Trang

Thứ Tư, 6 tháng 11, 2019

2934. TẠP CHÍ LUẬT KHOA THIẾU TÍN NGHĨA

TẠP CHÍ LUẬT KHOA KHÔNG GIỮ CHỮ TÍN.

Ngày 06/10/2019 Tạp Chí Luật Khoa có đăng bài: Nguồn gốc đạo Cao Đài giữa đất Nam Kỳ của ông Trần Phương viết.
Tôi có góp ý về 03 điều không chính xác trong bài viết.
Vào ngày 12/10/2019 Ban Biên Tập Email hẹn trả lời trong một tuần. 
Đến nay 06/11/2019 BBT không hề trả lời.
Nghĩa là BBT tạp chí Luật Khoa đã không giữ chữ TÍN trong giao thiệp.

Sau đây là bài viết chỉ ra điều không đúng trong bài viết của ông Trần Phương.
Nếu ông Trần Phương có đọc được bài nầy xin ông thảo luận với tôi qua email: hoabinhchungsong220513@yahoo.com
hay Whatsapp: +1 469 642 4667.
Tôi sẳn lòng hầu đáp với ông để tiến đến sự thật.
@@@


Kính Ban Biên Tập Tạp Chí Luật Khoa.
Kính ông Trần Phương.
Xin thành thật cảm ơn ông Trần Phương và Ban Biên Tập đã đăng bài: Nguồn gốc đạo Cao Đài giữa đất Nam Kỳ ngày 10/06/2019 để giới thiệu nền đạo ra công chúng.
Các vị lập ra Tạp Chí Luật Khoa với mong muốn dân tộc Việt Nam ngày một tốt đẹp hơn nên bài viết có chọn lọc, có độ tin cậy cao. Chúng tôi trân trọng mục đích ấy nên xin phép có đôi lời về bài viết nêu trên.
Thưa quý vị.
Để có một cái nhìn chính xác về Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ (ĐĐTKPĐ) hay còn còn gọi tắt là Đạo Cao Đài (ĐCĐ) lập đêm 14 rạng 15 tháng 10 năm Bính Dần (18/19 tháng 11 năm 1926) tại Chùa Gò Kén, Làng Long Thành Tỉnh Tây Ninh trong hoàn cảnh hiện nay chúng tôi xin phép có mấy đề nghị sau:
1/ Xin căn cứ vào chính các văn bản của Hội Thánh Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ ban hành (có con dấu kiểm duyệt). Những văn bút không do Hội Thánh ban hành  đều là nguồn tham khảo, bởi vì những văn bút nầy lắm khi trái hẳn với nội dung của Hội Thánh Cao Đài. (Chú thích 1: Chương trình Hiến Pháp 1928).
2/ Những sách viết về Đạo Cao Đài do Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý 171/b Cống Quỳnh TP HCM xuất bản lại càng phải cẩn thận hơn, bởi lẽ nơi nầy do điệp viên cao cấp của cộng sản tên Đinh Văn Đệ bí danh U4 nắm quyền điều khiển để phục vụ cho nhiệm vụ chinh trị của đảng cộng sản Việt Nam. Mà cộng sản chủ trương vô sản hóa người dân còn Đạo Cao Đài chủ trương hữu sản hóa người dân cả về vật chất lẫn tinh thần. (Chú thích 2: Bài từ Việt Nam Thời Báo ngày 18/8/2015)
3/ Phân biệt Đạo Cao Đài lập năm 1926 với Chi phái do nhà nước cộng sản Việt Nam lập ra vào năm 1997 đang chiếm Tòa Thánh Tây Ninh của Đạo Cao Đài 1926. Hội Thánh Em Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ đang kiện người lãnh đạo của chi phái 1997 là ông Nguyễn Thành Tám và tổ chức Chi phái 1997 ra Tòa án bang TX (Hoa Kỳ). (Chú thích 3: 02 trát Tòa).
Bây giờ xin phép đi vào nội dung bài viết:
Ông Trần Phương viết:
Một tôn giáo do những người Việt ở Nam Kỳ sáng lập. (chú thích ảnh đầu)
Ông cũng viết:
Đạo Cao Đài không có một giáo chủ bằng xương thịt như nhiều tôn giáo khác. (dòng 5)
Hai câu nầy không đúng với ĐĐTKPĐ. Chúng tôi xin phép làm rõ:
Nguồn gốc Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ.
Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ (ĐĐTKPĐ) hay còn gọi tắt là Đạo Cao Đài (ĐCĐ) do Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế dùng cơ bút lập ra vào đêm 14 rạng 15 tháng 10 năm Bính Dần (18/19 tháng 11 năm 1926) tại Chùa Gò Kén, Làng Long Thành Tỉnh Tây Ninh. Các môn đệ chỉ thừa hành không phải tự ý lập ra. Nhứt nhứt đều do lịnh Thầy (Đức Chí Tôn).
Theo cách lập pháp của Thượng Đế thì Đạo Cao Đài là một tôn giáo pháp quyền, từ bậc Giáo Tông cho đến phẩm Đạo Hữu đều trong một khuôn luật. Đạo Cao Đài dùng luật trị người để chấm dứt cảnh người trị người. Đạo có thể pháp và bí pháp để xây dựng xã hội hòa bình, dân chủ, tự do trong buổi năm châu chung chợ, bốn biển chung nhà. Đạo có công thức, có bộ máy hành chanh để xây dựng nhân quyền cho nhân loại theo qui luật cung cầu (Lập quyền cho nhân loại).
Đạo Cao Đài được xây dựng theo Luật Tam Thể (Nhứt thân tam thể) nên tương liên, tương tiếp, tương tùy với nhau như một cơ thể sống. Một cái móng tay, sợi tóc cũng chung nhau trong một cơ thể. Hồn, xác và chơn thần của đạo thể hiện qua 03 đài:
Bát Quái Đài là hồn của đạo do Đức Chí Tôn vi chủ. Bát Quái Đài nắm quyền Lập pháp. Nên Ngài là Giáo Chủ tối cao của nền đạo. Ngài dùng cơ bút tại Cung Đạo Tòa Thánh Tây Ninh để nắm chủ quyền của đạo.
Hiệp Thiên Đài là chơn thần của đạo, một đầu nối với Bát Quái Đài (bằng cơ bút) một đầu nối với Cửu Trùng Đài nên gọi là bán hữu hình. Hiệp Thiên Đài do Đức Chí Tôn chủ quản Ngài giao cho Hộ Pháp Chưởng Quản phần hữu hình Hiệp Thiên Đài để kiểm soát về pháp luật đạo nên nắm quyền Tư pháp.
Cửu Trùng Đài là phần xác của đạo. Cửu Trùng Đài cũng có hai phần: Phần vô vi do Đức Lý Đại Tiên nắm quyền (do sự sắp xếp của Chí Tôn và Đức Lý). Phần hữu hình do phẩm Giáo Tông Chưởng Quản Cửu Trùng Đài. Theo pháp luật đạo thì phẩm Đầu Sư (Nam Phái) và phẩm Chưởng Pháp có quyền ứng cử; sau đó toàn đạo công cử. Trường hợp có công đức lớn sẽ do thiêng liêng phong thưởng bằng cơ bút tại Cung Đạo Tòa Thánh Tây Ninh. Cửu Trùng Đài nắm quyền Hành pháp.
Hai quyền Giáo Tông (hữu hình) và Hộ Pháp hiệp lại là quyền Chí Tôn tại thế (Luật Thượng Hội).
Khi Đức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt (thế danh Lê Văn Trung) đăng tiên toàn đạo công cử Đức Hộ Pháp nắm luôn Quyền Chưởng quản Cửu Trùng Đài và được Đức Lý Giáo Tông chuẩn thuận. Khi Đức Hộ Pháp nắm quyền Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài Hiệp Thiên và Cửu Trùng thì Ngài nắm quyền Chí Tôn tại thế nên Ngài là Giáo Chủ Đạo Cao Đài (về mặt hữu hình).
Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc là Giáo Chủ Đạo Cao Đài.
Đây là điểm mà rất nhiều văn bút các thế hệ trước từ các chi phái liên quan đến ĐĐTKPĐ không nghiên cứu kỷ về thể pháp và bí pháp của đạo, họ nhận định phiếm diện một vài câu riêng lẽ rồi phủ nhận vai trò Giáo Chủ hữu hình của Đức Hộ Pháp và gây ra ngộ nhận.
Nếu Đạo Cao Đài mà không nhìn nhận Đức Hộ Pháp là Giáo Chủ Hữu Hình từ năm 1934 thì Đạo Cao Đài:
1/ Không có cách thế chi để làm sáng tỏ món quà vô giá mà Thượng Đế trao nhân loại: Cung ứng bài bản để chỉnh sửa thân tâm cho người đạo (tu thân). Cung ứng bài bản để xây dựng xã hội hòa bình, dân chủ, tự do. Nếu như thế đạo chỉ là một hư danh để làm dáng chớ chẳng hề có một thực lực để thực hiện cuộc cách mạng nhơn nghĩa qua 05 phương án: gia cư, mưu sinh, giáo huấn, kiến thiết và tôn giáo để nâng cao dân đức, dân trí và dân sinh tại Châu Thánh Thánh Địa. (Chú thích 4).
2/ Không có Đền Thánh còn gọi là Tòa Thánh Tây Ninh. Không có toàn bộ Nội Ô Tòa Thánh Tây Ninh. Không có Trí Huệ Cung, Trí Giác Cung và địa diểm Vạn Pháp Cung. Không có các chợ trong vùng Châu Thành Thánh Địa, đặc biệt là không có Long Hoa Thị để trưng bày các phát minh xây dựng nền văn minh mời: Văn minh Cao Đài Giáo. Không có sơ đồ 40 cây số vuông cho Thủ đô tôn giáo. Nhờ có quyền uy của Giáo chủ mà ngày sau nầy không một thế lực nào có đủ quyền thay thế những thể pháp của Giáo Chủ (Đức Hộ Pháp) gầy dựng ra theo lịnh Thầy.
3/ Không có Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo. Không có Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh để thể hiện Vạn Linh hiệp với Chí Linh (Trời Người đồng trị). Không có kho tàng triết học Cao Đài Giáo mà Đức Hộ Pháp để lại.
Triết lý Cao Đài do Thượng Đế và các Đấng trao truyền; nhưng triết học Cao Đài Giáo nên hình là từ các bài thuyết đạo của Đức Hộ Pháp để lại. Nhà cầm quyền cộng sản cấm hẳn việc phổ biến các bài thuyết đạo của Đức Hộ Pháp chính là vì tư tưởng LẬP QUYỀN DÂN; DÂN MẠNH của Đức Hộ Pháp gầy dựng cho hậu tấn.
4/ Không có Quân đội Cao Đài để bảo vệ người Đạo Cao Đài giữa hai làn đạn: Thực dân Pháp và cộng sản. Không có việc Cựu Hoàng Bảo Đại từ Hong Kong về miền Nam làm Quốc Trưởng để bảo vệ miền Nam khỏi rơi vào tay cộng sản. Khi Quốc Trưởng Bảo Đại phong cho ông Ngô Đình Diệm làm Thủ tướng có Đức Hộ Pháp làm nhân chứng cho lời dặn dò của của Quốc Trưởng và lời thề của ông Ngô Đình Diệm (Paris 1954). Chính Đức Hộ Pháp đã lập ra Quốc Sự Vụ để rất nhiều trí thức của Việt Nam về Tòa Thánh Tây Ninh sinh hoạt và không bị tàn sát. Chắn chắn là Tòa Thánh Tây Ninh sẽ làm mồi cho binh lửa.
