh nơi
thế gian nầy. Đã không vô cớ thì phải xác định mục đích, xác định cứu cánh của
đời người để sống cho xứng đáng.
Mạnh vì hiểu
là ta hiện sinh trong cơ duyên kỳ ngộ của đời người, vì ta biết rằng giờ phút
nầy ta còn có bậc Đại Từ Mẫu đang thực thi:
…Chiếu nhũ lịnh Từ Huyên thọ sắc,
Độ anh nhi Nam, Bắc, Đông, Tây.
Kỳ khai tạo nhứt Linh Đài,
Diệt hình tà pháp cường khai Đại Đồng…
Mạnh vì xác
định rằng:
…May gặp đặng hồng ân chan rưới,
Giải trái oan sạch tội tiền khiên…
Hay:
…Căn xưa ví dữ cũng hiền,
Dầu ra cửa tội đủ quyền cao siêu…
Hay:
…Chốn hồng trần quen lằn gió bụi,
Cảnh phù ba may rủi cũng duyên.
Đã gan dốc kiếm diệu huyền,
Sanh sanh là phận hiền hiền là công…
Thuận cảnh
hay nghịch cảnh nếu nó đến với ta trong kiếp sinh thì không có gì là vô cớ hay
vô ích. Tất cả đều là bài học mà ta phải học hay là học phí mà ta phải trả khi trải
bước trên đường luân hồi để tấn hoá.
Mạnh trong
hạnh phúc vì biết rằng cho dù ta chỉ có một mình nhưng ta không hề đơn độc trên
đường đời:
…Ngoài nữa còn Cha, còn Chú, Bác,
Làm gương cho xứng mới nên trò. (12).
* Mạnh về vật
chất là phải có cơ chế, có luật lệ, có môi trường, có tài nguyên, có khuôn
thước chuẩn thằng để bày tỏ sức mạnh của nhân loại. Sức mạnh ấy được thể hiện
qua sự thân ái và đoàn kết trong cuộc sống chia vui sớt nhọc với nhau.
Mạnh vì biết rằng Tôn Giáo Cao Đài có một tổ chức, có một cơ chế để nhân loại thoát ra khỏi cảnh bị lệ thuộc vào quyền phân phát cơm áo đã chi phối cuộc sống nhân loại bấy lâu. (Chánh Trị Đạo: Bảo Sanh, Nhơn Nghĩa, Đại Đồng và được thể hiện qua cơ chế Phước Thiện; Phổ Tế…).
Mạnh vì biết rằng Tôn Giáo Cao Đài có một tổ chức, có một cơ chế để nhân loại thoát ra khỏi cảnh bị lệ thuộc vào quyền phân phát cơm áo đã chi phối cuộc sống nhân loại bấy lâu. (Chánh Trị Đạo: Bảo Sanh, Nhơn Nghĩa, Đại Đồng và được thể hiện qua cơ chế Phước Thiện; Phổ Tế…).
Mạnh là đở
nâng yếu thế binh quyền mồ côi… Mạnh được thể hiện qua các buổi cúng liên gia
hằng ngày nơi hương thôn cho đến tang tế sự và công cử người đại diện cho địa
phương mình để trình bày nguyện vọng, trình bày yêu cầu lên Đại Hội Nhơn Sanh.
Mạnh là dân
có quyền giám sát bộ máy hành chánh không có giới hạn, không có vùng cấm, quyền
càng lớn càng phải được giám sát nghiêm nhặc.
Dân không
phạm vào guồng máy hành chánh và guồng máy hành chánh có muốn phạm vào dân cũng
không được. Tất cả đều phải hành xữ theo luật Bác Ái Công Bằng mới là mạnh.
Tóm lại là:
phải hiểu cho được chân lý đời người, chân lý xã hội, chân lý Tôn giáo tùy vào
trình độ mổi cá nhân và thực thi thì mới là cái mạnh thực sự và hữu ích: Đạo đức
thể hiện qua hành động.
Môt khi dân
đã mạnh thì chuyện dân giàu có chỉ còn là thời gian sớm tối đương nhiên sẽ tới.
Không có cá nhân hay tập thể nào mạnh về vật chất lẫn tinh thần như thế mà lại
nghèo hay là không giàu lên một cách rất chính đáng, rất đúng đạo lý bao giờ.
Đạo lý đi
liền với văn minh và tiến bộ nhân bản. Tôn giáo không bao giờ tách mình ra khỏi
các nền văn minh vì chính Tôn Giáo đã sản sinh ra các nền văn minh.
Không một
người mẹ nào từ chối đứa con mình rứt ruột đẻ ra thì cũng không có một nền Tôn
giáo nào từ chối sự văn minh hay là không hô hấp với văn minh mà tồn tại được.
Nhưng bậc từ
mẫu hiền minh như Mạnh Mẫu thì rất sẳn sàng và quyết liệt để uốn nắn tâm hồn
thơ ngây của con mình trở nên người hữu dụng thì Tôn giáo cũng mạnh dạn chỉ rỏ
ràng cái tai hại của nền văn minh vật chất đã làm cho con người đánh mất tâm
linh. Nền văn minh vật chất lan tràn đến đâu thì luân thường đạo lý bị ngữa
nghiêng… đến đó.
Vì vậy mà Tôn
giáo Cao Đài hiện sinh là để chỉ ra bài bản chỉnh sửa nền văn minh vật chất cho
hài hoà với cuộc sống tinh thần giúp nhân loại thực thi cuộc cách mạng thân tâm
và cách mạng xã hội để tạo dựng một thế giới mới chớ không phải từ chối hay
tiêu diệt văn minh vật chất.
