Đại Bồ Tát Ma Ha
Tát.
Năm Đạo 82.
Tòa Thánh – Tây
Ninh.
TÌM HIỂU
PHÁP CHÁNH TRUYỀN:
PHÁP CHÁNH TRUYỀN:
- KIẾN THẾT HIẾN PHÁP.
-
XÂY DỰNG DÂN QUYỀN.
-
THÁI CỰC TỪ THÁI CỰC.
CHỦ NGHĨA CAO ĐÀI.
05-5 – MẬU TÝ.
(2008).
HẠNH ĐƯỜNG TỰ HỌC.
(HỘI THÁNH CHƯA
KIỂM DUYỆT).
TRANG WEB.
chonphapcaodai.net.
Chúng tôi đã đăng năm 2008. Nay đăng lại theo yêu cầu bạn đọc. Chúng tôi có thêm một vài đoạn và đánh dấu CT 2019. Xưa rất khó khăn và nguy hiểm nên chúng tôi không để tên thật. Nay xin đề tên thật để chịu trách nhiệm. Nay kính.)
Đạo Hữu Dương Xuân Lương.
LỜI MỞ ĐẦU.
Thế giới ngày xưa thì
mênh mông, còn nay nhờ vào các phương tiện thông tin liên lạc như: màn ảnh
truyền hình, internet, điện thoại di động … nên hầu như hiện ra trước mắt tức
thì nếu muốn…
Con người đã đặt chân
đến nguyệt cầu, đã cho phi thuyền hạ cánh xuống sao hỏa thành công.
Buổi càn khôn dĩ tận
thức đã hiển hiện ra trước mắt.
Đường hàng không, hàng
hải… đã đưa nhân loại bước vào giai đoạn năm châu chung chợ bốn biển chung nhà.
Nhưng nhân loại vẫn còn
những khổ cảnh do chính tầng lớp có quyền hành với nhân loại tạo ra. Những tội ác chống nhân loại vẫn diễn ra dưới
mọi hình thức tinh vi và xão quyệt và rất có bài bản…
Do vậy mà các tổ chức
phi chính phủ như: Thầy thuốc không biên
giới, ký giả không biên giới, các tổ chức theo dõi nhân quyền, các hội nghị tôn
giáo …ra đời để giúp đở cho phần nhân loại kém may mắn.
Điều đó cho thấy nhân
loại vẫn có những người hào hiệp đáng trân trọng. Người đã muốn điều phải, điều lành đến cho
đồng loại ấy là ước muốn phù hợp với ý tình
tạo hóa.
Thượng Đế đã đến với nhơn loại bằng cách dùng
cơ bút để hoằng khai Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (1926).
Thượng Đế đã chỉ ra
cách lập pháp và cách thức áp dụng nó trong tôn giáo Cao Đài để làm mẩu cho trí
thức, đạo tâm nghiên cứu.
Cách lập pháp của
Thượng Đế là lập quyền cho nhân loại.
Cách lập quyền cho nhân
loại được lộ rõ qua Pháp Chánh Truyền.
Tiếc vì 30 năm nay
(1979- 2008) không có Hội Thánh Cao Đài
để giới thiệu điều mật thiết đến với quí hiền nhân, quân tử đang
nặng mang hoài bão: Góp phần tạo ra cảnh
sống công bình và bác ái cho nhân loại.
Do vậy mà khối tín đồ
Cao Đài chúng tôi mạo muội “lấy ra từ kho chí bữu” một vài món báu giới thiệu
đến quí vị.
Ngọc có quí mà tay thợ
không đủ tài cũng không thể hiện cái đẹp của ngọc. Chúng tôi cũng tự biết chưa
thể hiện được cái vi diệu của Pháp Chánh Truyền. Chúng tôi chỉ dám nói với quí
vị rằng: có kho chí bữu trong Đại Đạo
Tam Kỳ Phổ Độ để quí vị đến lấy ra mà phụng sự cho nhân loại.
Tâm nguyện chúng tôi
chỉ có thế nên xin được niệm tình tha thứ mọi điều thiếu xót.
Nay kính.
TÓM LƯỢC.
LỜI MỞ ĐẦU.
TIẾT MỘT:
NGUỒN GỐC.
A- XUẤT XỨ CỦA PHÁP
CHÁNH TRUYỀN.
B- TIẾN TRÌNH THÀNH
LẬP.
TIẾT HAI:
NỘI DUNG PCT.
A- CỬU TRÙNG ĐÀI.
I-
Pháp Chánh Truyền Cửu Trùng Đài Nam Phái.
1-
Chức Sắc Nam Phái “Hội Thánh Anh”:
2- Chức việc Nam phái
“Hội Thánh Em”:
3- Đạo phục.
II- Pháp Chánh Truyền Cửu Trùng Đài Nữ Phái.
1- Chức Sắc Nữ Phái.
2- Chức Việc Nữ phái.
III- Luật công cử.
B- HIỆP THIÊN ĐÀI.
I- Sở dụng thiêng liêng “Phần nầy Thầy giử”:
II- Sở dụng phàm trần.
“Hộ Pháp chưởng quản”.
1- Chi Pháp.
2- Chi Đạo.
3- Chi Thế.
TIẾT BA:
PHÁP CHÁNH TRUYỀN CHÚ GIẢI.
A- Ý NGHĨA CỦA CHÚ
GIẢI.
B- NHỮNG ĐIỀU CẦN NÊN
BIẾT.
I-
Đảo ngược thứ tự các vị Thời Quân
II- Ý nghĩa câu: Hễ Đạo
còn thì Hiệp Thiên Đài còn.
III- Quyền hành Đầu Sư
Nam và Nữ.
IV- Quyền chánh trị và
luật lệ.
V- Không đưa Phước
Thiện vào Pháp Chánh Truyền.
* PHẦN HỘI THÁNH EM.
* CHÚ GIẢI HOÀN THÀNH
NĂM NÀO?
* PHÁP CHÁNH TRUYỀN CHÚ
GIẢI VÀ CÁC CHI PHÁI.
TIẾT BỐN:
QUYỀN LẬP LUẬT VÀ QUYÊN ĐỐI NGOẠI TRONG PCT.
A- QUYỀN LẬP LUẬT THEO
PHÁP CHÁNH TRUYỀN.
I-
Phẩm Giáo Tông có quyền lập
Luật.
II-
Phẩm Ðầu Sư có quyền lập
Luật.
III-
Trường hợp đặc biệt: (Hộ Pháp tham
gia làm luật).
B- QUYỀN ĐỐI NGOẠI.
I- Quyền đối ngoại:
II- Quyền thông công và
Quyền giao thông:
1- Đạo Nghị Định thứ 02 (1930).
2- Đạo Nghị Định thứ Tư (1930).
III Quyền thân thiện.
IV- Quyền giao thiệp.
Việc ngoại giao phân công cho ai?
TIẾT NĂM:
THÁNH THIỆN VÀ CHÁNH THIỆN.
TIẾT SÁU:
TẦM QUAN TRỌNG CỦA PCT.
A- TÔN GIÁO
-
Là căn bản tối trọng của Tôn giáo Cao Đài.
B- XÃ HỘI.
1-
Pháp Chánh Truyền: “hiến pháp thành văn và
cương tánh”.
2-
Pháp Chánh Truyền: ấn định rõ: Thành phần.
Số lượng nhân sự bộ máy thượng tầng.
3- Pháp Chánh
Truyền cho hạ tầng nẫy nở rất linh hoạt.
C- THÁI CỰC TỪ THÁI
CỰC.
1- Trong thế giới tự
nhiên:
2- Xét về dịch lý:
3- Trong Đại Đạo Tam Kỳ
Phổ Độ.
TIẾT BẢY:
HÒN ĐÁ TẢNG. “ĐIỂM NHẤN”.
Dụng khái niệm và
nguyên tắc Quốc Đạo để hiểu Pháp Chánh Truyền.
LỜI BẠT.
TIẾT MỘT:
NGUỒN GỐC.
A- XUẤT XỨ
CỦA PHÁP CHÁNH TRUYỀN.
+ Phạm Hộ Pháp dạy rõ:
Pháp Chánh Truyền từ
Thiên Thơ mà ra.
Thiên Thơ là Thánh Ngôn
Hiệp Tuyển.
(Thông Tin số 77 có ghi
rõ).
+ Về Thể Pháp: Bát Quái
Đài tại Tòa Thánh Tây Ninh có bố trí hai cuốn thiên thơ tại Cung Khảm. Hướng Nam.
Phương vị của Đại Tiên Lữ Đồng Tân trấn giữ.
B- TIẾN
TRÌNH THÀNH LẬP.
Pháp Chánh Truyền được lập thành
qua nhiều thời điểm :
+ Ngày 16-10-
Bính Dần (1926) Ðức Chí Tôn lập P.C.T. Nam phái Cửu Trùng Ðài.
+ Ngày 17-10-
Ðức Chí Tôn lập phần công cử.
+ Ngày 01-01-
Ðinh Mão (1927) Ðức Lý Ðại Tiên Trưởng kiêm
Giáo Tông Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ lập P.C.T. Nữ phái Cửu Trùng
Ðài.
+ Ngày 12-01-
Ðinh Mão (1927) Ðức Chí Tôn lập P.C.T. Hiệp Thiên Ðài.
+ Ngày tháng
Ðức Lý Ðại Tiên lập P.C.T Chức Việc Nam Nữ các cấp không thấy có trong T.N.H.T.
và Ðạo Sử nên không xác định được thời gian.
Pháp Chánh Truyền hoàn toàn do
quyền Thiêng Liêng định. Cho nên không cho phép cải sửa cho dù một dấu chấm một
dấu phết cũng không đặng.
TIẾT HAI:
NỘI DUNG PCT.
A- CỬU TRÙNG ĐÀI.
Chức Sắc Cửu Trùng Đài
phân biệt theo Nam phái và Nữ phái.
Trong Nam phái thì chia
làm 03 phái.
Nữ phái không chia
phái.
