Năm
Đạo 82.
Tòa
Thánh – Tây Ninh.
TÌM
HIỂU:
ĐẠO
LUẬT MẬU DẦN (1938)
CHỦ
NGHĨA CAO ĐÀI.
05-5
– MẬU TÝ. (2008).
HẠNH
ĐƯỜNG TỰ HỌC.
(HỘI
THÁNH CHƯA KIỂM DUYỆT).
TỪ TRANG WEB. Chonphapcaodai.net.
Chúng tôi đã đăng năm 2008. Nay đăng lại theo yêu cầu bạn đọc. Xưa rất khó khăn và nguy hiểm nên chúng tôi không để tên thật. Nay xin đề tên thật để chịu trách nhiệm. Nay kính.)
Đạo Hữu Dương Xuân Lương.
LỜI MỞ ĐẦU.
“LẬP ĐẠO”
Ngay trong TỜ KIẾT CHỨNG đã nói rõ:
Đạo luật Mậu Dần (1938) là chiếu
theo ước vọng của Quyền Vạn Linh mà lập thành.
Gần
nhất của Quyền Vạn Linh trước khi lập Đạo Luật là kỳ Hội Vạn Linh năm
Đinh Sửu (1937).
Như vậy Đạo luật lập nên là do ý
chí của Vạn Linh hiệp với Chí Linh.
Pháp luật của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
thì áp dụng chung từ người Đạo Hữu cho đến bậc thế thiên hành hóa.
Vạn linh muốn có sự định vị và sắp
xếp các cơ quan Hành Chánh, Phước Thiện, Phổ Tế, Tòa Đạo lại để việc hành đạo
được thuận lợi.
Nội dung của Đạo luật bao gồm những
qui định cho Đạo Hữu, Chức Sắc và 04 cơ quan trong Chánh Trị Đạo. (cả thượng
tầng và hạ từng).
Nhưng tỷ trọng về trách nhiệm của
Chức Sắc, trách nhiệm 04 cơ quan trong Đạo Luật chiếm phần lớn.
Chính thượng từng của Tôn giáo chịu
trách nhiệm đề ra phương thức làm cho
nền đạo được trong sáng.
Còn quyết định cho việc thành công
hay thất bại là do hạ tầng của bộ máy hành chánh tôn giáo: Hội Thánh Em.
Do vậy mà đối chiếu những qui định
của Đạo Luật với hành tàng của Hội Thánh
Cao Đài trong hoàn cảnh xã hội đã trãi qua, ta sẽ thấy nổ lực của Hội Thánh, xác định được ý chí
phụng sự nhơn loại của Hội Thánh.
Nền Đạo có được rỡ ràng hay bị suy
vi là do nơi năng lực, do nơi hành tàng của người hành đạo.
Mà Đạo Luật chính là khuôn vàng
thước ngọc để Đại Đạo đứng vững trong mọi thử thách để tồn tại và phát triễn
vậy.
MỤC LỤC.
LỜI MỞ ĐẦU: “Lập Đạo”.
TIẾT MỘT: TIẾN TRÌNH THÀNH LẬP.
I- TỜ KIẾT CHỨNG.
1- Thời gian.
2- Thành phần.
3- Nội dung.
II- HỘI NGÀY 14-01-MẬU DẦN (1938).
1-
Thời gian.
2- Thành phần dự Hội.
III. NGÀY BAN HÀNH ĐẠO LUẬT.
TIẾT HAI.
NỘI DUNG TỔNG QUÁT.
I- CHƯƠNG THỨ NHỨT: HÀNH CHÁNH.
Có 17 điều.
II- CHƯƠNG THỨ HAI: PHƯỚC THIỆN.
Có 02 điều.
III- CHƯƠNG THỨ BA: PHỔ TẾ.
Có 01 điều.
IV- CHƯƠNG TÒA ĐẠO.
Có 01 điều.
* Ý CHÍ LẬP LUẬT.
1- Hành Chánh bao trùm cả 03 cơ quan còn lại.
2- Cả 03 cơ quan Phước Thiện, Phổ Tế, Tòa Đạo phải
chịu quyền lãnh đạo chung của Hành Chánh.
TIẾT BA: HIỂU ĐÚNG MỘT SỐ ĐỊNH TỪ TRONG ĐẠO LUẬT MẬU DẦN
(1938).
1-
PHÁP.
2-
LUẬT.
3-
LUẬT HỘI THÁNH LÀ GÌ?
4-
THẾ NÀO LÀ QUYỀN VẠN LINH?
5-
THẾ NÀO LÀ QUYỀN CHÍ TÔN?
6-
CHÁNH TRỊ ĐẠO.
7-
MỘT SỐ DANH TỪ ĐÃ ĐƯỢC HỘI THÁNH CHỈNH SỮA.
TIẾT BỐN: ĐẠO LUẬT MẬU DẦN VÀ GIÁO HUẤN.
A-
THÁNH NGÔN HIỆP TUYỂN.
B-
TÂN LUẬT.
C- ĐẠO LUẬT MẬU DẦN (1938).
I-
HẠNH ĐƯỜNG.
1-
Mục đích Hạnh Đường.
2-
Địa điểm được mở Hạnh Đường.
3-
Thành phần được phép mở lớp.
II- HỌC ĐƯỜNG.
1- Mục đích Học Đường.
2- Các Thánh Thất đều phải có Học Đường.
3- Trách nhiệm.
4- Cuộc sống nơi Học Đường.
+ Phước Thiện và cơ sở Học Đường.
+ Đại Học Đường.
TIẾT NĂM: CHƯƠNG 3: PHỔ TẾ.
A- NHÂN SỰ VÀ TỔ CHỨC CỦA CƠ QUAN PHỔ TẾ.
1- Chức Sắc Phổ Tế.
2- Chức Việc Phổ Tế.
3- Chức Sắc đặc trách Phổ Tế ở Trung Ương.
B- ĐỐI VỚI CÁC CHI PHÁI.
I- Đạo Nghị Định thứ 8. (1934).
II- Đạo Luật Mậu Dần.
III- Thánh Lịnh Ân Xá.
IV- Phạm Vi áp dụng Thánh Lịnh Ân xá.
TIẾT SÁU: ĐẠO LUẬT MẬU DẦN VÀ HỘI NHƠN SANH.
Đạo luật Nội dung
mục V chỉ nhắc lại những nét
chính yếu về cách thức tổ chức Hội Nhơn Sanh.
LỜI KẾT: “Xây Đời”.
TIẾT MỘT.
TIẾN TRÌNH THÀNH LẬP.
Đạo Luật Mậu Dần (1938) có 02 mốc
thời gian:
- Tờ Kiết Chứng.
- Ngày thành lập Đạo Luật.
I- TỜ KIẾT CHỨNG.
1- Thời gian:
Ngày 08-01- Mậu Dần (1938) lập TỜ
KIẾT CHỨNG để quyết định ngày 14-01 Mậu Dần (1938) hội hiệp 04 cơ quan lại để
bàn định.
(Bãi hội lúc 11 giờ cùng ngày).
2- Thành phần.
a- Chủ Tọa: Phạm Hộ Pháp cầm quyền
Nhị Hữu Hình Đài Hiệp Thiên và Cửu Trùng.
b- Thành Viên: Chức Sắc Hiệp Thiên
Đài, Cửu Trùng Đài (Nam Nữ).
3- Nội dung:
Các vị hữu trách trong 04 cơ quan:
Hành Chánh, Phước Thiện, Phổ Tế và Tòa Đạo thống nhứt ngày 14-01- Mậu Dần họp lại để lập Đạo luật.
(Năm Đinh Sữu “1937” Tòa Thánh có
mở 03 hội lập Quyền Vạn Linh)
II- HỘI NGÀY 14-01-MẬU DẦN ( 1938).
2-
Thời gian:
a-
Khai hội sáng ngày 14-01- Mậu Dần.
b-
Bãi Hội: 20 giờ ngày 15-01- Mậu
Dần.
(Lưu ý ngày giờ bãi hội khác với
ngày giờ lập thành vi bằng).
2- Thành phần dự Hội:
a- Chủ Tọa: Phạm Hộ Pháp cầm quyền Chưởng
Quản Nhị Hữu Hình Đài Hiệp Thiên và Cửu Trùng.
b- Chức sắc 04 cơ quan:
- Hành Chánh.
- Phước Thiện.
- Phổ Tế.
- Tòa Đạo.
( Nghĩa là 04 cơ quan nầy đã có từ
trước. Đạo luật Mậu Dần sắp xếp cả 04 cơ quan nầy vào trong một bộ luật để phát
huy hiệu năng).
c- Ban Từ Hàng.
III. NGÀY BAN HÀNH ĐẠO LUẬT:
Đạo Luật ban hành từ ngày Rằm tháng
Giêng Mậu Dần ( 1938).
Dòng cuối có ghi rõ:
… Ngày sau còn thêm vào nữa tùy
theo trình độ của chúng sanh.
( Đạo Luật không cho phép bớt… mà
chỉ có thêm …).
TIẾT HAI.
NỘI DUNG TỔNG QUÁT.
Đạo Luật Mậu Dần (1938) có 04
chương. 17 điều.
I- CHƯƠNG THỨ NHỨT: HÀNH CHÁNH.
Có 17 điều. Từ điều 01 đến điều 17.
II- CHƯƠNG THỨ HAI: PHƯỚC THIỆN.
Có 02 điều. Từ điều 10 và 11 ở
chương Hành Chánh tạo thành.
III- CHƯƠNG THỨ BA: PHỔ TẾ.
Có 01 điều. Lấy điều 14 ở chương
Hành Chánh tạo thành.
IV- CHƯƠNG TÒA ĐẠO.
Có 01 điều. Lấy điều 15 ở chương
Hành Chánh tạo thành.
* Ý CHÍ LẬP LUẬT.
Cách thức bố trí các chương và điều
đã thể hiện ý chí của tập thể lập nên Đạo Luật.