Tôn giáo Cao
Đài đưa ra phương cách triệt tiêu cái phần tai hại của văn minh vật chất chứ
không phải tiêu diệt văn minh vật chất. Tôn giáo không có lên án, trừng phạt
hay tiêu diệt những người chạy theo vật chất nhưng Tôn giáo đưa ra những giáo
án, những công thức để tự họ ý thức rằng cần phải có ý thức đúng mức vấn đề vật
chất và tự họ chỉnh sửa.
Đừng bao giờ
hiểu rằng muốn xoá sạch hố sâu giàu nghèo là làm cho người giàu trở thành nghèo
“Lấy của người giàu chia cho người nghèo”. Đó là lý luận của kẻ dốt nát và phá
hoại chỉ gây ra cảnh rối loạn, nghèo nàn và băng hoại để thủ lợi cho cá nhân
hay vun vén cho Đảng phái của họ chớ không phải kế sách an bang.
Bởi vì chính
kinh sách Tôn giáo xác định:
Cuộc danh lợi là phần thưởng quí,
Đấng Hoá Công xét kỹ ban ơn…
…Người sang cả là vì duyên trước… (12a)
Mà phải hiểu
và định quyết rằng xoá đi hố sâu giàu nghèo là làm cho mọi người trong xã hội
đều có nhiều của cải nghĩa là được giàu có về cả vật chất và tinh thần một cách
chính đáng. “Làm cho người nghèo trở thành giàu có nhờ vào kế sách an bang”.
Muốn làm được
như thế thì chỉ có sách lược duy nhất là làm cho Dân mạnh cả về vật chất lẫn
tinh thần. Cho nên Đấng Chí Tôn mới chỉ ra quyết sách:
…Cầu xin trăm họ bình an
Nước giàu dân mạnh thanh nhàn muôn năm.
(12b)
Muốn dân mạnh
thì phải thực thi Lập Quyền Dân hay là Dân Chủ Chủ Quyền.
Dân mạnh thì:
Tài nguyên của đất nước từ trong lòng đất, từ trong rừng sâu núi thẩm, từ biển
cả bao la, từ cõi không gian vô tận, từ những cánh đồng mênh mông rọâng lớn, từ
những bộ não thông thái sẽ chảy vào ngân khố quốc gia chớ không rò rĩ, không
chảy vào túi, vào tài khoản của các quan chức tham nhũng hay các thế lực cấu
kết với quan lại nữa.
Tài nguyên
quí nhất trong các tài nguyên là gì?
- Ở cấp vi mô
là phẩm chất HIỀN TÀI trong xã hội được trọng dụng.
- Ở cấp vĩ mô
là ĐẠO ĐỨC XÃ HỘI luôn luôn được phát huy.
Thực thi
những bài bản như thế thì không có một Quốc gia nào, một tổ chức không giàu
mạnh. Một quốc gia giàu có hẳn nhiên phải biết cung phụng lại cho lực lượng đã
làm cho nó giàu có; một lực lượng mạnh đang kiểm soát quốc gia, sẳn sàng thay
đổi hay phế truất những cá nhân bất xứng trong nguồn máy công quyền thì lẽ tự
nhiên kẻ giàu (quốc gia) phải lo cho kẻ mạnh (người dân) thực sự thì không có
người dân nào nghèo nữa cả. (12c).
Dân mạnh thì
mới minh bạch được mà thôi.
Con mắt của
dân thì có ở khắp nơi còn con mắt của luật pháp chỉ có trong một phạm vi nhất
định và thường thường thì kẻ thừa hành pháp luật sẳn sàng lấn lướt kẻ yếu, chỉ
phải kiên dè kẻ mạnh mà thôi. Cho nên dân mạnh thực sự thì không một cá nhân
nào trong nguồn máy hành chánh dám làm bậy. Con mắt của kẻ mạnh đã có khắp nơi
để giám sát thì ai dám qua mặt nó?
Dân đã mạnh
thì không có một cá nhân nào, không có thể chế nào dám hà hiếp dân hay đi
nghịch lại với nguyện vọng chánh đáng của dân mà tồn tại được.
Với phương tiện và kiến thức của nhân loại hiện có thì ta có quyền tin rằng nếu có công thức đúng cho một tổ chức làm được thì một quốc gia làm được và cả thế giới ắt hẳn sẽ làm được. Cho nên công thức dân mạnh (Nhơn sanh mạnh- là nội dung cơ bản trong cách lập pháp của Thầy) sẽ được Tôn giáo Cao Đài thực thi trước và các thể chế sẽ tham khảo mà thực thi trên quê hương họ cho thuận chiều dân vọng.
Với phương tiện và kiến thức của nhân loại hiện có thì ta có quyền tin rằng nếu có công thức đúng cho một tổ chức làm được thì một quốc gia làm được và cả thế giới ắt hẳn sẽ làm được. Cho nên công thức dân mạnh (Nhơn sanh mạnh- là nội dung cơ bản trong cách lập pháp của Thầy) sẽ được Tôn giáo Cao Đài thực thi trước và các thể chế sẽ tham khảo mà thực thi trên quê hương họ cho thuận chiều dân vọng.
Thể chế nào
chần chừ sẽ bị thúc ép để thực thi. Thể chế nào không chịu thực thi thì chính
người dân đất nước họ sẽ khai tử thể chế nghịch lại ý muốn của dân.
