Bài đã đăng năm 2008 trên trang chonphapcaodai.net. Nay đăng lại theo yêu cầu bạn đọc. Xưa đang bị truy nã nên rất khó khăn và nguy hiểm do vậy chúng tôi không để tên thật. Nay xin đề tên thật để chịu trách nhiệm. Nay kính.
Đạo Hữu Dương Xuân Lương.
THIỆT TƯỚNG CAO ĐÀI.
LỜI TỰ SỰ
Cái
lớn nhất mà chúng tôi học được khi tìm hiểu câu Ngày
nào quyền-lực Chí-Tôn đặng hiệp một cùng Vạn-linh thì Đạo mới ra thiệt-tướng là:
Có
những vấn đề tưởng chừng đã hiểu, tưởng rằng có thể giải đáp trong tích tắc
nhưng hoá ra chúng tôi chưa chuẩn bị để trả lời một cách biện chứng và đầy đủ.
Đó là sự thật 100%.
Sự
tiến bộ bắt đầu từ chổ chúng ta không hài lòng với chính mình vì chưa thể giải
đáp tường tận cho người muốn tìm hiểu vấn đề.
Cái
yếu kém ở đây là chính chúng tôi đã không nhìn ra được là có một vấn đề cần
phải làm rõ. Chúng tôi không thấy câu hỏi đó là một vấn đề nên chưa lưu tâm tìm
hiểu …
Cái
ý nghĩa quan trọng hàng đầu là nhận ra có một vấn đề …
Rồi
thứ đến là cách thức giải quyết vấn đề.
Và
cuối cùng mới là kết quả được thể hiện.
Khi
một vấn đề được nêu lên có khi ta chỉ giải đáp được một phần hay không được
phần nào nhưng các bạn đồng hành quan tâm đến sẽ tham gia giải quyết cho vấn đề
được sáng tỏ, phong phú và đa dạng….
Theo
thiễn nghĩ thì ý nghĩa của chữ Tướng Thiệt rất rộng mà lại cụ thể, gắn nó với
lý thuyết hay là với hành động cũng đúng.
Tướng
Thiệt nó bao gồm: mục đích, phương tiện và cứu cánh, bộ phận và toàn thể, cá
nhân và tập thể, phương án, giáo án, cùng là mối tương quan giữa cá nhân với cá
nhân giữa cá nhân với cộng đồng và cộng đồng nầy với cộng đồng khác …. Cho đến
các giai đoạn tiến hành…
Nói
bình dân là từ nhỏ đến lớn từ lớn đến nhỏ, từ thấp đến cao từ cao đến thấp, từ
hữu hình đến vô vi, từ vô vi đến hữu hình… nghĩa là tất cả những gì mà Tôn giáo
cũng như cá nhân phải làm theo đường hướng Chính Trị Đạo.
Chữ
thiệt tướng là chữ rất Cao Đài cho nên dùng nó trong trường hợp nào cũng đúng
và nghiêm chỉnh.
Xã
hội có sự phân biệt chữ tiêu và chữ dùng nhưng xã hội cũng có chữ xài. Chữ XÀI
trong xã hội muốn hiểu nó theo nghĩa là TIÊU hay DÙNG cũng đều đúng cả.
Tướng
thiệt của một con người đã khó.
Tướng
thiệt của một Tôn Giáo lại càng khó…
Cho
nên ở đây chúng tôi xin nói rõ là tập sách nầy không có tham vọng thể hiện ĐẦY ĐỦ
cái tướng thiệt hay thiệt tướng của Đạo Cao Đài.
Tập
sách nầy giải quyết câu hỏi là: LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHO ĐẠO CAO ĐÀI THỂ HIỆN ĐƯỢC
THIỆT TƯỚNG…. “Về mặt luật pháp” mà thôi.
Nghĩa
là giải quyết căn cơ câu hỏi “ tổ chức như thế nào” để cái thiệt tướng được thể
hiện trong từng vấn đề.
Người
tín đồ Cao Đài bình thường cũng như người có nhiệt tâm đều có nguyện vọng làm
cho đạo Cao Đài ra thiệt tướng….
Tập
sách nầy có giá trị chăng là ở chổ nêu lên một câu hỏi cơ bản: Nguyên tắc căn bản nào để làm cho Đạo lộ ra cái tướng
thiệt.