1- Hành Chánh bao trùm cả 03 cơ quan còn lại.(
Phước Thiện, Phổ Tế, Tòa Đạo).
2- Các cơ quan Phước Thiện, Phổ Tế,
Tòa Đạo cực kỳ quan trọng được xem như ba trụ trong tứ trụ của Chánh Trị Đạo
nhưng phải chịu sự thống thuộc của Hành Chánh. ( vì các điều để lập nên 03 cơ
quan nầy điều thuộc về chương Hành Chánh).
Cả 03 cơ quan Phước Thiện, Phổ Tế,
Tòa Đạo phải chịu quyền lãnh đạo chung của Hành Chánh.
Cách lập luật nầy cho thấy Đại Đạo
Tam Kỳ Phổ Độ chỉ có MỘT HỘI THÁNH.
Còn lại là các cơ quan.
Cùng một danh từ Hội Thánh nhưng
cách thức tổ chức và đẳng cấp không thể như nhau.
Thí dụ: Cơ quan Phước Thiện có Hội
Thánh Phước Thiện.
Nhưng cách thức tổ chức của Hội
Thánh Phước Thiện không thể có Cửu Viện giống như Hội Thánh Cửu Trùng Đài được.
Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ chỉ có một hệ
thống Cửu Viện.
3- Mấy dòng cuối Đạo Luật ghi: ngày
sau còn thêm vào nữa tùy theo trình độ của chúng sanh.
Như vậy Đạo Luật chỉ có thêm chớ
không có bớt.
(Đối chiếu cấu tạo của Đạo Luật với
Tân Luật ta sẽ thấy sự khác biệt rất rõ.
Tân luật có 03 phần: Đạo Pháp, Thế
Luật và Tịnh Thất.
Đạo Pháp: 08 chương. 32 điều . Từ 01-32.
Thế luật: 24 điều. Từ 01-24. “không
phân chương”.
Tịnh Thất: 08 điều. Từ 01-08.
“không phân chương”.
Tân luật có 64 điều, và mổi phần của Tân luật bắt đầu từ điều thứ nhất)
TIẾT BA.
HIỂU ĐÚNG MỘT SỐ ĐỊNH
TỪ.
1- PHÁP:
Gồm
có Pháp Chánh Truyền, Đạo Nghị Định.
2-
LUẬT:
Tân
Luật và Luật Hội Thánh.
3-
LUẬT HỘI THÁNH LÀ GÌ?
Là
nguyện ước của Quyền Vạn Linh cầu nài và Quyền Chí Tôn công nhận nhập thành với
Tân Luật gọi là Luật Hội Thánh.
4- THẾ NÀO LÀ QUYỀN VẠN LINH?
Quyền
Vạn Linh là những điều mà 03 Hội Lập Quyền Vạn Linh từ phẩm Chưởng Pháp trở
xuống thống nhất.
Ba
Hội là Hội Nhơn Sanh; Hội Thánh và Thượng Hội “ phần Thượng Hội kể từ phẩm Chưởng Pháp trở xuống”.
(Lưu
ý là Giáo Tông và Hộ Pháp là Hội Trưởng và Phó Hội Trưởng của Thượng Hội nhưng
không biểu quyết mà nắm quyền quyết định toàn bộ các điều khoản của cả 03 Hội).
5-
THẾ NÀO LÀ QUYỀN CHÍ TÔN?
Là
quyền của Giáo Tông và Hộ Pháp trong 03 lập Quyền Vạn Linh. (Quyền Hội Trưởng và Phó Hội Trưởng của Thượng Hội).
(Năm
1938 Đức Phạm Hộ Pháp cầm Quyền Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài Hiệp Thiên và Cửu
Trùng nghĩa là cầm quyền Chí Tôn tại thế. Cho nên Đạo Luật Mậu Dần (1938) có
ghi rõ: Theo Pháp Chánh thì buổi Hội nầy Đầu Sư phải làm chủ tọa, đặng kiểm
dượt các lời quyết định của bốn cơ quan trong toàn thể Chánh Trị Đạo hầu dâng
lên cho quyền Chí Tôn phê chuẩn… Quyền Chí Tôn Phạm Hộ Pháp cầm nên cuối buổi
hội Ngài cầm bộ Đạo Luật lên tuyên bố rằng: Ngày nay trong nền Đại Đạo của Đức
Chí Tôn đã có cho Hội Thánh một bộ Đạo Luật nữa).
<Nhiều
người thắc mắc vì sao không thấy bài cơ nào của Đức Chí Tôn công nhận Đạo Luật
Mậu Dần là do nơi không hiểu đúng định từ Quyền Chí Tôn mà ra>
(Theo
thiễn ý các danh từ Quyền Vạn Linh và Quyền Chí Tôn trong Đạo Luật Mậu Dần đều
có nghĩa như trên.
Trong
Đạo Nghị Định thứ 8 điều thứ nhứt có đề cập đến Quyền Vạn Linh và Quyền Chí Tôn
cũng đồng một nghĩa với Đạo Luật Mậu Dần).
(Nhiều
người hiểu Quyền Chí Tôn là phải dâng lên Cung Đạo để Chí Tôn quyết định bằng
cơ bút. Nhận định như thế là không phù hợp với kinh điển, luật lệ và thực tế
cầu cơ tại Cung Đạo.
Vì
tại Cung Đạo thì Đức Chí Tôn và các Đấng Thiêng Liêng đều có hướng dẫn bằng cơ
bút…chứ không chỉ riêng một mình Đức Chí Tôn.
Đi
sâu vào Thánh Ngôn Hiệp Tuyển Thầy có dạy rõ đã ban quyền Chí Tôn của Thầy cho
hai vị Giáo Tông và Hộ Pháp.
Đạo
Sử Thầy cũng dạy rõ khi Thầy lập Đạo xong rồi thì giao cho môn sinh thực hành
và các Đấng chiếu theo đó mà thưởng hay phạt).
6-
CHÁNH TRỊ ĐẠO.
Đến
năm 1938 nền Chánh Trị Đạo của Đức Chí Tôn có 04 cơ quan:
Hành
Chánh, Phước Thiện, Phổ Tế và Tòa Đạo.
Tổng
hợp 04 cơ quan nầy gọi là toàn thể Chánh Trị Đạo.
*
Lưu ý:
-
Hình thể đạo có 03 đài: Bát Quái, Hiệp
Thiên và Cửu Trùng.
-
Phân cấp hành chánh thì có: Trung ương, Trấn, Châu, Tộc, Hương. (Nhân sự thì có
Hội Thánh Anh, Hội Thánh Em).
-
Các cơ quan trong nền chánh trị đạo là: Hành Chánh, Phước Thiện, Phổ Tế và Tòa
Đạo.
-
Xây dựng nội dung chánh trị đạo là do 03 hội lập quyền vạn linh.
7-
MỘT SỐ DANH TỪ ĐÃ ĐƯỢC HỘI THÁNH CHỈNH SỮA.
a-
Theo Đạo Nghị Định thứ 3 (1930). Điều thứ hai:
-
Phối Sư phải ở tại Tòa Thánh.
-
Giáo Sư làm đầu một Tỉnh.
-
Giáo Hữu làm đầu một Họ.
-
Lễ Sanh làm đầu một Quận.
-
Chánh Trị Sự làm đầu một Làng.
-
Phó Trị Sự làm đầu một xóm cùng Thông Sự.
b- Đạo Luật Mậu Dần (1938).
Cũng
dùng các danh hiệu như Đạo Nghị Định thứ ba.
Chương
một. Hành Chánh.
Điều
thứ ba:
Từ
đây Đầu Tỉnh, Đầu Họ, Đầu Quận Đạo sẽ chỉnh đốn y như Quyền Vạn Linh đã định….
c-
Hội Thánh Cao Đài chỉnh sữa.
Theo
đà thay đổi hành chánh xã hội Hội Thánh Cao Đài có chỉnh sữa:
-
Tỉnh Đạo đã đổi thành Trấn Đạo. (Giáo
Sư: Khâm Trấn Đạo.
-
Họ Đạo đổi thành Châu Đạo. (Giáo
Hữu: Khâm Châu Đạo).
- Đầu Quận Đạo đổi là Đầu Tộc Đạo. (Lễ Sanh:
Đầu Tộc Đạo).
- Chánh
Trị Sự: Đầu Hương Đạo. (Xã).
- Phó Trị Sự coi ấp Đạo (cùng với Thông Sự).
(Một
Chánh Trị Sự kết hợp với vị Phó Trị Sự và Thông Sự của một ấp Đạo tạo thành Bàn
Trị Sự).
(Trong
Đạo Luật Mậu Dần còn qui định Chức Việc Phổ Tế nơi mổi làng đạo. Nghĩa là còn
có một hệ thống Bàn Trị Sự Phổ Tế song song với Bàn Trị Sự Hành Chánh. Hệ thống
Bàn Trị Sự Phổ Tế chỉ lo về chuyên môn là Phổ Tế để giúp cho Hành Chánh chớ
không can dự vào Hành Chánh.
Can
dự vào hành chánh là phạm vào Pháp Chánh Truyền).
TIẾT BỐN.
ĐẠO LUẬT MẬU DẦN VÀ
GIÁO HUẤN.
Giáo Huấn được ghi rõ trong giáo lý
và luật lệ của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
A- THÁNH NGÔN HIỆP TUYỂN.
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển 1926 (bản in 1963). Q.2
trang 06:
…Con
phải lập cho thành một nền tư bổn, chung lo cùng môn đệ Thầy, ngày ngày hằng
góp nhóp, tùy sức mổi đứa lo lập:
- Một Sở Trường Học.
-
Một
Sở Dưỡng Lão Ấu.
-
Một
nơi Tịnh Thất.
Còn
chùa chiền thì ngày sau e cho con không đủ sức cai quản cho hết….
Ngày ngày hằng góp nhóp có nghĩa là
trong hoàn cảnh hết sức thiếu thốn, khó khăn vẫn phải dành dụm mà làm… Trường
Học, Dưỡng Lão Ấu…
(Nhưng ngày nay xem kỷ thì quá ít
nơi làm theo lời Thầy dạy…).