Những bà mẹ
hiền lành, những người vợ trẻ, những đứa bé thơ ngây vô tội sẽ không còn phải
khóc vì con, vì chồng, vì cha phải chinh chiến và bỏ mình nơi chiến trường xa
xôi phi nghĩa, hay chết vô ích ngay trong lòng tổ quốc nữa. Những bom mìn cài
đặt để giết hại lẫn nhau sẽ chỉ còn là dĩ vãng. Những đồn luỹ kiên cố đầy súng
ống sẽ chỉ còn là những phế tích cây cỏ mọc đầy, rêu phong bao phủ, cho thế hệ
mai sau nhìn vào rồi cảm nhận được cái giá kinh hoàng; khốc liệt mà nhân loại
đã trải qua trước khi hiểu và thực thi được công thức dân mạnh. Đó là học phí
mà nhân loại đã phải trả bằng xương máu… từ bao năm qua để xây dựng thế giới
đại đồng.
Nguyên tử lực
sẽ dùng để phụng sự cho hoà bình, cho nhu cầu chánh đáng của nhân quần xã hội.
(Can Qua Vĩnh Tức Giáp Mã Hưu Chinh)
(12d).
Những cảnh
chia cắt tình thân do mưu sinh, do tha hương cầu thực… sẽ chấm dứt. Bởi cuộc
sống tại nơi quê hương giờ đây có công ăn việc làm có đủ sức nâng đở nhau khi
không may có người hoạn nạn. (Lãng Tử Cô
Nhi Tảo Hồi Hương Lý) (12đ).
Bộ máy Phước
Thiện và Phổ Tế khai triển thì người gặp cảnh không may hay là cảnh nghèo khó
sẽ đựơc giúp đở kịp thời và về lâu dài thì bộ máy Phước Thiện sẽ thanh toán
cảnh nghèo đói bất kỳ nơi nào có Tôn Giáo Cao Đài. Cảnh dốt chữ và dốt đạo được
xoá đi thì cái nguyên nhân của cảnh nghèo khổ về vật chất hay tinh thần cũng
tan biến không còn có cảnh cứu trợ thường xuyên đầy ray rứt diễn ra… Không còn
cảnh ăn xin nơi đầu đường xó chợ không còn cảnh thương tâm từ thành thị đến thôn
quê. Không còn cảnh kẻ ăn không hết người lần không ra nữa.
Những thiên
tai địa ách hay sự không may đột xuất xãy ra thì Hội Thánh cũng phải có nguồn
nhân lực và tài lực, vật lực… sẳn sàng để giúp đở kịp thời chớ không phải còn
chờ…quyên góp…có vậy mới xứng với danh là Hội của các vị Thánh!!!
Đường lối vô
vi không kêu gọi, không xúi giục ai làm giàu mà kỳ thực là chỉ ra cách thức đạt
đến cảnh rất giàu có một cách hết sức tự nhiên, bền vững và phù hợp với đạo lý.
(Vô Biên Thế Giới Địa Cửu Thiên Trường… Thánh
Toà Trấn Tịnh Đạo Pháp Trường Hưng) (12e).
Đạo Cao Đài
phải thực thi cho được:
…Tạo Đời cải dữ ra hiền.
Bảo sanh nắm giữ diệu huyền Chí Tôn.
(12f).
Đạo Cao Đài
không thể chỉ đề xướng chung chung mà phải có công thức, có nguồn máy, có đường
hướng Chánh Trị Đạo để thực thi thì Đạo mới đáng là Đạo hướng Đời.
Đạo không thể
đưa bánh vẽ ra cho nhân loại dùng.
Đạo cũng
không thể đưa tấm thực đơn ra thay cho bửa tiệc.
Bánh phải là
bánh thật.
Tiệc phải là
tiệc thật. Món ăn phải được dọn lên, cổ bàn phải tươm tất và Tôn giáo phải có
người tiếp đãi nhân loại thật chu đáo.
Người đời đãi
nhau thì món ngon trước món thường đãi sau nhưng với Đức Chúa thì món thường
đãi trước món ngon đãi sau. Hiểu được điều đó thì đấy cũng một trong những tiền
đề thuận lợi để hiểu giá trị Cao Đài Giáo. (12g)
Giáo chủ Tôn
Giáo Cao Đài có tuyên ngôn mạnh mẽ rằng: Ngày
nào mà trên mặt thế nầy công lý và nhơn đạo đánh đổ đặng cường quyền và bạo ác
thì Đạo Cao Đài mới làm tròn sứ mạng.
Với người
chưa học đạo hay chưa hiểu những công thức, những thế tiềm ẩn trong kinh điển
Tôn Giáo Cao Đài thì sẽ cho là chuyện lý tưởng viễn vông chứ không thể nào thực
hiện được.
Với người học
đạo và đã hiểu công thức DÂN MẠNH là nền tảng mà Đức Chí Tôn dùng trong cách
thức lập pháp của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ thì tuyên ngôn trên hoàn toàn có cơ sở
để thực thi và thành công.
Đạo Cao Đài
phải dùng phương pháp rất hoà bình rất êm tịnh để thực thi sứ mạng: Đem công lý và nhơn đạo đánh đổ cường quyền
và bạo ác.
