Trang

Thứ Tư, 27 tháng 11, 2019

2955. GIÁO TÔNG CẦM QUYỀN CHÍ TÔN TẠI THẾ.

Bài đã đăng năm 2008 trên trang chonphapcaodai.net. Nay đăng lại theo yêu cầu bạn đọc. Xưa đang bị truy nã nên rất khó khăn và nguy hiểm do vậy chúng tôi không để tên thật. Nay xin đề tên thật để chịu trách nhiệm. Nay kính. 
Đạo Hữu Dương Xuân Lương
 

HỆ LUẬN TẤT NHIÊN:
GIÁO TÔNG CẦM QUYỀN CHÍ TÔN TẠI THẾ.
“Thực tế của Thượng Hội”.

Đây là một vấn đề sẽ làm cho nhiều người không am hiểu hay không đọc hết bài viết nầy nghiêm túc sẽ phản ứng rất mạnh mẽ … Nên Chúng Tôi chỉ có một lời cần yếu: XIN CHỈ GIÁO CÁI KHÔNG ĐÚNG trong bài viết …
Còn như không CHỈ RA ĐƯỢC CÁI SAI thì đây là đáp số đúng cho bài toán …
CƠ SỞ CỦA HỆ LUẬN:


Có thể kể 04 cơ sở:
- Thánh Ngôn Hiệp Tuyển. “Câu đã dẫn chứng”
- Châu Tri 21 Ngày 10-11- Giáp Tuất “16-12-1934”.
- Luật Thượng Hội. “Điều 11& 14”
- Văn bút của Giáo Tông và Hộ Pháp. “Đã trích dẫn”.
@@@
I- Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.
TNHT. Q2: T. 83: Tây-Ninh (Thảo-xá Hiền-Cung), ngày 23 Décembre 1931.
Các con phải nhớ rằng toàn Thế-giới Càn-khôn, chỉnh có hai quyền: trên là quyền-hành Chí-Tôn của Thầy, dưới là quyền-hành của sanh-chúng. Thầy đã lập hình-thể hữu-vi của Thầy, nghĩa là Hội-Thánh của Đại-Đạo ngày nay rồi thì Thầy cũng phải ban quyền-hành trọn-vẹn của Thầy cho hình-thể ấy, đặng đủ phương tận-độ chúng-sanh, còn các con cả thảy đều đứng vào hàng sanh-chúng, dưới quyền-hành chuyển thế của đời, nghĩa là toàn nhơn-loại đồng quyền cùng Thầy, mà tạo-hóa vạn-linh vốn là con-cái của Thầy, vậy thì vạn-linh cũng có thể đoạt-vị vào hàng Thần, Thánh, Tiên, Phật đặng.
Trong quyền-hành ấy có nhiều đẳng-cấp, nên khỏi phải chịu phẩm Người: ấy vậy Người là chủ-quyền của vạn-linh. Thầy nói rõ: quyền Chí-Tôn là Thầy, quyền Vạn-linh là sanh-ch Chí-Tôn đặng hiệp một cùng Vạn-linh thì Đạo mới ra thiệt-tướng. Thầy đã ban quyền-hành Chí-Tôn của Thầy cho hai đứa làm đầu Hội-Thánh là Giáo-Tông cùng Hộ-Pháp. Vậy thì quyền-hành Chí-Tôn của Thầy đặng trọn-vẹn khi Giáo-Tông cùng Hộ-Pháp hiệp một. Còn cả nhơn-loại thì là quyền lực Vạn-linh. Quyền-hành Chí-Tôn của Thầy, duy có quyền-hành Vạn-linh đối-phó mà thôi.
II- Châu Tri 21.

Văn Phòng Nội Chánh.
Số 21.

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ.
Đệ Thập Niên
TÒA THÁNH TÂY NINH.