B- TÂN LUẬT.
Tân Luật (1927). Phần Đạo Pháp. Chương VI. Về Giáo Huấn.
Điều
23: Trong Đạo sẽ lập trường để dạy chữ và dạy Đạo.
Điều
24: cách dạy và các việc sắp đặc trong trường sẽ có thể lệ riêng.
Điều
25: Sau những người có giấy tốt nghiệp của nhà trường cho mới được dự cử vào
hàng chức sắc trong Đạo.
C- ĐẠO LUẬT MẬU DẦN (1938).
Chương Hành Chánh. Điều thứ bảy.
Phương diện giáo dục, cất Hạnh
Đường và Học Đường các Thánh Thất.
LUẬT: Phải lập Hạnh Đường nơi Tòa Thánh và Văn phòng Đầu Tỉnh Đạo đặng giáo
hóa Chức Sắc Thiên Phong và Chức việc, cùng lập Học đường đặng dạy dỗ trẻ em
cho rõ thông chữ nghĩa và kinh kệ. Các Thánh Thất đều phải có Học Đường. Mổi
năm mở khoa mục khảo được một lần đặng ban cấp bằng hay là giấy
chứng nhận cho những vị thi đổ.
Nhận xét: Luật đã phân biệt rõ Hạnh
Đường và Học Đường.
I- HẠNH ĐƯỜNG:
1-
Hạnh Đường: là nơi để giáo hóa Chức Sắc và Chức Việc.( mục đích)
2-
Hạnh Đường: được lập ra nơi Tòa Thánh và Trấn Đạo (Tỉnh
Đạo) ( qui định cấp được mở Hạnh Đường)
Trấn Đạo là cầu nối giữa Trung Ương
và Địa Phương.
Giáo Sư là phẩm cao nhất hành đạo ở
các Địa Phương.
Giáo Sư giử nhiệm vụ Khâm Trấn Đạo.
(Lưu ý: Đạo Luật không qui định cho
Châu Đạo mở Hạnh Đường).
3-
Thành phần được phép mở lớp: Giáo
Sư và Giáo Hữu.
Còn giảng huấn hẳn nhiên có các vị
khác tùy qui luật CUNG CẦU.
II- HỌC ĐƯỜNG.
1-Học Đường: là nơi dạy dỗ trẻ em
cho rõ thông chữ nghĩa và kinh kệ.
Vậy thì Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo
phải được Học Viện nghiên cứu đưa vào các lớp học. (Chữ nghĩa và kinh kệ song
song nhau là ý nghĩa của Đạo Đức Học Đường “Không phải Học Đường Đạo Đức”).
Theo các văn bút của Phạm Hộ Pháp
có liên quan về giáo huấn và cách hành xữ của Hội Thánh thiễn nghĩ toàn bộ học
đường của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ đều có cùng một tên: ĐẠO ĐỨC HỌC ĐƯỜNG.
2- Các Thánh Thất đều phải có Học
Đường. Luật đã ghi rõ.
3- Trách nhiệm của các Trấn Đạo,
Châu Đạo, Tộc Đạo phải lo mở Học Đường nơi địa phương mình cả về nhân sự và cơ
sở vật chất.
4- Nơi số II- khoản số 6 thể hiện: Nhà
trường có :
a- Nhà ngũ cho Giáo Viên.
b- Nhà ngũ và nhà ăn cho học sinh.
(Học Đường phải thực hiện cả hai nhiệm vụ: Nuôi cho lớn,
dạy cho khôn).
c- Khoản số 8 nói rõ: Từ 06 tuổi trở lên phải đi học…. Cha mẹ nào để
con dốt thì bị Hội Thánh định tội.
d- Khoản số 9 nói rõ con của chức
sắc, trẻ em mồ côi và con của người Đạo hiến thân được học bổng…
Như vậy thì Học Đường của Đạo chăm
lo cho mọi trẻ em.
Không có ai bị từ chối trong Học
Đường của Đạo Cao Đài.
* LƯU Ý:
Chương Phước Thiện. Mục VIII: Phần Tạo Cơ Sở. Tiểu mục 26.
Có qui định nơi mổi nhà Sở Phước
Thiện chánh phải lập một cơ quan thiết dụng như là:
a- Bảo Sanh Viện.
b- Y Viện.
c- Ấu Trĩ Viện.
d- Dưỡng Lão Đường.
e- Học Viện.
Thiễn nghĩ Học viện đây là tạo lập
cơ sở vật chất giúp sức cho bên Hành Chánh chớ không phải mở trường học riêng.
* ĐẠI HỌC ĐƯỜNG:
Đạo Luật Mậu Dần 1938 không đề cập
đến Đại Học Đường.
Nhưng vi bằng Hội Quyền Vạn Linh
năm Đinh Sữu 1937 đã có ghi rõ….
Chư vị Đầu Tỉnh, Đầu Họ, Đầu Quận
lo mở Học Đường để Hội Thánh rãnh tay lo tính đến việc mở Đại
Học Đường.
Tóm lại:
Muốn tạo thời cải thế, tạo đời cải
dữ ra hiền, phải có con người có tâm, có trí mới có ý chí sắt thép để phụng sự.
Mẩu người có ý chí phụng sự phải
được đào tạo theo bài bản và khuôn mẫu từ Đạo Đức Học Đường và Hạnh Đường.
Một chính sách, một phương án hay thế nào đi nữa mà
nhân sự thực thi không có tâm, không có trí thì cũng thất bại.
Giáo Huấn có tầm quan trọng đặc
biệt trong Tôn Giáo Cao Đài.
TIẾT NĂM.
CHƯƠNG 3- PHỔ TẾ.
Chương Phổ Tế cần chú ý:
*
PHẦN TỔ CHỨC.
*
PHẦN NHIỆM VỤ.
Trong phần nhiệm vụ chia ra làm hai phần
chính:
-
Phổ thông chơn đạo.
-
Đối phó với các Chi Phái.
@@@
A- NHÂN SỰ VÀ TỔ CHỨC CỦA CƠ QUAN
PHỔ TẾ.
Công việc của Phổ Tế có qui định ở
Chương Phổ Tế.
Nhưng tổ chức của Phổ Tế thì qui
định ở Chương Hành Chánh. (Vì tổ chức thế nào là thuộc quyền của Hành Chánh).
Chương Hành Chánh. Điều thứ 3:
NHỮNG PHƯƠNG PHÁP HAY ĐẶNG CHỈNH
ĐỐN THÊM NỮA.
Khoản 11:
Hội
Thánh phải thuyên bổ chức sắc Phổ Tế trong các Quận Đạo và công cử Chức việc
Phổ Tế trong mổi làng Đạo.
Căn cứ vào văn tự để hiểu thì:
1- Chức Sắc là định từ dành cho phẩm Lễ Sanh trở lên.
a- Quận Đạo (Tộc Đạo) thì phẩm Lễ
Sanh đã đành.
Vì Lễ sanh thì không có định số nên
nhân sự hàng phẩm nầy có điều kiện để đi vào Phổ tế.
b- Từ Họ Đạo (Châu Đạo- Giáo Hữu)
trở lên không có Chức Sắc Phổ Tế.
Vì Giáo Hữu có định số là 3.000 vị
thì không thể có nhân sự vào Phổ Tế.
2- Chức Việc Phổ Tế.
Chức Việc là định từ chỉ chung cho Chánh, Phó và Thông Sự.
Luật định Chánh, Phó và Thông Sự ở
Hành Chánh hợp lại thành Bàn Trị Sự Hành Chánh.
Vậy ba vị Chánh, Phó và Thông Sự ở
Phổ Tế hợp lại thành Bàn Trị Sự Phổ Tế. (hệ thống Bàn Trị Sự Phổ Tế y như hệ
thống Bàn Trị Sự Hành Chánh song chỉ lo về Phổ Tế theo nội dung chương Phổ Tế)
Bàn Trị Sự Phổ Tế hẳn nhiên
chỉ huy để lo công việc Phổ Tế trong địa
phận nhưng phải có sự lãnh đạo của Bàn
Trị Sự Hành Chánh và KHÔNG CÓ QUYỀN CAN DỰ VÀO HÀNH CHÁNH.
Can dự vào Hành Chánh là phạm vào
Pháp Chánh Truyền.
Đây là phần Đạo Luật đã định nhưng
do nơi hoàn cảnh mà trước đây Hội Thánh chưa triển khai đầy đủ …
Người học đạo cần nằm vững để khi
Hội Thánh được phục hồi thì khỏi bở ngỡ và triển khai công cuộc Phổ Tế mạnh mẽ.
3- Chức Sắc đặc trách Phổ Tế ở
Trung Ương.
Theo Đạo Nghị Định thứ 3 thì Chức
Sắc từ phẩm Phối Sư trở lên phải ở tại Tòa Thánh hành đạo.
Phẩm Giáo Sư trở xuống hành đạo ở
địa phương.
Như vậy chức sắc đặc trách cơ quan
Phổ Tế phải là Vị Phối Sư.
(Trong trường hợp không đủ Chức Sắc
phẩm Phối Sư đặc trách thì Hội Thánh có thể
cử các phẩm khác đảm trách chờ Chức
Sắc chánh vị)
(Lưu ý rằng Phổ Tế là một hệ thống song song với Hành
Chánh, Phước Thiện, Tòa Đạo thì hoàn toàn có khả năng lập nên những ban bộ
trực thuộc của Phổ Tế để công việc được thuận lợi và đúng tầm vóc…
Lập nên ban bộ để nhân sự Phổ Tế có
tài nguyên và môi trường hoàn thành nhiệm vụ là điều tốt cho cơ đạo vậy)
B- ĐỐI VỚI CÁC CHI PHÁI.
Điều thứ 14. PHƯƠNG CÁCH ĐỐI PHÓ
CÙNG CÁC CHI PHÁI PHẢN ĐẠO.