Đạo khẳng
định rất rõ ràng: Đem Công Lý và Nhơn Đạo đánh đổ Cường Quyền, Bạo Ác chớ không
phải đánh đổ cường quyền và bạo ác rồi mới xây dựng công lý và nhơn đạo. (Lịch
sử nhân loại chứng minh phong trào hay thể chế nào dùng bạo lực làm phương tiện
để bắt buộc hay trấn áp người dân thực thi chủ trương hay sách lược đã định thì
nhất định sẽ sinh ra chia rẽ và loạn lạc. Lịch sử cũng cho thấy: Lộ trình của
Đạo trái ngược với lộ trình xã hội. Xã hội thường dùng cách đánh đổ trước rồi
mới xây dựng)
Nghĩa là Đạo
xây dựng cái tốt trước {Công Lý và Nhơn Đạo} để thay thế cho cái xấu {Cường
Quyền và Bạo Ác}.
Khoa học kỷ
thuật đã đưa nhân loại đến nền kinh tế tri thức thì cuộc chiến nhân loại phải
đương đầu là cuộc chiến tâm linh. Trong cuộc chiến tâm linh thì chân lý phải
thắng. (Do sự bùng nổ thông tin liên lạc nên cái tốt hay cái xấu lan đi rất
nhanh).
Cuộc đại cách
mạng mà Đạo Cao Đài khởi xướng bắt nguồn từ chân lý, dụng chân lý để canh tân
nhân thế. Cách mạng của chân lý cho nên không cần đến những khí giới xưa nay
vẫn dùng trong chiến tranh mà vẫn thắng.
Khi một quốc
gia hay là nhân loại đòi hỏi tự-do, kêu gọi đạo đức là quốc gia ấy hay thế giới
đã thiếu tự-do, thiếu đạo đức.
Nguyên-nhân
sự mất tự-do, hay nguyên do những điều vô-đạo-đức đều xuất xứ từ trí- xão, trá
thuật mà sanh ra. Trí- xão, trá thuật được dùng để cung phụng cho dục-vọng của
một thiểu số người có quyền lực về vật chất hay tinh thần.
Từ đó con
người và xã hội đi vào đại-loạn! Buổi hạ-nguơn mạt-pháp Đấng Chí Linh dụng cơ
bút lập ra Tôn-giáo Cao Đài. Tôn giáo đề xướng thực thi Nhân Nghĩa, Công Bằng,
Bác Ái ….
Tôn giáo dụng
người có từ tâm, dụng trí thức có tâm đạo kết hợp với nhau trong một nguồn máy
có Pháp, có Luật, có khuôn thước bằng văn bút rõ ràng để phụng sự xã-hội.
Tôn giáo chủ
trương kiến-thức Đông-Tây đều xuất phát từ chân lý nên vận dụng Đông Phương
Triết học và Tây Phương Khoa Học chung cùng một chiến tuyến để phụng sự vạn
linh; để thực thi tự-do bình-đẳng, công-bằng bác-ái.
Chân pháp thể
hiện qua việc hiệp đồng nhau xây dựng một thế giới Đại Đồng Đồng Tiến do
đạo-tâm từ nhân-thế. Vì:
Cường quốc
chiến binh.
Bá quốc chiến
trí.
Vương quốc
chiến nghĩa.
Đế quốc chiến
đức.
Hoàng quốc
chiến vô vi.
-- Cường-quốc
thì chiến tranh bằng binh-khí.
-- Bá-quốc
dùng trí-thuật mà tranh nhau.
-- Vương-quốc
thì áp dụng nhân-nghĩa mà tranh nhau.
-- Đế-quốc
dụng ân-đức để tranh đạt.
-- Hoàng-quốc
thì dụng Đạo mà thu phục nhân-tâm.
Vào buổi
Tam-Kỳ Phổ-Độ tận độ chúng-sanh, Tôn-giáo Cao-Đài dụng nhân-nghĩa, đạo-đức và
thể-pháp trong chân-lý để giúp nhân-loại hiểu rằng:
Đạo gốc bởi lòng thành tín hiệp…
Hầu tự mình:
“Sửa lòng trong sạch tụng cầu thánh
kinh”;
Nghĩa là dụng
đạo-tâm khai hóa nhân-tâm.
Nhân-loại
phải có cuộc đại-đồng (tự-do) và quyền tự-quyết (dân-chủ) để từ đó mới tạo một
cuộc sống mới một nền văn minh mới: Văn Minh Cao Đài Giáo hay là Văn-Minh
Tâm-Pháp.
Cho nên mới
khẳng định lộ trình thực thi của Đạo là rất hoà bình và êm tịnh.
Nhiều cá nhân
đang sống mới tập hợp lại để tạo nên xã hội. Vậy thì xã hội phải được hiểu như
một cơ thể sống mới phục vụ được cho người sống. Một cơ thể sống thì phải tiếp
xúc và chất chứa trong bản thân nó đủ loại vi trùng, đủ loại tác nhân gây ra
bệnh tật. Không có một cơ thể sống nào là không có vi trùng, không có các tác
nhân gây bệnh tiềm ẩn. Cơ thể mạnh khoẻ có đủ sức đề kháng thì các loại vi trùng,
các tác nhân gây bệnh phải nằm im đó không thể phát tác gây hại đến cơ thể. (Hoà
Bình Chung Sống trong cùng một cơ thể).
Phòng bệnh
hơn trị bệnh.
Phòng cháy
hơn chữa cháy.
Phòng loạn
hơn trị loạn.
Ngăn ngừa tội
phạm hơn là trừng phạt tội phạm.
Luật: Thương
Yêu.
Quyền: Công
Chánh.