5/- Trong cuộc tranh đấu cho tự do tôn giáo tại Việt Nam hiện nay nhờ hấp thụ giáo lý đạo, cách lập pháp của đạo và các bài thuyết đạo của Đức Hộ Pháp hun đúc mà Khối Nhơn Sanh và Hội Thánh Em Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ chủ động đứng lên tranh đấu chứ không phải chờ đợi sự hướng dẫn hay xin lịnh của Chức Sắc.
Nhờ tinh thần dân chủ, dân mạnh của Đức Hộ Pháp, đặc biệt là chiến lược Đạo Thành Ngoài Thành Vào  mà người đạo chủ động, tự tin để đi tìm kiếm sự giúp đở từ các hiền nhân quân tử ngoài tôn giáo, trong đó có tổ chức BPSOS do TS Nguyễn Đình Thắng làm Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch và các đồng sự của ông đã hỗ trợ tận tình để đưa vấn đề của Đạo Cao Đài bị ăn cắp căn cước, bị chiếm Tòa Thánh ra Quốc Hội Hoa Kỳ, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, và cơ quan nhân quyền Liên Hiệp Quốc nên đẩy lùi sự vi phạm của chi phái 1997. Nhà cầm quyền hiện nay không thể cưỡng lý khi người đạo vận dụng các lời dạy mạnh mẽ của Đức Hộ Pháp mà Thánh Lịnh 257 là một điển hình.
6/ Ngày 13/9/2019 Ông Timothy Liston Phó Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ (SaiGon) đến Toà Thánh Tây Ninh dự Lễ Hội Yến Diêu Trì Cung. Ngay tại nơi chi phái 1997 chiếm cứ ông nhận định rằng:
Tất cả chúng ta giữ theo những nguyên tắc cơ bản của Đạo Cao Đài. Đó là các nguyên tắc về bao dung, cùng tồn tại và tôn trọng nhân phẩm của mỗi con người. Những nguyên tắc sống cơ bản này giúp thành nền tảng cho một xã hội hiện đại. (hết trích).
Những nguyên tác đó chính là nhờ Đức Chí Tôn chỉ dạy và Đức Hộ Pháp tiếp nhận rồi hướng huấn cho người Đạo Cao Đài 1926 truyền bá.
Tóm lại:
Chính Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế thâu nhận một số môn đệ rồi dạy lập ra Đạo Cao Đài. Các bài bản của tôn giáo từ thể pháp đến bí pháp do Thượng Đế và các Đấng Thiêng Liêng bố trí. Các môn đệ chỉ là người thừa hành.
Đức Hộ Pháp là Chưởng quản Hiệp Thiên Đài. Từ năm 1934 được toàn đạo công cử cầm luôn quyền Chưởng Quản Cửu Trùng Đài và được thiêng liêng chấp thuận thì Ngài là Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài Hiệp Thiên và Cửu Trùng là Quyền Chí Tôn tại thế nên Ngài là Giáo Chủ Đạo Cao Đài (về mặt hữu hình). Nhờ có quyền Giáo chủ nên Ngài mới đủ quyền uy xây dựng Đạo Cao Đài với bản sắc trong lành để cung ứng bài bản lập nền Văn Minh Cao Đài Giáo phù hợp nhân quyền mà nhân loại tìm kiếm trong thời toàn cầu hóa./.
Texas ngày 07/10/2019.
Hội Thánh Em Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
Liên lạc:
Email: hoabinhchungsong220513@yahoo.com
Whatsapp: +1 469 642 4667. (Ban Truyền Thông).
Còn tiếp phân tích câu:
Vị môn đồ đầu tiên đó chính là ông Ngô Văn Chiêu, sau này là “anh cả” của tất cả tín đồ Cao Đài.
CÁC CHÚ THÍCH:
Chú thích 1:
CHƯƠNG TRÌNH HIẾN PHÁP (1928).
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
CHƯƠNG THỨ V
Ðiều thứ 22: -Nghiêm cấm trong Ðạo không ai đặng lấy danh Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ và dùng THIÊN ÂN, THIÊN NHÃN mà đề vào bìa Kinh sách, Bố cáo, vân vân... hay là in Thánh Tượng, Kinh sách (bán hoặc phát không) nếu Kinh sách và Thánh Tượng ấy không có trình ban kiểm duyệt xem xét trước và đóng con dấu kiểm duyệt.
Ðiều thứ 23: -Ai phạm nhằm hai điều lệ trên đây thì các Kinh sách, Tượng ấy phải đem nạp cho Tổng Lý hủy bỏ. Người có lỗi ấy sẽ giao về Bình Viện phân đoán, chiếu theo điều lệ thứ 9 (Chương III)
Thảng như người ngoại Ðạo mà phạm nhằm điều lệ thứ 22 thì Quản Lý Nội Viện chạy tờ Châu Tri cho Chư Ðạo Hữu các nơi biết, mà không dùng đến Kinh sách, Tượng in sái phép ấy.
Ðiều thứ 24: -Kể từ ngày ban hành "Chương Trình Hiến Pháp" duy có một mình Hội Thánh "Cửu Trùng Ðài" được quyền in Kinh sách, Tượng để hiệu "Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ".
Xin xem đầy đủ tại link:
Chú thích 2:
hay:
Chú thích 3:
Trát Tòa gởi đến ông Nguyễn Thành Tám,