Ngay trong tiêu đề của Chương 14 đã
nói rõ: CHI PHÁI LÀ PHẢN ĐẠO.
Đạo Luật đã định như thế.
Văn bút của Phạm Hộ Pháp cũng viết
rõ như thế.
@@@
I- Đạo Nghị Định thứ 8. (1934).
Đạo Nghị Định Thứ 8 Điều thứ nhứt:
Những
Chi Phái nào do bởi ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ làm gốc lập thành mà không do nơi
mạng lịnh Hội Thánh thì cả chúng sanh chẳng đặng nhìn nhận là của Chí Tôn và
phải định quyết là Bàn Môn Tả Đạo.
Đây là định nghĩa duy nhất và rất
rõ ràng thế nào là Chi Phái.
II- Đạo Luật Mậu Dần.
LUẬT: Chiếu theo Thánh Giáo của Đức Chí Tôn và Đạo Nghị Định thứ 8 của Đức
Lý Giáo Tông thì toàn cả chúng sanh nhứt định không nhìn nhận các Chi Phái phản
đạo và phải định quyết là Bàn Môn Tả Đạo.
Cách thức đối phó với các Chi Phái
được qui định rõ và trọn vẹn trong chương Phổ Tế.
Phương pháp thật hành .
Khoản 4.
- Ân xá cho họ nhập môn và tái thệ
theo châu tri số 31 ngày 18-9- Bính Tý.
- Chi Phái trong Châu Thành Thánh
Địa không đặng nhập môn trở lại. ( Châu Thánh Thánh Địa trong trường hợp nầy có
lẽ là phạm vi các Phận Đạo xung quanh
Tòa Thánh).
Khoản 5:
…Chừng nào Tòa Thánh lập xong cho dầu Chức sắc các Chi Phái muốn nhập
môn làm tín đồ đi nữa, thì cũng phải có Quyền Vạn Linh và Quyền Chí Tôn công
nhận mới đặng.
Nhân sự Chi phái muốn làm Tín Đồ
Đại Đạo phải đủ 03 phần:
-
Nhập môn.
-
Qua Quyền Vạn Linh.
-
Quyền Chí Tôn công nhận.
III- Thánh Lịnh Ân Xá (1949).
Phạm Hộ Pháp cầm quyền Chưởng Quản
Nhị Hữu Hình Đài Hiệp Thiên và Cửu Trùng đã ký văn bản số 380 (năm 1949) ân xá
cho toàn thể chi phái bất luận là ai hễ nhập môn lại thì đủ quyền làm tín đồ.
Nghĩa là ân xá cho hai phần :
-
Quyền Vạn Linh. (03 Hội Lập Quyền
Vạn Linh).
-
Quyền Chí Tôn tại thế là Giáo Tông
và Hộ Pháp trong Thượng Hội.
IV- Phạm Vi áp dụng Thánh Lịnh Ân
xá.
Thánh lịnh không ghi thời hiệu áp
dụng nên sẽ có giá trị vĩnh viễn trong nền Đạo.
Thành phần nào được hưởng sự ân xá?
Theo thiễn ý về nguyên tắc thì có
sự ân xá là khi có sự vi phạm xãy ra.
Nghĩa là các Chi phái có trước khi
văn bản ân xá ra đời.
Còn những Chi Phái ra đời sau khi
có văn bản ân xá thì không được hưởng ân
xá.
Cần phân biệt rõ các trường hợp.
1- Chi Phái X.
Chi phái X ra đời trước ngày ký
Thánh lịnh.
Nhưng các nhân sự nhập môn theo Chi
Phái X vào thời gian sau khi Thánh Lịnh ra đời (như năm 2000 chẳng hạn) có được
ân xá hay không?
Theo thiễn ý là toàn bộ nhân sự của
Chi Phái X đều được hưởng ân xá. Vì tổ chức của họ ra đời trước khi có Thánh
Lịnh ân xá.
2- Chi phái Y.
Chi Phái Y thành lập sau khi có văn
bản ân xá?
Tổ chức của họ thành lập sau khi có
Thánh lịnh ân xá.
Theo thiễn ý thì tòa bộ nhân sự các Chi Phái ra đời sau khi có văn
bản ân xá muốn làm người tín đồ Đại Đạo đều phải tuân y lộ trình của Đạo Luật
Mậu Dần (gồm 03 phần).
.
TIẾT SÁU.
ĐẠO LUẬT MẬU DẦN VÀ HỘI
NHƠN SANH.
Ba Hội lập quyền Vạn Linh là đặc
trưng của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
Năm 1932 Hội Thánh đã ban hành Luật
Thượng Hội.
Năm 1934 Phạm Hộ Pháp Chưởng Quản
Nhị Hữu Hình Đài Hiệp Thiên và Cửu Trùng đã ban hành Luật Hội Nhơn Sanh và Luật
Hội Hội Thánh.
Các Luật trên là căn bản cho từng
Hội. (CƠ CHẾ TỔ CHỨC).
Đường lối chánh trị đạo như thế nào
là do ba hội lập quyền vạn linh hiệp cùng Quyền Chí Tôn tại thế quyết định.
Trong Đạo Luật Mậu Dần nơi Chương
Hành Chánh. Điều thứ nhứt. Mục số V: Cách thức tổ chức Hội Quyền Vạn Linh.
Nội dung mục V chỉ nhắc lại những
nét chính yếu về cách thức tổ chức Hội Nhơn Sanh.
Chương Phước Thiện
Điều thứ 10. Mục VII.
Tiểu mục: 15-22 có hướng dẫn cách
thức tổ chức Đại Hội Phước Thiện. (Đạo Luật dùng định từ Đại Hội Phước Thiện mà không gọi Hội Quyền Vạn Linh của Phước Thiện- Vì Hội
Lập Quyền Vạn Linh thuộc về Hành Chánh Đạo).
LỜI KẾT.
“XÂY ĐỜI”
Xem lại sử sách từ xưa đến nay thì
việc làm cho xã hội thái bình hay loạn lạc xuất phát từ cách hành xữ của thượng
tầng.
Một thượng tầng có đủ tài đức dù ở
chế độ (Tư bản, Cộng Sản, Cộng Hòa, Liên Bang, Quân Chủ…) cũng sẽ giúp cho muôn
dân hưởng cảnh thái bình. Điều nầy chứng tỏ đức độ và tài năng của thượng tầng
là chính còn chế độ chính trị chỉ là trợ duyên.
Người nhạc sĩ thiện nghệ thì với
một cây đàn bình thường họ vẫn tạo ra được những âm thanh trầm bỗng làm say đắm
lòng người. Một cây đàn quí ở trong tay người “không thông thạo” thì cũng chỉ
phát ra những âm thanh bình thường…
Bằng chứng là hiện nay (2008) vẫn
có những quốc gia còn vua chúa, còn theo chế độ Quân Chủ (cả Á Châu hay Âu Châu
đều có).
Mà quốc gia họ giàu mạnh, dân chúng
vẫn được tự do, được hưởng chế độ an sinh xã hội rất cao.
Đem ra trưng cầu dân ý một cách tự
do thì dân chúng không muốn bỏ chế độ quân chủ để theo chế độ chính trị khác.
Rồi ta lại thấy có nhiều quốc gia cứ hô hào
rằng chế độ của mình là tiên tiến là phù hợp với xu thế phát triễn của thời đại
mà xem lại thì:
-
Luôn luôn đi xin viện trợ, đi vay
mượn tiền của từ những quốc gia mà họ cho là kém tiến bộ… (Tội lỗi của bộ máy
thượng tầng bất tài, thiếu đức là đã biến cả một dân tộc, cả xã hội thành ăn
mày quốc tế…) Một thượng tầng bất tài
đầy dẫy bọn sâu dân mọt nước từ trung ương đến địa phương được hưởng đặc quyền
đặc lợi riêng.
-
Điều mỉa mai là dùng tiền của đi
xin từ những nước tự do về kiểm soát báo chí, tiêu diệt những người dám đòi hỏi
phải làm đúng với pháp luật. Cho nên luôn luôn tìm cách tìm cách tiêu diệt
những người có tài đức, tiêu diệt tôn giáo…(muốn làm việc thiện phải đưa tiền
cho chánh quyền làm, muốn sinh hoạt tôn giáo phải làm theo ý muốn của chính
phủ… cái gì cũng phải theo chính phủ đến khi quốc gia suy sụp về đạo đức lẫn
vật chất thì hô lên rằng trách nhiệm của toàn dân…).
Khi thượng tầng khép mình vào cùng
một khuôn luật thì xã hội có kỷ cương.
Khi thượng từng được hưởng đặc quyền đặc lợi theo luật riêng thì xã hội
là địa ngục trần gian.
Đó là nói về cách hành xữ sau khi
đã có luật.
Còn nói về cách thức lập luật
thì luật là do:
-
Tự thượng từng ngồi lại rồi lập ra luật buộc hạ từng thực hiện.
-
Nếu hạ từng có được cử nhân sự thì
cũng là cử con người thay mặt chứ chưa phải là được đem ý kiến của chính người
dân vào cuộc hội. (Cho nên tỷ trọng dành để ràng buộc
dân chúng thì nhiều, còn quan quyền thì chẳng có bao nhiêu. Và người dân cũng
không có quyền được biết là bộ máy thượng từng có bao nhiêu nhân sự…)
Tôn giáo Cao Đài hiểu rõ tất cả
những thực tế trên, và quan trọng hơn hết là gầy dựng cho nhơn loại một ý chí,
một phương cách để sửa đổi tệ trạng đó.
Do vậy mà Đạo Luật Mậu Dần (1938):
1- Chiếu theo nguyện ước của 03 hội
lập quyền để lập thành. (Nhân sự do nhơn sanh cử, và ý kiến nhơn sanh được đưa
ra bàn luận rồi đúc kết thành luật).
2- Tỷ trọng ràng buộc thượng từng
vào qui củ chiếm phần lớn so với hạ từng.