Đặt vấn đề:
Sau
khi chúng tôi hiểu và định hướng được rằng Tôn Giáo Cao Đài là một phát minh
mới để xây dựng một xã hội đại đồng trên nền tảng bác ái và công bằng; hiểu
rằng một thế giới mới trong hoà bình và an lạc đã có mô hình tại Châu Thành
Thánh Địa Toà Thánh Tây Ninh và đang tiệm nhập vào phần còn lại của thế giới…
từ trong nước lẫn ngoài nước…
(Tùng
theo chơn pháp độ lần chúng sinh)
Ngoài
phần tìm hiểu về công thức xây dựng thế giới đại đồng cùng mô hình, cấu trúc và
bộ máy thực thi… một cách cơ bản thì có một câu hỏi nêu lên:
CÁI
TƯỚNG THIỆT CỦA ĐẠO CAO ĐÀI LÀ GÌ?
Chúng
tôi trả lời chung chung theo kiểu chỉ cả 5 ngón tay lên bụng và quơ một vòng để
báo vùng đau bụng thì được… còn như dùng một ngón tay để chỉ ngay chổ đau bụng
thì chúng tôi chịu thua.
Anh
nào, chị nào… cũng có câu trả lời nhưng xét ra thì câu nào cũng chỉ có một phần
căn cứ…. Câu nào cũng theo cảm tính và theo ý kiến chủ quan ….
Chúng
tôi hiểu ra rằng bấy lâu nay chúng tôi đã quá dễ dãi với chính mình và dễ dãi với
nhau.
Dễ
dãi với chính mình vì một câu hỏi cơ bản như thế mà không lưu ý để có một kiến
giải thoả đáng. Dễ dãi với nhau vì đã biết bao nhiêu lần ngồi lại với nhau để
trao đổi bài vở mà cũng chưa có anh nào có một đáp án rành mạch cho vấn đề.
Khi
dò tìm lại những văn bản gốc để xác định câu trả lời cơ bản cho vấn đề nêu lên,
chúng tôi càng thắm thía rằng không có vấn đề nào là nan giải trong Tôn Giáo
Cao Đài, mà cái nan giải đây là ở chính quan niệm của chúng ta khi tiếp cận vấn
đề.
Nay Kính
@@@
THIỆT TƯỚNG CỦA ĐẠO CAO ĐÀI
“Về nguyên lý đạo pháp”.
Muốn
hiểu được căn cơ vấn đề nầy thiết tưởng phải căn cứ vào Thánh Ngôn hay văn bút
của Hội Thánh Cao Đài ban hành.
A-
VĂN BÚT HỘI THÁNH: CƠ SỞ XÁC ĐỊNH.
Văn
bút của Hội Thánh có thể chia làm hai diện:
*
Phần tổng quát:
Giúp
cho người học đạo hiểu và tin rằng khai mở Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ là để hoá giải
tất cả những nhu cầu chính đáng về vật chất và tinh thần của nhân loại trong
minh triết.
Tôn
giáo Cao Đài là một phát minh mới, tự trong lòng tôn giáo ẩn chứa nguồn cung vô
tận cho nhân loại đang có nhu cầu xây dựng một cuộc sống trong bác ái công
bằng.
*
Phần cụ thể:
Trích
từ Thiên Thơ định nghĩa thế nào là Tướng thiệt của Đạo Cao Đài.
Tiếp
theo là phần trích lục các văn bút chính thống của quí vị tiền bối.
I-
PHẦN TỔNG QUÁT.
1-
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển “TNHT”.
a-
Q.1. 18. 24 Avril 1926 “13-3- Bính Dần”.
Vốn
từ trước Thầy lập ra Ngũ chi Đại-Đạo là: Nhơn-đạo,Thần-đạo, Thánh-đạo, Tiên-đạo,
Phật-đạo.
Tuỳ
theo phong hoá cuả nhân loại mà gầy Chánh-Giáo, là vì khi trước Càn-vô đắc
khán, Khôn vô đắc duyệt, thì nhơn-loại duy có hành đạo nội tư phương mình mà
thôi.
Còn
nay thì nhơn-loại đã hiệp đồng. Càn-Khôn dĩ tận thức, thì lại bị phần
nhiều đạo ấy mà nhơn-loại nghịch lẫn nhau: nên Thầy mới nhứt định quy nguyên
phục nhứt ...
b-
(((TNHT Q.1.T.45. 12 tháng 8 năm Bính Dần
….
Bính - Thầy giao cho con lo một trái Càn-Khôn; con hiểu nghĩa gì không?...
Cười...
Một trái như trái đất tròn quay, hiểu không? Bề Kính tâm
ba thước ba tấc, nghe con, lớn quá mà phải vậy mới đặng, vì là cơ mầu nhiệm
Tạo-Hóa trong ấy, mà sơn màu xanh da trời; cung Bắc-Đẩu và Tinh-Tú vẽ lên
Càn-Khôn ấy. Thầy kể Tam-Thập-Lục-Thiên, Tứ-Đại-Bộ- Châu ở không-không trên
không khí, tức là không phải Tinh-Tú, còn lại Thất-thập-nhị-Địa và Tam-Thiên
thế giái thì đều là Tinh-Tú. Tính lại ba ngàn bảy mươi hai ngôi sao, con phải
biểu vẽ lên đó cho đủ. Con giở sách thiên-văn Tây ra coi mà bắt chước. Tại
ngôi Bắc-Đẩu con phải vẽ hai cái bánh lái cho đủ và sao Bắc-Đẩu cho rõ ràng.