Trát Tòa đã gởi đến tổ chức Cao Đài 1997.
Chú thích 4: Xây dựng vùng Châu Thành Thánh Địa.



NGUYÊN VĂN BÀI CỦA TẠP CHÍ LUẬT KHOA. 

LINK: https://luatkhoa.org/2019/10/nguon-goc-dao-cao-dai-giua-dat-nam-ky/

Nguồn gốc đạo Cao Đài giữa đất Nam Kỳ

Published

  

on

 
Một tôn giáo do những người Việt ở Nam Kỳ sáng lập.

Đạo Cao Đài là một tôn giáo mới phát triển gần 100 năm nay. Tôn giáo này bắt nguồn từ một hoạt động đến nay vẫn còn nhiều bí ẩn là cầu cơ và chấp bút.

Đạo Cao Đài ra đời vào những năm 1920 từ các buổi cầu cơ của một số công chức người Việt ở Sài Gòn. Từ những đàn cơ này đã hình một tôn giáo mới với triết lý độc đáo.

Đạo Cao Đài không có một giáo chủ bằng xương thịt như nhiều tôn giáo khác. 

Theo lịch sử của tôn giáo này, đạo Cao Đài lúc khai sinh có 13 tín đồ nhận thông điệp của một đấng tối cao là “Cao Đài Tiên ông Đại bồ tát Ma ha tát”. Theo đó, đấng tối cao này sẽ thông qua cơ bút [cầu cơ và chấp bút] để hướng dẫn tín đồ phát triển đạo Cao Đài trong những ngày đầu thành lập.