Đó là lý do cuối đạo luật ghi: tùy
vào trình độ nhơn sanh mà thêm vào./.
Nam Mô Cao Đài Tiên Ông
Đại Bồ Tát Ma Ha Tát.
Năm Đạo 82.
Tòa Thánh – Tây Ninh.
TÌM HIỂU:
ĐẠO LUẬT MẬU DẦN (1938)
CHỦ NGHĨA CAO ĐÀI.
05-5 – MẬU TÝ. (2008).
HẠNH ĐƯỜNG TỰ HỌC.
(HỘI THÁNH CHƯA KIỂM
DUYỆT).
TỪ TRANG WEB.
Chonphapcaodai.net.
LỜI MỞ ĐẦU.
“LẬP ĐẠO”
Ngay trong TỜ KIẾT CHỨNG đã nói rõ:
Đạo luật Mậu Dần (1938) là chiếu
theo ước vọng của Quyền Vạn Linh mà lập thành.
Gần
nhất của Quyền Vạn Linh trước khi lập Đạo Luật là kỳ Hội Vạn Linh năm
Đinh Sửu (1937).
Như vậy Đạo luật lập nên là do ý
chí của Vạn Linh hiệp với Chí Linh.
Pháp luật của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
thì áp dụng chung từ người Đạo Hữu cho đến bậc thế thiên hành hóa.
Vạn linh muốn có sự định vị và sắp
xếp các cơ quan Hành Chánh, Phước Thiện, Phổ Tế, Tòa Đạo lại để việc hành đạo
được thuận lợi.
Nội dung của Đạo luật bao gồm những
qui định cho Đạo Hữu, Chức Sắc và 04 cơ quan trong Chánh Trị Đạo. (cả thượng
tầng và hạ từng).
Nhưng tỷ trọng về trách nhiệm của
Chức Sắc, trách nhiệm 04 cơ quan trong Đạo Luật chiếm phần lớn.
Chính thượng từng của Tôn giáo chịu
trách nhiệm đề ra phương thức làm cho
nền đạo được trong sáng.
Còn quyết định cho việc thành công
hay thất bại là do hạ tầng của bộ máy hành chánh tôn giáo: Hội Thánh Em.
Do vậy mà đối chiếu những qui định
của Đạo Luật với hành tàng của Hội Thánh
Cao Đài trong hoàn cảnh xã hội đã trãi qua, ta sẽ thấy nổ lực của Hội Thánh, xác định được ý chí
phụng sự nhơn loại của Hội Thánh.
Nền Đạo có được rỡ ràng hay bị suy
vi là do nơi năng lực, do nơi hành tàng của người hành đạo.
Mà Đạo Luật chính là khuôn vàng
thước ngọc để Đại Đạo đứng vững trong mọi thử thách để tồn tại và phát triễn
vậy.
MỤC LỤC.
LỜI MỞ ĐẦU: “Lập Đạo”.
TIẾT MỘT: TIẾN TRÌNH THÀNH LẬP.
I- TỜ KIẾT CHỨNG.
1- Thời gian.
2- Thành phần.
3- Nội dung.
II- HỘI NGÀY 14-01-MẬU DẦN (1938).
1-
Thời gian.
2- Thành phần dự Hội.
III. NGÀY BAN HÀNH ĐẠO LUẬT.
TIẾT HAI.
NỘI DUNG TỔNG QUÁT.
I- CHƯƠNG THỨ NHỨT: HÀNH CHÁNH.
Có 17 điều.
II- CHƯƠNG THỨ HAI: PHƯỚC THIỆN.
Có 02 điều.
III- CHƯƠNG THỨ BA: PHỔ TẾ.
Có 01 điều.
IV- CHƯƠNG TÒA ĐẠO.
Có 01 điều.
* Ý CHÍ LẬP LUẬT.
1- Hành Chánh bao trùm cả 03 cơ quan còn lại.
2- Cả 03 cơ quan Phước Thiện, Phổ Tế, Tòa Đạo phải
chịu quyền lãnh đạo chung của Hành Chánh.
TIẾT BA: HIỂU ĐÚNG MỘT SỐ ĐỊNH TỪ TRONG ĐẠO LUẬT MẬU DẦN
(1938).
1-
PHÁP.
2-
LUẬT.
3-
LUẬT HỘI THÁNH LÀ GÌ?
4-
THẾ NÀO LÀ QUYỀN VẠN LINH?
5-
THẾ NÀO LÀ QUYỀN CHÍ TÔN?
6-
CHÁNH TRỊ ĐẠO.
7-
MỘT SỐ DANH TỪ ĐÃ ĐƯỢC HỘI THÁNH CHỈNH SỮA.
TIẾT BỐN: ĐẠO LUẬT MẬU DẦN VÀ GIÁO HUẤN.
A-
THÁNH NGÔN HIỆP TUYỂN.
B-
TÂN LUẬT.
C- ĐẠO LUẬT MẬU DẦN (1938).
I-
HẠNH ĐƯỜNG.
1-
Mục đích Hạnh Đường.
2-
Địa điểm được mở Hạnh Đường.
3-
Thành phần được phép mở lớp.
II- HỌC ĐƯỜNG.
1- Mục đích Học Đường.
2- Các Thánh Thất đều phải có Học Đường.
3- Trách nhiệm.
4- Cuộc sống nơi Học Đường.
+ Phước Thiện và cơ sở Học Đường.
+ Đại Học Đường.
TIẾT NĂM: CHƯƠNG 3: PHỔ TẾ.
A- NHÂN SỰ VÀ TỔ CHỨC CỦA CƠ QUAN PHỔ TẾ.
1- Chức Sắc Phổ Tế.
2- Chức Việc Phổ Tế.
3- Chức Sắc đặc trách Phổ Tế ở Trung Ương.
B- ĐỐI VỚI CÁC CHI PHÁI.
I- Đạo Nghị Định thứ 8. (1934).
II- Đạo Luật Mậu Dần.
III- Thánh Lịnh Ân Xá.
IV- Phạm Vi áp dụng Thánh Lịnh Ân xá.
TIẾT SÁU: ĐẠO LUẬT MẬU DẦN VÀ HỘI NHƠN SANH.
Đạo luật Nội dung
mục V chỉ nhắc lại những nét
chính yếu về cách thức tổ chức Hội Nhơn Sanh.
LỜI KẾT: “Xây Đời”.
TIẾT MỘT.
TIẾN TRÌNH THÀNH LẬP.
Đạo Luật Mậu Dần (1938) có 02 mốc
thời gian:
- Tờ Kiết Chứng.
- Ngày thành lập Đạo Luật.
I- TỜ KIẾT CHỨNG.
1- Thời gian:
Ngày 08-01- Mậu Dần (1938) lập TỜ
KIẾT CHỨNG để quyết định ngày 14-01 Mậu Dần (1938) hội hiệp 04 cơ quan lại để
bàn định.
(Bãi hội lúc 11 giờ cùng ngày).
2- Thành phần.
a- Chủ Tọa: Phạm Hộ Pháp cầm quyền
Nhị Hữu Hình Đài Hiệp Thiên và Cửu Trùng.
b- Thành Viên: Chức Sắc Hiệp Thiên
Đài, Cửu Trùng Đài (Nam Nữ).
3- Nội dung:
Các vị hữu trách trong 04 cơ quan:
Hành Chánh, Phước Thiện, Phổ Tế và Tòa Đạo thống nhứt ngày 14-01- Mậu Dần họp lại để lập Đạo luật.
(Năm Đinh Sữu “1937” Tòa Thánh có
mở 03 hội lập Quyền Vạn Linh)
II- HỘI NGÀY 14-01-MẬU DẦN ( 1938).
2-
Thời gian:
a-
Khai hội sáng ngày 14-01- Mậu Dần.
b-
Bãi Hội: 20 giờ ngày 15-01- Mậu
Dần.
(Lưu ý ngày giờ bãi hội khác với
ngày giờ lập thành vi bằng).
2- Thành phần dự Hội:
a- Chủ Tọa: Phạm Hộ Pháp cầm quyền Chưởng
Quản Nhị Hữu Hình Đài Hiệp Thiên và Cửu Trùng.
b- Chức sắc 04 cơ quan:
- Hành Chánh.
- Phước Thiện.
- Phổ Tế.
- Tòa Đạo.
( Nghĩa là 04 cơ quan nầy đã có từ
trước. Đạo luật Mậu Dần sắp xếp cả 04 cơ quan nầy vào trong một bộ luật để phát
huy hiệu năng).
c- Ban Từ Hàng.
III. NGÀY BAN HÀNH ĐẠO LUẬT:
Đạo Luật ban hành từ ngày Rằm tháng
Giêng Mậu Dần ( 1938).
Dòng cuối có ghi rõ:
… Ngày sau còn thêm vào nữa tùy
theo trình độ của chúng sanh.
( Đạo Luật không cho phép bớt… mà
chỉ có thêm …).
TIẾT HAI.
NỘI DUNG TỔNG QUÁT.
Đạo Luật Mậu Dần (1938) có 04
chương. 17 điều.
I- CHƯƠNG THỨ NHỨT: HÀNH CHÁNH.
Có 17 điều. Từ điều 01 đến điều 17.
II- CHƯƠNG THỨ HAI: PHƯỚC THIỆN.
Có 02 điều. Từ điều 10 và 11 ở
chương Hành Chánh tạo thành.
III- CHƯƠNG THỨ BA: PHỔ TẾ.
Có 01 điều. Lấy điều 14 ở chương
Hành Chánh tạo thành.
IV- CHƯƠNG TÒA ĐẠO.
Có 01 điều. Lấy điều 15 ở chương
Hành Chánh tạo thành.
* Ý CHÍ LẬP LUẬT.
Cách thức bố trí các chương và điều
đã thể hiện ý chí của tập thể lập nên Đạo Luật.
1- Hành Chánh bao trùm cả 03 cơ quan còn lại.(
Phước Thiện, Phổ Tế, Tòa Đạo).