Tố chất Dân
Mạnh chính là sức đề kháng sinh học lưu hành trong cơ chế xã hội để bắt buột
các loại vi trùng có sẳn hay là mới phát sinh, các căn bệnh thâm căn cố đế
trong guồng máy xã hội từ xưa đến nay im hơi lặng tiếng, không thể phát tác để
gây đau khổ cho nhơn quần xã hội được nữa.
Tố chất Dân
Mạnh là liều thuốc ngừa và cũng là phương thuốc đặc trị; ngoài nó ra không còn
cách ngừa bệnh hay trị bệnh nào khác. Không có tố chất Dân mạnh thì không có
loại thuốc nào ngăn ngừa hay điều trị được các căn bệnh kinh niên của xã hội mà
nhân loại đã trải qua.
Truyền thuyết
xưa vẫn kể thuốc của Tiên gia thì rất khó kiếm và rất quí. Ai có may mắn mới
được dùng; khi dùng đến Tiên dược thì sẽ có hiệu quả tức thời.
Ngày nay Trời đến với nhơn loại qua cơ bút và cho nhơn loại một phương thuốc rất quí: Phương Thuốc Dân Mạnh… để thực thi lời hứa với tổ tiên loài người là sẽ đem hoà bình đến cho nhơn loại vậy.
Ngày nay Trời đến với nhơn loại qua cơ bút và cho nhơn loại một phương thuốc rất quí: Phương Thuốc Dân Mạnh… để thực thi lời hứa với tổ tiên loài người là sẽ đem hoà bình đến cho nhơn loại vậy.
Thực thi Dân
mạnh thì tự nhiên mọi khó khăn xã hội sẽ thừa sức để vượt qua.
Dân mạnh là nền tảng quyết định để xây đời thánh đức. Sức mạnh ấy phải có cơ chế để thể hiện; cơ chế ấy chính là hệ thống pháp luật trong Tôn Giáo: Đạo Đức thể hiện qua hành động.
Dân mạnh là nền tảng quyết định để xây đời thánh đức. Sức mạnh ấy phải có cơ chế để thể hiện; cơ chế ấy chính là hệ thống pháp luật trong Tôn Giáo: Đạo Đức thể hiện qua hành động.
Với thành tựu
của Khoa học kỷ thuật về công nghệ thông tin hiện có thì một điều gì nhân loại
yêu thích sẽ được lan truyền rất nhanh; chân lý DÂN MẠNH sẽ lan truyền rất
nhanh trong cộng đồng nhân loại.
Công dân từng
quốc gia sẽ yêu cầu, sẽ bắt buột các nhà chính trị phải xây dựng hệ thống luật
pháp Quốc gia có cơ chế Lập Quyền Dân thật rõ ràng. Đảng phái nào chậm chân sẽ
mất lòng dân, mất sự tín nhiệm và hẳn nhiên là thất thế! Thể chế nào không chấp
nhận sẽ bị nhân dân chính quốc gia họ tiêu diệt mà thôi…
Nhơn sanh là
gốc của Tôn giáo. Dân là gốc của nước.
Giải quyết
được bài toán gốc thì cái ngọn là Tôn giáo; là Nước đương nhiên sẽ có kết quả
tốt. Đấy là sách lược bất chiến tự nhiên thành kỳ diệu xưa nay vẫn lưu truyền
trong truyền thuyết đạo học.
Chúng tôi xin
phép trích dẫn đoạn văn của Phạm Hộ Pháp để kết luận:
Đạo chẳng phải nơi lời nói, mà lại nơi kết quả của sự
mình làm; chẳng phải nói câu kinh, câu kệ mà tại cuộc hành vi người giữ Đạo.
Cái khó khăn của Đạo chẳng phải ở nơi sự giảng dạy mà ở tại sự thật hành. Cái
hay của Đạo chẳng phải tại nơi yếu lý mà ở nơi cuộc kết quả sự giáo truyền.
Lạ chi: Mình muốn nhủ người bắt rồng, cột phụng, nghĩ
có khó chi tiếng biểu, song cốt yếu là biết người có phương bắt hay là cột đặng
cùng chăng?
Hể muôn điều chi nói ra mà thế gian làm không đặng thì
đành cho là mộng mị.
Huống chi anh em đồng đạo của mình ngày nay chẳng khác
nào như người đi trên đường nẽo lạ; tốt hơn nên khuyên nhủ họ mổi ngã khá ghi
vôi, để dấu; bước lần hồi có khi khỏi lạc (13).
Tóm lại: Tôn
giáo Cao Đài là một phát minh mới, một công thức mới để cung ứng hàng ngàn hàng
vạn công thức mới, những phương cách giúp nhân loại xây dựng một thế giới mới,
thế giới hoà bình, phồn vinh và tràn ngập tình thương trong thời kỳ toàn cầu
hoá mà nhân loại đang cần theo đúng với qui luật cung cầu xưa nay vậy./.
@@@
(1): Hòn đá
nầy chồng lên hòn đá khác, lớp đất đá nầy chồng lên lớp khác… chồng chồng lớp
lớp như thế được gọi là núi. Nhưng vì sao mà chúng phải chồng lên nhau? Với
khoa học cho đó là hiện tượng sinh ra do những mãng võ trái đất bị trôi dạt,
cuộc địa chấn… để tạo nên địa cầu.