Trên vì sao Bắc-Đẩu vẽ con mắt Thầy; hiểu chăng? Đáng lẽ trái ấy phải bằng
chai, đúc trong một ngọn đèn cho nó thường sáng; ấy là lời cầu nguyện rất qúi
báu cho cả nhơn-loại Càn-Khôn Thế-Giới đó; nhưng mà làm chẳng kịp, thì tùy con
tiện làm thế nào cho kịp đại-hội - Nghe à!
Còn
chư Phật, chư Tiên, Thánh, Thần đã lên cốt thì để dài theo dưới, hiểu không
con?
Đọc
hai đoạn Thánh Ngôn trích ra trên đây thiết tưởng môn đệ của Chí Tôn đủ tự tin
rằng: Cơ mầu nhiệm của tạo hoá đã đem xuống cho thế gian nầy & đặc để
trong Tôn giáo Cao Đài.
Vậy
thì mọi vấn đề chi nhân loại thắc mắc nói chung và cái thiệt tướng của Đạo Cao
Đài nói riêng .... phải có trong văn bút Cao Đài vậy.
2-
Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo .
PMCK:
…Hội
nguơn hữu Chí Linh huấn chúng …
(Nguơn
hội nầy “Tam Kỳ” do Đấng Chí Linh dạy… mà Đấng Chí Linh thì bày từ a đến z, từ
thậm thâm đến vô thượng đều chỉ tường tận… chỉ có môn sinh chịu học cùng không
mà thôi...)
…Kỳ
khai tạo nhứt linh đài...
Dạy
lần nầy nhứt định tạo ra sự khôn ngoan và tinh tấn… khi trãi bước trên đường
tấn hoá…
-
Khai cửu Đại Tường và Tiểu Tường:
Nắm
cây huệ kiếm gươm thần,
Dứt
tan sự thế nợ trần từ đây .
Nhứt
Cửu: …Khá tỉnh thức tiền duyên nhớ lại…
Nhị
Cửu: ….Thần im lìm dường nét thiều quang…
Tam
Cửu: …Hội Thánh minh giao sách trường xuân…
Tứ
Cửu: …Trừ quái khí roi thần chớp nhoáng
Bộ
Lôi Công giải tán trược quang…
Ngũ
Cửu: …Đắc văn sách thông thiên định địa….
Lục
Cửu: …Cung Lập Khuyết tìm duyên định ngự…
Thất
Cửu: …Kiến Chuẩn Đề thạch xá giải thi…
Bát
Cửu: …Cung Tận Thức thần thông biến hoá….
Cửu
Cửu: …Cung Trí Giác trụ tinh thần…
Tiểu
Tường: … Bồ Đề dạ dẫn hồn thượng tấn …
Đại
Tường: … Khai cơ tận độ cửu tuyền diệt vong ….
3
- Đạo Sử Q.2: T. 237: 29-7-B.D.
… Như Nhãn hiền đồ Thầy
không muốn nói với con bằng tiếng Hớn Ngôn vì tiếng An Nam từ đây Thầy cho là
Chánh Tự đặng lập Đạo của Thầy nên buộc phải nói rõ ràng với con.
Thời
kỳ dấu diếm Thiên cơ đã qua rồi…
II-
ĐỊNH NGHĨA “thiệt tướng Cao Đài” .
TNHT. Q. 2. T 83: Tây-Ninh(Thảo-xá
Hiền-Cung), ngày 23 Décembre 1931
…..
Các con phải nhớ rằng toàn Thế-giới Càn-khôn, chỉnh có hai quyền: trên là
quyền-hành Chí-Tôn của Thầy, dưới là quyền-hành của sanh-chúng. Thầy đã lập
hình-thể hữu-vi của Thầy, nghĩa là Hội-Thánh của Đại-Đạo ngày nay rồi thì Thầy
cũng phải ban quyền-hành trọn-vẹn của Thầy cho hình-thể ấy, đặng đủ phương
tận-độ chúng-sanh, còn các con cả thảy đều đứng vào hàng sanh-chúng, dưới
quyền-hành chuyển thế của đời, nghĩa là toàn nhơn-loại đồng quyền cùng Thầy, mà
tạo-hóa vạn-linh vốn là con-cái của Thầy, vậy thì vạn-linh cũng có thể đoạt-vị
vào hàng Thần, Thánh, Tiên, Phật đặng.