2- Các cơ quan Phước Thiện, Phổ Tế,
Tòa Đạo cực kỳ quan trọng được xem như ba trụ trong tứ trụ của Chánh Trị Đạo
nhưng phải chịu sự thống thuộc của Hành Chánh. ( vì các điều để lập nên 03 cơ
quan nầy điều thuộc về chương Hành Chánh).
Cả 03 cơ quan Phước Thiện, Phổ Tế,
Tòa Đạo phải chịu quyền lãnh đạo chung của Hành Chánh.
Cách lập luật nầy cho thấy Đại Đạo
Tam Kỳ Phổ Độ chỉ có MỘT HỘI THÁNH.
Còn lại là các cơ quan.
Cùng một danh từ Hội Thánh nhưng
cách thức tổ chức và đẳng cấp không thể như nhau.
Thí dụ: Cơ quan Phước Thiện có Hội
Thánh Phước Thiện.
Nhưng cách thức tổ chức của Hội
Thánh Phước Thiện không thể có Cửu Viện giống như Hội Thánh Cửu Trùng Đài được.
Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ chỉ có một hệ
thống Cửu Viện.
3- Mấy dòng cuối Đạo Luật ghi: ngày
sau còn thêm vào nữa tùy theo trình độ của chúng sanh.
Như vậy Đạo Luật chỉ có thêm chớ
không có bớt.
(Đối chiếu cấu tạo của Đạo Luật với
Tân Luật ta sẽ thấy sự khác biệt rất rõ.
Tân luật có 03 phần: Đạo Pháp, Thế
Luật và Tịnh Thất.
Đạo Pháp: 08 chương. 32 điều . Từ 01-32.
Thế luật: 24 điều. Từ 01-24. “không
phân chương”.
Tịnh Thất: 08 điều. Từ 01-08.
“không phân chương”.
Tân luật có 64 điều, và mổi phần của Tân luật bắt đầu từ điều thứ nhất)
TIẾT BA.
HIỂU ĐÚNG MỘT SỐ ĐỊNH
TỪ.
1- PHÁP:
Gồm
có Pháp Chánh Truyền, Đạo Nghị Định.
2-
LUẬT:
Tân
Luật và Luật Hội Thánh.
3-
LUẬT HỘI THÁNH LÀ GÌ?
Là
nguyện ước của Quyền Vạn Linh cầu nài và Quyền Chí Tôn công nhận nhập thành với
Tân Luật gọi là Luật Hội Thánh.
4- THẾ NÀO LÀ QUYỀN VẠN LINH?
Quyền
Vạn Linh là những điều mà 03 Hội Lập Quyền Vạn Linh từ phẩm Chưởng Pháp trở
xuống thống nhất.
Ba
Hội là Hội Nhơn Sanh; Hội Thánh và Thượng Hội “ phần Thượng Hội kể từ phẩm Chưởng Pháp trở xuống”.
(Lưu
ý là Giáo Tông và Hộ Pháp là Hội Trưởng và Phó Hội Trưởng của Thượng Hội nhưng
không biểu quyết mà nắm quyền quyết định toàn bộ các điều khoản của cả 03 Hội).
5-
THẾ NÀO LÀ QUYỀN CHÍ TÔN?
Là
quyền của Giáo Tông và Hộ Pháp trong 03 lập Quyền Vạn Linh. (Quyền Hội Trưởng và Phó Hội Trưởng của Thượng Hội).
(Năm
1938 Đức Phạm Hộ Pháp cầm Quyền Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài Hiệp Thiên và Cửu
Trùng nghĩa là cầm quyền Chí Tôn tại thế. Cho nên Đạo Luật Mậu Dần (1938) có
ghi rõ: Theo Pháp Chánh thì buổi Hội nầy Đầu Sư phải làm chủ tọa, đặng kiểm
dượt các lời quyết định của bốn cơ quan trong toàn thể Chánh Trị Đạo hầu dâng
lên cho quyền Chí Tôn phê chuẩn… Quyền Chí Tôn Phạm Hộ Pháp cầm nên cuối buổi
hội Ngài cầm bộ Đạo Luật lên tuyên bố rằng: Ngày nay trong nền Đại Đạo của Đức
Chí Tôn đã có cho Hội Thánh một bộ Đạo Luật nữa).
<Nhiều
người thắc mắc vì sao không thấy bài cơ nào của Đức Chí Tôn công nhận Đạo Luật
Mậu Dần là do nơi không hiểu đúng định từ Quyền Chí Tôn mà ra>
(Theo
thiễn ý các danh từ Quyền Vạn Linh và Quyền Chí Tôn trong Đạo Luật Mậu Dần đều
có nghĩa như trên.
Trong
Đạo Nghị Định thứ 8 điều thứ nhứt có đề cập đến Quyền Vạn Linh và Quyền Chí Tôn
cũng đồng một nghĩa với Đạo Luật Mậu Dần).
(Nhiều
người hiểu Quyền Chí Tôn là phải dâng lên Cung Đạo để Chí Tôn quyết định bằng
cơ bút. Nhận định như thế là không phù hợp với kinh điển, luật lệ và thực tế
cầu cơ tại Cung Đạo.
Vì
tại Cung Đạo thì Đức Chí Tôn và các Đấng Thiêng Liêng đều có hướng dẫn bằng cơ
bút…chứ không chỉ riêng một mình Đức Chí Tôn.
Đi
sâu vào Thánh Ngôn Hiệp Tuyển Thầy có dạy rõ đã ban quyền Chí Tôn của Thầy cho
hai vị Giáo Tông và Hộ Pháp.
Đạo
Sử Thầy cũng dạy rõ khi Thầy lập Đạo xong rồi thì giao cho môn sinh thực hành
và các Đấng chiếu theo đó mà thưởng hay phạt).
6-
CHÁNH TRỊ ĐẠO.
Đến
năm 1938 nền Chánh Trị Đạo của Đức Chí Tôn có 04 cơ quan:
Hành
Chánh, Phước Thiện, Phổ Tế và Tòa Đạo.
Tổng
hợp 04 cơ quan nầy gọi là toàn thể Chánh Trị Đạo.
*
Lưu ý:
-
Hình thể đạo có 03 đài: Bát Quái, Hiệp
Thiên và Cửu Trùng.
-
Phân cấp hành chánh thì có: Trung ương, Trấn, Châu, Tộc, Hương. (Nhân sự thì có
Hội Thánh Anh, Hội Thánh Em).
-
Các cơ quan trong nền chánh trị đạo là: Hành Chánh, Phước Thiện, Phổ Tế và Tòa
Đạo.
-
Xây dựng nội dung chánh trị đạo là do 03 hội lập quyền vạn linh.
7-
MỘT SỐ DANH TỪ ĐÃ ĐƯỢC HỘI THÁNH CHỈNH SỮA.
a-
Theo Đạo Nghị Định thứ 3 (1930). Điều thứ hai:
-
Phối Sư phải ở tại Tòa Thánh.
-
Giáo Sư làm đầu một Tỉnh.
-
Giáo Hữu làm đầu một Họ.
-
Lễ Sanh làm đầu một Quận.
-
Chánh Trị Sự làm đầu một Làng.
-
Phó Trị Sự làm đầu một xóm cùng Thông Sự.
b- Đạo Luật Mậu Dần (1938).
Cũng
dùng các danh hiệu như Đạo Nghị Định thứ ba.
Chương
một. Hành Chánh.
Điều
thứ ba:
Từ
đây Đầu Tỉnh, Đầu Họ, Đầu Quận Đạo sẽ chỉnh đốn y như Quyền Vạn Linh đã định….
c-
Hội Thánh Cao Đài chỉnh sữa.
Theo
đà thay đổi hành chánh xã hội Hội Thánh Cao Đài có chỉnh sữa:
-
Tỉnh Đạo đã đổi thành Trấn Đạo. (Giáo
Sư: Khâm Trấn Đạo.
-
Họ Đạo đổi thành Châu Đạo. (Giáo
Hữu: Khâm Châu Đạo).
- Đầu Quận Đạo đổi là Đầu Tộc Đạo. (Lễ Sanh:
Đầu Tộc Đạo).
- Chánh
Trị Sự: Đầu Hương Đạo. (Xã).
- Phó Trị Sự coi ấp Đạo (cùng với Thông Sự).
(Một
Chánh Trị Sự kết hợp với vị Phó Trị Sự và Thông Sự của một ấp Đạo tạo thành Bàn
Trị Sự).
(Trong
Đạo Luật Mậu Dần còn qui định Chức Việc Phổ Tế nơi mổi làng đạo. Nghĩa là còn
có một hệ thống Bàn Trị Sự Phổ Tế song song với Bàn Trị Sự Hành Chánh. Hệ thống
Bàn Trị Sự Phổ Tế chỉ lo về chuyên môn là Phổ Tế để giúp cho Hành Chánh chớ
không can dự vào Hành Chánh.
Can
dự vào hành chánh là phạm vào Pháp Chánh Truyền).
TIẾT BỐN.
ĐẠO LUẬT MẬU DẦN VÀ
GIÁO HUẤN.
Giáo Huấn được ghi rõ trong giáo lý
và luật lệ của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
A- THÁNH NGÔN HIỆP TUYỂN.
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển 1926 (bản in 1963). Q.2
trang 06:
…Con
phải lập cho thành một nền tư bổn, chung lo cùng môn đệ Thầy, ngày ngày hằng
góp nhóp, tùy sức mổi đứa lo lập:
- Một Sở Trường Học.
-
Một
Sở Dưỡng Lão Ấu.
-
Một
nơi Tịnh Thất.
Còn
chùa chiền thì ngày sau e cho con không đủ sức cai quản cho hết….
Ngày ngày hằng góp nhóp có nghĩa là
trong hoàn cảnh hết sức thiếu thốn, khó khăn vẫn phải dành dụm mà làm… Trường
Học, Dưỡng Lão Ấu…
(Nhưng ngày nay xem kỷ thì quá ít
nơi làm theo lời Thầy dạy…).
