Năm 2006 Tôi soạn quyển CÔNG THỨC DÂN CHỦ CAO ĐÀI GIÁO có đăng trên trang web chonphapcaodai.net, Nay xin đăng lại theo đề nghị bạn đọc. Hội Thánh chưa kiểm duyệt, khi đọc xin cẩn thận. Dương Xuân Lương (N.O.P)
BÀI 4.
QUỐC ĐẠO.
“Quốc Gia - Đạo Đức”
“Quốc Tế - Đạo Đức”
“Quốc Gia - Đạo Đức”
“Quốc Tế - Đạo Đức”
Theo các văn
bản chính thống của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ thì có lẽ từ Quốc Đạo được Đức Chí
Tôn dạy lần đầu vào ngày 13-8- Bính Dần (1926). (1)
“Từ đây trong nước Nam duy có một Đạo chơn
thật là Đạo Thầy đã đến lập cho các con, gọi là “QUỐC ĐẠO” hiểu à!
Thầy buộc các con hiệp chung trí mà lo vào đó, nghe
à!”.
Sau đó trong
bài thi Đức Chí Tôn cho Quốc Trưởng Bảo Đại có câu:
Quốc Đạo kim triêu thành Đại Đạo.
Hai câu thơ
trên cũng như riêng chữ Quốc Đạo Đức Hộ Pháp (ĐHP). đã có thuyết giảng nhiều
lần… Nên chúng tôi xin phép không nhắc lại.
Tại sao chúng
tôi không nhắc lại? Bởi mấy lý do:
- Những bài
đó đã có văn bút rõ ràng ai cũng có thể đọc trực tiếp.
- Đức Ngài
từng căn dặn: Những lời giảng của Ngài là một gợi ý để khai mở vấn đề, khai mở
tâm đạo trong mỗi con người; ấy là bệ phóng cho tư tưởng hậu tấn cao hơn, rộng
hơn và sâu sắc hơn chứ không phải chỉ có bấy nhiêu vấn đề hay vấn đề chỉ có vậy
là kết thúc.
Những lời
thuyết giảng của Ngài luôn luôn chừa một khoản trống cho nhơn sanh suy nghĩ. … (2)
Hậu học tự
xét chưa xứng đáng trong muôn một với lời dặn dò ân cần và thiết yếu của Đức
Ngài dành cho hậu tấn. Tự biết mình đức tài chưa đáng song có tâm can với sự
nghiệp Đại Đạo nên cũng mạo muội tìm hiểu.
Những tìm
kiếm và thu thập dưới dây như là một cách thức thể hiện:
- Bổn phận
phải trau dồi học vấn. (hiểu đúng)
- Hiệp cùng
các môn sinh thực thi chủ nghĩa Cao Đài. (Hiệp đồng nhau làm đúng).
- Bày tỏ tấm
lòng biết ơn với các Bậc Tiền Bối Đại Đạo.
May ra thì
gượng gạo mà gọi rằng thừa kế trong muôn một trách nhiệm xây dựng Tôn Giáo Cao
Đài của Đức Tôn Sư và các Bậc Tiền Bối đã cán đáng, đã gánh vác, đã chịu đựng
biết bao nhiêu gian khổ vẫn dành hết lòng ưu ái hết tâm trí cho sự nghiệp của
Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
A-
GHI NHẬN.
I- Ngôn Luận
Lưu Hành.
Vấn đề Quốc
Đạo ngày nay đang được giải thích qua mấy ngôn luận:
1- Đạo Cao
Đài được khai sinh trong nước Việt Nam không phải là Tôn Giáo du nhập
từ ngoại quốc như Phật giáo Công giáo… nên gọi Cao Đài là Quốc Đạo. (Đạo được
khai sinh trong nước).
2- Cho đến
khi nào chính thể đương quyền nhìn nhận Đạo Cao Đài là tôn giáo chính thức của
Việt Nam
thì bấy giờ Cao Đài là Quốc Đạo.
3- Khi một
đại đa số dân chúng trong nước theo Tôn Giáo Cao Đài thì bấy giờ Cao Đài là
Quốc Đạo.
Phân tích ba
cách hiểu và giải thích như trên ta thấy:
Với cách một:
thì không riêng gì Cao Đài mà tất cả các Tôn giáo khác khai sinh trong nước
Việt Nam
đều được gọi là Quốc Đạo. Trong khi Thánh Ngôn Thầy có dạy rõ: “…Từ đây trong nước Nam duy có một Đạo chơn
thật là Đạo Thầy đã đến lập cho các con, gọi là “QUỐC ĐẠO” hiểu à!...”.
Với cách hai:
Cho đến khi nào mà chưa có một thể chế đương quyền nào nhìn nhận thì Đạo Cao
Đài chưa được coi là Quốc Đạo. Nếu một thể chế đương quyền nầy nhìn nhận rồi
một thể chế đương quyền sau đó không nhìn nhận thì Đạo Cao Đài không còn là
Quốc Đạo.
Khi được thể
chế đương quyền nhìn nhận thì có.
Khi thể chế
đương quyền không nhìn nhận thì không.
Sự tồn vong
tư cách Quốc Đạo như thế có đáng hay không??? Tư cách Quốc Đạo mà sự tồn vong
lại không tự quyết định được…
Trong khi ĐHP
từng có bút phê khẳng định: … “Còn nay
thì Hội Thánh Phước Thiện đã thành lập, Đạo Cao Đài thành Quốc Đạo thì khuôn
luật buột ràng không còn như trước nữa đặng.
Cả Chức Sắc Cửu Trùng Đài hay Phước Thiện cũng là một
vị quan lại của Chánh Trị Đạo, hể phạm tội thì án luật định hình không ai tránh
khỏi đặng.
Như thế mới trừ đặng cái hại: Mượn danh đạo tạo danh mình, nương bóng đạo đức lợi cho mình” … (3).
Như thế mới trừ đặng cái hại: Mượn danh đạo tạo danh mình, nương bóng đạo đức lợi cho mình” … (3).
Với cách ba:
phải chờ có cuộc tổng kiểm kê và xác định tỷ lệ người theo Đạo Cao Đài… rồi mới
có được gọi là Quốc Đạo hay không. Nếu đa số theo Đạo Cao Đài thì đựơc nhìn là
Quốc Đạo chưa được đa số thì phải đợi…
Vậy: Ai là
người đứng ra kiểm tra? Khi nào thì kiểm tra? Công việc làm như thế là phí phạm
biết bao nhiêu ngày giờ, tài lực, vật lực, nhơn lực… Căn cứ vào đâu để tin vào
con số nên hình qua giấy tờ báo cáo… trong khi cuộc sống đang cuồn cuộn, đang
không ngừng phát triển và thay da đổi thịt ngoài kia…
Từ phân tích
và thực tế cho thấy cả ba cách hiểu Quốc Đạo như thế đều có những điểm chưa
thoả đáng và trông chờ vào tha lực.
