HÒA BÌNH CHUNG SỐNG BIÊN NIÊN (tt 51)
Thánh Thư 01, rất quan trọng, Thánh Lịnh 257 ngày 10-3-1957, 11 ngày sau ban hành Thánh Thư 01 (21-3-1957)
HỘ PHÁP ĐƯỜNG. VĂN PHÒNG. SỒ:01/HP.HN |
ĐẠI ĐẠO TAM KỲ
PHỔ ĐỘ. (Tam Thập Nhị Niên). Tòa Thánh Tây Ninh. |
Hộ Pháp
Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài Hiệp Thiên và
Cửu Trùng
Gởi
cho Ngọc Chánh Phối Sư, (1).
Hiền
Huynh,
Hiền
Huynh nên hội riêng biệt với Thượng Chánh Phối Sư Thượng Sáng Thanh và Thái
Chánh Phối Sư Thái Bộ Thanh một cách kín đáo, hỏi hai người đủ can đảm để đảm
đương phận sự Chánh Phối Sư hay chăng? Rồi chính họ viết thư ngay cho Bần Đạo
biết ý định.
Bần
Đạo không tin rằng: Đã từng tuổi như hai vị lão thành, không pháp luật quyền
đời nào uy hiếp tinh thần cho đặng, mà lại cũng là người đứng ký thỏa ước với
Chánh Phủ Ngô Đình Diệm. Đã là người
quyền lực bất khả xâm phạm mà lại rụt rè sợ sệt chánh quyền Miền Nam của Ngô
Đình Diệm.
Nói
cho cùng đi nữa, chúng dụng cường quyền, tù đày hay giết chết cũng chẳng phải
lẽ đến mức nhúc nhát sợ sệt như thế ấy. Đã gặp dịp làm phận sự đàn anh cho xứng
đáng đặng ngồi trên đầu trên cổ của con cái Đức Chí Tôn mà nay gặp dịp may lập
nên giá trị với chúng mà không tròn phận sự thì thật là oan uổng, là rất hổ
thẹn dành để cho tương lai mình đó.
Hôm
nay Đạo đã hiển nhiên biến thành nạn nhân của thuyết Hòa Bình Chung Sống trước
mặt quốc tế và nhân loại thì dầu đến nước tử Đạo đi nữa cũng là Thánh Tử Đạo
của toàn thiên hạ. Giá trị ấy không lẽ mình không đủ can đảm tử Đạo.
Coi
chừng kỳ khảo dượt đặng định giá mình buổi nầy là kỳ gắt gao không dễ luận. Hơn
triệu cặp mắt đang dòm ngó hành vi của chúng ta buổi nầy đó vậy.
Hiền
Huynh lại còn làm ơn dùm cho Bần Đạo mời riêng biệt chư vị Đại Thiên Phong của
Hiệp Thiên Đài là Bảo Thế Lê Thiện Phước; Khai Đạo Phạm Tấn Đãi; Tiếp Pháp
Trương Văn Tràng; Tiếp Đạo Cao Đức Trọng. (2).
Hội
hiệp cùng nhau đặng cho Bần Đạo hiểu rõ ràng hai lẽ: một là hành Đạo, hai là
không; đặng Bần Đạo quyết định.
Còn
theo sự dự tính của Bần Đạo về tuyển chọn kẻ cầm quyền thay thế cho chư vị Đại
Thiên Phong thì: Hễ tuyển chọn hàng Thiên Phong cầm quyền thì cả chức sắc Thiên
Phong hội cùng nhau định cử.
Nếu
Đạo không may, cả chức sắc Thiên Phong bị bắt tù đày hết thì chừng ấy cả toàn
thể tín đồ công cử nhau đặng cầm quyền của Đạo.
Cấp
thời chư vị Thiên Phong đã nắm giữ chủ quyền phải hội cả Thiên Phong tuyển chọn
người phụ với mình cho sẵn. Thoảng như có bị chánh quyền bắt thì người thừa
quyền đó lên thế. Còn người thừa quyền ấy cũng tiếp tục chọn người sẵn thay thế
cho mình khi bị bắt, tức cấp giờ phút nầy phải có sẵn người thay quyền chấp
chánh cho chư vị Đại Thiên Phong.
Bần
Đạo trông đợi bức thư của Hiền Huynh hồi âm về kết liễu của sự hội nhóm rồi sẽ
ban toàn quyền cho 3 vị Chánh Phối Sư làm chủ đại nghiệp của Đạo, dưới quyền
trực tiếp của Bần Đạo chớ không tùng quyền ai nữa hết.
Về
những vị đã bị bắt giam tù, Hiền Huynh nên lập tờ ban khen cho cả chức sắc
Thiên Phong của Đạo mà bị chánh phủ Ngô Đình Diệm bắt cầm tù, rồi dâng lên cho
Bần Đạo phê chuẩn.
(3)
Riêng
về vụ chánh quyền buộc triệt hạ tấm bản “Thánh Thị Vô Phòng Thủ”. Hiền Huynh
nên gởi công văn của chánh phủ buộc Hội Thánh gởi bản ấy lên cho Bần Đạo định
liệu. (4)
Kiêm Biên ngày 20 tháng 2 Đinh Dậu.
(21-3-1957)
Hộ Pháp
(Ấn Ký)
&&&
1/.
Ngọc Chánh Phối Sư lúc ấy là Ngài Ngọc Non Thanh.
Khi
Đức Hộ Pháp đi Nam Vang 1956 thì Ngài Thượng Tước Thanh cầm quyền Ngọc Chánh
Phối Sư. Đến ngày 27-9-1956 Đức Ngài ký thánh lịnh 113/ HP.HN bổ nhiệm Ngài
Ngọc Non Thanh thay thế.
2/- Sau văn bản
trên chúng ta thấy có 02 sự kiện:
. Ngày 10-3-
Đinh Dậu (9-4-1957) Ngài Tiếp Đạo Cao Đức Trọng mở phiên họp có Hội Thánh
Cửu Trùng Đài, Hiệp Thiên Đài và Phước Thiện Nam Nữ thống nhứt mời Đức
Thượng Sanh về Toà Thánh Tây Ninh cầm giếng mối Đạo.
. Đến ngày
15-4-Đinh Dậu (14-5-1957) Đức Thượng Sanh về Tòa Thánh hành đạo.
3/- Theo Đạo Luật Mậu Dần (1938) Chương I. Điều thứ
nhất. Số II. Mục số 4.
Những
vị nào hết tâm vì Đạo mà phải chịu khổ hạnh, hoặc bị tù tội ngục hình, hoặc bị
khổ sở tai họa, cũng đặng Hội Thánh cho dự vào sổ cầu phong, ngoài luật định 5
năm công nghiệp.
4/- Tham khảo các
đàn cơ và đối chiếu thời gian ta thấy:
Sau khi Đức Hộ
Pháp ra văn bản trên 06 hôm thì có đàn cơ ngày 26-3- Đinh Dậu “27-3-1927” Đức
Cao Thượng Phẩm tỏ ý lo lắng về sức khoẻ của Đức Hộ Pháp.
Thời gian nầy Đức Ngài đã bị tai biến nhẹ…. Sau khi ngồi ghế xích đu dặn dò công việc cho ông Ngọc lái xe... (lần bịnh thứ nhì)...