B- TÂN LUẬT.
Tân Luật (1927). Phần Đạo Pháp. Chương VI. Về Giáo Huấn.
Điều
23: Trong Đạo sẽ lập trường để dạy chữ và dạy Đạo.
Điều
24: cách dạy và các việc sắp đặc trong trường sẽ có thể lệ riêng.
Điều
25: Sau những người có giấy tốt nghiệp của nhà trường cho mới được dự cử vào
hàng chức sắc trong Đạo.
C- ĐẠO LUẬT MẬU DẦN (1938).
Chương Hành Chánh. Điều thứ bảy.
Phương diện giáo dục, cất Hạnh
Đường và Học Đường các Thánh Thất.
LUẬT: Phải lập Hạnh Đường nơi Tòa Thánh và Văn phòng Đầu Tỉnh Đạo đặng giáo
hóa Chức Sắc Thiên Phong và Chức việc, cùng lập Học đường đặng dạy dỗ trẻ em
cho rõ thông chữ nghĩa và kinh kệ. Các Thánh Thất đều phải có Học Đường. Mổi
năm mở khoa mục khảo được một lần đặng ban cấp bằng hay là giấy
chứng nhận cho những vị thi đổ.
Nhận xét: Luật đã phân biệt rõ Hạnh
Đường và Học Đường.
I- HẠNH ĐƯỜNG:
1-
Hạnh Đường: là nơi để giáo hóa Chức Sắc và Chức Việc.( mục đích)
2-
Hạnh Đường: được lập ra nơi Tòa Thánh và Trấn Đạo (Tỉnh
Đạo) ( qui định cấp được mở Hạnh Đường)
Trấn Đạo là cầu nối giữa Trung Ương
và Địa Phương.
Giáo Sư là phẩm cao nhất hành đạo ở
các Địa Phương.
Giáo Sư giử nhiệm vụ Khâm Trấn Đạo.
(Lưu ý: Đạo Luật không qui định cho
Châu Đạo mở Hạnh Đường).
3-
Thành phần được phép mở lớp: Giáo
Sư và Giáo Hữu.
Còn giảng huấn hẳn nhiên có các vị
khác tùy qui luật CUNG CẦU.
II- HỌC ĐƯỜNG.
1-Học Đường: là nơi dạy dỗ trẻ em
cho rõ thông chữ nghĩa và kinh kệ.
Vậy thì Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo
phải được Học Viện nghiên cứu đưa vào các lớp học. (Chữ nghĩa và kinh kệ song
song nhau là ý nghĩa của Đạo Đức Học Đường “Không phải Học Đường Đạo Đức”).
Theo các văn bút của Phạm Hộ Pháp
có liên quan về giáo huấn và cách hành xữ của Hội Thánh thiễn nghĩ toàn bộ học
đường của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ đều có cùng một tên: ĐẠO ĐỨC HỌC ĐƯỜNG.
2- Các Thánh Thất đều phải có Học
Đường. Luật đã ghi rõ.
3- Trách nhiệm của các Trấn Đạo,
Châu Đạo, Tộc Đạo phải lo mở Học Đường nơi địa phương mình cả về nhân sự và cơ
sở vật chất.
4- Nơi số II- khoản số 6 thể hiện: Nhà
trường có :
a- Nhà ngũ cho Giáo Viên.
b- Nhà ngũ và nhà ăn cho học sinh.
(Học Đường phải thực hiện cả hai nhiệm vụ: Nuôi cho lớn,
dạy cho khôn).
c- Khoản số 8 nói rõ: Từ 06 tuổi trở lên phải đi học…. Cha mẹ nào để
con dốt thì bị Hội Thánh định tội.
d- Khoản số 9 nói rõ con của chức
sắc, trẻ em mồ côi và con của người Đạo hiến thân được học bổng…
Như vậy thì Học Đường của Đạo chăm
lo cho mọi trẻ em.
Không có ai bị từ chối trong Học
Đường của Đạo Cao Đài.
* LƯU Ý:
Chương Phước Thiện. Mục VIII: Phần Tạo Cơ Sở. Tiểu mục 26.
Có qui định nơi mổi nhà Sở Phước
Thiện chánh phải lập một cơ quan thiết dụng như là:
a- Bảo Sanh Viện.
b- Y Viện.
c- Ấu Trĩ Viện.
d- Dưỡng Lão Đường.
e- Học Viện.
Thiễn nghĩ Học viện đây là tạo lập
cơ sở vật chất giúp sức cho bên Hành Chánh chớ không phải mở trường học riêng.
* ĐẠI HỌC ĐƯỜNG:
Đạo Luật Mậu Dần 1938 không đề cập
đến Đại Học Đường.
Nhưng vi bằng Hội Quyền Vạn Linh
năm Đinh Sữu 1937 đã có ghi rõ….
Chư vị Đầu Tỉnh, Đầu Họ, Đầu Quận
lo mở Học Đường để Hội Thánh rãnh tay lo tính đến việc mở Đại
Học Đường.
Tóm lại:
Muốn tạo thời cải thế, tạo đời cải
dữ ra hiền, phải có con người có tâm, có trí mới có ý chí sắt thép để phụng sự.
Mẩu người có ý chí phụng sự phải
được đào tạo theo bài bản và khuôn mẫu từ Đạo Đức Học Đường và Hạnh Đường.
Một chính sách, một phương án hay thế nào đi nữa mà
nhân sự thực thi không có tâm, không có trí thì cũng thất bại.
Giáo Huấn có tầm quan trọng đặc
biệt trong Tôn Giáo Cao Đài.
TIẾT NĂM.
CHƯƠNG 3- PHỔ TẾ.
Chương Phổ Tế cần chú ý:
*
PHẦN TỔ CHỨC.
*
PHẦN NHIỆM VỤ.
Trong phần nhiệm vụ chia ra làm hai phần
chính:
-
Phổ thông chơn đạo.
-
Đối phó với các Chi Phái.
@@@
A- NHÂN SỰ VÀ TỔ CHỨC CỦA CƠ QUAN
PHỔ TẾ.
Công việc của Phổ Tế có qui định ở
Chương Phổ Tế.
Nhưng tổ chức của Phổ Tế thì qui
định ở Chương Hành Chánh. (Vì tổ chức thế nào là thuộc quyền của Hành Chánh).
Chương Hành Chánh. Điều thứ 3:
NHỮNG PHƯƠNG PHÁP HAY ĐẶNG CHỈNH
ĐỐN THÊM NỮA.
Khoản 11:
Hội
Thánh phải thuyên bổ chức sắc Phổ Tế trong các Quận Đạo và công cử Chức việc
Phổ Tế trong mổi làng Đạo.
Căn cứ vào văn tự để hiểu thì:
1- Chức Sắc là định từ dành cho phẩm Lễ Sanh trở lên.
a- Quận Đạo (Tộc Đạo) thì phẩm Lễ
Sanh đã đành.
Vì Lễ sanh thì không có định số nên
nhân sự hàng phẩm nầy có điều kiện để đi vào Phổ tế.
b- Từ Họ Đạo (Châu Đạo- Giáo Hữu)
trở lên không có Chức Sắc Phổ Tế.
Vì Giáo Hữu có định số là 3.000 vị
thì không thể có nhân sự vào Phổ Tế.
2- Chức Việc Phổ Tế.
Chức Việc là định từ chỉ chung cho Chánh, Phó và Thông Sự.
Luật định Chánh, Phó và Thông Sự ở
Hành Chánh hợp lại thành Bàn Trị Sự Hành Chánh.
Vậy ba vị Chánh, Phó và Thông Sự ở
Phổ Tế hợp lại thành Bàn Trị Sự Phổ Tế. (hệ thống Bàn Trị Sự Phổ Tế y như hệ
thống Bàn Trị Sự Hành Chánh song chỉ lo về Phổ Tế theo nội dung chương Phổ Tế)
Bàn Trị Sự Phổ Tế hẳn nhiên
chỉ huy để lo công việc Phổ Tế trong địa
phận nhưng phải có sự lãnh đạo của Bàn
Trị Sự Hành Chánh và KHÔNG CÓ QUYỀN CAN DỰ VÀO HÀNH CHÁNH.
Can dự vào Hành Chánh là phạm vào
Pháp Chánh Truyền.
Đây là phần Đạo Luật đã định nhưng
do nơi hoàn cảnh mà trước đây Hội Thánh chưa triển khai đầy đủ …
Người học đạo cần nằm vững để khi
Hội Thánh được phục hồi thì khỏi bở ngỡ và triển khai công cuộc Phổ Tế mạnh mẽ.
3- Chức Sắc đặc trách Phổ Tế ở
Trung Ương.
Theo Đạo Nghị Định thứ 3 thì Chức
Sắc từ phẩm Phối Sư trở lên phải ở tại Tòa Thánh hành đạo.
Phẩm Giáo Sư trở xuống hành đạo ở
địa phương.
Như vậy chức sắc đặc trách cơ quan
Phổ Tế phải là Vị Phối Sư.
(Trong trường hợp không đủ Chức Sắc
phẩm Phối Sư đặc trách thì Hội Thánh có thể
cử các phẩm khác đảm trách chờ Chức
Sắc chánh vị)
(Lưu ý rằng Phổ Tế là một hệ thống song song với Hành
Chánh, Phước Thiện, Tòa Đạo thì hoàn toàn có khả năng lập nên những ban bộ
trực thuộc của Phổ Tế để công việc được thuận lợi và đúng tầm vóc…
Lập nên ban bộ để nhân sự Phổ Tế có
tài nguyên và môi trường hoàn thành nhiệm vụ là điều tốt cho cơ đạo vậy)
B- ĐỐI VỚI CÁC CHI PHÁI.
Điều thứ 14. PHƯƠNG CÁCH ĐỐI PHÓ
CÙNG CÁC CHI PHÁI PHẢN ĐẠO.
Ngay trong tiêu đề của Chương 14 đã
nói rõ: CHI PHÁI LÀ PHẢN ĐẠO.