Nói thẳng
thắn là Người học đạo không dùng ngôn ngữ chỉ hơn chỉ thiệt đã có trong văn bút
chính thống về ý nghĩa đích thực chữ Quốc Đạo để trả lời với bất cứ ai, bất cứ
thế lực nào muốn xuyên tạc ý nghĩa chữ Quốc Đạo… đã được ĐHP xác định trong
nhiều bài thuyết đạo. (4).
Mặt khác qua
các cách hiểu như trên sẽ không có sức thuyết phục (nếu không muốn nói là tai
hại) với người đang tìm hiểu giáo lý Tôn Giáo Cao Đài bằng ý thức hay tinh thần
Nhân Văn tín ngưỡng, khi họ tiếp cận.
Kế thừa tự
thân nó mang tính chắc lọc và tiến bộ cho nên hậu tấn học đạo phải căn cứ vào
những định hướng đề ra về Quốc Đạo từ Thánh Ngôn hay đã được ĐHP giảng rất
nhiều lần từ Lời Thuyết Đạo cho đến bút phê…
Tất cả đều
thể hiện: Quốc Đạo đã nên hình.
Vậy phải hiểu
vấn đề Quốc Đạo như thế nào cho thoả đáng?
II - Hiểu từ
Quốc gia.
Thế giới hiện
nay quan niệm một quốc gia phải hội đủ ba thành tố:
- Dân Tộc.
- Lãnh thổ.
- Chính quyền.
Dân tộc thì
không phân biệt màu da sắc tóc; không căn cứ vào việc dân tộc ấy có ngôn ngữ
riêng hay dùng một ngôn ngữ nào làm chuẩn. Dân tộc cũng không ấn định trình độ văn
hoá hay khoa học kỷ thuật…
Lãnh thổ thì
không phân biệt lớn nhỏ; không tuỳ thuộc vào bán đảo, hải đảo hay đất liền…
Chính quyền
thì không kể đến chánh thể quân chủ, dân chủ hay liên bang…
Khi ba thành
tố ấy hội đủ thì tự thân nó là một Quốc gia. Cho nên có những Quốc Gia có hàng
tỉ người và những Quốc Gia vài triệu người… Quốc gia luôn luôn có 2 mặt để đối
phó: Đối ngoại và đối nội.
Đối ngoại thì
bảo vệ biên cương lãnh thổ bằng các biện pháp Quân Sự, Chính Trị, Kinh Thương,
Ngoại Giao… cùng là giao thiệp với các quốc gia khác để quãng bá cái hay đẹp
của quốc gia mình và học hỏi cái hay của Nước khác về phụng sự nhân dân.
Đối nội thì
tuỳ vào tình trạng dân trí mà sắp xếp và tổ chức để xây dựng và phát triển quốc
gia. Tuy rằng đối nội thì tuỳ vào tính đặc thù đang có nhưng cũng phải phù hợp
với đà tiến chung của nhân loại (như dân chủ hay khoa học kỷ thuật…).
Một Quốc Gia
ngày nay có ranh giới hành chánh từ Ấp, Xã , Quận , Tỉnh… cho đến bộ máy Trung
Ương. Quốc gia nào cũng có bộ máy quyền lực và bộ máy chuyên môn từ cao đến
thấp để lo các vấn đề khoa học kỷ thuật cho dân chúng trong đất nước được mở
mang học vấn có cuộc sống khoẻ mạnh….
Lưu ý là có
những trường hợp gần như là một Quốc Gia nhưng chưa đủ gọi là một Quốc Gia đầy
đủ quyền hạn trước Cộng đồng thế giới như Palestine
hiện nay…. Hay một số tổ chức đặc biệt như Toà Thánh Vatican…
III- Hiểu Qua
Tôn Giáo.
Một số Tôn
giáo như Công Giáo, Phật Giáo hay Hồi Giáo hiện nay có được một đại đa số dân
chúng trong quốc gia ấy tuân phục và tin theo giáo lý của một trong các tôn
giáo kể trên như:
- Châu Á có
Thái Lan, Lào, Cao Miên… theo Phật giáo.
- Một số quốc
gia ở Châu Âu như Ba Lan, Ý…. theo Công giáo
- Một số quốc
gia ở Trung Đông ở Châu Phi, Châu Á theo Hồi Giáo.
Tôn giáo
chiếm đa số trong một quốc gia nào thì Tôn giáo đó được nhìn nhận là Quốc Giáo.
Đặc biệt Công
Giáo có một thủ đô riêng được cả thế giới nhìn nhận (Quốc tế hoá), có đại diện
của Công Giáo ở Liên Hiệp Quốc như một quốc gia… hay một số các quốc gia có
thiết lập một cơ quan ngoại giao để giao thiệp với Toà Thánh Vatican coi như
giao thiệp với một quốc gia … Vatican là nơi lãnh đạo tối cao của Đạo Công Giáo
trên toàn thế giới không phân biệt màu da sắc tóc chủ nghĩa chính trị hay trình
độ dân trí dân sinh…Nơi nào có Đạo Công giáo thì nơi đó có sự hướng dẫn của Toà
Thánh Vatican đó là một sự thật hiển nhiên. (Phật Giáo hay Hồi giáo không có
những nét như vừa nhận xét nơi Toà Thánh Vatican ).
Công giáo,
Phật giáo hay Hồi giáo được nhìn nhận là Quốc giáo ở nhiều quốc gia nhưng không
có một Tôn giáo nào kể trên tự nhận hay được tôn vinh là Quốc Đạo. Không một
Tôn Giáo nào tuyên bố hay đăng ký Quốc Đạo trước toàn thể nhân loại.
Vì sao không
có danh xưng Quốc Đạo?
Bởi vì tự
thân nơi Công giáo cũng như những Tôn giáo khác không có chủ đích hay đường lối
của Quốc Đạo. Từ không có chủ đích nên không có công thức, không có giáo án … để
xây dựng Quốc Đạo.
Như vậy: Việc
không hội đủ những thành tố của Quốc Đạo là do tự thân của các Tôn giáo chứ
không phải do một tha lực nào từ ngoài.
B-
QUỐC ĐẠO- CAO ĐÀI.
* Về mặt
Thiêng Liêng: Đức Chí Tôn (Thượng Đế hay Trời) dùng cách thức xây bàn, chấp bút
và cầu cơ (gọi chung là cơ bút) để thu nhận đệ tử hoằng khai Đại Đạo Tam Kỳ Phổ
Độ. Còn gọi là Đạo Cao Đài.
* Về mặt xã
hội: Đạo Cao Đài tổ chức Lễ Khai Đạo ngày 15-10 – Bính Dần (1926) tại Từ Lâm Tự
làng Long Thành –Tỉnh Tây Ninh- Nam Phần Việt Nam .
Tôn giáo Cao
Đài được khai sinh tại một nước nhỏ trên thế giới và còn đang chịu trong vòng
nô lệ của Pháp Quốc.
