BBT Blog tập kết từ internet.
Hiệp Định Geneve về Việt Nam có 02 phần:
Hiệp Định Đình Chỉ Chiến Sự: 6 chương 47 điều (20/7/1954).
Tuyên Bố Cuối Cùng: 13 điều (21/7/1954)
Điều 1 xác định vĩ tuyến 17 chỉ là giới tuyến tạm thời mà lực lượng quân sự của hai bên sẽ tập hợp lại sau khi rút quân...
HAI ĐIỀU QUAN TRỌNG: ĐIỀU 1 & 6.
BẢN VI TÍNH HIỆP ĐỊNH GENÈVE (1954) VỀ VIỆT NAM
LƯU Ý:
Hiệp Định Geneve về Việt Nam có 02 phần:
Hiệp Định Đình Chỉ Chiến Sự: 6 chương 47 điều (20/7/1954).
Tuyên Bố Cuối Cùng: 13 điều (21/7/1954)
Trần
Xuân An dịch
HIỆP ĐỊNH VỀ SỰ CHẤM DỨT TÌNH TRẠNG CHIẾN TRANH TẠI VIỆT NAM,
20-7-1954
(Các
hiệp định Geneva, một cách lí thuyết, chấm dứt chiến tranh giữa Lực lượng Liên
hiệp Pháp và Việt Minh tại Lào, Căm-pu-chia, và Việt Nam. Những xứ này được trở
thành các quốc gia độc lập, với sự phân chia định rõ lần cuối gần Vĩ tuyến 17
thành 2 miền trong khi chờ đợi sự thống nhất lại thông qua “cuộc tuyển cử tự
do” được tổ chức vào ngày 20 tháng 7, 1956. Hiệp chủng quốc [Hoa Kỳ] và Việt
Nam (Việt Nam cộng hoà) không kí tên vào các hiệp định này)
CHƯƠNG I — ĐƯỜNG RANH GIỚI QUÂN SỰ TẠM THỜI VÀ KHU PHI QUÂN SỰ
Điều 1
Đường
ranh giới quân sự tạm thời sẽ được ấn định cho cả hai bên mà lực lượng quân sự
của hai bên sẽ tập hợp lại sau khi rút quân, lực lượng của Quân đội Nhân dân Việt
Nam về phía bắc của giới tuyến, và lực lượng Liêp hiệp Pháp về phía nam.
Đường ranh giới quân sự tạm thời sẽ ấn định theo sự trình bày trên bản
đồ đính kèm
(không hoàn chỉnh).
Đó
cũng là sự thoả thuận rằng một khu phi quân sự sẽ được thiết lập cho cả hai bên
của đường phân chia, mỗi bên không quá 5 km kể từ đường ranh ấy, để làm chức
năng vùng đệm và để tránh những xô xát nào đó mà có thể gây hậu quả tái khởi động
tình trạng chiến tranh.
Điều 2
Phạm
vi thời hạn, mà sự di chuyển tất cả lực lượng của mỗi bên về khu tập kết của nó
trên mỗi phía của giới tuyến quân sự tạm thời sẽ được hoàn tất, thì sẽ không vượt
quá ba trăm ngày kể từ ngày hiệp định hiện thời có hiệu lực.
Điều 3
Khi
giới tuyến quân sự tạm thời trùng khớp với đường thuỷ, mặt nước của đường thuỷ ấy
sẽ mở ra cho sự giao thông tàu thuyền dân sự bởi cả hai miền bất kì quãng nào của
một bờ sông được kiểm soát bởi một miền và bờ sông khác bởi miền khác. Uỷ ban
liên hợp sẽ được thiết lập quyền hạn về sự giao thông tàu bè đối với mạch đường
của đường thuỷ thuộc điều nói đến. Thuyền thương lái và các thuyền làm nghề thủ
công dân sự khác của mỗi miền sẽ có quyền lui tới không hạn chế ở phần đất dưới
sự kiểm soát quân sự của miền đó.
Điều 4
Giới
tuyến quân sự tạm thời giữa hai vùng tập kết cuối cùng được kéo dài đến mặt nước
thuộc lãnh thổ ấy bởi đường thẳng góc đến đường ranh chung của bờ biển (lãnh hải).
Tất
cả các hòn đảo thuộc lãnh hải phía bắc của đường biên giới sẽ được rút quân bởi
Liên hiệp Pháp, và tất cả các hòn đảo phía nam của nó sẽ được rút quân bởi Quân
đội Nhân dân Việt Nam.