Trong
quyền-hành ấy có nhiều đẳng-cấp, nên khỏi phải chịu phẩm Người: ấy vậy Người là
chủ-quyền của vạn-linh. Thầy nói rõ: quyền Chí-Tôn là Thầy, quyền Vạn-linh là sanh-chúng, ngày nào quyền-lực Chí-Tôn đặng hiệp một cùng Vạn-linh thì
Đạo mới ra thiệt-tướng. Thầy đã ban quyền-hành Chí-Tôn của Thầy cho
hai đứa làm đầu Hội-Thánh là Giáo-Tông cùng Hộ-Pháp. Vậy thì quyền-hành Chí-Tôn
của Thầy đặng trọn-vẹn khi Giáo-Tông cùng Hộ-Pháp hiệp một. Còn cả nhơn-loại
thì là quyền lực Vạn-linh. Quyền-hành Chí-Tôn của Thầy, duy có quyền-hành
Vạn-linh đối-phó mà thôi.
B-
GIẢI ĐÁP VẤN ĐỀ
Phần
làm rõ thiết tưởng nên chia làm 02 diện:
*
Văn bút của các vị tiền bối.
*
Các Luật Lệ liên quan.
I-
Văn bút tiền nhân.
1-
Đức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt.
Diễn
văn ngày 08-4-Giáp Tuất “1934”.
Đạo
Sử Bà Nữ Đầu Sư Hương Hiếu Q.2 Trang 293. Bản in Hoa Kỳ.
... Bởi vậy mới rồi đây, Tệ
Huynh có đắc lịnh dạy bảo phải chỉ rõ phương diện chánh thể của Ðạo, xin giải:
Trước
đây, Tệ Huynh có nói Thầy lập Ðạo kỳ nầy phù hạp với dân trí ngày nay đã tăng
tiến khỏi Ngươn Tấn Hóa đến địa vị tối cao, cho nên chủ nghĩa Cựu Luật của các
Tôn Giáo hiện thời không đủ sức kềm chế đức tin của toàn nhơn loại.
Theo
chánh thể của ÐÐTKPÐ thì có ba Hội đã định quyền hành đặc biệt:
a).
Thứ nhứt là Hội Nhơn Sanh:
Trong
Hội Nhơn Sanh thì Chánh Phối Sư phái Thượng là Chủ Trưởng.
Hội
Viên thì từ Lễ Sanh đổ xuống Chánh Trị Sự, Phó Trị Sự, Thông Sự và người Phái
Viên thay mặt cho nhơn sanh.
Trong
Nội Luật Hội Nhơn Sanh của ba Chánh Phối Sư lập ra có chỉ rõ luật lệ. Ấy vậy từ
hàng Tín Ðồ cùng đồng nhi đều có người thay mặt đặng xem xét việc Ðạo rồi đệ
lên Hội Thánh phán đoán.
Vạn
vật cũng có ảnh hưởng trong Hội Nhơn Sanh vì người là Chúa của vạn vật. Xét kỹ
thì Thầy công bình không xiết kể và lo việc hóa sanh không ngằn không tận.
b).
Thứ nhì là Hội Thánh:
Trong
Hội Thánh thì có Thái Chánh Phối Sư làm Chủ Trưởng. Hội Viên thì từ Giáo Hữu,
Giáo Sư và Phối Sư thiệt thọ có trách nhậm hành chánh đặc biệt.
Trong
Nội Luật Hội Thánh của ba Chánh Phối Sư lập ra có chỉ rõ thức lệ. Hội Thánh có
quyền xem xét các việc của Hội Nhơn Sanh dâng lên và các việc hành chánh trong
Ðạo, rồi đệ lên Thượng Hội.
c).
Thứ ba là Thượng Hội:
Thượng
Hội thì cũng có Nội Luật chỉ rõ thức lệ. Trong Thượng Hội thì Giáo Tông làm Chủ
Trưởng, Hộ Pháp làm Phó Chủ Trưởng. Hội Viên thì có:
·
Thượng Phẩm
·
Thượng Sanh
·
Ba vị Chưởng Pháp
·
Ba vị Ðầu Sư
·
Và Ðầu Sư Nữ Phái
Không
cần nhắc thì chư Hiền Hữu Lưỡng Phái cũng hiểu rằng mấy Ðại Thiên Phong kể trên
đây có hành chánh phận sự lớn lao của mình thì mới đặng vào Thượng Hội.
Thượng
Hội để giúp Giáo Tông và Hộ Pháp điều đình cả nền Ðạo lớn lao của Thầy.
Thượng
Hội có quyền xem xét các điều nghị luận của Hội Thánh và Hội Nhơn Sanh rồi hoặc
đệ lên cho Giáo Tông và Hộ Pháp phê chuẩn hay là trả lại cho Hội Thánh định
đoạt lại.