CHÂU TRI.
THÁI; THƯỢNG; NGỌC CHÁNH PHỐI SƯ.
Kính cùng chư Chức Sắc Thiên Phong Nam Nữ, chư Chức Việc và chư Đạo Hữu lưỡng phái.
Kính chư Hiền Huynh và chư Hiền Tỷ.
Hội Thánh xin cho toàn đạo hay rằng:
Chiếu theo tờ vi bằng kỳ nhóm Hiệp Thiên Đài và Cửu Trùng Đài tại Toà Thánh ngày 26-10- Giáp Tuất (dl:02-12-1934) thì quyền hành Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài đều giao cho Đức Hộ Pháp cầm, ấy là tuân theo thể pháp định cho Hộ Pháp phải kiêm quyền hành Giáo Tông khi Giáo Tông qui vị, cũng như Giáo Tông phải kiêm quyền hành Hộ Pháp khi Hộ Pháp qui vị.
Giữa Đại Hội Đức Hộ Pháp có tỏ ý cho Hội Thánh biết rằng Ngài muốn lập một Ban Phụ Chánh để giúp Ngài; trong Ban Phụ Chánh có đủ Chức Sắc Hiệp Thiên Đài và Cửu Trùng Đài nam nữ.
Sau nầy sẽ có Đạo Nghị Định nói về ban nầy.
Sự xây trở trong nền Chánh Trị của Đạo chẳng qua là vì Thiên Thơ tiền định, đến lúc Chí Tôn chuyển thế thì tức nhiên phải có chuyển pháp, điều ấy nếu ráng kiếm hiểu thì cũng không chi lạ.
Hội Thánh chỉ ước mong cho chư Hiền Huynh và chư Hiền Tỷ biết rằng dầu Hiệp Thiên Đài hay Cửu Trùng Đài đều là người của Hội Thánh, còn sự hiệp nhứt của nhị Đài là phương thuốc hay đương thời, xin chư Hiền Huynh và chư Hiền Tỷ ráng tận tâm đôi lúc nữa thì sẽ thấy điều vui mừng chung trước mắt và hiểu rõ thiên ý của Đức Chí Tôn buổi nầy.
Rất mong thay.
Nay Kính.
Toà Thánh ngày 10-11- Giáp Tuất.
(16-12- 1934).

Thái Chánh Phối Sư.
Khai Đạo.
Phạm Tấn Đãi.

Thượng Chánh Phối Sư.
Khai Thế.
Thái Văn Thâu.

Ngọc Chánh Phối Sư.
Khai Pháp.
 Trần Duy Nghĩa.