Nhưng 02
tháng trước khi tổ chức Lễ Khai Đạo Đức Chí Tôn đã xác định: …Từ đây trong nước Nam duy có một Đạo chơn
thật là Đạo Thầy đã đến lập cho các con, gọi là “QUỐC ĐẠO” hiểu à!...”
Người theo
đạo nào cũng tin vào giáo lý tôn giáo mình theo. Cho nên việc tìm học để biện
chứng cho chính mình và chứng minh tính cách Quốc Đạo của Tôn giáo với người
khác thiết tưởng là công việc chung của mọi người có đạo. Đạo Cao Đài ngay từ
những năm đầu khai đạo và thành lập tôn giáo đã có:
I/- Pháp Luật
phân minh.
1- Pháp Chánh
Truyền: PCT được hiểu như Hiến Pháp thành văn làm nền tảng về Pháp cho Quốc
Đạo. (Không có PCT thì không có Tôn Giáo Cao Đài. Làm sai PCT là cái sai nặng
nhất)
Đạo là Vô tự.
Tôn giáo là
Văn Tự.
PCT xuất phát
từ Đạo (Đức Chí Tôn) để tạo nên Tôn giáo (Nhơn Sanh) nên bất di bất dịch không
cho phép sửa đổi dưới mọi hình thức.
Ngày nay nhân
loại đã quá chán ngán với các hình thức cấm đoán từ quyền Đạo đến quyền Đời.
Cấm đoán là hai từ mà người có hiểu biết và người có lòng với nhân loại luôn
luôn đề cao cảnh giác.
Tại sao có sự
chán ngán ấy? Vì các sự cấm đoán xưa nay đều là của tầng lớp thượng tầng đặc ra
cho hạ tầng thi hành.Trong khi thượng tầng không thực hiện mà còn dùng nó làm
bình phong để che dấu lòng gian tham của thượng tầng. (4a).
Xưa nay chỉ
có thượng tầng có quyền ra lệnh cấm đoán hạ tầng thế nầy thế nọ chứ có bao giờ
hạ tầng lại ra lệnh cấm đoán ngược lại cho thượng tầng bao giờ.
Mới nghe qua thì người có tâm với nhân loại không khỏi có ấn tượng với cụm từ: Bất di bất dịch không cho sửa đổi nhưng với nhận định thực tế trên và nếu tìm hiểu thì căn bản về CHƠN LUẬT CỦA TÔN GIÁO thì:
Mới nghe qua thì người có tâm với nhân loại không khỏi có ấn tượng với cụm từ: Bất di bất dịch không cho sửa đổi nhưng với nhận định thực tế trên và nếu tìm hiểu thì căn bản về CHƠN LUẬT CỦA TÔN GIÁO thì:
- Luật là
Thương Yêu.
- Quyền là
Công Chánh.
Cho nên việc
cấm không cho sửa đổi PCT để bảo vệ vững chắc Luật Thương Yêu và Quyền Công
Chánh.
Chí Tôn
nghiêm cấm sửa đổi PCT đồng nghĩa với việc cấm thượng tầng sửa đổi để áp đặc
lên hạ tầng. Nghĩa là triệt tiêu từ trong trứng nước mọi ý tưởng thay đổi sao
cho phần có lợi nghiêng về cho thượng tầng (đồng nghĩa với đẩy cái khó về cho
hạ tầng như ta vẫn thấy xưa nay).
Cấm như thế
là bảo vệ hạ tầng mà hạ tầng có yên ổn phát triển thì sự nghiệp Tôn giáo mới
bền vững… Đó là cách thức làm cho hạ tầng mạnh mẽ trước thượng tầng. Thiết tưởng sự nghiêm cấm sửa đổi PCT dưới mọi
hình thức như thế đồng nghĩa với việc Chí Tôn đã đưa vũ khí tối thượng cho hạ
tầng có quyền chủ động để dùng khi đối kháng hay bảo vệ mình trước thượng tầng.
Sự nghiêm cấm như thế là một hạnh phúc mà nhân loại xưa nay chưa được hưởng.
Nhơn loại
hiểu được ý nghĩa sâu xa của việc cấm đoán như vậy thì chỉ làm cho nhơn loại an
vui và thêm tin tưởng mà thôi. (5)
Song song đó
thì phần hạ tầng cũng bắt buộc phải tôn trọng thượng tầng, phải hiểu bộ máy
thượng tầng như thế là bất di bất dịch không thể vòi vĩnh xin thêm khi cần,
cũng không thể xin bớt theo ý chí riêng rồi gây ra xáo trộn.
Tóm lại việc
nghiêm cấm sửa đổi PCT dưới mọi hình thức là đã sắp đặc phần nền tảng rất vững
chắc cho mọi người trong Tôn giáo an tâm thực thi đường hướng Chính Trị Đạo của
Tôn giáo đồng thời bảo đảm tuyệt đối được việc Lập quyền cho Nhơn sanh trong
thể chế Quốc Đạo.
PCT là văn
bản ràng buộc mọi nhân tố dù ở cương vị nào từ phẩm Đạo Hữu cho đến Giáo Tông
phải thương yêu và công bằng với nhau, phải có trách nhiệm với nhau như ruột
thịt.
Đó là lời
thiết yếu của Đấng Chí Tôn đến hướng dẫn và sắp xếp cho nhân loại thương yêu
nhau và thiết lập nên cơ chế căn bản rất linh hoạt rất rộng quyền cho nhân loại
thực thi trong tự giác tự nguyện.
Ai tự giác tự
nguyện chấp nhận: Tình thương và Công bằng; chấp nhận đem 2 điều đó ra làm mục
đích, làm khuôn thước của cá nhân mình và thực thi trong xã hội thì tự nguyện
nhập môn cầu đạo để học đạo, hiệp đồng với các môn đệ khác thực thi .
Ai có đường
lối nào khác hay hơn, hiệu quả hơn để phụng sự nhân loại thì cứ thi thố Đaọ
không giành độc quyền trên bước đường phụng sự.
Đạo là tài
nguyên và môi trường cho nhân loại thực thi công quả của chính mổi người khi
hiện sinh tại thế gian nầy.
PCT có mấy
nội dung chính yếu:
- Ấn định thứ
bậc các bậc phẩm Tôn giáo và số lượng nhân sự các bậc phẩm.
- Trách
nhiệm; quyền hạn các phẩm cấp và mối tương quan các phẩm cấp với nhau.
- Phạm vi
hoạt động; địa bàn hoạt động các phẩm cấp và Luật công cử.
* Chánh tự
của Quốc Đạo:
Học đường và
xã hội hiện nay đang bị rối rắm trong ngôn từ và khái niệm; từ đó nẫy sanh tâm
lý tranh cạnh nhau đã dẫn đến vô vàn cuộc chiến tranh trên nhiều mặt trận Quân
sự, Chính Trị, Kinh tế, Văn hoá…. mà nguyên do sâu thẳm nhất là:
- Lòng gian
tham của con người.