Ba
Hội (Thượng Hội, Hội Thánh, và Hội Nhơn Sanh) toàn nhập lại theo thức lệ rành
rẽ thì gọi là Quyền Vạn Linh, chớ không phải ai muốn lập Hội Vạn Linh, tổ chức gì
theo ý riêng của mình rồi muốn đem ai lên làm Chủ Trưởng tổ chức gì cũng được.
Như
vậy thì có Luật lệ gì đâu? Mà không Luật lệ thì là không phải Ðạo.
Trên
ba Hội, thì có Giáo Tông và Hộ Pháp.
Giáo
Tông làm chủ Cửu Trùng Ðài thì lo việc Chánh Trị của Ðạo, có Chưởng Pháp và Ðầu
Sư ở trung gian giúp sức điều đình các Luật lệ truyền xuống cho ba Chánh Phối
Sư nắm trọn quyền hành chánh. Giáo Tông có quyền định đoạt trong việc Chánh Trị
của Ðạo.
Hộ
Pháp thì lo giữ Luật lệ của Ðạo cho khỏi sái Thiên Ðiều vì Luật lệ của ÐÐTKPÐ
ngày nay thì thế cho Thiên Ðiều.
Hộ
Pháp có quyền đặc biệt về ân xá cũng như Giáo Tông có quyền Chánh trị vậy.
Hộ
Pháp chưởng quản Hiệp Thiên Ðài, có Thượng Phẩm, Thượng Sanh và Thập Nhị Thời
Quân giúp sức.
Giáo
Tông và Hộ Pháp hiệp một là Quyền Chí Tôn.
Tệ
Huynh có thọ lịnh chỉ rõ phương diện Chánh thể của ÐÐTKPÐ của Thầy khai trong
buổi Hạ Ngươn chuyển thế đây y trên đó. Xin chư Hiền Hữu Lưỡng Phái rán nhớ và
lo phận sự, đừng sai luật Ðạo mà bị tội, và mình tuân trọn Luật Ðạo của Thầy
thì là món binh khí diệt tà quyền giả mị đó.
Tệ
Huynh xin nhắc lời tuyên ngôn của Ðại Từ Phụ hồi buổi ban sơ, Thầy có nói: "Thầy
lập Ðại Ðạo Tam Kỳ nầy là lập một cái trường công quả, nếu các con đi ngoài
trường công quả ấy thì không trông mong gì về cùng Thầy đặng".
Trường
công quả của Thầy có đôi bên: Một bên vô hình là các Ðấng Thiêng Liêng (Phật,
Tiên, Thánh, Thần) cũng lập công quả trong buổi chuyển thế nầy. Các Ðấng Thiêng
Liêng thường theo một bên chúng ta đặng ám trợ chúng ta về phần vô vi.
Còn
các việc hữu hình tại thế là các việc phải có thi hành như chúng ta bây giờ đây
mới làm đặng thì về phần chúng ta phải lo làm rồi có các Ðấng Thiêng Liêng ám
trợ.
Thí
dụ như đi độ rỗi nhơn sanh phải nói Ðạo cho người nghe, như phải lập mấy cuộc
để giúp thế đang nguy nan, như nhà trường dạy kẻ cô độc học, nhà thương, nhà
dưỡng lão cùng các nghề nghiệp cho đạo hữu có phương làm ăn đặng cơm tẻ ngày
hai, có áo quần che thân ấm cật.... thì chúng ta phải lo hết rồi các Ðấng
Thiêng Liêng ám trợ cho thành tựu….
b-
Diễn văn của Đức Hộ Pháp.
“
chủ toạ” kỳ Hội Nhơn Sanh năm Đinh Sữu (1937).
Ngày
nay Đấng Chí Tôn đến lập Đạo đặng nhìn nhận cả con cái của Người là cả thảy
Chúng Sanh. Thay vì lấy quyền hành Chí Linh mà làm chúa Người lại dụng tánh đức
thương yêu lấy lòng từ bi quãng đại, tôn con cái của Người vi chủ.
Nghĩa
là Người giao quyền hành của Người lại cho Chúng Sanh lập quyền cho con cái của
Người là Quyền Vạn Linh.
Quyền
Vạn Linh là gì?
Là
Tổng hợp cả 3 quyền:
1-
Quyền Hội Nhơn Sanh.
2-
Quyền Hội Thánh.
3-
Quyền Thượng Hội.
Quyền
Hội Nhơn Sanh: Tức là quyền của bậc Tín Đồ tới bậc Lễ Sanh.
Nghĩa
là từ phẩm hữu sanh tới Thượng Sanh.
Quyền
Hội Thánh: Tức là Quyền của bậc Giáo Hữu tới Đầu Sư.