Điều 5
Để
tránh những cuộc xô xát nào đó mà có thể gây hậu quả tái diễn tình trạng chiến
tranh, tất cả lực lượng, hậu cần và thiết bị, sẽ được rút khỏi vùng phi quân sự
trong phạm vi hai mươi lăm (25) ngày theo hiệu lực thuộc bản hiệp định hiện thời.
Điều 6
Không
người nào, quân đội hay dân sự, sẽ được cho phép băng qua giới tuyến quân sự tạm
thời trừ phi đặc biệt được quyền băng qua như vậy bởi Uỷ ban liên hợp.
Điều 7
Không
người nào, quân đội hay dân sự, sẽ được cho phép vào khu phi quân sự ngoại trừ
người liên quan tới với sự hướng dẫn của ban quản lí (ban hành chính) và cứu tế
dân sự, và người đặc biệt được quyền vào bởi Uỷ ban Liên hợp.
Điều 8
Ban
quản lí (ban hành chính) và cứu tế dân sự trong khu phi quân sự thuộc bên này
hay bên kia giới tuyến quân sự tạm thời sẽ thuộc trách nhiệm của các viên thủ
trưởng các sĩ quan chỉ huy (tổng tư lệnh) của hai miền trong những khu tương ứng
của hai bên. Số lượng người, quân đội hay dân sự, từ mỗi phía, mà được phép vào
khu phi quân sự để hướng dẫn ban quan lí (đảm trách hành chính) và cứu tế dân sự
sẽ được định rõ bởi người chỉ huy (tư lệnh) tương ứng, nhưng không có trong trường
hợp nào tổng số người được phép bởi bên này hay bên kia, ở một thời điểm nhất định
nào đó, vượt quá con số được quy định bởi Uỷ ban quân sự Trung Giã hay Uỷ ban
Liên hợp. Số lượng cảnh sát dân sự và vũ khí được đưa đến bởi họ sẽ được quyết
định bởi Uỷ ban Liên hợp. Không một ai khác sẽ đưa vũ khí đến trừ phi đặc biệt
được quyền làm như thế do Uỷ ban Liên hợp.
Điều 9
Không
một điều nào hàm chứa trong chương này sẽ được phân tích (được hiểu) theo mức hạn
chế hoàn toàn tự do di chuyển, vào, ra hoặc [di chuyển] trong pham vi
khu phi quân sự của Uỷ ban Liên hợp, nhóm liên hợp của họ, Uỷ ban Quốc tế để được
bố trí theo chỉ định dưới đây, đội kiểm tra của họ và một số người nào đó, hậu
cần hay thiết bị, đặc biệt có quyền vào khu phi quân sự bởi Uỷ ban Liên hợp. Sự
tự do di chuyển sẽ được phép đi qua địa phận thuộc sự kiểm tra quân sự của mỗi
bên trên những con đường bộ hay đường thuỷ, phải được ghi giữa các điểm trong
phạm vi khu phi quân sự khi mà những điểm ấy không được nối bởi những con đường
bộ hay những đường thuỷ nằm trọn vẹn trong phạm vi khu phi quân sự.
CHƯƠNG II — NHỮNG NGUYÊN TẮC VÀ SỰ THI HÀNH CÁC THỦ TỤC CHỦ YẾU
CỦA BẢN HIỆP ĐỊNH HIỆN THỜI
Điều 10
Những
người chỉ huy của quân lực trên mỗi bên, trên một bên là tổng tư lệnh của quân
đội Liên hiệp Pháp tại Đông Dương và trên một bên khác là tổng tư lệnh của Quân
đội Nhân dân Việt Nam, sẽ ra lệnh và buộc tuân thủ sự chấm dứt hoàn toàn tất cả
mọi tình trạng chiến tranh tại Việt Nam bởi tất cả quân lực vũ trang dưới sự kiểm
soát của họ, gồm cả các đơn vị và cá nhân thuộc bộ binh, hải quân và không lực
Điều 11
Trong
sự thoả thuận với nguyên tắc của lệnh ngưng bắn đồng thời ở khắp nơi trên Đông
Dương , sự chấm dứt tình trạng chiến tranh sẽ cùng một lúc khắp tất cả các phần
(kì) của Việt Nam, trong tất cả các vùng chiến sự và cho tất cả quân lực của
hai bên.
