TRẢ LỜI BẠN ĐỌC.
Nhà nghiên cứu Trần Thu Dung viết quyển Đạo Cao Đài và Victor Hugo. Nhà xuất bản Thời Đại Trung Tâm Văn Hóa Ngôn Ngữ Đông Tây
in năm 2010.
Tại trang 46 dòng 7: Đạo Cao Đài nhấn
mạnh sự bình đẳng nam nữ, tuy nhiên nữ giới lại bị Đấng Chí Tôn quy định không được
phép lên ngôi vị Chưởng Pháp, Giáo Tông.
Tại trang 48 dòng 8: Hạn chế của Đạo
Cao Đài vẫn chưa bình đẳng hoàn toàn đối với phụ nữ. Phụ nữ vẫn phải đứng sau nam
giới hai bậc cao nhất. Lý do Thầy thương phụ nữ vất vả chỉ là sự ngụy biện, vì
sợ phụ nữ nắm quyền cao hơn, chỉ huy đàn ông.
Quý vị nghĩ gì?
Lê Quan Sài Gòn.
Trước tiên xin cảm ơn bạn đã gởi câu hỏi.
Chúng tôi xin có ý kiến như sau.
Về xã hội: Xin bắt đầu
từ bộ môn thể thao được nhiều người ưa thích là đá banh. Trước đây
nó là môn thể thao đành cho phái nam. Nhưng với sự phát triễn của nó đã lôi cuốn
phái nữ vào trò chơi nầy. Thế giới hiện nay có giải vô địch bóng đá nam và nữ. Cả
hai đều hay nhưng chưa thấy ai có đề nghị cho đội bóng phái nam và phái nữ tranh
nhau trong một giải đấu. Bởi lẽ tự thân của phái nam và phái nữ có nhửng đặc điểm
riêng không thể xóa trắng. Lý luận rằng phải bình đẳng nên cần đưa đội bóng phái
nữ tranh tài với phái nam là phi lý vì không nhìn vào sự thật là nam phái và nữ phái
tự thân đã có sự khác biệt. Đẳng cấp của bóng đá nam khác với đẳng cấp bóng đá
nữ là điều hiển nhiên. Cào bằng hai đẳng cấp nầy là ảo tưởng.
Trong xã hội tuổi về hưu của nam phái
và nữ phái cũng khác nhau. Nếu có lý luận rằng phải bình đẳng và cào bằng tuổi
nghĩ hưu bằng nhau là thêm ganh nặng
cho phái nữ là tạo bất công chớ đâu phải đã công bằng.
Đạo vận hành theo sự an bày của tạo hóa: Chức sắc của Đạo Cao Đài là phải hành đạo chớ không phải dùng phẩm vị để hưởng bổng lộc của nhơn
sanh. Con đường hành đạo rất là khó khăn cực nhọc, đó là chặng đường cam go. Đạo
Cao Đài nhìn vào yếu tố tự thân của phái nam và phái nữ mà tạo hóa đã an bày để
sắp xếp nhân sự cho phù hợp với lẽ tự nhiên
của tạo hóa, đạo không đưa ra những ảo tưởng
mà hậu quả là tạo bất
công cho phái nữ.
Trong Đạo Cao Đài phái nữ có Hội Thánh
Cửu Trùng Đài song song với nam phái nhưng nhân sự không ấn định số lượng cụ thể
như nam phái, không phân phái như nam phái. Trong hành chánh tôn giáo Đạo Cao Đài
bố trí cho phái nữ hành đạo song song với phái nam nhưng bao giờ phái nam cũng
là chánh và phái nữ cũng là phó. Đó là thuận theo sự an bày của tạo hóa.
Về dịch lý: Thầy là Đấng
tạo hóa, là chúa tể Càn Khôn. Thầy ngự trên ngôi Thái cực. Thầy dạy về cớ nào mà
Nữ phái không đặng tranh phẩm Chưởng Pháp và Giáo Tông:
Hộ
Pháp để lời phân phiền cùng Thầy như vầy: Thưa Thầy, Thầy đã nói con cũng đồng
con, Nam Nữ vốn như nhau mà Thầy truất quyền của Nữ Phái không cho lên địa vị
Chưởng Pháp và Giáo Tông, thì con e mất lẽ công bình chăng?
Thầy
dạy: Thiên Địa hữu Âm Dương, Dương thạnh tắc sanh, Âm thạnh tắc tử. Cả Càn Khôn
Thế Giái nhờ Dương thạnh mới bền vững; cả chúng sanh sống bởi Dương quang, ngày
nào mà Dương quang đã tuyệt, Âm khí lẫy lừng, ấy là ngày Càn Khôn Thế Giái phải
chịu trong hắc ám, mà bị tiêu diệt. Nam ấy Dương, Nữ ấy Âm, nếu Thầy cho Nữ
Phái cầm quyền Giáo Tông làm chủ nền Đạo thì là Thầy cho Âm thắng Dương, nền
Đạo ắt bị tiêu tàn ám muội.