I- PHÁP CHÁNH TRUYỀN CỬU
TRÙNG ĐÀI NAM PHÁI.
1- Chức Sắc Nam Phái
“Hội Thánh Anh”:
a-
Ấn định các bậc phẩm Chức Sắc từ Lễ Sanh
đến Giáo Tông. (Lễ Sanh, Giáo Hữu, Giáo Sư, Phối Sư, Đầu Sư, Chưởng Pháp, Giáo
Tông. Từ Lễ Sanh trở lên chia làm ba phái: Thái, Thượng, Ngọc).
b-
Ấn định số lượng nhân sự tầng phẩm. (Lễ
Sanh: không giới hạn số lượng, Giáo Hữu: 3.000 vị “mỗi phái 1.000”, Giáo Sư: 72
vị “mỗi phái 24 vị”, Phối Sư: 36 vị “mỗi phái 12 vị- trong đó có 03 Chánh Phối
Sư”, Đầu Sư: 03 vị, Chưởng Pháp: 03 vị, Giáo Tông: 01 vị.
c-
Quyền hành và trách nhiệm tầng phẩm “chức
sắc”.
Từ Lễ Sanh đến Giáo
Tông.
Lưu ý:
Phẩm Phối Sư tính chung
là 36.
Nhưng phân quyền thì
Chánh Phối Sư khác hơn Phối Sư nên phần chú giải tách làm hai và có ghi:
Số IV: Quyền hành Chánh
Phối Sư.
Số V: Quyền hành Phối
Sư.
2- Chức Việc Nam phái
“Hội Thánh Em”:
a- Quyền hành và trách
nhiệm Chánh Trị Sự, Phó Trị Sự, Thông Sự.
b- Số lượng thành phần
Chức Việc không giới hạn.
3- Đạo phục.
Từ phẩm Thông Sự đến
Giáo Tông.
+ Phần quyền hành Chức
Sắc và đạo phục Chức Sắc Cửu Trùng Đài Nam Phái
được viết thành hai phần riêng.
(Về đạo phục: Chú ý rằng bà Nữ Đầu Sư Hương Hiếu
đã được hướng dẫn từ trước để may đạo phục cho một số phẩm).
Phần đạo phục của chức
sắc, chức việc còn lại là do Hộ Pháp được dạy riêng và ghi vào.
II- PHÁP CHÁNH TRUYỀN CỬU
TRÙNG ĐÀI NỮ PHÁI.
1- Chức Sắc Nữ Phái.
a- Các phẩm từ Lễ Sanh đến
Đầu Sư. (không chia phái).
b- Số lượng không hạn
chế.
c- Quyền hành từ Nữ Đầu
Sư đến Lễ Sanh.
2- Chức Việc Nữ Phái.
Cũng y như Nam Phái
song chưởng quản phần Nữ Phái mà thôi.
(Lưu ý là ngay sau phần
chú giải quyền hành tầng phẩm thì có phần đạo phục của Lý Giáo Tông dạy. Hai
phần nầy viết liền nhau theo tầng phẩm.
Hộ Pháp chú giải thêm
phần đạo phục).
III- LUẬT CÔNG CỬ.
Luật công cử chức sắc,
chức việc Cửu Trùng Đài Nam và Nữ chung
nhau.
(Chú ý phần chú giải
Luật Công Cử có ghi rõ “của Chức Sắc Cửu Trùng Đài”.
Do vậy mà Chức Sắc Hiệp
Thiên Đài và Phước Thiện không áp dụng luật công cử nầy. Mà các vị Chức Sắc Hiệp
Thiên Đài và Phước Thiện thuộc quyền phong thưởng riêng của Hộ Pháp.
Điều nầy liên quan đến
việc chỉ có Chức Sắc Cửu Trùng Đài mới nắm quyền hành chánh… vì có sự công cử
của Quyền Vạn Linh).
B- HIỆP
THIÊN ĐÀI.
Đức Chí Tôn chủ quản
Hiệp Thiên Đài.
Đức Hộ Pháp chưởng quản
Hiệp Thiên Đài.
Hiệp Thiên Đài là bán
hữu hình.
Có 02 sở dụng: thiêng
liêng và phàm trần.
I- SỞ DỤNG THIÊNG LIÊNG. “Phần nầy Thầy giử”:
-
Thầy ngự cầm quyền thiêng liêng mối đạo.
-
Có liên đới đến việc thông công của Giáo
Tông khi đến Hiệp Thiên Đài.
II- SỞ DỤNG PHÀM TRẦN.
Phần hữu hình Thầy giao
cho Hộ Pháp chưởng quản.
Tả có Thượng Sanh.
Hữu có Thượng Phẩm.
Chức Sắc Hiệp Thiên Đài
chia làm ba chi.
1- Chi Pháp.
Hộ Pháp chưởng quản.
Dưới có 04 vị thời
quân:
-
Tiếp Pháp, Khai Pháp, Hiến Pháp, Bảo Pháp.
2- Chi Đạo.
Thượng phẩm trông coi
Chi Đạo.
Dưới có 04 vị thời
quân:
-
Tiếp Đạo, Khai Đạo, Hiến Đạo, Bảo Đạo.
3- Chi Thế.
Thượng Sanh coi chi
thế.
Dưới có 04 vị thời
quân:
-
Tiếp Thế, Khai Thế, Hiến Thế, Bảo Thế.
Trên đây là phần nhân
sự và trách nhiệm của Chức Sắc Hiệp Thiên Đài.
Theo phần chú giải thì
nơi Hiệp Thiên Đài còn có Thập Nhị Bảo Quân.
(Các Chức Sắc Hiệp Thiên
Đài từ Tiếp Dẫn Đạo Nhơn trở xuống không có trong Pháp Chánh Truyền … đến
sau mới có).
* Phần đạo phục của Chức
Sắc Hiệp Thiên Đài được ghi tiếp sau đó.
TIẾT BA:
PHÁP CHÁNH TRUYỀN CHÚ GIẢI.
A- Ý NGHĨA
CỦA CHÚ GIẢI.
Pháp Chánh Truyền
nguyên văn thì rất cô đọng.
Cụ thể là:
- Pháp Chánh Truyền Cửu Trùng Đài Nam Phái.
- Pháp Chánh Truyền Hiệp Thiên Đài.
- Pháp Chánh Truyền Cửu Trùng Đài Nữ Phái.
Nguyên văn ba phần nầy
có ghi rõ trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển (Thiên Thơ). Nghĩa là chỉ có phần của Hội
Thánh Anh.
- Không có phần Hội
Thánh Em. (Chánh, Phó và Thông Sự).
- Không có phần đạo
phục của Chức Sắc.
Do vậy mà Đức Lý Giáo
Tông mới chỉ dẫn cho Phạm Hộ Pháp chú giải Pháp Chánh Truyền.
(Đạo Nghị Định thứ 6 “1930” có ghi: Nghĩ gì
Pháp Chánh Truyền Lão đã dạy Hộ Pháp chú giải, chẳng thi hành từ thử; làm cho
Cửu Trùng Đài và Hiệp Thiên Đài phản khắc đạo quyền, gây nên rối loạn chánh
giáo Chí Tôn….)
Trong quá trình chú
giải có sự hướng dẫn thêm của các Đấng Thiêng Liêng khác.
(Phần đạo phục của Bảo
Văn Pháp Quân có Nhựt Nguyệt Mạo là do Lục
Nương Diêu Trì Cung chỉ dẫn…)
Phạm Hộ Pháp là vị duy
nhất chú giải. (không có bản chú giải Pháp Chánh Truyền thứ hai nào khác).
Nhờ có phần chú giải
nầy mà Hội Thánh mới có cơ sở sắp xếp nguồn máy nhân sự và tổ chức.
Chú giải trong trường hợp nầy có 02 việc:
- Giải thích cho rõ nghĩa của nguyên văn.
- Thêm vào một số phần khác cho đầy đủ.
Như vậy giá trị của
Pháp Chánh Truyền chú giải đã tỏ rõ.
Cho nên với Đại Đạo Tam
Kỳ Phổ Độ thì Pháp Chánh Truyền và phần chú giải không thể tách rời nhau.
B- NHỮNG ĐIỀU CẦN NÊN BIẾT.
I-
ĐẢO NGƯỢC THỨ TỰ CÁC VỊ THỜI QUÂN.
Theo nguyên văn của
Pháp Chánh Truyền phẩm của các vị thời quân ở ba chi Pháp, Đạo, Thế Thầy xếp
lần lượt là: Bảo, Hiến, Khai, Tiếp.
Thầy còn giải thích.
Bảo là giữ gìn.
Hiến là dâng.
Khai là mở, bày ra.
Tiếp là rước.
Nếu đứng về diện công
thức thì đây là 04 công thức mà Thầy truyền cho Hiệp Thiên Đài. (Bảo, Hiến,
Khai, Tiếp)
Khi chú giải Phạm Hộ
Pháp đã đảo ngược 180o thành Tiếp, Khai, Hiến, Bảo để tạo nên chuỗi
công thức đặc trưng về pháp luật cho Hiệp Thiên Đài.
II- Ý NGHĨA CÂU: Hễ Đạo
còn thì Hiệp Thiên Đài còn.
Nguyên văn của Pháp
Chánh Truyền phần Hiệp Thiên Đài đã ghi như vậy.
Ý nghĩa Hiệp Thiên Đài
phần chú giải có ghi rõ:
- Hiệp Thiên Đài là nơi Thầy ngự cầm quyền thiêng liêng mối Đạo.
- Hiệp Thiên Đài là chơn thần của Đạo. (là trung gian của Bát Quái Đài và
Cửu Trùng Đài)
- Hiệp Thiên Đài là tay vén màn bí mật cho sự hữu hình và vô vi hiệp làm
một.
- Hiệp Thiên Đài là luật lệ. (đối với Cửu Trùng Đài là chánh trị).
Trong 04 nghĩa trích
dẫn từ phần chú giải thì không có trường hợp nào chữ Hiệp Thiên Đài dành cho cá
nhân hay tập thể.
Tại sao phải nói rõ chữ
Hiệp Thiên Đài không chỉ một cá nhân nào hết?
Bởi vì trong cơ thử
thách hiện nay (2008) phần lớn Chức Sắc Cửu Trùng Đài đã chạy theo chi phái
Nguyễn Thành Tám lập ra vào năm 1997.
Chức Sắc Hiệp Thiên Đài
phần lớn trở về tu tại gia.
Do vậy mà nhiều người
cả nghĩ rằng Chức Sắc Hiệp Thiên Đài còn thì Đạo còn. Đó là cách nghĩ không phù
hợp với văn bút phần Hiệp Thiên Đài và cũng không phù hợp với nguyên tắc của
Đạo.
(Năm 1930 Phạm Hộ Pháp
đã than phiền rằng nhơn sanh chỉ biết tin theo Chức Sắc chớ chưa biết theo Đạo…
do vậy mà Chức Sắc thiên phong lộng phép… “hêt trích”.
Mà xem ra cái bịnh theo người hãy còn khá phổ biến
…nguyên do sâu xa của bịnh tin theo người mà không tin theo Đạo là không để tâm
trau dồi kinh sách trong Đạo…)
Chúng ta vui mừng thấy
có nhiều Chức Sắc Hiệp Thiên Đài không chạy theo chi phái nhưng vẫn phải nhớ:
chúng ta theo đạo chớ không có theo người.
Chức Sắc A hay B dĩ
nhiên là xứng đáng mới được thiêng liêng phong thưởng phẩm X hay Y, nhưng cuộc
sống là một môi trường đa dạng và đầy thử thách. Biết đâu sau khi phong thưởng
thì có những thử thách mới mà các vị không qua được, do vậy mà Phạm Hộ Pháp dạy
đi dạy lại là phải theo Đạo.
Mà muốn theo Đạo thì
phải siêng năng học hỏi từ kinh sách do Hội thánh ban hành (Chương II- Điều 10
Tân Luật: … Buộc phải thuộc kinh và thông hiểu luật pháp của Đại Đạo truyền
ra).
Trong 04 nghĩa đã trích
ra thì không có khoản nào xác định Hiệp Thiên Đài là Chức Sắc Hiệp Thiên Đài.
Vậy thiết tưởng nên
hiểu rằng: Luật Pháp của Đạo còn thì Đạo còn là chính xác, thực tế và dễ hiểu
hơn hết. (vì Hiệp Thiên Đài là luật lệ).
(cũng giống như chữ
tướng lễ không chỉ một cá nhân mà là hình tướng của Lễ tức văn bản của Hội
Thánh biên soạn và ban hành. Nói thiết thực thì Quyển Quan Hôn
Tang Lễ ban hành năm 1976 chính là Tướng Lễ. Tuy có thể cần điều chỉnh song đó đã
là Tướng Lễ).
[[[ Xin phép liên hệ
thêm:
*1: Thánh Ngôn Hiệp
Tuyển có dạy:
Bắt ấn trừ yêu đã tới
kỳ,
Ngọc Hư định sửa mối
thiên thơ.
Cửu Trùng không kế an
thiên hạ,
Phải để Hiệp Thiên đứng
trị vì…
Có nhiều cách hiểu.
Theo chúng tôi hiểu thì
Cửu Trùng Đài là chính trị, là giáo hóa… nên
không thể đem lại sự thái bình thạnh trị được.
Lý do thời hạ ngươn mạt
pháp, lòng người bị vật chất làm cho đảo lộn … nên phải dùng luật để trị.
Mà Luật lệ là Hiệp
Thiên Đài.
Có nghĩa là phải dùng
Pháp-Luật mới trị được nội bộ có trị được từ trong nội bộ thì có sự trong sáng
và vững mạnh thì mới quyết thắng được trong cơ tận độ và độ tận… (Tân Luật mở
đầu bằng Đạo Pháp “Luật Trị”; và trị Chức Sắc trước sau mới tới người giữ Đạo…)
(Cho nên nhân sự tôn
giáo Cao Đài ngay từ nhập môn đã thề phải hiệp đồng chư môn đệ gìn luật lệ Cao
Đài… Mỗi phẩm trong hành chánh tôn giáo đều thề phải giử luật khi hành đạo…).
Công việc trị an là của
Cửu Trùng Đài mà Cửu Trùng Đài là chính trị là giáo hóa nên không thể trị an.
Muốn trị an thì Cửu Trùng Đài phải dụng Pháp luật lên hàng đầu.
Tóm lại kế sách “cẩm
nang” để trị an trong tôn giáo lẫn xã hội:
pháp luật là yếu tố đầu tiên phải tuân theo rồi đến chính trị “giáo lý”.
*2: Trong Con Đường
Thiêng Liêng Hằng Sống Phạm Hộ Pháp cho biết Lý Ngưng Dương (Đức Quyền Giáo
Tông Thượng Trung Nhựt) đánh với Kim Quan Sứ đánh hoài không thắng… đến khi Hộ
Pháp dùng Kim Tiên vẽ một vòng khoanh vùng mặt trận lại thì Đức Quyền Giáo Tông
mới thắng Kim Quan Sứ được.
Câu chuyện cho thấy
chính trị không giải quyết được vấn đề.
Phải có luật pháp (Hiệp
Thiên Đài- Kim Tiên) ra tay trợ giúp bằng công cụ đặc nhiệm (pháp luật) thì CHÍNH
CỬU TRÙNG ĐÀI GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
Hiệp Thiên Đài không
phải là người giải quyết mà Cửu Trùng Đài mới giải quyết.
Hiệp Thiên Đài là trợ
thủ đắc lực, trợ giúp công cụ đắc lực là Pháp Luật và Cửu Trùng Đài giải
quyết.]]]
Đức Lý Giáo Tông dạy: Pháp luật đạo
là binh khí diệt tà quyền.
III- QUYỀN HÀNH ĐẦU SƯ
NAM VÀ NỮ.
Quyền hành Đầu Sư Nam
được chú giải trước.
Quyền hành Đầu Sư Nữ
được chú giải sau. (Và cũng được ban sau).
Phần chú giải có ghi
rõ: Nữ Đầu Sư quyền như Nam Phái song điều đình bên Nữ Phái mà thôi….
Nhưng đi sâu vào nội
dung ta thấy:
- Khi ban hành luật thì
phải có sự đồng ý “Ấn ký” của Đầu Sư Nam Phái (chỉ cần 01 vị Đầu Sư Nam phái
đồng ý thì 02 vị còn lại phải tuân y) và luật được ban hành. Luật không qui
định cho Nữ Đầu Sư có quyền tham gia ý
kiến trong việc ban hành.
IV- QUYỀN CHÁNH TRỊ VÀ
LUẬT LỆ.
Pháp chánh truyền chú
giải nhiều lần nhấn mạnh:
- Cửu Trùng Đài là chánh trị.
- Hiệp Thiên Đài là luật lệ.
Nhưng đi sát vào nội
dung quyền hạn các phẩm Cửu Trùng Đài từ phẩm Đầu Sư trở lên đến Giáo Tông thì
các phẩm nầy đều có can hệ đến luật lệ hoặc Hiệp Thiên Đài.
- Đầu Sư nắm 02 quyền:
chánh trị và luật lệ.
- Chưởng pháp thay mặt
Hiệp Thiên Đài nơi Cửu Trùng Đài.
- Giáo Tông đến Hiệp
Thiên Đài để thông công…
Đây cũng là thành phần
của Cửu Trùng Đài vào dự Thượng Hội.
(Theo luật ba hội Lập
Quyền Vạn Linh đã ban hành thì sau nầy vào dự Thượng Hội chỉ còn có nhân sự của
Cửu Trùng Đài. Vì nhân sự của Hiệp Thiên Đài là: Hộ Pháp, Thượng Phẩm, Thượng Sanh đều về
thiêng liêng vị. Mà các phẩm nầy thì Pháp Chánh Truyền không cho phép công cử
nhân sự thay thế trong hành chánh).
Phẩm Giáo Tông hay Đầu
Sư của Cửu Trùng Đài có quyền lập luật rồi đệ trình theo qui định…(không qua con đường 03 Hội Lập
Quyền Vạn Linh). Còn Chưởng Pháp thì có trách nhiệm xét nét luật nhưng không có
quyền soạn luật.
Cho nên từ Đầu Sư trở
lên không nắm quyền hành sự.
(vì nếu các phẩm trên có quyền hành sự thì khác chi
cảnh vừa đá bóng vừa thổi còi… mất lẽ công bằng).
Tóm lại hễ nhân sự Cửu
Trùng Đài có liên quan đến Hiệp Thiên Đài thì cho dù ở vào diện nào cũng không
được giao quyền hành sự.
(Hiến pháp Hiệp Thiên
Đài và Quyền Nội Trị Tư Pháp Đạo cũng nói rõ nhân sự Hiệp Thiên Đài không ký
tên trong Châu Tri… với Cửu Trùng Đài).
Chánh Phối Sư nắm quyền
hành sự trọn vẹn. (từ Chánh Phối Sư trở xuống cá nhân không có thẩm quyền lập
luật- Muốn trình điều luật chi phải đi theo trình tự của 03 Hội Lập Quyền Vạn
Linh).
Theo Đạo Nghị Định thứ
ba. Điều thứ hai.
Phối Sư phải hành đạo
tại Tòa Thánh.
Phẩm Phối Sư hành đạo ở
Tòa Thánh nhưng theo Nội Luật 03 Hội lập quyền Vạn Linh thì lại thuộc về Hội
Nhơn Sanh và Hội Hội Thánh.
Vậy đây là gạch nối
liền rất quan trọng giữa trung ương và địa phương vậy.
(Theo đây thì các vị tiền bối từ Phối
Sư trở lên ra khỏi Tòa Thánh hành đạo “lập ra các chi phái” là đã phạm pháp; không
phải chờ đến Đạo Nghị Định thứ 8” CT 2019).
V- KHÔNG ĐƯA PHƯỚC
THIỆN VÀO PHÁP CHÁNH TRUYỀN.
Đạo luật Mậu Dần 1938
xếp Phước Thiện vào tứ trụ của Hành Chánh Đạo.
Nhưng một số Chức Sắc không
phục cho rằng Phước Thiện không có trong Pháp Chánh Truyền… các vị định đến Hội
năm 1952 thì đưa ra 03 Hội lập quyền vạn linh để không nhìn nhận Phước Thiện…
Ngài Thừa Sử Phạm Ngọc
Trấn và Chơn Nhơn Trịnh Phong Cương vào Hộ Pháp Đường trình lại với Đức Hộ
Pháp.
Phạm Hộ Pháp giải
thích… Phước Thiện đúng là không có trong Pháp Chánh Truyền nhưng thử hỏi Pháp
Chánh Truyền ở đâu mà ra?
Pháp Chánh Truyền từ
Thiên Thơ mà ra vậy thì Phước Thiện cũng từ Thiên Thơ mà ra…
Thiên Thơ là Thánh Ngôn
Hiệp Tuyển đó.
Ngày sau còn nhiều cơ
quan trọng yếu nữa của Đạo cũng xuất phát từ Thiên Thơ mà ra. (Thông tin số 77).
Câu trả lời của Phạm Hộ
Pháp được Ngài Thừa Sữ Trấn ghi lại và Hội Thánh nhìn nhận có tác dụng:
- Mở rộng hiểu biết của môn sinh Cao Đài…nhờ đó mới biết Thánh Ngôn Hiệp
Tuyển là Thiên Thơ.
- Còn nhiều cơ quan trọng yếu nữa
có ghi trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển mà do nơi ngày giờ chưa đến nên chưa xuất
hiện …
Điều nầy cho thấy hệ
thống của Đạo Cao Đài là một hệ thống mở. Mở nhưng được báo trước trong Thiên
Thơ.
Cơ quan nào xuất hiện
sau nầy phải căn cứ vào Thánh Ngôn để biết nó hợp pháp hay không.
(Cho nên có một số vị nghiên cứu và
đề xuất nhập chung Thánh Ngôn Hiệp Tuyển Q. 1 và Q. 2 lại làm một gọi là Thánh
Ngôn Hiệp Nhứt. Nhưng có 02 lý do không thể thực hiện được:
1/ Đạo Cao Đài lập nền văn minh Lưỡng
Nghi. Nên Thiên Thơ có 02 quyển. Q. 1 có bài thi tịch đạo Nam Phái (dương). Q.
2 có bài thi tịch đạo Nữ Phái (âm). Phải đủ âm dương mới đúng nghĩa của Lưỡng
Nghi. Cũng như một tháng có 02 kỳ dàn Sóc Vọng… Nền Văn minh Thiên Chúa Giáo là
nền văn minh tứ tượng nên Kinh Thánh có 04 quyển. Một tháng thường thì đi nhà
thờ 04 kỳ.
2/- Nơi Bát Quái Đài có bố trí 02
quyển Thiên Thơ. Nếu nhập hai quyển Thánh Ngôn làm một thì hai thể pháp không đồng
bộ nhau (Kinh sách cũng là thể pháp). CT. 2019)
* PHẦN HỘI
THÁNH EM.
Hội Thánh Em cũng không
thấy Thánh Ngôn Hiệp Tuyển dạy.
Các văn bút khác chúng
tôi cũng không thấy dạy.
Đây là phần Phạm Hộ
Pháp được dạy riêng và ghi lại.
* CHÚ GIẢI
HOÀN THÀNH NĂM NÀO?
Bài diễn văn của Đức Hộ
Pháp sau Pháp Chánh Truyền chú giải không thấy ghi ngày tháng.
+ Phần
chú giải “đoạn sở dụng thiêng liêng của Hiệp Thiên Đài” Phạm Hộ Pháp có nhắc đến bài diễn văn ngày
14-02- Mậu Thìn “1928” vậy thì phần chú giải Hiệp Thiên Đài phải có sau 1928.
+ Theo Đạo Nghị Định
thứ 6 thì năm 1930 đã có chú giải.
+ Theo phần đạo phục
của Bảo Văn Pháp Quân thì đến ngày 13-3-1931 Bà Lục Nương còn dạy về Nhựt
Nguyệt Mạo. (có nghĩa là chú giải chưa xong, chưa ban hành phần chú giải).
+ Ngay trong diễn văn
có đoạn: … mà đã sáu năm chày rồi ….
Vậy mốc khởi đầu nào để
tính:
a- 1925: là năm Đức Chí Tôn đến dạy Đạo (có Hội Yến lần đầu,).
b- 1926: là năm có cuộc thiên phong đầu tiên và sau đó là khai đạo với
Chánh Phủ rồi tổ chức Lễ Khai Đạo ở Gò Kén.
Dù lấy mốc nào ta cũng
thấy phải sau 1932.
Vậy thì Pháp Chánh Truyền
chú giải được đầy đủ và ban hành khoản 1932 vậy.
(" Châu Tri số 11 của
Tòa Thánh do Ngài Thượng
Trung Nhựt ký ngày rằm tháng 2 Tân Mùi
(02.04.1931) có đoạn:
" Ngày nay, Đại
Đạo lại ban hành Pháp Chánh
Truyền chú giải, thì Tân Pháp đã đọat đặng. Xin
chư Đạo hữu, Đạo tỷ, Đạo muội lãnh mà coi, thì rõ huyền bí của Đạo." CT. 2019).
* PHÁP
CHÁNH TRUYỀN CHÚ GIẢI VÀ CÁC CHI PHÁI.
Ngày nay các Chi Phái
của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Coppy Pháp Chánh Truyền về dùng và Chi Phái nào cũng
tự xác nhận là làm đúng theo Tân Luật, Pháp Chánh Truyền.
Mà cả hai đều có giấy
trắng mực đen rõ ràng.
Bởi dùng thì phải công
bố phải công bố, phải đối chiếu… đối chiếu với phần chú giải thì họ sai.
Điều nghịch lý là Chi
Phái dùng rồi tự thấy “kẹt”.
(cũng giống như thiên
thần có đôi cánh bằng sáp… bay cao thì thích nên bay riết đến gần mặt trời… sáp
bị chảy ra và thiên thần rơi xuống đất…)
Do vậy nên họ tuyên bố:
- Theo Pháp Chánh Truyền nguyên bản (đình chú giải). (Cao Đài Bến Tre là điển
hình).
- Chỉ chấp nhận một phần chú giải. (Như Vụ phó vụ ngoại giao của CQPTGL là
Đạt Tường viết trên trang web caodaivn.com)
Xét ra họ cũng kẹt hơn
nữa:
- Theo Pháp Chánh Truyền nguyên bản thì không có Bàn Trị Sự.
Vậy hệ thống Bàn Trị Sự
các Chi Phái căn cứ vào đâu mà có?
- Pháp Chánh Truyền
nguyên văn không có đạo phục các cấp… vậy chi phái căn cứ vào đâu mà may đạo
phục cho Chức Sắc…
- Coppy về dùng rồi tuyên bố chỉ chấp nhận một phần.
Đây không phải là cách
hành xử của người đứng đắn trong xã hội chớ đừng nói chi đến tánh hạnh người học đạo và hành
đạo. Của người khác làm ra, không ai ép anh dùng, anh tự ý lấy về dùng rồi bảo
là sai thế nầy thế nọ. Điều đáng thẹn hơn nữa là các anh không dám công bố một
bản chú giải khác.
Một ngày không xa thì
Hội Thánh theo đúng với Tân Luật, Pháp Chánh Truyền sẽ được hồi phục.
Trong tính cách Quốc
Đạo thì ngày kia Hội Thánh Cao Đài do “thiên hạ” lập ra sẽ thực thi các văn bản
của Hội Thánh Cao Đài do “Thiên Thượng” lập nên.
Một trong các văn bản
đó là Chương trình Hiến Pháp có từ năm Đạo thứ 02.
Trong đó qui định bản
quyền danh hiệu: Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (danh hiệu 06 chữ) chỉ có Hội Thánh Cửu
Trùng Đài tại Tòa Thánh Tây Ninh được dùng thì các Chi phái sẽ phải tính sao?
Đây không phải là
chuyện chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng mà là làm rõ sự việc tiếng chuông đồng đang bị đôi chình bằng đất
lấp mất.
Đức Lý Giáo Tông có dạy
rõ: Pháp Luật Đại Đạo là binh khí để diệt tà quyền.
Chủ nghĩa Cao Đài sẽ đi
vào con đường đấu tranh quyết liệt với nội bộ và bên ngoài để:
Cái đúng phải được thực
thi.
Cái sai sẽ phải được điều chỉnh và trừ bỏ.
TIẾT BỐN:
LẬP LUẬT VÀ ĐỐI NGOẠI.
A- QUYỀN
LẬP LUẬT THEO PHÁP CHÁNH TRUYỀN.
Pháp Chánh Truyền qui định 2 phẩm
có quyền lập luật khi thấy cần thiết và hữu ích cho Tôn Giáo:
+ Giáo Tông.
+ Ðầu Sư.
Hai phẩm nầy cùng có quyền lập luật
nhưng tiến trình lập Luật mỗi phẩm lại có khác nhau. (Vì lập luật mà chưa thành luật nên xin tạm gọi là dự Luật).
I-
PHẨM
GIÁO TÔNG LẬP LUẬT.
Khi Giáo Tông lập dự Luật xong thì
phải giao cho Chưởng Pháp xét nét coi có phù hạp với nền Chánh Trị Ðạo đương
thời hay không.
Nếu điều dự Luật có được sự thị
nhận của cả 3 vị Chưởng Pháp và có sự phê chuẩn của Hiệp Thiên Ðài thì điều dự
Luật ấy mới thành luật.
Khi luật đã thành thì Chưởng Pháp
giao lại cho Giáo Tông để Giáo Tông truyền cho Ðầu Sư ban hành.
II-
PHẨM
ĐẦU SƯ LẬP LUẬT.
Khi Ðầu Sư lập dự Luật phải dâng
lên cho Giáo Tông phê chuẩn.
Giáo Tông phê chuẩn xong thì điều dự luật từ Ðầu Sư dâng lên cũng chưa thành luật. Giáo Tông phải giao cho Chưởng Pháp xét nét lại nữa.
Giáo Tông phê chuẩn xong thì điều dự luật từ Ðầu Sư dâng lên cũng chưa thành luật. Giáo Tông phải giao cho Chưởng Pháp xét nét lại nữa.
Nếu điều dự Luật có được sự thị
nhận của cả 3 vị Chưởng Pháp và có sự phê chuẩn của Hiệp Thiên Ðài thì điều dự
Luật ấy mới thành luật.
(Lưu ý là Ðầu Sư không đặng dâng dự
Luật thẳng cho Chưởng Pháp- Nghĩa là Chưởng Pháp chỉ xét nét những dự luật nào
đã có được sự phê chuẩn của Giáo Tông mà thôi).
* Chưởng
Pháp: Chưởng Pháp là người xét nét Luật của Giáo Tông truyền xuống nhưng phẩm
Chưởng Pháp không có quyền soạn dự Luật như phẩm Giáo Tông và Ðầu Sư.
Khi dự luật đã có đủ 3 ấn của 3 vị
Chưởng Pháp thị nhận và có sự phê chuẩn của Hiệp Thiên Ðài thì Luật đã thành.
Luật thành thì giao lại cho Giáo
Tông. (Chưởng Pháp không có giao
Luật cho Ðầu Sư).
Ban hành Luật: Quyền ban hành Luật thuộc về
phẩm Ðầu Sư.
Luật thành là có đủ 3 Vị Chưởng Pháp thị nhận và Hiệp Thiên Ðài phê chuẩn.
Luật thành là có đủ 3 Vị Chưởng Pháp thị nhận và Hiệp Thiên Ðài phê chuẩn.
Luật đã thành thì Giáo Tông giao
cho Phẩm Ðầu Sư ban hành.
Nếu cả 3 vị Ðầu Sư đồng ký tên không tuân mạng thì Luật ấy giao lại cho Giáo Tông.
Nếu cả 3 vị Ðầu Sư đồng ký tên không tuân mạng thì Luật ấy giao lại cho Giáo Tông.
Giáo Tông phải giao cho Chưởng Pháp
xét nét lại nữa.
Còn như có một trong 3 vị mà đồng ý
thi hành thì 2 vị còn lại cũng phải chấp nhận ban hành nghĩa là phải đóng ấn và
ký tên vào cho đủ. Hai vị còn lại không đặng phép từ chối nếu đã có 1 vị đồng
ý.
(Lưu ý là trong P.C.T. không có ấn
định phẩm Nữ Ðầu Sư tham gia vào tiến trình lập Luật hay ban hành Luật.).
III-
TRƯỜNG
HỢP ĐẶC BIỆT. (Hộ Pháp tham gia làm luật).
Nếu một Ðạo Luật nào của Giáo Tông
truyền xuống mà nghịch với sự sinh hoạt của nhơn sanh. Ðầu Sư định quyết là
không thể thi hành đặng thì chính mình Ðầu Sư phải đệ lên cho Chưởng Pháp mà
cầu người sửa cải. Còn như Giáo Tông tiếp đặng một Ðạo Luật nào của Ðầu Sư dâng
lên mà phạm phép thiên điều thì chính mình Giáo Tông cũng phải truyền xuống cho
Chưởng Pháp xét nét, hai bên không đặng ỷ quyền bỏ luật làm cho thất thể đôi
đàng; phải phải phân phân để cho Chưởng Pháp định liệu. Như quyết định mà hai
đàng không thuận thì người phải dâng lên cho Hộ Pháp đến Hiệp Thiên Ðài cầu
Thầy sửa lại, hay là Hộ Pháp luận ý đôi bên mà lập lại.
B- QUYỀN
ĐỐI NGOẠI.
Khi nhân loại biết lập
thành quốc gia xã hội thì quyền đối ngoại là quyền tất yếu phải có.
Đức Chí Tôn lập Đại Đạo
Tam Kỳ Phổ Độ là lập nên quốc đạo cho nhân loại. Đã là quốc đạo thì đương nhiên
phải có quyền đối ngoại.
Vậy trong tôn giáo thì
phẩm nào chịu trách nhiệm đối ngoại?.
Cần phân biệt: Quyền
đối ngoại; quyền giao thông; quyền thân thiện và quyền giao thiệp.
I- QUYỀN ĐỐI NGOẠI.
Pháp Chánh Truyền
nguyên văn và chú giải phần quyền hành Chưởng Pháp có ghi rõ:
- Nguyên văn:
Vậy chúng nó có quyền xem xét kinh
điển trước lúc phổ thông, như thảng có kinh luật làm cho hại phong hóa thì
chúng nó phải trừ bỏ, chẳng cho xuất bản.
Chú giải:
- Dầu cho kinh sách của người
ngoại giáo làm ra nếu có thương phong bại tục thì buộc Hội Thánh phải vùa giúp
Chưởng Pháp mà lo trừ diệt cho đặng….
Nguyên Văn:
"Buộc cả Tín Đồ phải vùa sức
mà hành sự trước mặt luật Đời".
Chú giải:
- Dầu cho Luật lệ đời mà làm thống khổ nhơn sanh thì chưởng pháp
cũng liệu phương mà nài xin chế giảm.
Cái quyền lực ấy phải nương nhờ Đạo
quyền mới đủ mạnh, nghĩa là Đạo mạnh thì quyền người mới mạnh…..
Như vậy quyền đối ngoại
đầy đủ nhất thuộc trách nhiệm của Chưởng Pháp.
Quyền đối ngoại bao hàm
có thẩm quyền thay mặt cho tôn giáo để bày tỏ lập trường, quan điểm… đối với
những vấn đề lớn hay quốc kế dân sinh…
Đó là quan điểm chung,
là tiếng nói chính thức của toàn đạo….
(Dĩ Nhiên quan điểm
chung nầy phải có đủ ấn của 03 vị chưởng Pháp mới có hiệu lực)
+ Lưu ý : Chưởng Pháp
là người thế quyền của Hiệp Thiên Đài nơi Cửu Trùng Đài hay Cửu Trùng Đài vẫn
thuộc về Chánh Trị mà Chưởng Pháp lại thuộc về luật lệ, vậy thì Chưởng Pháp là
người thay mặt Hiệp Thiên Đài nơi Cửu Trùng Đài.
- Phần Chú giải quyền hành Chức Sắc Cửu Trùng Đài Nữ phái có đoạn Chưởng
Pháp cũng là Giáo Tông mà còn trọng hệ hơn vì là người thay mặt cho Hộ Pháp nơi
Cửu Trùng Đài.
- Các nhận xét trên có
lẽ làm sáng tỏ phần nào nguyên do VÌ SAO các phẩm của Chức Sắc trong Tôn giáo
Cao Đài chỉ có Phẩm Chưởng Pháp là có nhắc đến trong các bài kinh cửu. (Kinh
Thiên Đạo và Thế Đạo).
Kinh Đệ Thất Cửu. Câu
số 5.
Cung Chưởng Pháp xây
quyền tạo hóa.
II- QUYỀN THÔNG CÔNG VÀ
QUYỀN GIAO THÔNG.
a.
Đạo Nghị Định thứ 02 (1930).
Điều thứ 04.
Ban quyền thông công với
Chánh Phủ cho Chánh Phối Sư. (Nhưng phải có Hội Viên Nhơn Sanh và Hội Thánh
chăm nom cơ hành động).(1).
b.
Đạo Nghị Định thứ Tư (1930).
Điều thứ 4:
Chánh Thượng Phối Sư
đặng quyền thay mặt cho toàn đạo mà giao thông cùng chánh phủ và cả tín đồ….
Theo thiễn ý thì Quyền thông công và Quyền giao thông cũng
tương tự nhau.
Có nghĩa là liên lạc,
thông tin để cho biết những điều đã thống nhất nhau thi hành như thế nào.
Mọi vấn đề đã thống
nhất thì quyền giao thông có trách nhiệm thảo luận để giải quyết cho ổn thỏa
(quyền đối ngoại là thảo luận để thống nhất vấn đề và đi đến quyết định chung,
quyền giao thông là liên lạc để thi hành quyết định chung)
Mọi vấn đề đã thống
nhất thì quyền giao thông đều có trách nhiệm liên lạc để thi hành.
Quyền thông công hay
giao thông hẳn nhiên là phải tùng theo quyền đối ngoại.
III QUYỀN THÂN THIỆN.
Đạo luật Mậu Dần
(1938). Chương một. Điều 12.
Phương Cách Thân Thiện Với Quyền Đời.
LUẬT
Thiên Phong
Chức Sắc phải vào Hạnh Đường học thêm đạo lý, luật Đạo, luật Đời đặng dễ bề
thân thiện cùng Đời mà độ Đời cho biết Đạo. Phải giữ phẩm giá của mình cho đặng
thanh cao đạo đức.
PHƯƠNG PHÁP THẬT HÀNH
Muốn thân
thiện với quyền Đời, thì chư Chức Sắc Thiên Phong phải có đủ tư cách đạo hạnh,
tánh tình thuần hậu, cùng là ăn mặc cho trang hoàng sạch sẽ.
Mỗi khi đi
hành Đạo nơi nào, phải cần liệu phương thân thiện với quyền Đời. Thảng như có
xảy ra điều chi Đạo Đời phản khắc, thì phải đủ năng lực bảo đảm thể diện của
Đạo.
Nếu vị Chức
Sắc nào chẳng vì danh thể Đạo, làm cho đến đổi Đời rẻ rúng, thì sẽ bị Hội Thánh
trừng trị nghiêm nhặt.
IV- QUYỀN GIAO THIỆP.
Tân Luật (1927). Phần
Thế Luật.