Ghi
nhận ở văn bản thời điểm quy định có hiệu lực truyền phát lệnh ngưng bắn xuống
chức vụ hành chính [hay đội quân] thấp nhất của lực lượng chiến binh trên cả
hai bên, hai miền được đồng ý rằng, lệnh ngừng bắn sẽ có hiệu lực tuyệt đối và
cùng một lúc đối với những khu vực khác nhau của đất nước, như sau:
Bắc
Kỳ vào lúc 8: 00 sáng (giờ địa phương) vào ngày 27 tháng 7-1954
Trung
Kỳ vào lúc 8: 00 sáng (giờ địa phương) vào ngày 01 tháng 8-1954
Nam
Kỳ vào lúc 8: 00 sáng (giờ địa phương) vào ngày 11 tháng 8-1954
Điều
đó được đồng ý rằng giờ chính thức Bắc Kinh sẽ được lấy như giờ địa phương.
Từ
thời điểm đó, theo lệnh ngừng bắn bắt đầu có hiệu lực ở Bắc phần Việt Nam, cả
hai bên cam kết không tiến hành một tỉ lệ lớn hành động tấn công vào phần nào
đó của trường hoạt động (chiến trường) Đông Dương và không uỷ nhiệm không quân ở
Bắc phần Việt Nam đặt căn cứ bên ngoài khu vực đó. Hai miền cũng đảm nhiệm
thông báo cho mỗi bên về kế hoạch cho sự chuyển quân từ vùng tập kết này đến
vùng khác trong phạm vi hai mươi lăm ngày theo hiệu lực của bản hiệp định hiện
thời.
Điều 12
Tất
cả các hoạt động và di chuyển dẫn đến sự chấm dứt tình trạng chiến tranh và tập
kết phải tiến hành trong an toàn và khuôn mẫu phục tùng kỉ luật
(a) Trong phạm vi số ngày
nhất định sau lệnh ngưng bắn khi đã có hiệu lực, số lượng ngày được quyết định
theo điều khoản bởi Uỷ ban Quân sự Trung Giã, mỗi bên sẽ chịu trách nhiệm di
chuyển và trung lập hoá (làm mất hiệu lực) mìn (gồm mìn trên sông và trên biển),
những bẫy ‘người khờ’ (bẫy treo), những chất nổ và mọi vật liệu nguy hiểm khác
đã cài đặt về phía mình. Trong trường hợp không thể thực hiện được để hoàn tất
công việc di chuyển và trung lập hoá (làm mất hiệu lực) trong thời hạn,
bên liên quan sẽ đánh dấu bằng cách dựng biển tín hiệu có thể nhìn thấy ở đó. Tất
thảy vật phá huỷ, bãi mìn, sự chăng dây nhợ và những mối nguy đối với sự tự do
di chuyển của nhân viên Uỷ ban Liên hợp và những toán liên hợp của Uỷ ban ấy,
đã được biết để biểu thị sau khi rút quân, sẽ được tường trình đến Uỷ ban Liên
hợp bởi tổng tư lệnh lực lượng đối phương;
(b) Từ thời hạn của lệnh
ngưng bắn cho đến lúc được hoàn tất đối với mỗi phía giới tuyến:
(1) Quân lực của mỗi miền
sẽ được tạm thời rút quân khỏi vùng tập kết tạm thời được ấn định cho miền bên
kia.
(2) Khi quân lực của một
miền rút quân bằng đường lộ (đường bộ, đường sông, đường biển) mà xuyên qua
lãnh thổ của miền kia (xem điều 24), lực lượng quân sự của miền đến tiếp quản sẽ
tạm thời rút quân 3 ki-lô-mét cách lề đường ấy, nhưng theo cách xử sự như thế
nào đó mà tránh sự gây khó khăn với sự di chuyển dân cư dân sự.
Điều 13
Từ
thời hạn lệnh ngưng bắn cho đến khi hoàn tất sự di chuyển từ một vùng tập kết tới
chỗ khác, máy bay vận tải dân sự hay quân sự sẽ theo đường hành lang giữa các
vùng tập hợp được ấn định cho quân Liên hiệp Pháp, ở phía bắc của giới tuyến,
theo một sự kiểm soát, và biên giới Lào, và vùng tập kết được quy định cho lực
lượng Liên hiệp Pháp bởi sự kiểm soát khác nữa.
Vị
trí đường hành lang không phận, bề rộng của nó, đường an toàn cho máy bay quân
sự một động cơ di chuyển về phía nam và thủ tục tìm kiếm và giải cứu cho máy
bay trong cảnh hiểm nghèo sẽ được quyết định tại địa điểm bởi Uỷ ban Quân sự
Trung Giã.
Điều 14
Phương
sách chính trị và hành chính trong hai vùng tái tập kết trên cả hai phía của
giới tuyến quân sự tạm thời:
(a) Trong suốt cuộc tổng
tuyển cử mà sẽ đưa ra việc thống nhất Việt Nam, sự chỉ đạo của chính quyền dân
sự trong mỗi vùng tái tập hợp sẽ nằm trong những quyền hạn của miền mà có lực
lượng được tái tập hợp ở đó theo hiệu lực của Hiệp định hiện thời.