Hộ
Pháp lại kêu nài nữa rằng: Thầy truất quyền Giáo Tông Nữ Phái thì đã đành, song
quyền Chưởng Pháp thì tưởng dầu ban cho cũng chẳng hại.
Thầy dạy: "Chưởng Pháp cũng là Giáo
Tông, mà còn trọng hệ hơn, là vì người thay mặt cho Hộ Pháp nơi Cửu Trùng Đài.
Thầy đã chẳng cho ngồi địa vị Giáo Tông, thì lẽ nào cho ngồi địa vị Hộ Pháp
con. Bởi chịu phận rủi sanh, nên cam phận thiệt thòi, lẽ Thiên Cơ đã định, Thầy
chỉ cậy con để dạ thương yêu binh vực thay Thầy kẻo tội nghiệp!
Trong Thể pháp tôn giáo: Trí Huệ Cung là nơi danh riêng
cho nữ phái. Trí Huệ Cung gắn liền với con hạc từ Trí Huệ Cung bay ra với ý nghĩa
đưa thánh lâm phàm (thay vì bay vô: đưa phàm nhập thánh). Đưa thánh lâm phàm có nhiều ý nghĩa một trong
những ý nghĩa đó là khi đưa hài nhi cất tiếng khóc chào đời.
Cho nên Kinh Tắm Thánh câu thứ 9-12:
Xin gìn giữ Thánh hình thanh bạch,
Xin xá ân rửa sạch tiền khiên.
Căn xưa ví dữ cũng hiền,
Dầu ra cửa tội đủ quyền cao siêu.
đã thể hiện phần nào ý nghĩa: phái nữ đã đưa các bậc thánh nhân đến trần
thế. Các Thánh đều phải qua Cung Diêu Trì là thời kỳ thai nghén trong bụng mẹ. Con hạc từ Đoạn Trần Kiều bay ra với ý nghĩa đưa Thánh Lâm
Phàm
Về thiêng liêng vị: Theo triết lý Đạo Cao Đài thì tự thân người nữ
khi đến thế gian đã gánh một trách nhiệm rất nặng nề. Người đến thế gian nầy phải qua bào thai trong bụng mẹ. Bốn chữ mang nặng đẻ đau đã tạo nên công nghiệp
phi thường của phái nữ.
Nơi cõi thế phái nữ đã chịu thiệt thòi,
luật tạo hóa vốn công bằng
cho nên giảm nhẹ con đường hành đạo của phái nữ mà phẩm vị thiêng liêng của phái
nữ không hề kém cạnh:
Ngày 20/2/1926 Thầy dạy: Từ đây
Thầy khởi sự dạy Đạo cho … Trên Bạch Ngọc Kinh có đủ Nam và Nữ, các con chớ lầm
tưởng là phân biệt. Có các Đấng Nữ Tiên, Nữ Phật còn lớn quyền thế hơn Nam nhiều…
(Thánh Ngôn hiệp Tuyển Q1).
Kết luận:
Tác giả Trần Thu Dung phê bình rằng không cho phái nữ nắm quyền Chưởng pháp
và Giáo Tông là sự hạn chế của Đạo Cao Đài và Đức Chí Tôn dạy như vậy là ngụy
biện… đó là quyền tự do của tác giả.
Chúng ta quan sát thì thấy sự thật hiển nhiên rằng: tạo hóa đã an bày để tự thân của
phái nam và phái nữ vốn có sự khác biệt. Nam có vai trò của nam, nữ có vai trò của nữ. Nam và nữ cùng kết hợp
nhau trong cơ sanh hóa để duy trì nòi giống cho nhân loại. Nữ hay nam cũng đều
có đủ quyền để tạo lập ngôi vị khi đến thế gian. Đạo tôn trọng đẳng cấp phái
nam và phái nữ theo sự an bày của tạo hóa.
Đạo Cao Đài là đạo của âm dương hay Lưỡng Nghi (Nhứt âm, nhứt dương chi vị đạo). (Cho nên Thiên
Thơ có 02 quyển. Một tháng có 02 kỳ đàn Sóc và Vọng. Thờ Chí Tôn và Phật Mẫu.) Thầy lập Pháp Chánh Truyền là bất di, bất dịch, chúng ta
tin Thầy thì tìm cách để thực hiện tôn chỉ của Thầy dạy: Đem công lý đánh đổ cường
quyền, thực thi chủ nghĩa cộng hòa để xây dựng xã hội hòa bình, dân chủ, tự do.
Chúng ta có đủ quyền cân nhắc để tin vào tác giả hay tin vào
Đức Chí Tôn./.
BÀI LIÊN QUAN: