Trang

Thứ Bảy, 9 tháng 11, 2019

2936. CÁCH TÌM HIỂU ĐẠO CAO ĐÀI.



TẦM QUAN TRỌNG CỦA THỂ PHÁP .
 “Thể pháp là kim chỉ nam để hiểu Bí pháp”

Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ (ĐĐTKPĐ) hay gọi tắt là Đạo Cao Đài (ĐCĐ) lập năm 1926 có Thể pháp và Bí pháp. Nghiên cứu về Đạo Cao Đài là nghiên cứu về Thể pháp và Bí pháp trong tôn giáo.
Trong định hướng như thế chúng tôi xin phép trình bày về Thể pháp.
Tại sao trình bày về Thể pháp?
Bởi vì khi Đức Chí Tôn giao cho Đức Hộ Pháp mở đạo Thầy có hỏi mở Thể pháp trước hay Bí pháp trước?
Đức Hộ Pháp trả lời mở Bí pháp trước.
Đức Chí Tôn cười và dạy mở Thể pháp trước.

PCT chú giải (1932): Đạo có Thể pháp làm ngoại dung và Bí pháp làm nội dung, mà Thể pháp  tác thành mười điều chẳng đặng ba, còn Bí pháp thì chưa ai hiểu thấu….
Đến năm 1955 khánh thành Tòa Thánh Tây Ninh thì Thể pháp quan trọng bậc nhất của ĐĐTKPĐ đã thành tựu. Những Thể pháp vệ tinh quan trọng cũng đã định vị.
Do vậy chúng tôi chọn trình bày Thể pháp.
Thể pháp là gì?
Thể pháp là phần hữu hình nhìn thấy được như: công trình kiến trúc  (bao gồm phương hướng, hình dáng, màu sắc), cách thức bố trí nguồn máy nhân sự hay hành chánh tôn giáo, kinh, sách, nghi lễ trong tôn giáo nhằm thể hiện triết lý của tôn giáo về vũ trụ, nhân sinh hay xã hội.
Bí pháp là gì?
Bí pháp là phần ý nghĩa hay thông điệp ẩn tàng trong Thể pháp. Bí pháp bao gồm phần tìm hiểu cách thức vận hành để đạt được mục đích. Từ đó vạch ra chương trình, đề ra kế hoạch để thực thi. Nên nó tùy theo tài nguyên, môi trường (khoa học kỷ thuật, phương tiện, nhân sự) của Đạo hay Đời mà thể hiện.
Tương quan thế nào?
Thể pháp là đất đứng mà Bí pháp là đôi mắt, là trí huệ... hướng đến chơn pháp của đạo về xã hội là xây dựng xã hội hòa bình, dân chủ, tự do; thực thi tam lập (lập công, lập đức, lập ngôn) để dâng công đổi vị khi bỏ xác phàm. Thể pháp là phương tiện, Bí pháp là cứu cánh.
Thể pháp và kinh sách.
Theo khái niệm trên đây thì Thể pháp là một tập hợp lớn. Kinh sách là một tập hợp con của tập hợp Thể pháp. Do vậy khi nghiên cứu kinh văn phải đưa kinh văn vào Thể pháp để đối chiếu đa chiều: Kinh sách à  Thể pháp à để toát ra ý nghĩa. Khi đã toát ra ý nghĩa rồi phải à đối chiếu lại với kinh văn (khác trong tổng thể) à đối chiều lại Thể pháp (trong thế liên hoàn).
Nghĩa là phải biện giải trong đa chiều. Nghiên cứu kinh sách mà không đưa vào trong Thể pháp để đối chiếu đa chiều có thể đưa đến phiếm diện và sai lệch.
ĐĐTKPĐ có Bát Quái Đài, Hiệp Thiên Đài và Cửu Trùng Đài.
Về xã hội: Bát Quái Đài nắm quyền lập pháp. Hiệp Thiên Đài nắm quyền Tư pháp và Cửu Trùng Đài nắm quyền hành pháp. Đạo có tam quyền phân lập, có hệ thống pháp & luật, có thành phần nhân sự trong bộ máy hành chánh tôn giáo, có thủ đô tôn giáo (Tòa Thánh Tây Ninh) có địa phương (Trấn, Châu, Tộc, Hương), có tín đồ. Tất cả được tổ chức như một quốc gia (Dân tộc, lãnh thổ và chính quyền) và có chánh tự là Tiếng An Nam, có Đạo Kỳ. Đạo có đủ thành tố như một quốc gia để thực thi sứ mạng nên là Quốc đạo.
Về nhân sinh: Theo triết lý tôn giáo một con người hiện sinh có 03 thể: Linh hồn do Chí Tôn ban; Chơn thần do Phật Mẫu ban cho và Thể xác do Cha Mẹ hữu hình ban cho theo luật Nhất Thân Tam Thể (Tiểu vụ trụ). Cơ thể con người là thống nhất và hoàn chỉnh.
Theo Luật Tam Thể thì: Bát Quái Đài là linh hồn của Đạo. Hiệp Thiên Đài là chơn thần của Đạo. Cửu Trùng Đài là thể xác của Đạo.
Nên nghiên cứu về Đạo Cao Đài phải theo khuôn khổ thống nhất và hoàn chỉnh.
Chúng tôi chọn 03 đề tài để chứng minh cho hướng đề xuất trên:
Bài 1: Câu 14 trong bài Kinh Hạ Huyệt: Cửu Trùng Thiên mở lối qui nguyên.
Bài 2. … 120 năm một thế kỷ (tất cả đều cho rằng 100 năm là một thế kỷ, như vậy không đúng),  Lời Thuyết Đạo của Đức Hộ Pháp Q1. Bài chót.

Bài 3. Các con phải chung hiệp nhau mà lo cho hoàn toàn Tòa Thánh, chi chi cũng tại Tây Ninh đây mà thôi…. (TNHT Q1 Đức Chí Tôn dạy tháng 2, 1927)
 (Kỷ niệm Lễ Khai Đạo năm Kỷ Hợi, 2019)