Đạo Luật đã định như thế.
Văn bút của Phạm Hộ Pháp cũng viết
rõ như thế.
@@@
I- Đạo Nghị Định thứ 8. (1934).
Đạo Nghị Định Thứ 8 Điều thứ nhứt:
Những
Chi Phái nào do bởi ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ làm gốc lập thành mà không do nơi
mạng lịnh Hội Thánh thì cả chúng sanh chẳng đặng nhìn nhận là của Chí Tôn và
phải định quyết là Bàn Môn Tả Đạo.
Đây là định nghĩa duy nhất và rất
rõ ràng thế nào là Chi Phái.
II- Đạo Luật Mậu Dần.
LUẬT: Chiếu theo Thánh Giáo của Đức Chí Tôn và Đạo Nghị Định thứ 8 của Đức
Lý Giáo Tông thì toàn cả chúng sanh nhứt định không nhìn nhận các Chi Phái phản
đạo và phải định quyết là Bàn Môn Tả Đạo.
Cách thức đối phó với các Chi Phái
được qui định rõ và trọn vẹn trong chương Phổ Tế.
Phương pháp thật hành .
Khoản 4.
- Ân xá cho họ nhập môn và tái thệ
theo châu tri số 31 ngày 18-9- Bính Tý.
- Chi Phái trong Châu Thành Thánh
Địa không đặng nhập môn trở lại. ( Châu Thánh Thánh Địa trong trường hợp nầy có
lẽ là phạm vi các Phận Đạo xung quanh
Tòa Thánh).
Khoản 5:
…Chừng nào Tòa Thánh lập xong cho dầu Chức sắc các Chi Phái muốn nhập
môn làm tín đồ đi nữa, thì cũng phải có Quyền Vạn Linh và Quyền Chí Tôn công
nhận mới đặng.
Nhân sự Chi phái muốn làm Tín Đồ
Đại Đạo phải đủ 03 phần:
-
Nhập môn.
-
Qua Quyền Vạn Linh.
-
Quyền Chí Tôn công nhận.
III- Thánh Lịnh Ân Xá (1949).
Phạm Hộ Pháp cầm quyền Chưởng Quản
Nhị Hữu Hình Đài Hiệp Thiên và Cửu Trùng đã ký văn bản số 380 (năm 1949) ân xá
cho toàn thể chi phái bất luận là ai hễ nhập môn lại thì đủ quyền làm tín đồ.
Nghĩa là ân xá cho hai phần :
-
Quyền Vạn Linh. (03 Hội Lập Quyền
Vạn Linh).
-
Quyền Chí Tôn tại thế là Giáo Tông
và Hộ Pháp trong Thượng Hội.
IV- Phạm Vi áp dụng Thánh Lịnh Ân
xá.
Thánh lịnh không ghi thời hiệu áp
dụng nên sẽ có giá trị vĩnh viễn trong nền Đạo.
Thành phần nào được hưởng sự ân xá?
Theo thiễn ý về nguyên tắc thì có
sự ân xá là khi có sự vi phạm xãy ra.
Nghĩa là các Chi phái có trước khi
văn bản ân xá ra đời.
Còn những Chi Phái ra đời sau khi
có văn bản ân xá thì không được hưởng ân
xá.
Cần phân biệt rõ các trường hợp.
1- Chi Phái X.
Chi phái X ra đời trước ngày ký
Thánh lịnh.
Nhưng các nhân sự nhập môn theo Chi
Phái X vào thời gian sau khi Thánh Lịnh ra đời (như năm 2000 chẳng hạn) có được
ân xá hay không?
Theo thiễn ý là toàn bộ nhân sự của
Chi Phái X đều được hưởng ân xá. Vì tổ chức của họ ra đời trước khi có Thánh
Lịnh ân xá.
2- Chi phái Y.
Chi Phái Y thành lập sau khi có văn
bản ân xá?
Tổ chức của họ thành lập sau khi có
Thánh lịnh ân xá.
Theo thiễn ý thì tòa bộ nhân sự các Chi Phái ra đời sau khi có văn
bản ân xá muốn làm người tín đồ Đại Đạo đều phải tuân y lộ trình của Đạo Luật
Mậu Dần (gồm 03 phần).
.
TIẾT SÁU.
ĐẠO LUẬT MẬU DẦN VÀ HỘI
NHƠN SANH.
Ba Hội lập quyền Vạn Linh là đặc
trưng của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
Năm 1932 Hội Thánh đã ban hành Luật
Thượng Hội.
Năm 1934 Phạm Hộ Pháp Chưởng Quản
Nhị Hữu Hình Đài Hiệp Thiên và Cửu Trùng đã ban hành Luật Hội Nhơn Sanh và Luật
Hội Hội Thánh.
Các Luật trên là căn bản cho từng
Hội. (CƠ CHẾ TỔ CHỨC).
Đường lối chánh trị đạo như thế nào
là do ba hội lập quyền vạn linh hiệp cùng Quyền Chí Tôn tại thế quyết định.
Trong Đạo Luật Mậu Dần nơi Chương
Hành Chánh. Điều thứ nhứt. Mục số V: Cách thức tổ chức Hội Quyền Vạn Linh.
Nội dung mục V chỉ nhắc lại những
nét chính yếu về cách thức tổ chức Hội Nhơn Sanh.
Chương Phước Thiện
Điều thứ 10. Mục VII.
Tiểu mục: 15-22 có hướng dẫn cách
thức tổ chức Đại Hội Phước Thiện. (Đạo Luật dùng định từ Đại Hội Phước Thiện mà không gọi Hội Quyền Vạn Linh của Phước Thiện- Vì Hội
Lập Quyền Vạn Linh thuộc về Hành Chánh Đạo).
LỜI KẾT.
“XÂY ĐỜI”
Xem lại sử sách từ xưa đến nay thì
việc làm cho xã hội thái bình hay loạn lạc xuất phát từ cách hành xữ của thượng
tầng.
Một thượng tầng có đủ tài đức dù ở
chế độ (Tư bản, Cộng Sản, Cộng Hòa, Liên Bang, Quân Chủ…) cũng sẽ giúp cho muôn
dân hưởng cảnh thái bình. Điều nầy chứng tỏ đức độ và tài năng của thượng tầng
là chính còn chế độ chính trị chỉ là trợ duyên.
Người nhạc sĩ thiện nghệ thì với
một cây đàn bình thường họ vẫn tạo ra được những âm thanh trầm bỗng làm say đắm
lòng người. Một cây đàn quí ở trong tay người “không thông thạo” thì cũng chỉ
phát ra những âm thanh bình thường…
Bằng chứng là hiện nay (2008) vẫn
có những quốc gia còn vua chúa, còn theo chế độ Quân Chủ (cả Á Châu hay Âu Châu
đều có).
Mà quốc gia họ giàu mạnh, dân chúng
vẫn được tự do, được hưởng chế độ an sinh xã hội rất cao.
Đem ra trưng cầu dân ý một cách tự
do thì dân chúng không muốn bỏ chế độ quân chủ để theo chế độ chính trị khác.
Rồi ta lại thấy có nhiều quốc gia cứ hô hào
rằng chế độ của mình là tiên tiến là phù hợp với xu thế phát triễn của thời đại
mà xem lại thì:
-
Luôn luôn đi xin viện trợ, đi vay
mượn tiền của từ những quốc gia mà họ cho là kém tiến bộ… (Tội lỗi của bộ máy
thượng tầng bất tài, thiếu đức là đã biến cả một dân tộc, cả xã hội thành ăn
mày quốc tế…) Một thượng tầng bất tài
đầy dẫy bọn sâu dân mọt nước từ trung ương đến địa phương được hưởng đặc quyền
đặc lợi riêng.
-
Điều mỉa mai là dùng tiền của đi
xin từ những nước tự do về kiểm soát báo chí, tiêu diệt những người dám đòi hỏi
phải làm đúng với pháp luật. Cho nên luôn luôn tìm cách tìm cách tiêu diệt
những người có tài đức, tiêu diệt tôn giáo…(muốn làm việc thiện phải đưa tiền
cho chánh quyền làm, muốn sinh hoạt tôn giáo phải làm theo ý muốn của chính
phủ… cái gì cũng phải theo chính phủ đến khi quốc gia suy sụp về đạo đức lẫn
vật chất thì hô lên rằng trách nhiệm của toàn dân…).
Khi thượng tầng khép mình vào cùng
một khuôn luật thì xã hội có kỷ cương.
Khi thượng từng được hưởng đặc quyền đặc lợi theo luật riêng thì xã hội
là địa ngục trần gian.
Đó là nói về cách hành xữ sau khi
đã có luật.
Còn nói về cách thức lập luật
thì luật là do:
-
Tự thượng từng ngồi lại rồi lập ra luật buộc hạ từng thực hiện.
-
Nếu hạ từng có được cử nhân sự thì
cũng là cử con người thay mặt chứ chưa phải là được đem ý kiến của chính người
dân vào cuộc hội. (Cho nên tỷ trọng dành để ràng buộc
dân chúng thì nhiều, còn quan quyền thì chẳng có bao nhiêu. Và người dân cũng
không có quyền được biết là bộ máy thượng từng có bao nhiêu nhân sự…)
Tôn giáo Cao Đài hiểu rõ tất cả
những thực tế trên, và quan trọng hơn hết là gầy dựng cho nhơn loại một ý chí,
một phương cách để sửa đổi tệ trạng đó.
Do vậy mà Đạo Luật Mậu Dần (1938):
1- Chiếu theo nguyện ước của 03 hội
lập quyền để lập thành. (Nhân sự do nhơn sanh cử, và ý kiến nhơn sanh được đưa
ra bàn luận rồi đúc kết thành luật).
2- Tỷ trọng ràng buộc thượng từng
vào qui củ chiếm phần lớn so với hạ từng.
Đó là lý do cuối đạo luật ghi: tùy
vào trình độ nhơn sanh mà thêm vào./.
Đạo Hữu Dương Xuân Lương.