(b) Lãnh thổ nào đó được
kiểm soát bởi một bên mà [bên ấy] được di chuyển đến miền khác bởi kế hoạch tái
tập kết (tái định cư) sẽ tiếp tục được quản lí bởi chính miền nguyên trạng cho
đến thời điểm mà theo đó tất cả quân đội được di chuyển phải rời khỏi lãnh thổ ấy
để trả tự do cho vùng được quy định đối với miền được đề cập. Rồi kế đó, lãnh
thổ ấy sẽ được lưu tâm trong khi [một bên] di chuyển đến miền khác mà [bên ấy]
sẽ đảm đương trách nhiệm đối với nơi đó.
Những
tiến hành sẽ được bảo đảm rằng không có sự gián đoạn trong việc chuyển giao
trách nhiệm. Theo ý hướng này, những thông báo thích ứng sẽ được cung cấp bởi
miền rút quân đến miền khác, miền mà sẽ thực hiện hoà giải cần thiết, một cách
cẩn trọng, bằng sự đưa đến sự vô tư của cảnh sát và chính quyền để chuẩn bị cho
sự đảm đương trách nhiệm quản lí. Độ dài [thời gian] của thông báo [trước] như
thế sẽ được quy định bởi Uỷ ban Quân sự Trung Giã. Sự di chuyển sẽ được tác động
vào giai đoạn thành công đối với các vùng lãnh thổ không giống nhau.
Sự
chuyển giao chính quyền dân sự Hà Nội và Hải Phòng cho nhà chức trách Việt Nam
dân chủ cộng hoà sẽ được hoàn tất trong phạm vi giới hạn thời gian tương ứng được
trình bày phía dưới, trong điều 15 về sự di chuyển quân sự.
(c) Mỗi miền đảm trách sự
tự kiềm chế khỏi sự trả thù nào đó hay sự phân biệt đối xử chống lại những người
hay tổ chức theo phần hành thuộc phạm vi hoạt động trong suốt cảnh huống chiến
tranh và bảo đảm quyền tự do dân chủ của họ.
(d) Kể từ ngày thuộc hiệu
lực của bản hiệp định hiện thời cho đến khi việc chuyển quân được hoàn tất, một
số thường dân đang cư trú ở địa hạt được kiểm soát bởi một miền, những người mà
ước muốn ra đi và sinh sống ở vùng được quy định cho miền khác, sẽ được cho
phép và được giúp đỡ để thực hiện như thế, bởi người quản lí tại địa hạt đó.
Điều 15
Sự
phân tán quân lính, và sự rút quân cùng sự chuyển giao quân lực, đồ thiết bị và
hậu cần sẽ được sắp đặt theo sự thoả thuận với những nguyên tắc sau đây:
(a) Việc rút quân và chuyển
giao quân lực, thiết bị và hậu cần của hai miền sẽ được hoàn tất trong phạm vi
ba trăm (300) ngày, theo trình bày bên dưới trong điều 2 của hiệp định hiện thời;
(b) Trong phạm vi cả hai
lãnh thổ, việc rút quân thành công sẽ được thực hiện bởi những khu vực, bộ phận
của những khu vực hay tỉnh. Sự chuyển giao từ một vùng tái tập kết đến một nơi
khác sẽ được thực hiện tốt trong mỗi đợt theo từng tháng để làm cân xứng theo số
quân được chuyển giao.
(c) Hai miền sẽ đảm trách
đưa ra tất cả việc rút quân và chuyển giao theo thoả thuận với mục tiêu của bản
hiệp định hiện thời, sẽ không cho phép các hành vi thù địch và sẽ không tiến
hành bất kể việc gì mà có thể làm vướng việc rút quân và chuyển giao như thế. Họ
sẽ có mặt ở một nơi khác xa xôi mà điều có thể [: Hai bên sẽ giúp đỡ nhau trong
phạm vi có thể được].