- Sự thiếu
tình thương (do văn bút đã tạo nên những tâm tình khép kín …văn bút là pháp-
Pháp mà không dẫn đến tình thương đến công bằng gọi là tà pháp).
- Từ đó dụng
mọi phương tiện tạo nên chiến tranh và chia rẽ. (Khoa học Kỷ thuật hiện nay là
phương tiện mạnh nhất phục vụ cho chiến tranh).
Người có học
thức dĩ nhiên phải qua kiến thức từ học đường và xã hội tất phải bị ảnh hưởng
hay chịu ấn tượng với từ ngữ đang lưu hành.
Tôn Giáo Cao
Đài có chủ trương xây dựng thành Quốc Đạo thì phải có một ngôn ngữ chính. Vậy
ngôn ngữ chính của Quốc Đạo là gì?
Đó chính là
tiếng An Nam – Chữ Quốc Ngữ.
Tiếng An Nam –
Chữ Quốc Ngữ là chánh tự của Chí Tôn dùng để thành lập Tôn giáo Cao Đài. Nên Ý
NGHĨA VĂN TỰ ĐĐTKPĐ phải được xác lập lại theo nghĩa của Tiếng An Nam cho minh
bạch. Thiên thơ sẽ được phơi bày qua cách hiểu Tiếng An Nam đúng như lời Thầy
dạy (6).
Nếu không xoá
được sự dốt đạo trong nhơn sanh thì không thể gì giúp cho nhơn sanh có cuộc
sống ấm no hạnh phúc được.
Vì vậy chữ
Quốc ngữ sẽ là công cụ để xoá sự dốt chữ và dốt Đạo cho cả nhân loại. Công cụ nầy không phải do áp đặc mà có mà việc
sử dụng công cụ nầy là một nhu cầu tự nhiên trong cuộc sống vì các lý do sau:
a- Các sách
lược xây dựng cuộc sống nhân loại cả về vật chất lẫn tinh thần xuất phát từ Hội
Thánh Cao Đài tại Tòa Thánh Tây Ninh khi
ấn hành sẽ được viết bằng tiếng An Nam chữ quốc ngữ. Dĩ nhiên sau đó do nhu cầu
có thể phiên dịch ra bằng nhiều ngôn ngữ khác…
b- Các kinh
sách gốc của Tôn giáo Cao Đài trong thời kỳ mở Đạo đã được viết bằng chữ Quốc
Ngữ nên người học đạo hay nghiên cứu muốn tiếp cận với văn bản gốc phải học và
hiểu chữ Quốc ngữ… Tiếp cận với giáo lý Tôn giáo qua chữ Quốc Ngữ thì học đạo
sẽ dễ chuyên sâu hơn. (Các dân tộc khác vẫn có quyền tự do dùng phương tiện Cơ
Bút để học hỏi với thiêng liêng bằng ngôn ngữ của chính họ đang sử dụng để việc
học đạo không vì sự khác biệt ngôn ngữ mà trở ngại- nhưng Thiêng liêng sẽ không
bao giờ cho một bản PCT nào khác có giá trị ngang bằng với bản PCT bằng chữ
Quốc Ngữ đã cho).
2- Các Đạo
Nghị Định:
Các Đạo Nghị
Định cũng là Pháp nhưng thứ bậc thì dưới Pháp Chánh Truyền. Hiện nay Tôn Giáo có 8 Đạo Nghị Định xếp vào
Pháp sau Pháp Chánh Truyền.
3- Tân luật:
Do nhơn sanh lập và dâng lên cho Lý Giáo Tông phê chuẩn rồi dâng lên Đức Chí
Tôn.
…Khi Đức Chí Tôn ban lịnh lập Tân Luật, vì cớ
nào Đức Giáo Tông giao cho Chánh Phối sư xem xét chỉnh đốn trước khi dâng lên
cho Ngài. Kế chưởng Pháp kiểm dượt rồi mới đệ lên cho Hiệp Thiên Đài phê chuẩn
sau rốt Hộ Pháp phải đem Luật ấy xuống Cửu Trùng Đài đọc mà ban hành. Sau
Lễ Khai Đạo mới có PCT và sau đó lập nên Tân Luật để ban hành ngày 01-6-1927.
4- Đạo Luật:
Tờ Kiết Chứng của Chư Chức Sắc Thiên Phong toàn thể Chánh Trị Đạo xác định nền
Chánh Trị Đạo của Đức Chí Tôn có 4 cơ quan:
- Hành Chánh.
- Phước
Thiện.
- Toà Đạo.
- Phổ Tế.
Do nguyện ước
của nhơn sanh lập nên để lập nên Đạo Luật nặng về nguyên tắc để thực thi cho
nên tuỳ vào trình độ tấn hoá mà thêm vào cho phù hạp (chỉ cho phép thêm mà
không cho phép bớt).
5- Luật Hội
Thánh: Tân Luật, Đạo Luật và các luật lệ khác của Hội Thánh ban hành được gọi
chung là Luật Hội Thánh.
Tóm lại Tôn
Giáo Cao Đài có một hệ thống luật pháp bằng văn bản rõ ràng và công khai cho
tất cả công dân của Quốc Đạo biết để thực thi.
Trong Tôn
Giáo có sự phân quyền về Lập Pháp; Hành Pháp; Tư Pháp. Từ người Đạo hữu cho đến
Giáo Tông cũng cùng chung một hệ thống luật pháp. Bất cứ hàng phẩm nào trong
tôn giáo dù Trung ương hay địa phương khi có công đều được nhìn nhận và ban thưởng;
khi có tội thì cũng chịu một hình phạt như nhau.
Tôn Giáo thực
thi LUẬT TRỊ NGƯỜI nên tất cả đều nhất luật. Quyết sách Tôn giáo Cao Đài chấm
dứt cảnh NGƯỜI TRỊ NGƯỜI xưa nay vẫn thấy.
II/- Định
Hướng rõ ràng:
Đường hướng
Chính Trị Đạo của Tôn Giáo Cao Đài là giáo dân qui thiện; thực thi Bảo Sanh –
Nhơn Nghĩa – Đại Đồng.
Công thức mới
của Tôn Giáo là: Đạo Đức thể hiện qua hành động.
Nên việc Lập
Quyền Nhơn Sanh được thể hiện ở tất cả những nơi có Đạo Cao Đài. Tôn giáo thực
thi Bác Ái Công Bằng; xây dựng nền Văn Minh Nhơn Đạo cho nhân loại nên căn cứ
vào Thể pháp mà khai triển Bí pháp, tạo thành những giáo án, sử chương, chủ
trương, đường lối, sách lược, công thức rõ ràng và công khai để mọi Tín đồ Tôn
giáo căn cứ vào đấy mà thực thi.
Mọi cá nhân
trong xã hội Tôn Giáo đều là tế bào của Quốc Đạo.
Tôn Giáo lấy
Nhơn Sanh làm gốc.
Giáo lý và
giáo luật Tôn giáo nêu rõ: Ý DÂN LÀ Ý TRỜI.
