TRẢ LỜI BẠN ĐỌC.
VẤN:
Tại sao Đạo Cao Đài có Quyền Vạn
Linh, có Văn Phòng Nhà Hội Vạn Linh mà lại không có Hội Vạn Linh rất nên khó
hiểu.
BBT có thể giải thích ngắn gọn được
không?
Trần Thanh (Đồng Xoài).
HỒI ĐÁP.
Trước hết xin cảm ơn bạn Trần Thanh
đã gởi câu hỏi.
Chúng tôi xin lưu ý rằng về nguyên
tắc Hội Thánh sẽ có công văn trả lời các ý kiến chất vấn, nhưng hiện nay Hội Thánh
bị giải thể nên chúng tôi gượng gạo trả lời để tạ lòng bạn đọc. Xin cẩn thận khi
đọc câu trả lời của BBT.
Quả thật là khó hiểu, khi chúng tôi học đạo cũng tù mù một thời
gian. Nay xin cố gắng phân tích
như sau.
1/- Thế nào là Hội Vạn Linh?
Khi một số chức sắc cao cấp của Đạo
không đồng ý với Đức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt mới tổ chức HỘI VẠN LINH
để phế truất Đức Ngài.
Các ngài lập ra Hội Vạn Linh với thành phần dự hội là Chức sắc Cửu Trùng Đài, Hiệp Thiên Đài, Phước Thiện, Tín đồ và cả một số trí thức trong xã hội. Các thành phần nầy vào
chung trong một cuộc họp và cùng biểu quyết các điều thảo luận và có kết quả
chung.
Địa điểm mở hội: Trong Nội Ô Tòa Thánh.
Các ngài gọi là Hội Vạn Linh.
Nhận xét:
Đạo Cao Đài là một tôn giáo pháp quyền, tất cả đều phải đúng qui định của
luật mới có giá trị. Hội nầy không đúng với luật Đạo nên không có giá trị chi hết.
Sự thật là Đạo Cao Đài không có Hội Vạn Linh.
Đạo có 03 Hội Lập Quyền Vạn Linh mà thôi.
2/- Thế nào là 03 Hội Lập Quyền Vạn Linh?
03 Hội tên gì?
Đó là Hội Nhơn Sanh, Hội Hội Thánh và Thượng Hội.
Mổi hội có thể lệ riêng biệt, thành phần dự hội riêng biệt, cách bỏ phiếu
riêng biệt, cách trả lời chất vấn riêng biệt và thẩm quyền riêng biệt. Mối quan hệ của 03 Hội là thế tam phân đỉnh túc. Nghĩa là như hình tháp, càng lên cao thì càng nhỏ lại.
2.1/- Hội Nhơn Sanh.
Thành phần dự hội gồm toàn bộ bên Cửu Trùng Đài. Hiệp Thiên Đài cử chức sắc đến dự để quan sát về luật, chỉ có
ý kiến khi có sự sai về luật diễn ra. Hoàn toàn không có quyền tham gia bàn luận
và không có quyền bỏ phiếu. Thượng Chánh Phối Sư là Nghị Trưởng.
Cách bỏ phiếu của Hội Nhơn Sanh là quá bán. Nên không bao giờ bị đình đốn bất cứ vấn đề chi. Biểu quyết xong thì Nghị Trưởng
không có quyền bỏ phiếu.
2.2/- Hội Hội Thánh.
Thành phần dự hội là chức sắc Cửu Trùng Đài và Hiệp Thiên Đài. Thái Chánh
Phối Sư là Nghị Trưởng.
Nhưng khi bỏ phiếu thì Hiệp Thiên Đài bỏ phiếu riêng và Cửu Trùng Đài bỏ
phiếu riêng.
a/- Nếu hai bên đều quá bán là thuận. Nếu cả hai bên đều chưa đạt
quá bán là không thuận. Cả hai đều
có kết quả rõ ràng.
b/- Nếu một bên quá bán còn một bên chưa đạt quá bán thì chưa rõ ràng. Cho nên được phép bỏ phiếu lại lần nữa. Khi bỏ thăm
lần hai nếu rơi vào trường hợp a trên đây thì đã rõ. Còn như vẫn một bên thuận
một bên không thì Nghị Trưởng tuyên bố đóng
vấn đề đó lại và trình lên cho Thượng Hội.