Nhưng
Đầu Sư có đặc quyền làm đầu Chánh Trị Đạo. Vì đã vào Hội Thánh tức là bậc hữu
phẩm tới Thượng Phẩm.
Quyền
Thượng Hội: Tức là quyền Giáo Tông và Hộ Pháp. Còn dưới quyền Thượng Hội thì có
Chưởng Pháp là Tể Tướng của Thượng Hội. Nếu có điều chi trắc trở thì Quyền Chí
Tôn hỏi nơi Chưởng Pháp mà định đoạt chớ Chưởng Pháp không có quyền hành chi
cả.
Chưởng
Pháp phải hiểu cả tâm đức của Đời và Đạo mà liệu phương hoá giải (Conseil
Juridique) .
Cả
ba quyền hiệp lại thì đồng quyền cùng quyền Chí Linh Của Đấng Chí Tôn. Đối với
quyền Chí Tôn mà nó còn ngang phẩm thì dầu cho các Đấng Thiêng Liêng cũng còn
phải dưới quyền ấy nữa.
Ấy
vậy ngoài ra quyền Chí Tôn thì chẳng ai có quyền hành nào phong thưởng Thiên
Phong Chức Sắc của Hội Thánh. Duy có Đức Lý Giáo Tông và Đức Chưởng Đạo Nguyệt Tâm
Chơn Nhơn là hai Đấng đã có lịnh Chí Tôn cho được quyền phong thưởng thì phẩm
tước ấy mới nên giá trị.
Ngoài
hai Đấng ấy ra dầu cho một vị Đại Giác Kim Tiên hay là Cái Thiên Cổ Phật mà
không thừa mạng lịnh của Chí Tôn và không quyền hành nơi cửa Đạo nghĩa là không
lãnh mạng lịnh trong buổi Tam Kỳ Phổ Độ nầy thì không đặng quyền phép phong
tước cho ai tất cả.
Ngày
nay bọn Tã Đạo Bàn Môn phong thưởng chẳng do Thiên mạng đều là cơ quan tà giáo
mà thôi.
Cơ
phong thưởng là chỉ do nơi quyền Vạn Linh hiệp đồng hay là hay là quyền Chí Tôn
chớ chẳng phải ai muốn phong thưởng cũng đặng…
Đức
Hộ Pháp lại tiếp: Từ đây cả quyền thăng thưởng trong Hội Thánh hay là Nhơn Sanh
cũng vậy Chí Tôn đã nấy giao quyền cho vạn linh. Đức Lý Giáo Tông đã mật lịnh
cho Bần Đạo làm như vậy rồi mới đem lên cho quyền Chí Tôn phong thưởng mà thôi.
Bần Đạo chỉ có quyền phong thưởng tới bậc Lễ Sanh còn từ bậc Giáo Hữu đổ lên
Bần Đạo xin rữa tay không còn quyền hành chi hết.
Bần
Đạo xin trạng vẽ ba quyền hành ấy ra đây cho toàn Đạo rõ thấy:
CHÍ
LINH ĐỐI VỚI VẠN LINH.
Bát
(CHÍ TÔN)
Quái
(Các Đấng Thiêng Liêng) {Quyền Đạo}.
Đài.
(Giáo Tông và Hộ Pháp)
Cữu
Trùng (Giáo Tông và Hộ Pháp)
Đài
và Hiệp (Hội Thánh) {Q.Thánh Thể
Thiên
Đài. (Chúng Sanh) tức Q. Hội Thánh}.
(Lễ
Sanh)
id
Chức Việc) {Quyền Thế}.
(Tín
Đồ)
Quyền
Chí Tôn: Luật Thiên Điều tức là Thiên luật.
Quyền
Hội Thánh: Luật Hội Thánh.
Quyền
Nhơn sanh: Thế luật và Tân Luật.
a-
Cả Thánh giáo tổng hợp lại là Luật của Chí Tôn tức Thiên Luật.
b-
Lập Thánh Thể của Người rồi Người lại dạy Đức Lý Giáo Tông lập Tân Luật cùng
Đạo Nghị Định ấy là Luật của Hội Thánh với Luật hành động từ 12 năm nay.
c-
Luật của Chúng Sanh là Luật Đời (Code pénal), tổng hợp lại với Luật Đạo.
II-
Xác Định Quyền Vạn Linh & Quyền Chí Tôn
Muốn
dẫn chứng CHÍNH XÁC phải rút từ hai trích đoạn :
1-
Đức Quyền Giáo Tông :
Trên
ba Hội, thì có Giáo Tông và Hộ Pháp
2-
Đức Phạm Hộ Pháp :
Trừ
hai vị Đại Thiên phong là Giáo Tông và Hộ Pháp đã thay quyền Chí Tôn tại thế
ra, cả ba Hội Công Đồng mới có quyền Vạn linh đủ phép.
3-
Kết Luận:
a-
Quyền Chí Tôn là quyền của Hộ Pháp và Giáo Tông trong Thượng Hội. Đó là QUYỀN
CHÍ TÔN TRONG NHÂN THẾ VẬY. “Hay Chí Linh trong nhân thế”
b-
Quyền Vạn Linh từ Phẩm Chưởng Pháp trong Thượng Hội xuống cho đến Hội Nhơn Sanh.
4-
Điều cần lưu ý: (Chứng minh từ Luật lệ có liên quan)
a-
Danh xưng của Giáo Tông và Hộ Pháp trong Thượng Hội.
-
Giáo Tông là Hội Trưởng của Thượng Hội.
-
Hộ Pháp là Phó Hội Trưởng của Thượng Hội.
*
Về cơ cấu nhân sự hai vị nầy ở trong Thượng Hội.
*
Nhưng về quyền lực hai vị hiệp lại thì ở trên Thượng Hội.
(Ba
Hội nhưng có thể đến 04 công đoạn …)
Điều
nầy được chứng minh qua: Cách thức bỏ thăm của Thượng Hội.
[[[[[
Điều Thứ Mười:
Trong
mổi việc chừng cả Hội viên tỏ hết ý kiến và bàn luận rồi thì Hộ Pháp và Giáo
Tông có ý kiến chi thì mới bày tỏ ra sau rốt. Chừng rồi Hội trưởng định bỏ
thăm, bên nào phần đông thì Thượng Hội tuân theo.
Điều
Thứ Mười Một:
Giáo
Tông và Hộ Pháp hiệp một thì là quyền Chí Tôn nên không có bỏ thăm. Nếu cả ba
hội phản khăc nhau thì quyền Chí Tôn nghĩa là của Giáo Tông và Hộ Pháp hiệp một
chủ định thể nào thì Chánh Trị của Đạo y theo thế ấy. Còn như quyền hành Giáo
Tông và Hộ Pháp phản khắc nhau nữa thì cả thảy về chánh trị và chúng sanh đều
bị huỷ bỏ.
Chừng
ấy Hội Nhơn Sanh, Hội Thánh, Thượng Hội phải nhóm lại mà định đoạt sửa cải lại
nũa.
Nếu
có việc chi trái Luật Đạo thì Giáo Tông và Hộ Pháp hiệp cùng nhau đặng trọn
quyền ban truyền xuống cho Đầu Sư định đoạt lại.
Điều
Thứ Mười Bốn:
Sau
khi hội Thượng Hội thì Giáo Tông và Hộ Pháp phải đình Hội lại 15 phút đồng hồ
đặng hai người vào Đại Điện mật nghị rồi phải trở ra cho Thượng Hội hay những
điều của hai đàng nhứt tâm quyết định.
Phân
tích sẽ thấy thượng hội có hai cấp: biểu
quyết và phán quyết.
-
Từng phần: khi thảo luận. “biểu quyết”.
-
Chung cuộc: khi hội xong. “phán quyết”
a-
Biểu quyết từng phần: “điều 10”.
Sau
khi bàn luận theo thứ tự đã định xong rồi thì Giáo Tông cho bỏ thăm. Bên nào có
số thăm nhiều thì thượng hội tuân theo.
“Chỉ
có các Nghị Viên Bỏ thăm còn Giáo Tông và Hộ Pháp thì không bỏ thăm”.
b-
Biểu quyết chung cho cả cuộc hội: “Điều 11 và 14”
Theo
điều 11:
+
Giáo Tông và Hộ Pháp không bỏ thăm nhưng lại phán quyết trong cả 2 trường hợp:
-
Thượng Hội không thống nhất với quyết định hai hội trước.
-
Thượng Hội thống nhất với quyết định hai hội trước.
+
Khi Giáo Tông và Hộ Pháp cùng phán quyết thì lại xảy ra hai trường hợp:
-
Hai vị có cùng chung một phán quyết.
-
Hai vị không cùng chung một phán quyết.
Theo
điều 14:
Dù
theo trường hợp nào thì trước khi bế mạc cả Thượng Hội cũng phải đình lại 15
phút để chờ hai vị Hộ Pháp và Giáo Tông vào đại điện mật nghị và công bố phán
quyết ngay sau đó. (chú ý: Ở HNS và HHT khi điều gì đã được thông qua
của toàn hội thì khi bế mạc được giữ y không có việc xét lại …)
Kết
quả ở Thượng Hội không phụ thuộc vào biểu quyết của các Nghị Viên Thượng Hội mà
tuỳ thuộc vào quyền Chí Tôn tại thế sau khi hai vị vào đại điện mật nghị. Đây
là điều mà hai hội bên dưới không có và cũng là công đoạn thứ tư trong ba hội
vậy]]]]]
b-
Thái Chánh Phối Sư trong Hội Thánh. (Theo Nội Luật)
Khi
bỏ thăm các Nghị Viên chia thành 02 hệ. (Cửu Trùng Đài & Hiệp Thiên Đài)
Hệ
của Cửu Trùng Đài biểu quyết riêng.
Thái
Chánh Phối Sư ở trong Hội Hội Thánh là nhân sự của Cửu Trùng Đài nên bỏ thăm
theo luật lệ chung.
(Nghị
Trưởng Hội Hội Thánh theo chổ chúng tôi hiểu thì chỉ có ¼ lá phiếu.
Tại
sao là ¼ lá phiếu?
Vì
Hiệp Thiên Đài và Cửu Trùng Đài mổi bên ½ quyền quyết định .
Mà
Nghị Trưởng Hội Hội Thánh là nhân sự Cửu Trùng Đài nên chỉ có ½ quyền quyết
định cho ½ quyền của Cửu Trùng Đài .
[½
trong quyền riêng của Cửu Trùng Đài + ½ trong quyền chung= ¼]
Kết
luận: ¼ lá phiếu có ý nghĩa như vậy).
c-
Thượng Chánh Phối Sư trong Hội Nhơn Sanh:
Khi
bỏ thăm: Toàn thể nghị viên của ĐHNS là một khối khi biểu quyết. Một vấn đề khi
bỏ thăm thì cần 50% số người hiện diện cộng thêm vào một lá thăm nữa thì việc
ấy được công nhận. Khi vấn đề đã được công nhận thì Nghị Trưởng không có quyền
bỏ phiếu.
Nghị
Trưởng của Hội Nhơn Sanh là Thượng Chánh Phối Sư chỉ tham gia biểu quyết khi nào
cuộc biểu quyết rơi vào trường hợp 50% thuận và 50% không thuận.
Phiếu
của Thượng Chánh Phối Sư là phiếu dự bị để giải quyết khi số phiếu hai bên
ngang nhau. (Nghị Trưởng Hội Nhơn Sanh chỉ có ½ lá phiếu)
@
@ @
Kết
luận: Từ lời dạy của Đức Chí Tôn trong TNHT về TƯỚNG THIỆT CAO ĐÀI chúng tôi đã
căn cứ vào Pháp Luật Tôn giáo để hiểu:
1- Quyền Chí Linh trong
nhân thế là Quyền Giáo Tông và Hộ Pháp hiệp một.
2-
Khi ý muốn của Quyền Vạn Linh phù hợp với
ý của Quyền Chí Tôn tại thế (Giáo Tông
và Hộ Pháp) thì đạo ra thiệt tướng.
Đó
là ý nghĩa của Tướng Thiệt Cao Đài “Về Luật Pháp & Tổ chức – từ đó mới có quyết sách cho nội dung Chánh Trị
Đạo” hầu giúp nhau gọi cho đúng tên.
Đạo
Pháp Vô Biên cho nên hẳn nhiên là sẽ còn nhiều công trình tìm hiểu sâu xa hơn
nữa vậy ./.
(XEM
tiếp bài GIÁO TÔNG CẦM QUYỀN CHÍ TÔN TẠI THẾ ...)
@@@
LỜI
BỔ SUNG:
1-
Tham khảo thêm:
Phần
mở đầu Thượng Hội có đoạn: Cửu Trùng Ðài là hình thể hửu vi của Ðấng Chí Tôn
chia ba hội: 1- Hội Nhơn Sanh. 2- Hội Thánh. 3- Thượng Hội.
Ba
hội nầy hiệp cùng nhau là hình thể hữu vi của Ðấng Chí Tôn…
2-
Sau khi trình bày đề tài một thời gian thì chúng tôi “ngộ” ra rằng: Tướng thiệt
của Đạo là chánh trị đạo.
Chánh
trị đạo có thể hiểu:
-
Cơ chế để nhóm họp, bàn thảo.
-
Nội dung bàn thảo.
-
Các cơ quan của chánh trị đạo.
-
Hành chánh tôn giáo.
Như
vậy phần chúng tôi trình bày trên là cơ chế để ba hội lập quyền bàn thảo về nội
dung của chánh trị đạo.
Từ
có nội dung của chánh trị đạo thì các cơ quan của chánh trị đạo là Hành Chánh,
Phước Thiện, Phổ Tế và Tòa Đạo tùy nhiệm vụ mà thực thi về mặt chuyên môn.
Còn
mặt Hành Chánh tôn giáo thì tùy vào cấp Trung Ương, Trấn, Châu, Tộc hay Hương
mà tiến hành theo khuôn viên đã định.