Cụm danh xưng “Cao Đài Tiên ông Đại bồ tát Ma ha tát” thể hiện sứ mệnh của đạo Cao Đài là dung hợp Tam Giáo (trở về nguồn gốc chỉ có một tôn giáo): Cao Đài là đại diện cho Nho giáo, Tiên ông là đại diện cho Lão giáo, Đại bồ tát Ma ha tát là đại diện cho Phật giáo. Đấng tối cao này của đạo Cao Đài còn được gọi là “Ngọc Hoàng Thượng Đế” hay “Đức Chí Tôn”.

Tín đồ của đạo Cao Đài tin rằng “Ngọc Hoàng Thượng Đế” là người tạo ra vũ trụ, loài người và các tôn giáo. Vì vậy, sứ mệnh của Cao Đài ngoài đưa ba tôn giáo trở về một gốc thì còn có hiệp nhất năm đạo lớn thành một: Phật Đạo (đại diện là Phật Thích Ca), Tiên đạo (đại diện là Lý Bạch), Thánh đạo (đại diện là Jesus Christ), Thần đạo (đại diện là Khương Tử Nha) và Nhơn đạo (bao gồm bảy cái ngai sơn son thếp vàng đặt trong nơi cử hành nghi lễ ở Tòa Thánh Tây Ninh – còn gọi là Cửu Trùng Đài – dành cho bảy chức sắc cao cấp của đài này).

Những nhân vật được đạo Cao Đài thờ phượng và 7 cái ngai ở Cửu Trùng Đài trong tranh thờ của đạo này thể hiện tính mở, hòa hợp nhiều tôn giáo với sứ mệnh “Đại đạo Tam Kỳ Phổ Độ”. Ảnh: Caodai.net.

Chính vì hai sứ mệnh trên mà đạo Cao Đài nhận mình là đạo cứu rỗi loài người lần thứ ba. Bạn dễ thấy dòng chữ “Đại đạo Tam Kỳ Phổ Độ” được đặt trang trọng trước cửa chính vào Tòa Thánh Tây Ninh, hay ở bất kỳ tòa thánh nào của đạo này.

Kỳ phổ độ thứ ba này xuất phát từ niềm tin “Ngọc Hoàng Thượng Đế” đã tạo ra ba kỳ cứu rỗi loài người. Hai kỳ trước “Đức Chí Tôn” đã cho sự xuất hiện của những nhân vật đại diện cho Nhơn Đạo là Văn Tuyên Đế Quân rồi đến Khổng Tử; Tiên Đạo là Hồng Quân Lão Tổ rồi đến Lão Tử; và Phật Đạo là Nhiên Đăng Cổ Phật rồi đến Thích Ca.

Nhưng đến thời kỳ thứ ba thì ba tôn giáo này sẽ trở lại nguồn gốc của nó là một đạo duy nhất là đạo Cao Đài.

Đạo Cao Đài là một tôn giáo có hệ thống giáo lý bài bản, quy định chặt chẽ, tổ chức phức tạp, bao gồm những nghi lễ cầu kỳ, thần bí, nhuốm màu Đạo giáo.

Gốc rễ sự ra đời của Cao Đài Giáo đã bắt nguồn phần lớn từ những biến cố của miền đất phóng khoán vừa được khẩn hoang Nam Kỳ Lục Tỉnh.

Nam Kỳ – miền đất đa tín ngưỡng

Đất Nam Bộ ngày nay, ngày xưa gọi là Nam Kỳ, được tạo dựng nhờ những người khẩn hoang từ thế kỷ XVII. Từ đó đến đầu thế kỷ XX, Nam Kỳ đã dung nạp những người khẩn hoang can đảm đến từ nhiều địa phương, mang theo văn hóa, tín ngưỡng khác nhau đã tạo nên một vùng đất cởi mở, dễ chấp nhận sự khác biệt.

Khi người Pháp chiếm Nam Kỳ vào cuối thế kỷ XIX. Lúc đó, Nam Kỳ đã là một vùng đất đa tín ngưỡng, người Khmer theo Phật giáo tiểu thừa; người Chàm theo ảnh hưởng của Ấn giáo, Hồi giáo, Phật giáo; tín đồ Thiên Chúa giáo lánh nạn diệt đạo của triều đình; những người Hoa phản Thanh phục Minh đến chung sống với người Việt đã chịu ảnh hưởng của Tam giáo (Phật giáo, Khổng giáo và Nho giáo), trọng tình nghĩa huynh đệ, trung can nghĩa khí.[1]

Không chỉ duy trì sự hòa đồng về tôn giáo, người dân còn chấp nhận, khám phá những tín ngưỡng mới nhằm chung sống với cảnh loạn ly khi người Pháp cai trị đất Nam Kỳ: Thế Chiến thứ Nhất bùng nổ ở châu Âu, sự cai trị hà khắc của người Pháp, phong trào chống Pháp quyết liệt ở miền Nam, phong trào Duy Tân truyền cảm hứng cải cách xã hội, v.v.