2.3/- Thượng Hội.
Giáo Tông là Hội Trưởng (không phải Nghị Trưởng).
Hộ Pháp là Phó Hội Trưởng.
Hai vị nầy là thành viên của Thượng Hội nhưng không bỏ phiếu. Bởi lẽ 02 vị
hiệp lại là quyền Chí Tôn tại thế.
Cho nên khi các vị trong Thượng Hội bỏ phiếu xong thì nhị vị Giáo Tông và Hộ
Pháp mới vào đại điện mật nghị xong thì trở ra tuyên bố Yes hay No.
Tóm lại:
Ba Hội đều khác nhau, có ngày giờ mở hội khác nhau để định ra Chánh Trị Đạo.
Nên gọi là 03 Hội Lập Quyền Vạn Linh.
Chú ý rằng 15 vị Chức sắc Hiệp Thiên Đài được Chí Tôn ban dây sắc lịnh là dùng
khi HÀNH CHÁNH còn 03 Hội là bên Chánh Trị Đạo nên khi dự hội thì quyền năng dây
sắc lịnh không áp dụng.
3/ Văn Phòng Nhà Hội Vạn Linh.
3.1/ Văn Phòng Nhà Hội Vạn Linh trong thể pháp.
Thể pháp là phần hữu hình nhìn
thấy được như: công trình kiến trúc (bao gồm phương hướng, hình dáng, màu sắc), cách thức
bố trí nguồn máy nhân sự hay hành chánh
tôn giáo, kinh, sách, nghi lễ
trong tôn giáo nhằm thể hiện triết lý của tôn giáo về vũ trụ, nhân sinh hay xã hội.
Vị trí Văn Phòng Nhà Hội Vạn Linh đối diện với Đầu Sư Đường qua Đại Lộ Phạm
Hộ Pháp. Đầu Sư Đường là biểu tượng của đạo quyền. Văn Phòng Nhà Hội Vạn Linh là biểu tượng của nhân
quyền. Bố trí hai tòa nhà đối diện để thể hiện nhân quyền đối xứng với đạo quyền.
Cả hai đối diện, đối thoại nhau để thi hành nhiệm vụ của đạo. Cách kiến trúc hai tòa nhà cũng thể hiện đặc trưng của đạo
quyền và nhân quyền.
3.2/- Ai làm việc tại Văn Phòng Nhà Hội Vạn Linh.
Theo chổ học hỏi của chúng tôi thì đó
là nơi làm việc của đại diện thường trực cho Hội Nhơn Sanh làm việc. Là nơi lui
tới của các nghị viên, phái viên của Hội Nhơn Sanh khi có việc cần với các vị thường
trực của Hội Nhơn Sanh.
3.3/- Nói thêm một chút.
Việc Thanh Tra Chánh Trị Đạo theo
chúng tôi hiểu là do Nhơn Sanh nắm. Tại sao hiểu vậy?
Bởi khi Đức Lý Giáo Tông về cơ tại Cung Đạo phong
cho ngài Nguyễn Văn Thành (Cựu tướng lãnh Cao Đài) làm Tổng Thanh Tra Chánh Trị
Đạo thì Đức Thượng Sanh có xin chỉ dạy về đạo phục. Đức Lý Giáo Tông trả lời: Mặc
đạo phục và đeo khuê bài Tổng Thanh Tra để làm việc. Theo đó mà hiểu thì nhiệm
vụ Tổng Thanh Tra Chánh Trị Đạo thuộc về Hội Nhơn Sanh nên Đức Lý Giáo Tông không dạy đạo phục riêng mà dạy mặc đạo phục theo phẩm Đạo Hữu. Cho nên Văn Phòng Nhà Hội Vạn
Linh cũng là nơi lui tới hay làm việc của Tổng Thanh Tra Chánh Trị Đạo. Nhân sự
của Tổng Thanh Tra Chánh Trị Đạo là những ai?
Theo chúng tôi học hỏi thì đó là các
vị Nghị Viên, Phái Viên của Hội Nhơn Sanh ở các địa phương.
Chúng tôi trả lời khá dài mong bạn hết sức thông cảm.
Thân mến.
Bài liên quan:https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2014/09/hoi-ap-van-nan-ve-ai-hoi-nhon-sanh.html#more