Cây luôn luôn
có khuynh hướng mọc thẳng lên và hướng ra ánh sáng. Nhưng vì sao chúng phải
hướng lên và vươn ra ánh sáng như thế? Khoa học cho đó là do cần quang hợp… cần
ánh sáng…
Với đạo học
thì hòn đá nầy chồng lên hòn đá khác, cây mọc vươn ra ánh sáng và thẳng lên bầu
trời có nghĩa là chúng đang tìm Trời. Chúng đi tìm Đấng đã tạo ra chúng… vì
chúng vẫn có hồn (Vật chất hồn, thảo mộc hồn…).
Cái nhìn của
đạo học có chất tươi tắn, sống động và rất thân thiện. Đạo học không phủ nhận
hay bài bác những tìm kiếm hay phát hiện của khoa học. Nhưng đạo học sâu xa và
dễ hiểu hơn khoa học khi giải thích vì sao nó phải chồng lên như thế, vì sao
cây cối phải tìm đến ánh sáng phải vươn lên như thế.
Khoa học ngày
nay có thể lấy trứng của người Nữ và tinh trùng của người Nam để tạo thành một bào thai trong
ống nghiệm nên có lắm người nhìn phiến diện rồi vội vàng cho là khoa học thay
quyền tạo hoá… Nhưng công bình mà nói Khoa học đã và đang học lấy qui luật tạo
hoá để giúp nhân loại hiểu được sự kỳ diệu của tạo hoá còn hơn khoa học nghìn
vạn lần.
Khoa học
không thể tạo ra tinh trùng, không thể tạo ra trứng mà khoa học chỉ có thể hiểu
và vận dụng qui luật sống và cách thức hoạt động của tinh trùng và trứng để
tham gia vào qui trình Bảo Sanh mà thôi.
Một điều rất
thiết thực: Khoa học phân tích để biết các thành phần trong máu, biết máu trong
cơ thể được tạo ra như thế nào… để giúp đở con người khi cần thiết. Nhưng khoa học hoàn toàn không thể lấy một ít
thảo mộc, ngũ cốc hay trứng hay cá thịt… rồi tạo ra máu như cơ thể nhân loại
đang làm.
Những biện
chứng thực tế trên không phải bài bác khoa học; không ru ngũ hay đề cao niềm
tin vào tôn giáo… mà chính là để những người đang có cái nhìn phiến diện về
khoa học ý thức và nâng cao tinh thần tín ngưỡng. Nhà tôn giáo nhìn ra sự cần
thiết và hữu dụng của khoa học trong cuộc sống mà bớt đi phần mê tín dị đoan. “Người
tôn sùng khoa học không thể hô hào rằng khoa học thay quyền tạo hoá…. Nhà tôn
giáo ý thức được tầm quan trọng của khoa học…”.
Cả hai giới
đều hiểu được rằng tạo hoá kỳ diệu hơn những gì chúng ta đang biết rất nhiều. Ý
thức được như vậy thì cả hai giới cần có cung cách ứng xữ thích hợp không nên
lố bịch khó coi và gây khó chịu cho người khác…
(2) + (2a): TNHT.
Q. 1. T: 54: Ngày 15-9 Bính Dần.
Đức Chí Tôn
có dạy: “… mặc kệ nó, chúng nghi cho các
con lo quốc sự.
Thầy vì các con xin lắm nên mới ép lòng chịu vậy, chớ
chánh trị với Đạo chẳng buổi nào liên hiệp cùng nhau. Thầy nói ít các con hiểu
nhiều”.
TNHT. Q1. T. 106:
“… Các con vì Đạo là việc công lý mà công
lý đánh đổ cường quyền thì Đạo mới phải Đạo….” Cho nên phân tích các danh từ có trong xã hội
lẫn Tôn Giáo không phải là chánh trị hoá Tôn giáo mà chính là tìm học chân lý
Tôn giáo có trong văn bút. Đó là tìm
hiểu về Chánh Trị Đạo mà thôi.
Các công thức
có từ nền Văn Minh Nông Nghiệp bước sang Văn Minh Công Nghiệp; Văn Minh Công
Nghiệp bước sang Văn Minh Điện Tử và Vi Điện Tử thì đương nhiên là không đáp
ứng được yêu cầu mới. Vậy thì xây dựng nền văn minh mới nền Văn Minh Cao Đài
Giáo (Văn Minh Nhơn Đạo) tất yếu phải có công thức về Dân Chủ mới. Dịch lý là
sự biến đổi không ngừng thì việc có công thức mới, có phát minh mới là đúng qui
luật và thuận chiều dân vọng.
(3) Nói theo
phép biện chứng thì hiện tượng phổ biến đến mức độ nào đó thì hiện tượng chính
là bản chất.
(4): Q2. T. 51.
(5) Nói mà
không bao giờ thực hiện được là mộng mị. Chủ trương dân giàu, dân chủ… mà dân
vẫn cứ nghèo và Ông chủ là dân vẫn không hài lòng… hạ tầng vẫn không chấp nhận
cái khuôn khổ dân chủ của thượng tầng ban ra mà vẫn cứ hô hào cứ tuyên truyền
những điều mộng mị đó giữa đời thường nên gọi là mị dân.
Hiện nay chưa
có một quốc gia nào có được tinh thần hay cơ chế lập quyền nhơn sanh như luật
lệ và cơ chế Nội Luật Hội Nhơn Sanh “Luật Lệ Chung Các Hội và Ba Hội Lập Quyền
Vạn Linh” trong Tôn Giáo Cao Đài. Nhưng trong cao trào đòi hỏi dân chủ thì tất
yếu là dân sẽ đòi hỏi cơ chế cho họ giám sát chính quyền về mọi phương diện chứ
không phải chỉ làm chủ khi bỏ phiếu và trên giấy tờ, trên khẩu hiệu viết lên
nơi công cộng rồi thôi. Chính thể nào không chấp nhận nguyện vọng Chủ quyền dân
chủ của dân thì họ tự diệt lấy họ mà thôi.