Với tương lai bất ổn như vậy, dân chúng dễ tin vào những thế lực siêu nhiên để an toàn giữa cuộc ly loạn. Hồ Lê đã mô tả niềm tin những người dân Nam Kỳ tin vào thế lực siêu nhiên như sau: “Trong bối cảnh [chiến tranh, nghèo đói, áp bức] như vậy, người dân Nam Bộ [Nam Kỳ] tự nhiên phải tin tưởng nhiều vào sự hên, xui, may, rủi. Và để khỏi bị xui, bị rủi thì họ phải khấn vái, cầu xin sự phò hộ độ trì của Trời phật, thần linh, tổ tiên ông bà và cả những người ‘khuất mặt’”.[2]

Trong sự xáo trộn đó, phong trào Thông linh học hay “cầu cơ” bắt đầu được phổ biến ở Nam Kỳ nhằm liên lạc với các linh hồn. Việc tiếp xúc với các linh hồn cũng là một phần trong thực hành Đạo giáo. Những đàn cơ được lập dựa trên hướng dẫn trong các cuốn sách Thông linh học của Tây Phương đang thịnh hành lúc bấy giờ. Người Pháp cấm những hoạt động này nhưng dân chúng vẫn âm thầm đến các đàn cơ.[3]

Người cầu cơ thường có ba nhóm chính. Một nhóm hỏi về chuyện thời sự để biết tương lai của đất nước. Nhóm khác thì mượn đàn cơ để mua vui, nhận các bài thi phú. Nhóm còn lại đông đảo hơn cả là tầng lớp bình dân, họ cầu cơ để xin thuốc chữa bệnh, cầu thọ,… Cầu cơ có nhiều thuật khác nhau nhưng phổ biến là xây bàn và dùng ngọc cơ.[4]

Nhà nghiên cứu Lê Anh Dũng sưu tầm được những tài liệu ghi rằng từ năm 1913, trong vài đàn cơ ở một số tỉnh Nam Kỳ đã xuất hiện danh xưng Cao Đài nhưng không được chú ý. Mãi đến những năm 1920 thì đạo Cao Đài mới có được những môn đồ đầu tiên.

Hai tín đồ Cao Đài đang nâng một đại ngọc cơ dùng trong các đàn cơ của đạo Cao Đài vào tháng 7/1948. Ảnh: Tạp chí LIFE.

Những môn đồ đầu tiên – họ là ai?

Khi phong trào Thông linh học phổ biến ở miền Nam, năm 1925, Sài Gòn có một nhóm công chức người Tây Ninh bị hấp dẫn bởi thuật xây bàn để nói chuyện với các linh hồn ở phố Hàng Dừa (nay đường Cống Quỳnh, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1). Nhóm này được gọi là nhóm Cao-Phạm, gồm các ông Cao Quỳnh Cư, 37 tuổi; Cao Hoài Sang, 24 tuổi; Phạm Công Tắc, 35 tuổi, đều là viên chức của chính quyền thuộc địa.[5]

Sau giờ làm, họ rủ nhau thực hành thông linh học để trò chuyện với những vong hồn, chủ yếu là để giải trí và xin thơ văn. Qua các lần cầu cơ, nhóm này trở nên hứng thú và tin tưởng vào các đàn cơ.[6]

Nhóm Cao-Phạm cầu cơ được một thời gian thì đàn cơ ngày 15/12/1925 xuất hiện một đấng ẩn danh xưng là AĂÂ, sau đó nói danh là Cao Đài và chỉ định ba người này trở thành môn đệ của đạo Cao Đài. Sau đó, qua một đàn cơ khác thì đấng này nhận thêm ông Lê Văn Trung – một quan chức cấp cao từng làm nghị viên trong Hội Đồng Thượng Nghị Viện Đông Dương – làm tín đồ. Tuy nhiên, trước khi bốn người này được đấng tối cao nhận làm tín đồ thì đã có một quan chức người Việt sống trầm lặng được chỉ định trở thành môn đồ đầu tiên của đạo Cao Đài.

Ông Lê Văn Trung (trái) và Phạm Công Tắc (phải) trong lễ phục của đạo Cao Đài và ảnh mặc thường phục. Ảnh của Phạm Công Tắc mặc lễ phục do Tạp chí LIFE chụp năm 1948. Những ảnh còn lại do Walter Bosshard chụp năm 1930.

Vị môn đồ đầu tiên đó chính là ông Ngô Văn Chiêu, sau này là “anh cả” của tất cả tín đồ Cao Đài. Ông Chiêu là người thực hành triết lý Phật giáo Thiền tông của Minh Sư Đạo đã truyền vào Việt Nam từ cuối thế kỷ 19, thu hút nhiều tín đồ người Hoa. Đây là phái thờ Phật, tu Tiên, sinh hoạt theo tư tưởng Nho giáo.

Năm 1921, Ngô Văn Chiêu ra Phú Quốc làm chủ quận, ở độ tuổi 43 tuổi. Tại đây, trong một lần cầu cơ, ông đã được đấng tối cao là Cao Đài nhận làm môn đồ đầu tiên. Ông Chiêu tiếp tục tu tập trong ba năm ở Phú Quốc rồi trở về Sài Gòn năm 1924. Trong thời gian ở Phú Quốc, ông Chiêu đã bước đầu xây dựng được cách tu tập, thờ cúng, giáo lý của đạo Cao Đài.

Tranh vẽ ông Ngô Minh Chiêu sinh năm 1878, mất năm 1932. Ông là người “anh cả” của tất cả tín đồ đạo Cao Đài.

Về Sài Gòn, ông Chiêu tiếp tục tục tập theo phương pháp nội giáo tâm truyền (esotericism) đến năm 1926 thì liên kết với Nhóm Cao-Phạm bắt đầu thu nhận tín đồ. Về sau, Ngô Minh Chiêu không cùng nhóm Cao-Phạm hoạt động phổ độ nữa mà tách ra để ẩn tu.

Ngày 7/10/1926, những tín đồ đầu tiên của đạo Cao Đài thông báo thành lập đạo với chính quyền Pháp. Trong bản thông báo bằng tiếng Pháp có 28 chức sắc cao cấp ký tên, đính kèm với danh sách 245 tín đồ. Ông Lê Văn Trung đã mang bản thông báo đến Phủ Thống đốc Nam Kỳ (nay là Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh, trên đường Lý Tự Trọng), gửi cho Quyền thống đốc Nam Kỳ Le Fol.[7]

“Thông qua người đồng tử phò loan, Đức NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ truyền cho những người ký tên dưới đây các thánh giáo nhằm mục đích kết tinh và giảng dạy các giáo huấn tốt đẹp của Tam giáo ngày xưa.

Nền giáo lý mới sẽ dạy cho dân chúng các điều sau đây:

1. Luân lý cao siêu của Đức Khổng Tử.

2. Những đức tính được dạy trong Phật và Lão giáo. Những đức tính này gồm có làm lành lánh dữ, yêu thương nhân loại, sống hòa hiệp, tránh hoàn toàn sự chia rẽ và chiến tranh”, trích bản thông báo gửi với chính quyền thuộc địa Nam Kỳ về thành lập đạo Cao Đài.”

Vì sao đạo Cao Đài phát triển ở Nam Kỳ?

Là một tôn giáo mới thành lập nhưng đạo Cao Đài đã nhanh chóng thu hút được một số lượng lớn tín đồ đến từ khắp các tỉnh Nam Kỳ.

Nhà nghiên cứu Lê Anh Dũng trích tài liệu do Jayne Susan Werner tham khảo từ một báo cáo gửi cho Toàn quyền Đông Dương ngày 14/12/1934 cho thấy đạo Cao Đài đã có từ năm trăm ngàn tới một triệu tín đồ vào năm 1930, lúc đó tổng dân số Nam Kỳ khoảng bốn đến bốn triệu rưỡi người.

Ngoài sự cởi mở, chấp nhận sự đa dạng tín ngưỡng của vùng đất mới khẩn hoang Nam Kỳ thì sự tham gia của các công chức trong đạo Cao Đài đã ít hưởng ít nhiều đến sự hưởng ứng của quần chúng.

Nhà nghiên cứu Sơn Nam cho rằng người Nam Bộ tính hay nhút nhát nên những việc vận động quần chúng lớn lao phải có sự tham gia của công chức vì người dân “tin rằng công chức luôn luôn đàng hoàng, không làm quốc sự [làm chính trị]”[8].

Sâu xa hơn, nhà nghiên cứu Jayne S. Werner cho rằng “Đạo Phật và Khổng đã suy thoái [khi Pháp chiếm Nam Kỳ], để lại một khoảng trống văn hóa thuận lợi cho việc sáng lập các giáo thuyết mới nhắm vào mục đích khôi phục nền văn hóa Việt Nam”.[9]

Werner ghi chép rằng sự ra đời của đạo Cao Đài đã trả lại sinh lực cho đạo Phật, Lão và các chi Minh [Minh Sư, Minh Đường…], quy tụ được một số người tu hành của những tôn giáo này cải đạo sang Cao Đài. Ông cũng ghi nhận trước khi các tòa thánh của Cao Đài được xây thì tín đồ đã làm lễ ở các chùa Phật khắp Nam Kỳ.[10]

Một buổi lễ của đạo Cao Đài vào tháng 7/1948 tại Tòa Thánh Tây Ninh. Ảnh: Tạp chí LIFE.