III- Thượng Hội Nội Luật
Điều Thứ Mười Một:
Giáo Tông và Hộ Pháp hiệp một thì là quyền Chí Tôn nên không có bỏ thăm. Nếu cả ba hội phản khăc nhau thì quyền Chí Tôn nghĩa là của Giáo Tông và Hộ Pháp hiệp một chủ định thể nào thì Chánh Trị của Đạo y theo thế ấy. Còn như quyền hành Giáo Tông và Hộ Pháp phản khắc nhau nửa thì cả thảy về chánh trị và chúng sanh đều bị huỷ bỏ.
Chừng ấy Hội Nhơn Sanh, Hội Thánh, Thượng Hội phải nhóm lại mà định đoạt sửa cải lại nửa.
Nếu có việc chi trái Luật Đạo thì Giáo Tông và Hộ Pháp hiệp cùng nhau đặng trọn quyền ban truyền xuống cho Đầu Sư định đoạt lại.
Điều Thứ Mười Bốn:
Sau khi hội Thượng Hội thì Giáo Tông và Hộ Pháp phải đình Hội lại 15 phút đồng hồ đặng hai người vào Đại Điện mật nghị rồi phải trở ra cho Thượng Hội hay những điều của hai đàng nhứt tâm quyết định.
IV- Văn Bút của Giáo Tông và Hộ Pháp.
1- Đức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt .
Diễn văn ngày 08-4-Giáp Tuất “1934”.
Đạo Sử Bà Nữ Đầu Sư Hương Hiếu Q.2 Trang 293. Bản in Hoa Kỳ.
Thượng Hội để giúp Giáo Tông và Hộ Pháp điều đình cả nền Ðạo lớn lao của Thầy.
Thượng Hội có quyền xem xét các điều nghị luận của Hội Thánh và Hội Nhơn Sanh rồi hoặc đệ lên cho Giáo Tông và Hộ Pháp phê chuẩn hay là trả lại cho Hội Thánh định đoạt lại.
Ba Hội (Thượng Hội, Hội Thánh, và Hội Nhơn Sanh) toàn nhập lại theo thức lệ rành rẽ thì gọi là Quyền Vạn Linh, chớ không phải ai muốn lập Hội Vạn Linh, tổ chức gì theo ý riêng của mình rồi muốn đem ai lên làm Chủ Trưởng tổ chức gì cũng được.
Như vậy thì có Luật lệ gì đâu? Mà không Luật lệ thì là không phải Ðạo.
Trên ba Hội, thì có Giáo Tông và Hộ Pháp.
Giáo Tông làm chủ Cửu Trùng Ðài thì lo việc Chánh Trị của Ðạo, có Chưởng Pháp và Ðầu Sư ở trung gian giúp sức điều đình các Luật lệ truyền xuống cho ba Chánh Phối Sư nắm trọn quyền hành chánh. Giáo Tông có quyền định đoạt trong việc Chánh Trị của Ðạo.
Hộ Pháp thì lo giữ Luật lệ của Ðạo cho khỏi sái Thiên Ðiều vì Luật lệ của ÐÐTKPÐ ngày nay thì thế cho Thiên Ðiều.
Hộ Pháp có quyền đặc biệt về ân xá cũng như Giáo Tông có quyền chánh trị vậy.
Hộ Pháp chưởng quản Hiệp Thiên Ðài, có Thượng Phẩm, Thượng Sanh và Thập Nhị Thời Quân giúp sức.
Giáo Tông và Hộ Pháp hiệp một là Quyền Chí Tôn.
2- Phạm Hộ Pháp.
Diễn Văn ngày 15-8- Quí Dậu:
* Quyền Thượng Hội: là HTĐ thì Hộ Pháp, Thượng Phẩm, Thượng Sanh; Cửu Trùng Đài thì Giáo Tông, Chưởng Pháp và Đầu Sư, cầm luật pháp điều hòa đạo mạch. Thượng Hội không quyền sửa trị, duy thi hành luật lịnh Chí Tôn, kỳ dư khi nào Hội Thánh và Hội Nhơn Sanh phản khắc cùng nhau làm nền Đạo chinh nghiêng nguy hiểm thì Đầu Sư mới đặng thống quyền nắm Đạo pháp thi hành chánh trị. (Quyền Thống nhứt phải có đủ quyền Vạn linh và quyền Chí Tôn hiệp đồng ban cho mới đặng). Hội nầy của quyền Chí Tôn (là Giáo Tông và Hộ Pháp) làm Chủ tọa.
Trừ hai vị Đại Thiên phong là Giáo Tông và Hộ Pháp đã thay quyền Chí Tôn tại thế ra, cả ba Hội công đồng mới có quyền Vạn linh đủ phép.
KẾT LUẬN.
Căn cứ vào 04 cơ sở trích dẫn trên đây…
Theo Pháp Chánh Truyền thì:
- Phẩm Giáo Tông sẽ được bầu ra để điều hành CƠ ĐẠO. (Trừ trường hợp đặc biệt do Thầy giáng cơ ban thưởng)
- Phẩm Hộ Pháp không có qui định bầu nhân sự thay thế .
Như vậy khi VÀO ĐẠI ĐIỆN MẬT NGHỊ “Theo điều 14- Nội Luật Thượng Hội” Giáo Tông sẽ VÀO CÓ MỘT MÌNH “về hữu hình”.
Và khi trở ra cũng chỉ có một mình Giáo Tông công bố có nhìn nhận các điều từ ba hội dâng lên hay là không …
Câu 3 & 4 Kinh Xuất Hội.
Vạn- linh đã hiệp Chí- linh,
Hội xong cậy sức công bình thiêng liêng.
Đã thể hiện rõ nét trong trường hợp cụ thể nầy…
Vậy GIÁO TÔNG CẦM QUYỀN CHÍ TÔN TẠI THẾ là một hệ luận tất nhiên vậy …./.