Như thế công
thức và phương cách thực thi Chủ quyền dân chủ là một công thức mới, một phát
minh mới trong vô vàn công thức mới đã nẫy sanh và sẽ nẫy sanh từ Tôn Giáo Cao
Đài để phụng sự Vạn linh trong hoà bình và êm tịnh. Đây là một minh chứng điển
hình nữa cho câu Đạo hướng Đời.
(6): Hoàn
toàn phù hợp với lời giảng của Đức Hộ Pháp: Phật
thì giáo hoá; Tiên thì đào luyện mà Thánh thì trị. Trị mà đưa đến hoà bình
và trật tự phải có Luật Trị. Cho nên Tân Luật cũng mở đầu bằng Luật Trị.
(Đạo Sử: Q2T
73. 02-11-Bính Dần: …Nghe Thầy dạy khởi
đầu lập “Luật Tu” gọi là “Tịnh Thất Luật” kế nữa lập “Luật Trị” gọi là “Đạo
Pháp Luật” ba là lập “Luật Đời” gọi là “Thế Luật” các con hiểu à… Nhưng khi Tân
Luật hoàn thành thì Luật Trị lại đứng trước kế là Thế Luật và Luật Tịnh Thất
đứng sau rốt.
Điều nầy cho
thấy Luật Pháp quyết định sự tồn vong của Tôn Giáo Cao Đài).
Chức Sắc,
Chức Việc Tôn giáo trước khi tham gia vào hệ thống hành chánh Tôn giáo để thực
thi Chánh Trị Đạo đều phải thề rằng: Giữ
dạ vô tư mà hành đạo; dầu cha mẹ, vợ con, anh em, cũng chẳng đặng phép tư vị,
gìn dạ chơn thành, thể Thiên hành Đạo. (PCT. Tr: 50).
(7) Hội Thánh
Anh: Từ phẩm Lễ Sanh trở lên… đều phải qua Đại Hội Nhơn Sanh. Hội Thánh Em “Bàn
Tri Sự” thì do nhơn sanh tại địa phương công cử.
(8) Ngay sau
lưng Đông Khán Đài và Tây Khán Đài đều có một khu rừng thiên nhiên liền kề để
nói lên sức mạnh của dân là sức mạnh của Trời vậy.
(9) Đạo học
thì không phân chia theo nghề nghiệp mà lại căn cứ vào tính chất cuộc sống (hay
chất lượng – nội dung nhân quả) để phân chia thành 5 hạng người đến thế gian.
Không kể Binh
vào dân vì Binh gắn liền với quyền lực cai trị quốc gia. Nếu lãnh đạo quốc gia
đồng hành cùng quyền lợi của dân thì Binh là thành phần đi với Dân. Nhưng nếu
lãnh đạo quốc gia không đồng hành thuận chiều với quyền lợi của Dân thì Binh sẽ
là bộ phận đàn áp dân đẫm máu nhất như đã từng xãy ra trong lịch sử nhân loại!
(10) Nói thật
tình và công bằng thì đồng tiền các vị kiếm được cho dù là có nghĩa hay bất
nghĩa mà khi đã dùng đồng tiền đó để làm việc có nghĩa vẫn khá hơn, tốt hơn
thành phần dùng đồng tiền bất nghĩa vào chổ bất nghĩa. Cho nên các vị được kính
trọng, được yêu mến cũng là lẽ đương nhiên. Chúng tôi hoàn toàn không có ý
trích điểm công việc từ thiện của các vị. Vấn đề chúng tôi muốn lưu ý để tạo
nên sự suy nghĩ ở đây là các tôn giáo, các nhà lãnh đạo, những người có trách
nhiệm chưa đưa ra được công thức để chấm dứt cảnh đã đẩy người dân đến cảnh
phải cứu trợ thường xuyên đang diễn ra.
(11) Con ơi
nhớ lấy câu nầy: Cướp đêm là giặc, cướp
ngày là quan.
Dân nhận thức
điều nầy từ rất lâu nhưng do nơi phần lớn những kẻ có học uốn cong lẽ phải lấp
mất lời tố cáo mạnh mẽ nầy và chưa có ai chỉ ra công thức đúng nên giải quyết
chưa được mà thôi. Nay với công thức Lập Quyền Dân hay Chủ Quyền Dân Chủ, với
công thức Dân Mạnh thì người yêu công lý có thể thở phào vì đã thấy lối ra cho
nhân loại.
(12): Phật
Mẫu Chơn Kinh, Kinh Giải Oan, Kinh Tắm Thánh, Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.
Đạo Sử Q.2
Tr.239. (21-8 Bính Dần): Thầy dặn các con
từ đây ai nói chi tuỳ ý, cứ nghe một Thầy thì khỏi lầm lạc. Con Trung cứ lo
khai đaọ. Món binh khí tà quái vì đó mà tiêu diệt. Nước Nam có một chủ
mà thôi là Thầy. Từ trước vì nhiều Đạo trong nước, mà chẳng một Đạo nào chơn
chánh, làm mạnh quốc dân, nên nước phải yếu, dân phải hèn. Dân tộc các con duy biết làm tớ chớ chưa biết
làm chủ. Thầy vì thấy lẽ công bình thiêng liêng ấy mới giáng trần lập Đạo tại Nam phương tức
là thay mặt Càn Khôn Thế Giới mà qui chánh truyền nhơn loại. Trong mối Đạo Thầy
đã lập thì hằng nói tiên tri rằng: Ngày kia có một nước đương trong vòng nô lệ
vì ta mà làm chủ nhơn- loại các con hiểu à!