Người được nhập môn
hành đạo phải tuân y Thế Luật như sau nầy: …
Điều thứ tư:
Ra giao thiệp với đời
thì phải tập và giữ tánh ôn, lương, cung, khiêm, nhượng.
Trên đây là 04 quyền đã
có sự hướng dẫn từ văn bút của Hội Thánh ban hành.
Tiếp theo là phần nêu
vấn đề qua thực tế đạo sự.
Trong thực tế xã hội khi
có sự gặp gỡ như hội họp, thảo luận hay
các buổi lễ:
- Nội bộ tôn giáo với nhau.
- Giữa Đạo và Đời.
- Với Tôn giáo bạn.
- Với các phái đoàn hay các đoàn thể đến viếng….
Thì đều phải có sự đón
tiếp, sự sắp xếp… theo nghi lễ… và có
thể có việc “khánh tiết” sau đó…
Có thể gộp chung các
việc trên vào diện ngoại giao.
Vậy thì việc ngoại giao
phân công cho ai?. Phái Nam hay Nữ?
- Trên thực tế thì việc
“ khánh tiết” hẳn nhiên là thuộc về phái Nữ.
- Vậy còn việc đón tiếp
khách mời, sắp xếp vị trí cho phù hợp với tôn ti trong Đạo hay Đời giao cho
ai?.
Đó là công việc mà Hội
Thánh sẽ sắp xếp vậy.
(((Trong Pháp Chánh
Truyền chú giải phần Nữ Phái có đề cập đến:
- Buộc phải có trật tự cho lắm.
- Tôn ty phẩm trật.
- Lễ nghĩa giao thiệp về phần đời …
Ấy là những “phẩm chất đặc trưng” mà phái Nữ
được “đặc biệt” đề cập đến
Vậy có lẽ phần ngoại
giao sẽ giao cho Nữ Phái chăng?)))
[[[Có thể kiểm lại một
vài thực tế nữa … (về thể pháp để nói lên vai trò của người
Nữ trong Tôn giáo “ vai trò ngoại giao chăng?”).
*1: Tờ khai đạo 28 vị
gởi cho chính phủ Pháp thì tên của Bà Lâm Hương Thanh đứng đầu tiên.
*2: Cổng Nữ Đầu Sư
Đường khi xưa chính Đức Hộ Pháp cho xây “nhô ra” mặt lộ. (hàm ý ngoại giao phải
đi trước…)
Sau đó chi phái Hội
Đồng Chưởng Quản chiếm cứ Nội Ô và đập bỏ di tích của Phạm Hộ Pháp xây dựng để
xây nên cái cổng hiện nay.
Đây là một trong những
hành vi nằm trong chủ trương phá hoại di tích Phạm Hộ Pháp của chi phái.
*3: Ai có đi cúng đàn
vào thời Tý ở Tòa Thánh trong những ngày sóc vọng “đặc biệt là khi có hoán
đàn”…nếu có để ý một chút thì đều biết
bên phái Nữ rất ồn ào “do muốn vào hoán đàn”, cho nên giao công việc “ngoại
giao” cho Nữ Phái cũng là một cách “giáo huấn hay rèn luyện” rất ngộ nghĩnh…
*4: Kinh Thiên Đạo và
Thế Đạo chấm dứt bằng bài:
Kinh Tụng Khi Vợ Qui Liễu.
(Khi người Nữ xong phận
sự là kể như XONG VIỆC).
*5: Trí Huệ Cung.
Là nhà Tu của Nữ Phái được
mở ra trước Vạn Pháp Cung “Nhà Tu Nam Phái”.
Mà các Thánh khi xuống
thế đều phải qua Diêu Trì Cung.
Mà Diêu Trì Cung trong
thể pháp hữu hình là Trí Huệ Cung.
Trí Huệ Cung có nhiệm
vụ độ rổi 92 ức nguyên nhân.
Có nghĩa giai đoạn thai
giáo là giai đoạn hình thành trí tuệ và nhân cách của nhân tố sắp hiện sinh.
(Khoa học ngày nay cũng đặc biệt quan tâm đến thai giáo).
Đúc kết mấy điểm trên
đây lại ta thấy có nhiều lẽ để cảm nhận: vai trò NGOẠI GIAO trong tôn giáo sẽ
thuộc về Nữ Phái vậy]]]
(1): Điều 4 có ghi rõ…
buộc phải có Hội Viên nhơn sanh và Hội Thánh chăm nom cơ hành động.
Như vậy xét về thời
gian thì năm 1930 đã có Hội Viên nhơn sanh sinh hoạt trong đạo sự.
Đến năm 1932 thì có Hội
Nhơn Sanh lần đầu.
Đến năm 1934 thì Phạm
Hộ Pháp Chưởng Quản Nhị hữu Hình Đài ban hành Nội Luật Hội Nhơn Sanh.
Ghi nhận cột mốc thời
gian lại ta thấy: Làm việc trước rồi sau mới có đại hội và sau nữa mới có luật.
TIẾT 5:
THÁNH THIỆN VÀ CHÁNH THIỆN.
Xưa nay giáo lý của Tôn
giáo thường dạy con người đi vào con đường thánh thiện. Phương cách chính của
các tôn giáo là dụng giáo lý hướng môn sinh làm lành lánh dữ.
Vậy Tam Kỳ có gì khác?
Theo thiển ý các tôn
giáo trước đây hiện sinh trong thời văn minh nông nghiệp hay tiền công nghiệp.
(Phật giáo, Thiên Chúa Giáo… nói chung
đều không có tôn giáo nào hiện sinh trong thời công nghiệp).
Cuộc sống và tâm tình
con người thời văn minh nông nghiệp khác với thời văn minh công nghiệp. Thời văn minh vật chất chưa lên ngôi (văn
minh công nghiệp chưa hình thành) thì kêu gọi sống thánh thiện là đúng luật
cung cầu. Thời văn minh công nghiệp thì mọi thứ đã thay đổi, đến thời điện tử
và vi điện tử thì lại càng thay đổi.
Thay đổi như thế nào?
Phương tiện giao thông
và hệ thống thông tin đã đưa nhân loại đến buổi năm châu chung chợ, bốn biển
chung nhà.
Do vậy mà các nguồn
thông tin phải xử lý rất nhiều. Các thông tin đó có khi thuận chiều, có khi
nghịch nhau. Cùng một việc làm mà bên A bảo là đúng, bên B bảo là sai. Rồi có khi riêng một bên A hay B lúc x thì
cho là đúng lúc y thì lại bảo là sai cần phải sửa … cho phù hợp… Do vậy mà phải
có sự cân nhắc.
Muốn cân nhắc thì phải
căn cứ trên tình hay lý.
Dùng tình thì khi vầy
khi khác, tùy tánh tình của mỗi người. Trong mỗi người ấy lại còn tùy lúc vui
hay buồn, sáng khác, trưa khác…
Có chủ trương dùng cả
tình lẫn lý “thấu tình đạt lý” nhưng xét cho kỷ thì không thể đạt cả hai trong
cùng một vấn đề được.
Nếu có người nào giải
quyết được khâu thấu tình đạt lý cho cả nhân loại thì người đó GIỎI HƠN ÔNG
TRỜI RỒI.
Do vậy mà câu thấu tình
đạt lý chỉ là câu cửa miệng… chúng ta phải cẩn thận coi chừng bị xí gạt khi có
người dùng đến nó… họ đang chuẩn bị lật lọng chuyện gì đó trái với luật...
Đó không phải câu nói
của người thánh thiện mà là câu nói của người mờ hồ…
Còn với kẻ trí trá thì
họ đang chuẩn bị cho một âm mưu đổi trắng thay thay đen… nước lã khuấy nên hồ sắp diễn ra…
Vì chính Đức Chí Tôn
còn nói rõ: Thầy còn làm chưa vừa lòng nhân loại huống chi các con…
Do vậy mà Đạo Cao Đài
dùng LUẬT.
Nhập môn thề phải giử
luật.
(Câu minh thệ … hiệp
đồng chư môn đệ gìn luật lệ Cao Đài …
Cho nên Kinh Cầu Hồn
Khi Hấp Hối, câu 12:
Xét câu minh thệ gởi
mình cõi thăng)
Lãnh phận sự hành đạo
cho dù ở cấp nào cũng phải minh thệ giử dạ vô tư hành đạo theo Pháp Điều Tam Kỳ
Phổ Độ.
Đạo khẳng định không để
tình cảm chen vào công việc.
Tình phải theo luật và
phù hợp với luật.
Luật thì có văn bản, có
giấy trắng mực đen cứ chiếu đó mà làm.
Văn bản là tọa độ gốc
của công việc và con người.
Từ có tọa độ gốc thì
mới xác định được tọa độ của tầng phần tử trên đồ thị.
Muốn vẽ một đường biểu
diễn phải xác định tọa độ gốc.
Muốn hoạch định một
chương trình hành đạo, muốn đánh giá một giai đoạn hành đạo phải căn cứ vào
pháp và luật làm gốc trước đã.
Cư xử hay giải quyết
công việc phải có gốc, có ngọn. Gốc ngọn ấy được phơi bày ra cho mọi người cùng
thấy và tự do nhận định, tự do trình bày.
Đó là chánh thiện.
Chánh thiện là xử kỷ
hay tiếp vật đều phải căn cứ vào giấy trắng mực đen làm chuẩn thằng.
Không ai có quyền nói
Tôi không biết luật nên phạm luật.
Ngay từ điều kiện nhập
môn đã nói rõ:
Buộc phải thuộc kinh và
thông hiểu luật pháp của Đại Đạo truyền ra. (chương 2, điều 10).
(Đạo luật Mậu Dần
“1938” còn buộc mỗi năm phải đi cúng ít nhất là 20 kỳ đàn . Chương I. Điều 2.
Mục 8).
Từ có chánh thiện mới
tạo ra cảnh công bằng, bác ái.
Chánh thiện là bước
chuyển tiếp, bước bản lề để mở và khép cánh của Thánh Thiện.
Không có chánh thiện
thì khó lòng mà có thánh thiện.
Hành đạo, giữ đạo mà
không căn cứ vào Pháp và Luật thì đi đến loạn đạo.
Bởi hạ ngươn mạt pháp
đồng nghĩa với đạo đức suy kém.
Đạo đức suy kém thì
thiên hạ mới quí đạo đức.
Quí đạo đức thì kẻ trí
trá mới dùng chiêu bài đạo đức mà lừa mị nhân loại.
Muốn lừa mị nhân loại
thì phải dùng lý thuyết chung chung … nghĩa là dùng giáo lý ba phải… cái gì
cũng phải… quyền lợi cho cá nhân mình hay tập thể mình càng nhiều thì cái phải
càng lớn.
Lẽ phải cũng vô cùng mà
lẽ quấy cũng vô cùng… cho nên nhân loại phải mờ mịt trong vòng thị phi.
Đó là môi trường là tài
nguyên cho kẻ trí trá ra tay khuynh đảo.
Nay họ nói vầy, mai họ
nói khác… khắc xuất, khắc nhập… sao cho có lợi mà thôi.
Nhân loại có nhiều đạo
mà các đạo thời văn minh nông nghiệp không đáp ứng được luật cung cầu trong
thời văn minh vi điện tử, do vậy nhân loại càng bị lợi dụng bởi hai tiếng đạo
đức.
Tiếng đạo đức hiểu theo
giáo lý rất mơ hồ.
Tiếng đạo đức hiểu theo
pháp luật thì có văn bản rành rành cứ đối chiếu thì biết vuông, biết tròn…
Như vậy một nền Đạo phù
hợp với thời đại, có ích cho thời đại phải làm cho nhân loại mạnh mẽ lên. Muốn
mạnh mẽ phải có qui tắc cư xử chuẩn thằng. Nghĩa là phải dùng Pháp và Luật.
Nhân loại có mạnh mẽ
thì mới có cảnh phồn vinh.
Mặt khác thì :
Thượng ngươn (ngươn tạo
hóa) là của Phật. Phật thì giáo hóa.
Trung ngươn (tấn hóa)
là của Tiên. Tiên thì đào luyện.
Hạ ngươn (bảo tồn) là
Cơ phong thánh. Thánh thì trị.
Trị thì phải chánh. Có
chánh thì mới có Thánh.
Có Thánh rồi mới có
Tiên có Phật.
Cho nên cái lý của
chánh thiện trong Tam kỳ là như vậy.
Thí dụ như:
1- Đạo nghị định thứ 8
đã định nghĩa thế nào là chi phái.
Nếu có một nhóm Chức
Sắc nào của Đạo cho dù ít hay nhiều lập thành một chi phái riêng mà không do
nơi mạng lịnh Hội Thánh thì lập tức phải dùng luật mà xử chớ chẳng phép vị
tình.
2- Danh hiệu Đại Đạo
Tam Kỳ Phổ Độ thì năm Đạo thứ hai đã có vi bằng xác định chỉ có Hội Thánh Cửu
Trùng Đài mới được dùng để trên kinh sách … thì bất cứ cá nhân hay tổ chức nào
muốn dùng phải có phép của Hội Thánh.
Hành đạo thì chẳng phép
vị tình riêng mà làm cho có tiếng thị phi trong đạo.
Mới nhìn vào không nghĩ
sâu sẽ thắc mắc Đạo mà sao cứng nhắc… không dụng tình
thương … nhưng gẫm kỹ lại thì trị như thế mới dứt hậu hoạn… và trị khi cái hư
hại chưa phát sinh vậy.
+ Theo dòng đạo sử thì câu liễn Cửu Trùng Đài lúc đầu là:
Cao Thượng Chí Tôn Đại
Đạo Hòa Bình Dân Chủ Chánh.
Đài Tiền Sùng Bái Tam
Kỳ Cộng Hưởng Tự Do Quyền.
Sau mới đổi chữ chánh
thành chữ mục như hiện nay.
Mục là nhìn thấy được
mà nhìn thấy được thì phân rõ được chánh hay tà. Phân rõ được chánh hay tà thì
tự nhiên nhân loại chọn chánh.
+ Chữ tâm xưa nay vẫn
là lãnh vực làm hao tốn không biết bao nhiêu là giấy mực của nhân loại.
Với Tam Kỳ thì chữ tâm
cũng được thiêng liêng phân tích cho môn sinh hiểu rành rẽ…
Đường Đạo trau dồi một
một chữ tâm,
Đạo Đời muôn việc chẳng
sai lầm.
Tâm ái nhơn sanh an bốn
biển,
Tâm hòa thiên hạ trị
muôn năm.
Tâm thành ắt đạt đường
tu vững,
Tâm chánh mới mong mối
đạo cầm.
Đường tâm cửa thánh dồi
chưa vẹn,
Có buổi hoài công bước
đạo tầm.
Cùng là chữ tâm nhưng mỗi
lãnh vực đều có đặc trưng riêng.
Đứng địa bàn nào thì
dùng phạm trù nấy.
Dùng nhầm thì chẳng có
hiệu quả chi mà có khi còn tác hại.
+ Pháp Chánh Truyền chú
giải phần quyền hành Chưởng Pháp có ghi rõ: cựu luật thì Ngọc Hư Cung biếm bác,
còn cổ pháp thì Lôi Âm Tự đã phá tiêu vậy thì ngày nay cựu luật và cổ pháp
chẳng còn ý vị chi hết. Những bực tu hành tưởng lầm phải tùng cựu luật hay cổ pháp
thì trái hẳn với thiên điều của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ thế thiên hành chánh.
(Chánh truyền thì phải chánh thiện).
Vậy Chánh thiện mới phù
hợp với qui luật cung cầu trong buổi văn minh vi điện tử.
Chánh thiện là cái mới
của Cao Đài đóng góp cho nhân loại trong cửa đạo lẫn trường đời trong buổi tam
ngươn tứ chuyển vậy.
TIẾT SÁU:
TẦM QUAN TRỌNG CỦA PCT:
-
Là căn bản tối trọng của Tôn giáo Cao Đài.
-
Là mẫu mực để các quốc gia tham khảo xây dựng hiến pháp.
-
Thái Cực từ Thái Cực.
A- TÔN GIÁO
-
Là căn bản tối trọng của Tôn giáo Cao Đài.
Thầy lập Đại Đạo Tam Kỳ
là lập Quốc Đạo cho nhân loại.
(ý nghĩa Quốc Đạo dạy
trước khi ban cho Pháp Chánh Truyền).
Trong cách lập pháp
Thầy có dạy rõ: ai là người đạo đức thấy cách lập pháp của Thầy mà không mừng
dùm cho nhân loại…
Theo thiển ý người
trong tôn giáo ai cũng có bổn phận tìm hiểu và trình bày để cùng nhau học hỏi
vậy.
Người có Đạo Cao Đài
vẫn biết Pháp Chánh Truyền là hiến pháp của Đạo. Không có Pháp Chánh
Truyền thì không nên hình được tôn giáo
Cao Đài.
B- XÃ HỘI.
-
Là mẫu mực để các quốc gia tham khảo xây
dựng hiến pháp.
PHÁP CHÁNH TRUYỀN xét
về xã hội học có vài đặc điểm cơ bản
sau:
1- Pháp Chánh Truyền bất
di bất dịch một dấu chấm dấu phết cũng không được sửa đổi nên là một hiến pháp
thành văn và cương tánh.
2- Pháp Chánh Truyền ấn
định rõ:
- Thành phần.
- Số lượng nhân sự bộ
máy thượng tầng (có bao nhiêu phẩm, phẩm nào có bao nhiêu vị).
Đây là đường hướng mà
các nhà hiến pháp học trên thế giới sẽ nghiên cứu từ Pháp Chánh Truyền và áp
dụng cho quê hương họ. Trong đường hướng dân chủ thực sự thì người dân yêu cầu
phải có dân quyền. Đảng phái nào không hướng đến con đường chủ quyền dân chủ
“không lập quyền dân” thì họ tự tiêu diệt lấy họ mà thôi.
(Do tiến bộ về khoa học
kỷ thuật trong nhiều lãnh vực đặc biệt nhất là thông tin liên lạc… nên bắt buộc
các đảng phái, các quyền lực phải thay đổi để tồn tại và phát triễn)
Dân có chủ quyền thì họ
sẽ buộc thượng tầng phải xác định rõ cơ chế và nhân sự của quốc gia hay địa
phương chứ không thể nay vầy mai khác rồi dân chúng cứ nai lưng mà đóng thuế để
trả lương bổng cho các vị quan chức…
(Thí dụ trong một quốc
gia thì Hiến pháp phải ghi rõ:
Có Tổng Thống, có Thủ Tướng thì tùy theo lớn
hay nhỏ mà ấn định rõ thành phần nội các và số lượng các nhân sự trong tầng
thành phần… bao nhiêu phó thủ tướng, bao nhiêu bộ, bao nhiêu sĩ quan cấp tướng,
cấp tá…
Dân chúng sẽ không chấp
nhận liên kết Đảng phái và phân chia quyền lực rồi tạo ra quá nhiều bộ để cho
đủ số ghế bộ trưởng cho mỗi Đảng.
Hay khối quân đội, công
an …phải ghi rõ bao nhiêu Đại Tướng, Trung Tướng, Thiếu Tướng… không có cảnh
sống lâu lên lão làng… tướng tá quá nhiều thì ngân sách quốc gia phải chi tạo
gánh nặng cho dân…
Tóm lại đó là phương
cách làm cho dân mạnh)
3- Pháp Chánh Truyền cho
hạ tầng nẫy nở rất linh hoạt.
Công thức của Hội Thánh
em là phương tiện để ổn định và phát triễn xã hội tôn giáo bền vững.
a- Quyền hành Chánh Trị
Sự.
b- Quyền hành Phó Trị
Sự.
c- Quyền hành Thông Sự.
Với Hội Thánh Em thì
cho nẫy nở không giới hạn.
Nhưng phải y theo khuôn
mẫu và chuẩn mực chớ không được trái luật.
Báo Tuổi Trẻ số ngày
05-5- 2005 mục thời sự và suy nghĩ có đăng bài: Phần mền nhỏ mà không nhỏ.
Trích đăng lại phát
biểu của Thủ Tướng Lý Hiển Long về công thức phát triễn đảo quốc Singapore.
(1- Giải quyết mọi sự
việc khi nó mới phát sinh “nhiệm vụ Chánh Trị Sự”.
2- Quản lý mọi của cải
hay tài nguyên một cách có hiệu quả
“nhiệm vụ của Phó Trị Sự”)
Hai phần mền nầy “công
thức” của Singgapore đều có trong Pháp Chánh Truyền phần quyền hành Hội Thánh em.
Tóm lại:
Đường hướng chung của
Pháp Chánh Truyền là ban quyền cho thượng tầng và hạ tầng để tạo thế cho:
-
Thượng tầng mỗi ngày một minh bạch, đủ
tài, đủ đức mới được chúng sanh nâng lên. Thiếu tài, thiếu đức phải học thêm.
Thất đạo chúng sanh xô xuống.
-
Hạ tầng mỗi ngày một lớn mạnh.
Điều nầy cho thấy chủ
trương nâng cao dân trí, làm cho nhơn sanh mạnh lên, mỗi ngày một thêm oai
quyền trong tôn giáo rất tỏ rõ.
Đó là tính hướng dẫn
thời đại trong hiện tại của Pháp Chánh Truyền.
Trong tương lai theo
qui luật cung cầu thì Pháp Chánh Truyền sẽ còn trình ra nhiều cái mới hơn nữa để cống hiến cho nhân loại.
Cách lập pháp của Thầy
trong Pháp Chánh Truyền là một trong
những mẫu mực cơ bản mà :
-
Tôn giáo Cao Đài phải tuân y để bảo tồn, phát
triễn.
-
Vạn quốc sẽ tham khảo, học hỏi để xây dựng
hiến pháp cho quốc gia họ.
Thế giới muốn có nền
hòa bình miên viễn thì phải tham khảo cách lập Pháp Chánh Truyền để xây dựng
quê hương chính họ.
Tóm lại Pháp Chánh
Truyền là nền tảng để xây dựng một thế giới bác ái và công bằng.
Cho nên Pháp Chánh
Truyền là một trong những phát minh quan trọng mà Đạo Cao Đài đóng góp cho nhân
loại.
C- THÁI CỰC
TỪ THÁI CỰC.
1- Trong thế giới tự
nhiên:
Hành tinh chung ta có
nhiều nguồn năng lượng. (thiên nhiên và nhân tạo).
Nhưng tất cả các nguồn
năng lượng ấy đều lấy năng lượng từ một nguồn đầu tiên: MẶT TRỜI.
2- Xét về dịch lý:
Bắt đầu từ Thái Cực.
Mới có dịch lý Tiên
Thiên. (08 quẻ).
Rồi dịch lý Hậu Thiên
(64 quẻ).
Thì Pháp Chánh Truyền giống như Ngôi Thái Cực
trong dịch lý.
3- Đại Đạo Tam Kỳ Phổ
Độ có nguồn căn cơ nhất là Pháp Chánh Truyền.
Từ Các Đạo Nghị Định,
Tân Luật, Đạo Luật…nhứt nhứt đều phải phù hợp với Pháp Chánh Truyền.
Các tổ chức hay nhân sự
phát sinh chi chi cũng đều phải tuân y Pháp Chánh Truyền.
Có một vài điều trong
Tân Luật Thầy dạy để hành đạo trước khi lập Pháp Chánh Truyền, nhưng vẫn tuân y
theo nguyên tắc của Pháp Chánh Truyền.
Tóm lại:
Không có mặt Trời thì
vũ trụ không có nguồn năng lượng nào hết.
Không có Thái Cực thì
chẳng có dịch lý.
Không có Pháp Chánh Truyền
thì không có Đạo Cao Đài.
@@@
+ Pháp Chánh Truyền
xuất phát từ Đấng Chí Tôn là Thầy.
Mà Ngôi của Thầy là
Thái Cực.
Pháp Chánh Truyền là
Thái Cực từ Thái Cực mà có.
+ Vạn vật đều hướng
thẳng lên không trung là đi tìm trời.
Nhân loại vẫn đi tìm
Trời từ bao đời kiếp rồi.
Nhân loại vẫn cầu xin
với Trời.
Ngày nay Trời đã đến để
chỉ cho nhân loại cách thức xây dựng một nền hòa bình miên viễn như Trời đã hứa
với tổ tiên nhân loại.
Lời hứa đó bắt đầu từ
Pháp Chánh Truyền mà nên hình vậy.
TIẾT BẢY: HÒN ĐÁ TẢNG.
“ĐIỂM NHẤN”.
- Ngày 13-8- Bính Dần (1926) Thầy dạy lập Quốc Đạo.
- Ngày 16-10- Bính Dần (1926) bắt đầu lập Pháp Chánh Truyền.
Điều nầy cho thấy toàn
bộ công việc tổ chức hay Pháp Luật tôn giáo được chỉ dẫn sau khi Thầy tuyên bố
lập Quốc Đạo đều thuộc phạm trù của Quốc
Đạo. (Cho nên Thầy mới báo trước sẽ loại bỏ những kẻ chia phe phái cho khỏi
cảnh rối loạn trong tôn giáo…)
Quốc Đạo chính là hòn
đá tảng để hiểu nhiều điều quan trọng trong tôn giáo Cao Đài.
Dùng khái niệm Quốc Đạo
là Tôn giáo được tổ chức có qui củ chặc chẽ, có cách hành xử như một quốc gia
thì sẽ phát hiện nhiều điều đặc sắc có trong Pháp Chánh Truyền và các văn bút
khác trong tôn giáo Cao Đài./.
Châu Thành
Thánh Địa .
Ngày 05-5-
Mậu Tý (2008).
LỜI BẠT.
Hoằng khai Đại Đạo Tam
Kỳ Phổ Độ Đức Chí Tôn qui tụ khối lương sanh để lập nên Hội Thánh.
Đó là Hội Thánh được
lập nên từ Thiên Thượng.
Hội Thánh được chỉ
dạy từ Đức Chí Tôn, Đức Phật Mẫu hay các
Đấng Thiêng Liêng để xây dựng nên thể pháp cho Tôn giáo. Cho nên các thể pháp
ấy không thể thay đổi. Xong việc thì Hội Thánh giải thể.
Đó là tiến trình mà
Phạm Hộ Pháp đã báo trước: Khi xây dựng xong tòa nhà thể pháp thì sẽ rút dàn
trò ra.
Nhìn lên Bát Quái Đài
có Tam Thế Phật (Brahma: sáng tạo, Civa: hủy diệt, Chrisna: bảo tồn) “Chí Tôn
Tam Thế”.
Di Lạc Chơn Kinh mở đầu
cũng có Brahma Phật, Civa Phật, Chrisna Phật và công thức sau hết của Di Lạc
Chơn Kinh là Giải Thể Phật.
Hội Thánh do Thiên
Thượng lập thành đã thực thi đủ tam thế: Sáng tạo, hủy diệt “giải thể” và bảo
tồn “Văn bản đã ban hành”.
Từ 1979 đến nay cơ Đạo
không có Hội Thánh nên công cuộc phổ độ
gặp rất nhiều khó khăn.
Thực tế đạo sự ngày nay
cho thấy Nhơn Sanh và Chức Sắc được hun đúc từ Pháp Luật và giáo lý Đại Đạo
đang làm hết sức mình để phục hồi Hội Thánh.
Căn cứ vào thể pháp
(văn bản của Hội Thánh để lại) tín đồ Cao Đài đang thể hiện quyền của mình
trong tôn giáo nên cùng nhau giải thích rõ pháp-luật, phương thức và đề ra lộ
trình thích hợp để phục hồi Hội Thánh.
Tài nguyên để phục hồi
Hội Thánh thì dồi dào nhưng môi trường xã hội thì hết sức khắc nghiệt. Họ sẳn
sàng tiêu diệt những người tâm huyết… nhưng chắc chắn Hội Thánh phải được phục
hồi.
Đây chính là bài diễn
tập mà tín đồ Cao Đài phải thực thi để chứng minh với thế giới quyền lực, với
phần nhân loại đang bị đọa đày và đau khổ rằng: Từ trong môi trường gay gắt
nhất mà người tín đồ Cao Đài vận dụng cách lập pháp của Trời dạy để lập quyền
cho mình được thì nhân loại muốn học và áp dụng cách lập pháp của Trời dạy để
lập quyền cho nhân loại không có chi là khó.
Đã vươn lên được trong
môi trường khó khăn nhất thì các môi trường bình thường hà cớ chi lại không
phát triễn được? (Hội Thánh được hồi phục là Hội Thánh do Thiên Hạ lập nên để
trình dâng lên cho Thiên Thượng).
Song song đó cũng giới
thiệu thể pháp tôn giáo đến phần còn lại của nhân loại để cùng nhau hiểu rằng
Pháp Luật và Giáo Lý Đại Đạo là kho chí bữu giúp nhân loại xây dựng thế giới
công bằng và bác ái.
Ngoài phương cách lập
quyền nhân loại ra để chính nhân loại quyết định số phận của mình không còn
cách nào khác.
Lập quyền cho nhân loại
là phương thuốc cần ích và hiệu nghiệm để cứu khổ và cứu thế.
(Nhân loại đã và đang mong muốn một
xã hội pháp quyền thì Đạo Cao Đài là một tôn giáo pháp quyền do Đức Chí Tôn thành
lập để làm quà tặng cho nhân loại. Tôn giáo có liên quan mật thiết đến xã hội nên
tôn giáo pháp quyền là tài nguyên là môi trường để người dân góp phần xây dựng
xã hội pháp quyền theo luật cung cầu. CT 2019)
Nay kính.
Đạo Hữu Dương Xuân Lương.