Đường hướng
Chính Trị Đạo thì nơi nào có Đạo Cao Đài là nơi ấy bắt buộc phải có tổ chức Lập
Quyền nhơn sanh; để nhơn sanh tự quyết định số phận chính mình. Việc lập quyền
nhơn sanh thể hiện qua các kênh sau đây:
1- Mọi Chức
Việc, Chức Sắc của Tôn giáo Cao Đài đều là đày tớ của nhơn sanh. Người chủ có
quyền chọn đầy tớ… nên mọi nhân sự Tôn giáo phải qua sự chọn lựa (công cử) của
nhơn sanh.
a- Chức Việc:
Các vị Chức việc nơi Ấp đạo đều phải qua sự công cử trực tiếp của nhơn sanh. Chức
việc cấp Hương Đạo do chức việc Ấp Đạo công cử...
b- Chức Sắc:
Từ hàng phẩm Lễ Sanh trở lên nhơn sanh không trực tiếp chọn lựa mà nhơn sanh
chọn đại diện của nhơn sanh để chọn lựa.
c- Trước khi
các cấp phẩm đại diện nhơn sanh (Hội viên, Phái Viên) đến dự họp Đại Hội Nhơn
Sanh thì phải có sự đóng góp ý kiến của nhơn sanh nơi địa phương mình được cử
làm đại diện để đem ý kiến ấy về bàn thảo trong đại hội.
Hai từ Dân
chủ không phải đến hôm nay mới có. Dân chủ đã được biết đến từ thời Nghiêu
Thuấn ở Phương Đông cũng như các cuộc cách mạng dân chủ diễn ra ở Anh ở Pháp và
ở các quốc gia khác.
Vậy thì Dân
chủ qua giáo lý Cao Đài Giáo mà Tôn giáo Cao Đài đang ra sức xây dựng và chứng
minh có gì đặc sắc? Đó là: Chủ Quyền Dân
Chủ.
Chủ quyền Dân
chủ là cách thức lập quyền cho nhơn sanh (Công dân trong Quốc Đạo) trong từng
hương thôn cho đến Tộc, Châu … và Trung Ương.
Quyền của
công dân trong Quốc Đạo thể hiện qua:
. Chọn người
thực thi đường lối Tôn giáo thể hiện trong mọi phẩm cấp.
. Quyền góp ý
về những việc mà các vị quan lại trong quốc đạo phải thay mặt công dân thể
hiện.
. Có bộ máy
của chính các công dân trong quốc đạo bầu lên để kiểm soát quyền lực của các vị
quan lại trong Quốc Đạo từ mọi cấp và mọi phía không hề bị giới hạn. Tất cả đều
nhất luật không miễn trừ cho bất cứ vị quan lại nào khi vấp phạm.
Nhân sự Thanh
Tra Chính Trị Đạo là người độc lập với nguồn máy Hành Chánh Tôn Giáo được công
dân trong Quốc Đạo được bầu lên để đối kháng với bộ máy quan lại trong Tôn giáo
mọi lúc mọi nơi hầu bảo đảm là Bảo Sanh- Nhơn Nghĩa- Đại Đồng được thực thi
đúng với ý muốn nhơn sanh đã thể hiện qua văn bản.
Dân chủ trong
Tôn Giáo là Dân Chủ tự trị: tự mổi tín đồ Tôn Giáo (công dân trong quốc Đạo) tự
nguyện gia nhập và thực thi chứ hoàn toàn không có sự ép buộc nào tự mọi phía.
Chỉ khi nào cá nhân tự nguyên gia nhập vào Quốc Đạo mới bị pháp luật của Quốc
Đạo chi phối chứ không phải một cá nhân nào có quyền chi phối.
Nó khác với
dân chủ bị trị: khi công dân trong một quốc gia được sinh ra thì cá nhân đó bị
bắt buộc phải có quốc tịch… Nếu không có là không được chấp nhận bị phiền phức
lôi thôi đủ thứ chuyện…
III/- Văn
Minh Tổ Chức:
Đạo Cao Đài
có 3 Đài:
- Bát Quái
Đài.
- Hiệp Thiên
Đài.
- Cửu Trùng
Đài.
Bát Quái Đài
có Đức Chí Tôn vi chủ.
Hiệp Thiên
Đài có Đức Chí Tôn chủ quản và ĐHP. Chưởng Quản.
Hiệp Thiên
Đài đặc trách về Pháp luật và chia làm ba chi: Pháp- Đạo- Thế.
Cửu Trùng Đài
có Giáo Tông chưởng Quản.
Cửu Trùng Đài
đặc trách về giáo hoá.
Nhân sự Nam Phái
được chia làm 3 phái: Thái- Thượng- Ngọc.
Nhân sự Cửu
Trùng Đài Nữ Phái không có phân phái.
Hai Đài Hiệp
Thiên và Cửu Trùng thường được gọi là Nhị Hữu Hình Đài.
Nhân sự 2 Đài
hữu hình lại được phân bổ vào 4 cơ quan Chánh Trị Đạo:
- Hành Chánh.
- Phước
Thiện.
- Phổ Tế.
- Toà Đạo.
Song song đó
thì: nhân sự hành sự; ranh giới hành sự; phân nhiệm… cũng đều có qui định rõ
ràng qua văn bút để nguồn nhân lực Tôn Giáo căn cứ vào đấy mà thực thi các bài
bản mà Tôn giáo đề ra.
Tôn Giáo
không phân biệt màu da, chính kiến, giàu nghèo trí thức hay bình dân tất cả đều
có quyền tự do lựa chọn con đường thực thi đạo đức của chính mình.
Nguồn nhân
lực Tôn Giáo phát xuất từ nhơn sanh, do nhơn sanh chọn lựa để phục vụ cho nhơn
sanh. Công hay tội, thăng thưởng hay chịu hình phạt đều có sự đồng ý và giám
sát của nhơn sanh bằng văn tự rõ ràng.
Hội Thánh có
quyền của Hội Thánh; Nhơn Sanh có quyền của nhơn sanh hai quyền ấy song song
như hai thanh sắt tạo nên con đường ray đưa toa tàu nhân thế đến cuộc sống bình
an và hạnh phúc.
Từ quyền lực
của nhơn sanh góp phần tuyển chọn một nguồn máy nhân sự tinh anh. Nhưng nguồn
máy nhân sự ấy được bố trí được tổ chức như thế nào lại là một vấn đề đặc trưng
khác của Tôn giáo.
Cơ Chế Trung
Ương và Địa Phương: Nhân sự Tôn giáo có phân định rất rõ ràng phẩm bậc nào thì
hành đạo nơi các địa phương hay là trung ương.
I- Hội Thánh
Anh:
1- Phẩm bậc
hành sự ở Trung ương: Nhân sự Cửu Trùng Đài từ Phẩm Giáo Tông cho đến Phối Sư. (Nhân
sự Hiệp Thiên Đài và Phước Thiện đối phẩm tương đương thì cũng ở Trung ương).
2- Phẩm bậc
hành sự ở địa phương: Từ phẩm Giáo Sư cho đến Lễ Sanh
Từ phẩm Lễ Sanh cho đến Giáo Tông gọi chung là Chức Sắc Thiên Phong trong Tôn Giáo. Hội Thánh có toàn quyền điều động hay thuyên bổ đến bất cứ nơi nào có Đạo hay chưa có Đạo tuỳ theo nhu cầu hay sở thức năng lực của từng vị. (Từ phẩm Đầu Sư cho đến Lễ Sanh Nữ giới tham gia vào được đứng chung một phái gọi là Nữ Phái chứ không phân ra ba phái: Thái Thượng Ngọc như Nam Phái).
Từ phẩm Lễ Sanh cho đến Giáo Tông gọi chung là Chức Sắc Thiên Phong trong Tôn Giáo. Hội Thánh có toàn quyền điều động hay thuyên bổ đến bất cứ nơi nào có Đạo hay chưa có Đạo tuỳ theo nhu cầu hay sở thức năng lực của từng vị. (Từ phẩm Đầu Sư cho đến Lễ Sanh Nữ giới tham gia vào được đứng chung một phái gọi là Nữ Phái chứ không phân ra ba phái: Thái Thượng Ngọc như Nam Phái).
II- Hội Thánh
Em:
Ba phẩm Chánh
Trị Sự- Phó Trị Sự- Thông Sự hợp lại được gọi là Bàn Trị Sự. Bàn Trị Sự còn
được gọi là Hội Thánh Em.
Hội Thánh Em
nơi địa phương phần Nữ Phái riêng song song với Nam Phái nhưng chỉ lo phần Nữ
Phái. Nơi nào không có Nữ Phái thì Nam Phái kiêm nhiệm...
Trong Quốc
Đạo song song với Chức việc Hành Chánh được qui định trong PCT thì nơi mổi làng
đạo còn có hệ thống Chức Việc Phổ Tế các vị nầy cũng có phẩm như: Chánh Trị Sự
Phổ Tế; Phó Trị Sự Phổ Tế, Thông Sự Phổ Tế đặc trách về Phổ Tế và hẳn nhiên
cũng chịu sự lãnh đạo chung của Hành Chánh Tôn Giáo. (Theo Đạo Luật Mậu Dần
1938)
Từ Trung ương
đến địa phương đều có các ban bộ chuyên môn để trợ giúp cho Hội Thánh Em hay
Hội Thánh Anh hoàn thành nhiệm vụ thực thi nhơn nghĩa.
(Chú ý: Nữ
Phái trong Tôn giáo Cao Đài cũng có các phẩm bậc song song với Nam Phái cũng
được tổ chức theo Pháp luật Tôn giáo…).
Ranh giới
hành chánh.
Thủ đô Tôn
giáo có một qui chế sinh hoạt riêng thể hiện là nơi hội tụ nhân loại…
Địa phương
thì tuỳ vào ranh giới của các quốc gia hay trong từng quốc gia mà lập nên Trấn
Đạo, Châu đạo, Tộc Đạo, Hương Đạo, Ấp Đạo… Tổ chức Tôn giáo ngay từ khi tổ chức
Lễ Khai Đạo đã có lịch năm đạo riêng. (7).
Nhân lực
trong tôn giáo dù ở hàng phẩm nào cũng có văn bút thừa nhận. Em bé sơ sinh có
Giấy Tắm Thánh; Đạo Hữu thì có giấy nhập môn; Chức Việc; Chức Sắc…. nhất nhất
đều có bút tích công nhận theo đúng qui định.
Về phương
diện Quốc Đạo mà hiểu thì:
- Giấy Tắm
Thánh: như là giấy khai sanh của một nhân tố hiện sinh nơi trần thế.
- Giấy nhập
môn: hiểu như là căn cước và ý chí của một người Tín Đồ Tôn giáo. Giấy nhập môn
ấy có giá trị với Tổ Chức Đạo Cao Đài ở bất cứ nơi nào trên thế giới khi cần
dùng đến (Quan hôn Tang Tế). “Hiểu về phương diện Tôn giáo thì nó lại có giá
trị vượt khỏi địa cầu mà ta đang sinh sống: Nên khi người Tín Đồ qui vị thì Sớ
cầu Đạo được đốt khi thượng sớ Tân cố. Ấy cũng như giấy thông hành cho người
qui vị sang sinh sống nơi thế giới khác…”.
- Ngưòi muốn
lập gia đình cũng có qui định rõ:
Nữ: Phải có
giấy chứng nhận là đã học qua khoa sinh sản để giữ gìn sức khoẻ bản thân và con
cái….
Hôn nhân một
vợ một chồng không chấp nhận đa thê… Nhất nhất đều có luật lệ rõ ràng… Tôn giáo
qui định chặc chẽ khi kết hôn và cấm kỵ chuyện ly hôn…
Các Ban Bộ
Chuyên môn như Nhạc lễ, Đồng nhi vv nhứt nhứt đều có giấy chứng nhận ngành nghề
và cấp bậc.
- Các Vị Chức
Việc Chức Sắc đều có Đạo Cấp hay Đạo cấp Thiên phong.
Nhất nhất
công việc hành chánh đều có bút tích chứng minh.
Còn một phần
quan trọng nữa mà do nơi thời cuộc, do nơi vị thế Tôn giáo buổi mới bình minh
nên Hội Thánh Cao Đài chưa thể công khai hết bài bản lập quốc của mình. Nhưng
Hội Thánh Cao Đài đã thực thi qua cách thức hành sự để dựng nên Quốc Đạo.
Đường hướng
xây dựng Quốc Đạo của Hội Thánh khi xây dựng Thủ Đô Tôn Giáo đã thể hiện qua
các mặt:
3 điều: Dân
Đức; Dân Trí, Dân Sinh.
5 Điểm là:
Gia cư, Mưu sinh, Giáo huấn, Kiến thiết và Tôn giáo.
3 điều 5 điểm
nêu trên chính là: HÀNH BẤT NGÔN CHI GIÁO.
Tóm lại: Hiểu
về phương diện Quốc Đạo thì mổi công dân trong Quốc Đạo chính là người tín đồ
có văn bút chứng nhận trong Tôn giáo Cao Đài.
Đạo là của
chung của toàn nhân loại.
Toàn thể nhân
loại đều bình đẳng trong Tôn Giáo Cao Đài.
Nên tất nhiên
Quốc Đạo mang tính toàn cầu.
Người Tín Đồ
Cao Đài là Công dân trong thời kỳ toàn cầu hoá.
Công dân
trong thế giới Đại Đồng.
Tóm lại:
Quốc-Đạo Cao Đài nên hình với cơ-chế hành-chánh trong tôn-giáo sẽ có những
giáo-pháp qua dân-ước, qua sự tương-vấn để từng người có đầy đủ ý thức tự giác
khi thực hiện cách mạng tâm thân và tự nguyện góp phần xây dựng một Xã Hội Đại
Đồng.