(12a): Kinh
Sám Hối.
(12b): Bài Khen
Ngợi Kinh Sám Hối.
(12c): Qui
Luật thực tế xưa nay: Người giàu phải cống nộp cho người mạnh. Khi dân giàu mà
không mạnh thì phải đem tiền bạc lo lót cung phụng cho kẻ mạnh. Đó là cái tiền
đề bền vững cho mọi sự tham nhũng bất trị hiện nay đang diễn ra trên toàn thể
thế giới chứ không riêng cho một quốc gia nào.
Con đường sắp
đặc sẳn và buộc dân cũng như quan chức phải bước vào thì làm sao không tham
nhũng đựơc, làm sao minh bạch đựơc.
Dân Mạnh thì
Chính phủ phải tận tâm tận lực phục vụ cho dân mới tồn tại được. Cái chốt của vấn đề là nhận thức ra vấn đề
rồi chấm dứt, đoạn tuyệt với công thức củ: (Dân giàu) và thực thi quyết sách
mới: (Dân mạnh).
Công thức của
Tôn giáo đã đảo ngược tình hình xã hội hiện tại 180o để dân nắm
quyền chủ động một cách đầy thuyết phục; ít ra là bắt đầu từ ý tưởng nhận thức
hay về nguyên lý vậy. (Nhà bác học Einstein được nhân loại công nhận là vĩ đại
nhất trong thế kỷ 20 từng xác định: Ý tưởng là quan trọng số 1- Mọi phát minh
bắt nguồn từ ý tưởng).
(12d) + (12đ)
+ (12e): U minh chung. (Rốt ráo của người học đạo là u mê hay tỉnh ngộ. Cứu cánh Tôn giáo là đưa nhân loại từ cái u mê
đến cái sáng suốt...)
(12f): Kinh
Đại Tường.
(12g): Đức
Chúa đi dự đám cưới ở Ca-na giữa chừng hết rượu. Đức Chúa dùng nước tạo ra loại
rượu rất ngon để đãi tiếp. Người uống rượu phát hiện ra mới lấy làm lạ và nói
rằng đám cưới nầy trái với mọi đám cưới khác đãi rượu thường trước rượu ngon
sau… Câu chuyện nầy ẩn ý Thời Nhứt Kỳ và
Nhị Kỳ chỉ giảng đạo khuyến thiện rồi đến Tam Kỳ Phổ Độ mới chỉ cho nhân loại
công thức xây dựng Thế Giới Đại Đồng…
(13): Phương
Tu Đại Đạo. Tr:1 Q.1. Theo bản chúng tôi có được thì không thấy ngày tháng hay
năm xuất bản lần thứ nhất. (Lần thứ 2 là Năm Kỷ Dậu-1969-)
Ngoài nội
dung có trong quyển sách thì cần suy nghĩ thêm điều nầy: PHẠM CÔNG TẮC tự ÁI
DÂN trước tác. TÁC GIẢ GIỮ BẢN QUYỀN. Quyển Sách nầy có Hội Thánh Đại Đạo kiểm
dượt.
Lưu ý thêm vì
trên cương vị Hộ Pháp… Ngài đã hiến thân trọn vẹn cho Tôn giáo; Ngài để lại
biết bao văn bút cho người đương thời cũng như hậu tấn mà không hề có bút hiệu
riêng chứ đừng nói chi đến việc giữ lại bản quyền. Đây là một cách hành sự hết
sức lạ thường và đầy ẩn ý mà hậu tấn học đạo phải truy tìm.
Có phải chăng
Ngài viết như thế trong phong cách của một nhà cách mạng gởi một thông điệp
chung cho hậu thế rằng: Đây là phương cách thương dân, thương nhân loại của
Phạm Công Tắc. Một phần tử trong nhân loại thương nhân loại không phân biệt
Lương hay Giáo.
Ngài đang
thực hành Luật Đời??? Đang gánh cái gánh ĐỜI mà Đức Chí Tôn giao phó. Thương dân là làm cho dân mạnh mà muốn dân
mạnh thì dân phải hiểu bổn phận của mình đối với: ĐỜI; ĐẠO; và TRỜI. Phải tùng theo ba cái luật thiên nhiên là:
LUẬT ĐỜI; LUẬT ĐẠO; LUẬT TRỜI.
Dân trong bài
nầy được hiểu theo mấy nghĩa: Dân trong quốc đạo hay Tôn giáo là nhơn sanh; Dân
trong một quốc gia hay quốc thể là công dân.
Chính Trị Đạo
giải quyết được phương trình đa ẩn số giúp nhân loại (nhơn sanh trong Tôn giáo;
Dân trong quốc gia-xã hội) xây dựng kỳ được cuộc sống hoà bình hạnh phúc đúng
với giáo lý Tôn giáo./.
Năm
đạo thứ 80.
Kính
Tưởng sinh nhật Tôn Sư
Tiết
Tiểu Mãn. 05-5- Bính Tuất. DL: Thứ Tư; 31-5- 2006.