Bịnh tình của Qua thì như vầy: Qua đau bịnh bất ngờ. Vì một buổi sớm mai khi Qua thức dậy vẫn đi ra vô nơi tầng lầu Báo Ân Đường như thường lệ, không binh hoạn chi tất cả. Khi Qua ra ngồi nơi ghế xích đu đặng nói chuyện với tài xế Ngọc. Dứt lời Qua đứng dậy đi vô thì cẳng xuội đi không đặng. Tài xế Ngọc phải ôm Qua vào giường
HỘ PHÁP ĐƯỜNG. VĂN PHÒNG. SỒ: 20/HP.HN |
CHÁNH SÁCH HÒA BÌNH CHUNG SỐNG.
Do Dân – Phục Vụ Dân – Lập Quyền Dân. *** |
Gởi cho Em Chơn
Kim, Trưởng ban V.Đ.C.S.H.B.C.S Miền Nam
Qua đặng những tờ
giấy của Em do liên lạc viên đem đến như sau:
-/. PT số 10 ngày
9-7-Mậu Tuất của ban Nữ phái HBCS miền Nam.
-/. Phúc trình số
9 ngày 19-6-Mậu Tuất.
-/. Báo cáo bất
thường ngày 10-7-Mậu Tuất của thư ký Ban vận động miền Nam CSHBCS và các công
văn của ban T.Ư.H.B.G.H y theo thông qui số 80/ GHTƯ ngày 15-7- Mậu Tuất.
Theo Phúc sự của
Chơn Kim đã gởi nói về tình hình vừa qua thì quả có sự thật là do bị nội phản
mà chánh quyền Ngô Đình Diệm mới bắt mấy em kỳ rồi. Qua nóng lòng nghe tin
chúng nó điệu mấy em bị bắt về Sài Gòn để làm gì? và kết án về tội gì?.
Qua có gởi cho
HBCS và HBGH khi liên lạc Nam phái đem tin tức lên và trở về. Chỉ còn Nữ phái
mà thôi, nên vội viết thơ này cho nó trở về giao lịnh của Qua cho Em. Em hỏi
bên Nam phái bức thơ của Qua vừa gởi số 19/HPĐ-V đặng đọc cho biết (em hỏi Nhựt
Quang bức thơ ấy).
Qua lấy làm kỳ khi
hay tin rằng Văn Hoà Vui hiệp cùng công an của chánh quyền đặng tìm nhìn mặt
bắt mấy em. Và cũng chính mình nó đem tên Dồi là con của giáo sư Đến vào ban
T.Ư với phận sự cán bộ miền Trung. Tức nhiên nó đã đem một tên phản phúc từ cha
đến con vào trong nội bộ của mình. Chơn Kim còn nhớ tên Dồi đã đồng loã tổ
chức cùng tên Bay đặng ám sát Truyền Trạng Trấn do Nguyễn Văn Thành ra lịnh.
Cha con của tên
Dồi ai cũng đều biết là phản bội với Qua hơn hết. Có lẽ Chơn Kim cũng biết điều
ấy mà Vui đã đem nhập nội bộ của mình thì biểu sao nó không mưu phản. Vui đã
đem kẻ thù mình vào nhà đặng mưu hại lại mình. Lạ một điều là mới đây có phúc
sự của Nam phái xin Qua Tờ Ban Khen công nghiệp của nó. (1)
Nên theo thơ số 19
/HPĐ-V ấy Qua đã cho ra lịnh minh tra và buộc mỗi đứa phải làm phúc sự hành vi
công cuộc vừa qua thế nào cho Qua hiểu rõ. Vậy Em Chơn Kim cũng nên tìm hiểu sự
thật thế nào phúc sự riêng cho Qua biết. Qua nghe thấy đứa bị bắt, bị đánh khảo
Qua rất đau lòng và mơ ước một ngày kia Qua sẻ tìm phương đòi đòn ấy lại.
Bịnh tình của Qua
thì như vầy: Qua đau bịnh bất ngờ. Vì một buổi sớm mai khi Qua thức dậy vẫn đi
ra vô nơi tầng lầu Báo Ân Đường như thường lệ, không binh hoạn chi tất cả. Khi
Qua ra ngồi nơi ghế xích đu đặng nói chuyện với tài xế Ngọc. Dứt lời Qua đứng
dậy đi vô thì cẳng xuội đi không đặng. Tài xế Ngọc phải ôm Qua vào giường. (2)
Rước bác sĩ đến,
lấy máy đo máu thì bác sĩ nói rằng: Qua bị bịnh dư máu (Tension ártérielle) và
đã bị đứt một gân nhỏ. Nhưng may là gân ấy về bộ phận chơn trái của Qua không
trọng hệ. Nếu rủi mà đứt trên óc thì Qua đã bị chết rồi. Người ta cho rằng bịnh
ấy xãy tới bất kỳ như thể là do luồng gió độc, thường gọi là “Phong” mà nơi xứ
Kim Biên, nước Miên thiên hạ đa số thường bị. Nên bên đây bất kì người lớn hay
con nít hể đau là phải cạo gió là hết.
Còn Qua khi bác sĩ
lấy máu hết rồi chích thuốc. Qua trở lại đi đứng như thường lệ cho đến tối 30
sáng mùng 1 tháng 2- Mậu Tuất. Qua về Báo Ân Đường hầu đàn cho Thông tấn xã của
Pháp lấy phim chớp bóng trong kỳ đàn. Khi Qua trở về chùa Mới lúc 2 giờ khuya
thì đã mệt mỏi nhưng vẫn đi đứng như thường.
Nhưng sáng ra, Qua
vừa bước xuống giường vói tay lấy đồng hồ vặn lên dây thì cẳng sụm bên phía
trái và bị liệt phía trái vừa tay vừa chân. Từ ấy cho đến nay Qua không đi đứng
gì nữa được.
Sau một tháng Qua
nhờ thằng Hiệu dìu đỡ, Qua đi ra đi vô được. Nhưng đi được cũng phải nhờ thằng
Hiệu dìu đỡ chớ một mình thì không đi được. Sau ba tháng nằm liệt, lại phát
sinh ra bịnh suyễn mệt từ hồi.
Hai chị em con Ba,
con Tư rước bác sĩ đem Qua đi rọi kiến. Bác sĩ thấy dấu phổi Qua có một đốm
đen, nên cho rằng Qua bị bịnh ung thư (cancer) trong phổi nên buộc Qua phải nằm
nơi dưỡng đường tư (Clinique auroro) đặng rọi kiến cho kỷ lại. Khi rọi kiến kỷ
lưỡng lại thì bác sĩ thấy đốm ấy, nhưng họ cũng không định chắc quả thật là có
bịnh ung thư nơi phổi. Qua nằm nhà thương hơn mười mấy ngày tốn hao của con Ba
về rọi kiến và tiền nhà thương trót mười mấy ngàn đồng.
Qua trở về Chùa
Mới thì có tin rằng Trường Tải có lập đàn cơ hỏi bịnh của Qua nơi Vạn Pháp
Cung. Tin cho Qua hay rằng có Đấng Thiêng Liêng đã giáng nói rằng Đức Chí Tôn
đã giáng chơn linh thư tư của Đại Từ Phụ đến trị bịnh cho Qua. Thì lạ một điều
là kể từ ngày ấy, bịnh suyễn của Qua mệt từ hồi đã dứt hẳn. (3).
Con Tư nó nhờ
người điềm chỉ đi rước một ông Sư giáo thọ Phước Hiếu bên Thuyền Lâm (tu theo
Phật giáo) đến trị với một phương pháp châm cứu mới mẻ. Khoa châm cứu ấy như
vầy: Ông dùng một cây kim vàng chích vào các mạch máu bịnh, nặn máu ra, rồi cho
uống thuốc tể. Mà lần hồi bịnh tê nhức của Qua từ năm đáo tuế 61 tuổi đến nay
là 09 năm rồi đã đặng giảm bịnh. Còn chân thì vẫn yếu đi ra đi vô nhờ Hiệu dìu
đỡ, chớ một mình đi cũng chưa được.
Điều phi thường
của khoa châm cứu ấy là như vầy. Ngài Hoà Thượng nơi Chùa Bửu Liên ở Cần Thơ
nằm mộng thấy một ông già đến truyền phương pháp chích ấy. Lại chỉ rõ các mạch
máu bịnh trong thân thể của người, dạy ông chích và nặn máu đặng trị bịnh.
Người vẫn không
tin và không làm theo. Nhưng sau một thời gian người lại nằm mộng một phen nữa;
cũng thấy ông già ấy đến nói quả quyết với người phải chuyên chú khoa ấy đặng
ngày kia cứu khổ bịnh cho người ta. Chừng ấy người mới nghe lời, nhưng ban sơ
lại dùng một cây kim thường quấn chỉ tận ngoài mủi đặng chích thử cho các bịnh
hư máu và bại xuội. Người thấy quả nhiên hiệu nghiệm nên người mới truyền khoa
ấy cho các môn đệ của người là mấy vị sư.
Nghe ra khoa ấy rất
thịnh hành tại miền Nam. Rồi ông Giáo Thọ Phước Hiếu cũng đắc truyền nên đến
Nam Vang chuyên về trị bịnh với khoa châm cứu ấy rất linh nghiệm. Nhờ ông đến
trị cho Qua từ mấy ngày sau này, Qua nghe bịnh của Qua nhứt là bịnh tê lâu đời
từ thử đến giờ không tìm thuốc chi trị nổi nó, mà nay đặng thuyên giảm.
Qua tự hỏi trong
cơ nói chơn linh của Đức Chí Tôn đến trị cho Qua hồi nào? (3a). Nếu
nói rằng trị cách vô hình cho Qua hết bịnh suyển thì Qua không thấy bằng chứng.
Còn nói đến trị bằng phương pháp châm cứu của Sư cụ Hoà Thượng chùa Bửu Liên
thì buộc Qua phải tin hơn bởi đủ bằng cớ. Ít hôm nữa, Qua sẽ viết thơ cho Hoà
Thượng Bửu Liên đặng tường thuật điều ấy cho người nghe đặng người cố cần thêm
hầu trị khổ bịnh cho thiên hạ.
Chơn Kim Em sai
một đứa Đạo Núi phái Nữ giả bộ đem cho cô Tám món chi tại Vạn Pháp Cung rồi
tường thuật lại cho cô Tám nghe. Và nói riêng vơi cô Tám rằng bịnh Qua hôm nay
thuyên giảm nhiều, có thể mạnh đặng không chi phòng sợ. Trừ ra sự đi đứng của
Qua còn yếu ớt, còn trong mình của Qua thì nghe đã bình phục lại như thường.
Dặn nó nói lại với
Cô Tám biểu đừng rầu buồn và Qua gởi lời thăm cả hai bà cháu đều đặng mạnh
giỏi. Chí Tôn đã ban ơn đặc biệt cho Cô đặng sức khoẻ để Qua bớt phần lo ngại
về cô. Ấy là ơn đặc biệt, cô nên để tâm cầu nguyện và cám ơn Đức Chí Tôn cùng
Đức Phật Mẫu điều ấy.
. Còn về mặt nổi
loạn trong chánh quyền của Diệm là điều dĩ nhiên phải vậy. Vì chánh quyền áp
bức của Diệm đã làm toàn thể quốc dân đều phẩn uất. Nhưng họ chưa làm chi đặng
là vì Ngô Đình Diệm đã dùng đủ phương pháp cưỡng bức, đè nén đặng ngày nào hay
ngày nấy. Mấy em phải nhớ rằng càng gói ghém, càng đè nén thì khi nó nổ ra lại
càng rất mạnh. Cũng như cây pháo hể khéo vấn kín thì nó nổ kêu, còn như để
không thì nó chỉ xòa ra vậy thôi. Mấy em sẽ thấy từ đến giờ nước Việt Nam có nhiều chánh phủ mà ngày cùng của chánh
phủ Ngô Đình Diệm sẽ dữ dội không thể tưởng tượng được. Vì chánh sách cưỡng
bức của họ Ngô đối với toàn thể Quốc Dân. Điều ấy không sai chạy và Qua quả
quyết sẽ có, nhưng Qua không phương định hẳn ngày nào.
. Trong thơ Qua
viết cho Nam Phái, Qua có mơ vọng rằng cùng nước thì Ngô Đình Diệm và đồng lõa
của người may ra có thay đổi chánh sách mới mong sửa đổi tình hình thời cuộc.
Bằng chẳng vậy thì họ dong rủi trên con đường thất bại chua cay trong ngày gần
đây. Bởi phe Cộng Sản sẽ xử định họ. Mạng vận tương lai của họ là do nơi tay
của Cộng Sản. Ngô Đình Diệm sẽ bị Cộng Sản; điều ấy là chắc. Mấy em đừng ái
ngại, họ sĩ nhục đồng bào mình có một rồi đây họ sẻ trả mười với sự đòi hỏi của
phép quả báo của Cộng Sản.
Những nhơn viên
mới của ban TUHBGH và ban miền Nam HBCS của mấy em đã đặc cử ra đặng thay thế
cho mấy người bị bắt. Qua có cho mấy em chọn một trong hai bản danh sách mà mấy
em đã gởi đến Qua công nhận và phê chuẩn ban mới của ban VĐ CSHBCS.
Mấy em vì sơ ý mà
làm cho Qua may không chút nữa đã lập thành hai thay vì một. Qua đã muốn cho
mấy em thống nhứt, mấy em lại ra làm hai đặng chia nhau ra nữa. Qua đợi khi nào
mấy em làm rồi Uỷ Nhiệm Thơ cho họ, Qua sẽ quyết định.
Theo đề nghị của
mấy em sợ tình hình căng thẳng của chánh quyền Ngô Đình Diệm và chánh phủ Miên
thì đường liên lạc giữa Qua và mấy em sẽ bị gián đoạn. Mấy em muốn giao quyền
điều khiển mấy em về cả hai cơ quan HBCS cả HBGH cho Hiến Pháp. Điều ấy Qua
chấp thuận, trong kỳ tới Qua sẽ viết Uỷ Nhiệm Thơ cho người, khi mấy em cho Qua
biết quả quyết rằng người chịu đảm đương phận sự ấy. Chính tay người phải viết
thơ cho Qua, đặng Qua đủ đức tin phó thác phận sự nguy hiểm ấy cho người. (4).
Trước khi dứt lời,
Qua ban phép lành cho mấy em, cầu nguyện Đức Đại Từ Phụ, Đức Đại Từ Mẩu cùng
các Đấng Thiêng Liêng phù hộ cho mấy em đủ sáng suốt đặng liệu phương cứu khổ
cho nước và chủng tộc ./.
Kim
Biên, ngày 25-07- Mậu Tuất
(DL
08-09-1958)
HỘ
PHÁP (Ấn Ký)
CHÚ THÍCH.
(1)/- Ông Vui bị
hiểu lầm vì có người công an của Ngô triều trùng tên là Đội Vui. Về sau trong
Thánh Thư số 21 ngày 26-10-1958 Đức Hộ Pháp minh oan và bảo kê cho ông Văn Hòa
Vui.
Trên internet có
văn bản của Ông Văn Hòa Vui (Vương) ký tên chung với Ông Lâm Thế Thanh trong
Bản Giải Án Đức Hộ Pháp viết ngày 13-11-1991 gởi đến chánh phủ Việt Nam và Các
tôn giáo bạn, thân hào nhân sĩ....lời lẽ trong Bản Giải Án cứng rắn, hào hùng
và kết luận: BẢN ÁN CAO ĐÀI của chính quyền cộng sản VN đẻ ra năm 1978 là bịa
đặt, nói sai sự thật và Đức Hộ Pháp hoàn toàn vô tội...
(2)/- Về bịnh tình
của Đức Hộ Pháp.
a/- Trong Thánh
Thư số 14 ngày 26-5-1958 Đức Hộ Pháp viết:
...vì trót đã ba, bốn tháng nay Qua bị nằm bịnh không
ra khỏi cửa phòng thì có đi đâu mà làm điều ấy.
b/- Đến Thánh Thư
số 20 ngày 08-9-1958 Đức Hộ Pháp cho biết bịnh tình của Ngài chi tiết hơn: Bịnh
khi ngồi trên ghế xích đu chính là bệnh trong Thánh thư số 14 ngày 26-5-1958.
Sau khi khỏi lại bị bịnh vào ngày 01-02- Mậu Tuất. Như vậy trong Thánh Thư 20
kể lại 02 lần bịnh khác nhau. Chúng tôi sẽ có bài tóm lược về bịnh tình của Đức
Hộ Pháp sau di ngôn gởi Thái Tử Sihanouk.
(3) và (3.a)/- Đối
chiếu 02 đoạn nầy để thấy các vị ở Vạn Pháp Cung cầu cơ bút riêng rồi đem rồi
đem phổ biến bị Đức Hộ Pháp quở.
(4)/- Chúng ta
thấy Đức Hộ Pháp rất tôn trọng nguyên tắc đã đề ra nên yêu cầu phải có bút tích của Ngài Hiến
Pháp xác định là nhận nhiệm vụ để làm bằng thì Ngài mới ký Ủy Nhiệm Thư....