Tôn-giáo
Cao-Đài sẽ đưa xã-hội đến một cuộc sống văn-ninh rất rõ ràng.
IV/- Thủ đô
Tôn Giáo (40 cây số vuông).
Trong 40 cây
số vuông riêng ấy thì chọn một nơi thích hợp để xây dựng Nội Ô và Ngoại Ô vùng
Thánh địa.
Trong Nội Ô
xây dựng các Thể pháp cơ bản của tôn giáo như Đền Thánh, Điện Thờ Phật Mẫu (Báo
Ân Từ), Hộ Pháp Đường, Giáo Tông Đường…
Ngoại Ô thì
có Động Đình Hồ, Long Hoa Thị, Trí Huệ Cung, Trí Giác Cung, Vạn Pháp Cung… Thủ
đô của Tôn giáo được xác định rõ ràng giúp cho công dân trong tôn giáo trên
toàn thế giới có nơi liên hệ các vấn đề khi cần thiết.
Tôn giáo Cao
Đài có nhiệm vụ lập đời Thánh Đức; xây dựng một nền Văn minh mới cho nhân loại
cho nên có đường hướng Chánh Trị Đạo với đầy đủ các cơ quan cần thiết được xác
lập rất thiết thực.
Thực thi bài
bản Chính Trị Đạo là gầy dựng đạo đức cho từng cá thể, từng gia đình, từng liên
gia , từng Ấp Đạo, Hương Đạo… nghĩa là từ Trung ương cho đến Địa phương để liên
kết thành một Quốc gia đạo đức. Mà đạo đức thì không có biên giới cho nên Quốc
gia đạo đức cũng không có biên giới, không có cảnh bạo lực thắng nhân quyền ấy
là thế giới đại đồng trong Bác Ái và Công bằng mà nhân loại hằng mơ ước.
Khi bình
thường Tôn giáo tự lực để lo được cho chính mình và nhơn sanh về mọi phương
diện từ cuộc sống vật chất đến tinh thần.
Hành tàng Tôn
giáo Cao Đài thể hiện sự hiện sinh của Tôn Giáo là một phát minh mới, một công
thức mới hoàn hảo giúp nhân loại thực thi cuộc cách mạng tâm thân; cuộc cách
mạng xã hội nhằm đem lại cuộc sống phồn vinh, hài hoà giữa cá nhân và xã ước.
Tôn Giáo Cao
Đài có mặt là để xây dựng một nền văn minh mới cho nhân loại.
Khi chịu cảnh
khảo đảo do ngoại tại hay nội tại hoặc cả hai hợp đồng nhau để đánh phá Tôn
giáo thì tự bản thân Tôn giáo có cách thức bảo tồn và hồi phục mạnh mẽ hơn
ngoạn mục hơn như ta đã thấy qua đạo sử. Đó là thực tế không ai nói khác được.
Tóm lại Tôn
giáo có sự tổ chức chặc chẽ rõ ràng như một quốc gia.
Một Quốc gia xuất phát từ Đạo Đức mà có và Quốc gia ấy dụng đạo đức để làm nền tảng để xây dựng con người; làm nền tảng cho sự phát triển của Tôn giáo và xã hội với một công thức mới: Đạo Đức thể hiện qua hành động.
Một Quốc gia xuất phát từ Đạo Đức mà có và Quốc gia ấy dụng đạo đức để làm nền tảng để xây dựng con người; làm nền tảng cho sự phát triển của Tôn giáo và xã hội với một công thức mới: Đạo Đức thể hiện qua hành động.
Như vậy: Tôn
Giáo Cao Đài đương nhiên là Quốc Đạo vì tự thân Tôn Giáo đã thể hiện rõ ràng:
- Mục tiêu và
cứu cánh.
- Công thức.
- Nhân tố.
- Luật pháp
hoàn chỉnh.
- Thủ đô được
xác định.
Nhân loại đã
tranh luận rất nhiều trong thế tương quan giữa cá nhân và đất nước:
- DÂN GIÀU
NƯỚC MẠNH hay NƯỚC MẠNH DÂN GIÀU.
Vế nào trước
vế nào sau? Thực tế hiện nay là nhân loại vẫn đang nếm mùi các chủ trương ấy.
Đức Chí Tôn
giúp cho nhân loại thanh toán cuộc tranh cãi bất tận đó như thế nào?.
Đường lối
Quốc Đạo nêu rõ mối tương quan giữa cá nhân và đất nước:
Cầu xin trăm họ bình an.
Nước giàu dân mạnh thanh nhàn muôn năm.
Đức Chí Tôn
dạy: NƯỚC GIÀU DÂN MẠNH.
Quốc Đạo thực
thi: NƯỚC GIÀU- DÂN MẠNH.
Dân phải
mạnh; hạ tầng phải mạnh để giám sát thượng tầng và không nhìn nhận luật pháp
thượng tầng ban ra không đúng trình tự và phế truất thượng tầng theo khuôn viên
luật định khi cần thiết. Hạ tầng có mạnh mới buộc thượng tầng phải chính kỷ
trước rồi mới nói đến hoá nhơn. Phải Tu thân, tề gia trước đi rồi mới cho phép
lãnh trọng trách với quốc gia… dẹp tan cậu ấm cô chiêu… làm mất trật tự xã hội.
Hạ tầng có
mạnh thì mới không bị thượng tầng bắt nạt. Hạ tầng mạnh mới kiểm soát được nhân
tài; hiền tài có được trọng dụng hay không? Tài nguyên quốc gia chảy vào ngân
khố nước nhà hay chạy vào két sắt; chạy vào tài khoản các vị tham quan.
Tài nguyên
được khai thác và sử dụng hợp lý cho quốc kế dân sinh thì không có cảnh khố
rách áo ôm, không có cảnh kẻ ăn không hết người lần không ra, không có người
dân nào nghèo. Không có hạ tầng nào mạnh mà nghèo cả.
Quốc Đạo
không chủ trương giàu mà dân vẫn giàu, không cầu mà vẫn có thì lọ là phải tranh
giành với ai nữa, lòng gian tham không có cơ hội nẫy sanh; lòng nhân ái tự
nhiên đơm hoa kết trái một cách tự nhiên theo bản tính ấy là bất chiến tự nhiên
thành.
Xét cho đến
nơi đến chốn thì công thức: NƯỚC GIÀU- DÂN MẠNH mới có thái bình tâm lý; có
thái bình tâm lý mới có thái bình thiên hạ; có thái bình thiên hạ mới nói đến
Thế giới Đại Đồng Đồng Tiến (8)
Kinh Thiên
Đạo và Thế Đạo cũng vạch rõ sách lược của Quốc Đạo trong xã hội qua đường lối
Tu; Tề; Trị; Bình thể hiện trong các bài Kinh Thế Đạo.