Về mặt luật pháp, theo nhà nghiên cứu Lê Anh Dũng, đạo Cao Đài thuận lợi phát triển trong những ngày đầu cũng một phần do một số luật của nước Pháp được áp dụng ở Nam Kỳ. Là một thuộc địa của Pháp, “Nam Kỳ đã chịu sự chi phối của luật pháp nước Pháp”. Năm 1883, Pháp đã cho áp dụng bộ Hình luật và một số điều khoản của bộ Dân luật trên đất Nam Kỳ.

Sinh hoạt tôn giáo luôn đòi hỏi sự tụ tập của nhiều người có khi lên đến hàng vạn người, dẫn đến quyền tự do hiệp hội là một phần không thể thiếu trong các lễ nghi sinh hoạt của các tôn giáo. Trong khi đó, luật của nước Pháp áp dụng ở Nam Kỳ có nhiều thuận lợi về tự do hiệp hội.

Theo Luật Hiệp hội 1/7/1901, “các hiệp hội có thể tự do thành lập không cần cho phép hay khai báo trước”, nhưng chỉ có năng lực pháp lý sau khi thông báo với chính quyền chi tiết về hiệp hội và cập nhật sự thay đổi của hiệp hội (nếu có) trong mỗi ba tháng.

Thật vậy, bản thông báo thành lập đạo Cao Đài mà ông Lê Văn Trung gửi cho Quyền thống đốc Nam Kỳ đã phản ánh điều này. Văn phong trong bản thông báo không có hề có cảm giác xin cho mà giọng văn hết sức kiên quyết:

“Nhân danh đông đảo những người Việt Nam đã hoàn toàn tán thành những điều nghiên cứu này [nguyên nhân thành lập và sứ mệnh của đạo Cao Đài] và có danh sách kèm theo, những người ký tên dưới đây hân hạnh tuyên bố cho ông biết là chúng tôi sẽ truyền bá cho toàn thể nhân loại giáo lý thiêng liêng này.”

Tin tưởng rằng nền tôn giáo mới này sẽ mang đến cho tất cả chúng ta hòa bình và hòa hiệp, những người ký tên dưới đây yêu cầu ông hãy chính thức tiếp nhận tuyên ngôn của chúng tôi”, trích thông báo gửi chính quyền thuộc địa Nam Kỳ về việc thành lập đạo Cao Đài.

Sau thông báo đó, đạo Cao Đài tổ chức một buổi lễ kéo dài suốt ba tháng để  giới thiệu các chức sắc đầu tiên của Hội thánh Cao Đài và thu nhận tín đồ từ khắp nơi.[11]

Tài liệu đã trích dẫn:

[1] Đất Nam Kỳ, Tiền đề văn hoá mở đạo Cao Đài, Lê Anh Dũng (Huệ Khải).
[2] Văn hoá Dân gian người Việt ở Nam Bộ, Nxb Khoa học Xã hội, trang 29.
[3] Đất Nam Kỳ, Tiền đề pháp lý mở đạo Cao Đài, Lê Anh Dũng (Huệ Khải).
[4] Tài liệu đã dẫn, Tiền đề pháp lý mở đạo Cao Dài.
[5] Ngô Văn Chiêu người môn đệ Cao Đài đầu tiên, Lê Anh Dũng, NXB Tam Giáo Đồng Nguyên, trang 27.
[6] Theo Khảo luận xây bàn & cơ bút trong đạo Cao Đài của Nguyễn Văn Hồng công bố qua Tòa Thánh Tây Ninh, ba ông Cư, Sang, Tắc đều đã kiểm chứng một số thông tin qua các lần mà các vong hồn nhập vào đàn cơ thì thấy đúng. Một lần được tả quân Lê Văn Duyệt nhập vào cơ cho các bài thơ về thời sự.
[7] Tài liệu đã dẫn, Đất Nam Kỳ, Tiền đề pháp lý mở đạo Cao Đài, Lê Anh Dũng, trang 32.
[8] Miền Nam đầu thế kỷ XX: Thiên địa hội và cuộc Minh tân, Sơn Nam, trang 135.
[9] Lê Anh Dũng trích dẫn phân tích của Jayne S. Werner trong tài liệu đã dẫn, Đất Nam Kỳ – Tiền đề văn hoá mở đạo Cao Đài.
[10] Lê Anh Dũng trích ý kiến của Jayne Susan Werner trong Đất Nam Kỳ – Tiền đề văn hóa mở đạo Cao Đài.
[11] Tài liệu đã dẫn, Đất Nam Kỳ – Tiền đề pháp lý mở đạo Cao Đài.