Chí Tôn nói
rằng: Quốc Đạo nầy Ngài qui tụ tinh thần
đạo đức trí thức toàn nhơn loại cho đặc biệt có cao có thấp có hàng ngủ phẩm
giá.
Còn về phần xác thịt của loài người, mạng sống trước
mặt Ngài không ai hơn ai; cả thảy sống đồng sống, chết đồng chết, đặng đem Quốc
Đạo làm môi giới cả Đại Đồng đặng tạo tương lai loài người cho có địa vị oai
quyền cao thượng. (9)
Những Lời
Thuyết Đạo nói riêng; hành tàng của Ngài nói chung là đề tài và cũng là đôi mắt
giúp cho hậu tấn học Đạo dụng đó mà nghiền ngẫm các vấn đề hay tìm tòi các bí
pháp ẩn tàng trong thể pháp./.
@@@
(1): TNHT.:
Q1. T 46: 13-8- Bính Dần. Theo thiễn ý: có lẽ từ bài nầy mà trong bài Thuyết
Đạo đêm 30-9- năm Đinh Hợi (1947) ĐHP cho biết: Vì hai chữ Quốc Đạo ấy mà làm
cho Phạm Công Tắc chết năm 35 tuổi…
(2): CĐTLHS
bài số 18: đêm 08-12- Mậu Tý (1948).
Mổi khi bần
Đạo thuyết Bần Đạo để một chổ trống để cho tinh thần toàn thể con cái của Đức
Chí Tôn kiếm hiểu chăm thêm cho được cao siêu, chúng ta có thể tiềm tàng được.
Bần Đạo cố
gắng đưa chìa khoá cho cả thảy nắm trong tay đặng mở ra hầu dìu dắt cả thảy đi
cho trọn vẹn trong khối linh đài của Đức Chí Tôn…
(3) Người
chép Lời Phê Không ghi lại ngày tháng.
(4): CĐTLHS Bài
26 đêm 08-02- Kỷ Sửu: …mình phải ráng học
cần mẫn học. Ấy là một điều chẳng phải dễ nhưng phải làm cho đặng. Làm đặng
thay thế ngôn ngữ cho Đức Chí Tôn đem chơn truyền của Ngài để vào tinh thần của
nhơn loại; nếu mình làm không đặng cũng như mình làm cho Đức Chí Tôn câm sao!!!
Mình phải làm đặng thay thế cho ngôn ngữ cho Ngài, nếu mình làm không đặng thì
thay thế cho Ngài không đặng.
(4a): Thí dụ
Nho Giáo dạy: Tu, Tề, Trị, Bình; nhưng xem lại coi các vị quân vương theo Nho
Giáo TU THÂN thế nào? (Tam cung lục viện …mỹ nữ phi tần…) Các vị Nho gia khi
hàn vi thì khác khi xuất chính thì có mấy vị biết giữ chữ TU THÂN… (ăn chơi
truỵ lạc, vun vén cá nhân) họ chỉ ra lệnh cho hạ tầng mà thôi… Cái lố bịch
nhất; cay đắng nhất là kẽ sa đoạ, tầng lớp sa đoạ lại viết ra sách vở dạy cho
hạ tầng TU THÂN… Cái tệ nạn hiển hiện trước mắt nhơn loại đã mấy ngàn năm nay
mà không có thế chi giải quyết. Ngày nay với công thức DÂN MẠNH thì tệ nạn trên
cũng như hàng nghìn cái tệ nạn nữa phải tiêu vong...
(5): Các diễn
tiến trong Tôn Giáo Cao Đài kể từ khi có Thông Tri và Đạo lịnh 01 năm 1979 đến
nay cho thấy hiệu nghiệm của sự nghiêm cấm không cho phép mọi hình thức sửa đổi
PCT phát huy mạnh mẽ như thế nào trong việc bảo vệ nền chánh giáo không cho tha
hoá và thành ra hư hoại…
(6): ĐS. T.
237: 29-7-B.D. ...Như Nhãn hiền đồ Thầy
không muốn nói với con bằng tiếng Hớn Ngôn vì tiếng An Nam từ đây Thầy cho là
Chánh Tự đặng lập Đạo của Thầy nên buộc phải nói rõ ràng với con.
Thời kỳ dấu diếm Thiên cơ đã qua rồi…
(7): Trong
nhiệm vụ xây dựng nên văn minh mới cho nhơn loại thì một ngày kia khi tấn triển
lên thì dĩ nhiên tôn giáo cũng sẽ định lại có kinh tuyến gốc…. Để lập nên lịch
có đầy đủ ngày giờ. (LTĐ. Q.1.T.131: Nhận định một thế kỷ có bao nhiêu năm: ….
Nơi Ngọc Hư Cung định pháp chánh cũng như trong Càn Khôn Vũ Trụ là: 12 tháng
một niên, 12 niên một giáp, 120 năm một thế kỷ “Tất cả đều cho rằng 100 năm một thế kỷ như vậy không đúng”) ... (Thiễn
nghĩ: Thể pháp thể hiện một thế kỷ là 120 năm đã có ở Nghinh Phong Đài….).
(8): PCT. T. 28: Chưởng Pháp: Luật lệ nào không có ấn ba Chưởng Pháp thị nhận và Hiệp Thiên Đài phê chuẩn
thì cả chư tín đồ của Thầy không tuân mạng. Nghĩa là Thầy cho phép hạ tầng
không tuân mạng lệnh thượng tầng nếu thượng tầng không tôn trọng khuôn viên
luật pháp Quốc Đạo. Phù hợp với Nội Luật Hội Nhơn Sanh; đi đôi với Chủ Quyền
Dân Chủ của Cao Đài Giáo.
(9) LTĐ. Q. 1.
T.88.
Đạo Sử Q.2
Tr.239. (21-8 Bính Dần): Thầy dặn các con
từ đây ai nói chi tuỳ ý, cứ nghe một Thầy thì khỏi lầm lạc. Con Trung cứ lo
khai Đaọ. Món binh khí tà quái vì đó mà tiêu diệt. Nước Nam có một chủ
mà thôi là Thầy. Từ trước vì nhiều Đạo trong nước, mà chẳng một Đạo nào chơn
chánh, làm mạnh quốc dân, nên nước phải yếu, dân phải hèn.
Dân tộc các con duy biết làm tớ chớ chưa biết làm chủ.
Thầy vì thấy lẽ công bình thiêng liêng ấy mới giáng trần lập Đạo tại Nam phương tức
là thay mặt Càn Khôn Thế Giới mà qui chánh truyền nhơn loại. Trong mối Đạo Thầy
đã lập thì hằng nói tiên tri rằng: Ngày kia có một nước đương trong vòng nô lệ
vì ta mà làm chủ nhơn- loại các con hiểu à!
@@@
Gìn giữ về sau mối Đạo mầu,
Nương theo bước trước gắng tìm châu.
Thuyền chờ bến tục buồm trương sẵn,
Đưa đến nguồn trong rữa bợn sầu.
TNHT.