(d) Hai miền sẽ không cho
phép sự phá hoại hay tiêu huỷ tài sản công cộng nào đó và sự đối xử bất công đến
đời sống cũng như tài sản của cư dân dân sự. Họ sẽ không cho phép sự cản trở
trong chính quyền dân chính địa phương;
(e) Uỷ ban Liên hợp và Uỷ
ban Quốc tế sẽ bảo đảm rằng những công đoạn được thực hiện để bảo vệ quân lực
trong tiến trình rút quân và chuyển giao:
(f) Uỷ ban Quân sự Trung
Giã, và sau đó, Uỷ ban Liên hợp, sẽ quyết định bằng sự đồng ý chung thủ tục xác
đáng cho sự phân tán quân lính và cho sự rút quân, chuyển quân, trên căn bản những
nguyên tắc được kể ra và trong phạm vi hoạch định từng bước (khuôn khổ) được
trình bày dưới đây:
1. Sự phân tán của quân
lính, bao gồm nơi tập trung của quân đội vũ trang của tất thảy các binh chủng
và cũng bao gồm cả sự di chuyển của mỗi miền đến các vùng tập kết tạm thời được
quy định cho miền ấy và sự rút quân tạm thời của miền kia khỏi miền ấy, sẽ được
hoàn tất trong giới hạn thời gian không vượt quá mười lăm (15) ngày sau ngày mà
lệnh ngưng bắn trở nên có hiệu lực.
Sự
phác hoạ tổng thể của những vùng tập kết tạm thời được thể hiện trong những bản
đồ làm phụ lục cho Hiệp định tạm thời.
Theo
yêu cầu để tránh những cuộc xô xát nào đó, không toán quân nào sẽ được đóng ở vị
trí ít hơn 1.500 mét kể từ đường phân ranh những khu tập kết tạm thời.
Trong
suốt thời hạn cho đến khi sự chuyển giao được kết thúc, tất cả những hòn đảo dọc
bờ biển phía tây của những đường ranh sau đây sẽ được tính vào vành đai Hải
Phòng:
–
kinh tuyến của điểm phía nam thuộc quần đảo Kê Bảo
–
bờ biển phía bắc của Ile Rousse (ngoại trừ quần đảo ấy), trải rộng quãng xa đến
kinh tuyến của mỏ Cẩm Phả
–
kinh tuyến mỏ Cẩm Phả
2. Việc rút quân và chuyển
giao sẽ được có hiệu lực theo yêu cầu sau đây và trong phạm vi thời hạn sau đây
(từ ngày bắt đầu có hiệu lực của hiệp định hiện thời)
Lực
lượng Liên hiệp Pháp …. Số ngày
Vành
đai Hà Nội …. 80
Vành
đai Hải Dương …. 100
Vành
đai Hải Phòng …. 300
Lực
lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam …. Số ngày
Vùng
tập kết tạm thời Hàm Tân và Xuyên Mộc …. 80
Vùng
tập kết tạm thời Trung Kỳ Việt Nam – mỗi đợt đầu tiên …. 80
Vùng
tập kết tạm thời Plaine des Jones ….. 100
Vùng
tập kết tạm thời tại địa điểm Cà Mau …. 200
Vùng
tập kết tạm thời Trung Kỳ Việt Nam – mỗi đợt cuối …. 300
CHƯƠNG III — CẤM CHỈ VIỆC ĐƯA THÊM VÀO NHỮNG TOÁN QUÂN, NHÂN
VIÊN QUÂN ĐỘI, VŨ KHÍ VÀ ĐẠN DƯỢC, CĂN CỨ QUÂN SỰ MỚI
Điều 16
Với
tác dụng từ ngày bắt đầu có hiệu lực của bản hiệp định hiện thời, việc đưa vào
Việt Nam thuộc sự tiếp viện quân đội nào đó và sự tăng thêm nhân viên quân sự
thì bị ngăn cấm.
Dẫu
sao, điều đó được hiểu rằng, sự luân phiên của các đơn vị và các toán nhân
viên, việc đến Việt Nam của các nhân viên riêng lẻ trên cơ sở chức trách tạm thời
và sự trở lại Việt Nam của nhân viên riêng lẻ sau những thời hạn ngắn của sự rời
khỏi [:nghỉ phép] hay công vụ tạm thời bên ngoài Việt Nam sẽ được cho phép dưới
các điều kiện dưới đây:
(a) Sự luân phiên của các
đơn vị (định rõ ở đoạn (c) của điều này) và các nhóm nhân viên sẽ không được
phép đối với quân đội Liên hiệp Pháp đóng ở phía bắc của giới tuyến quân sự tạm
thời được chỉ dẫn ở điều 1 thuộc hiệp định hiện thời, trong suốt thời hạn rút
quân được quy định ở điều 2.
Dù
sao, dưới sự dẫn đầu (sự mới đến) của viên chức riêng lẻ, không hơn năm mươi
(50) người, gồm cả nhân viên văn phòng (hay sĩ quan), sẽ được phép, trong suốt
một tháng nhất định, đi vào phần đất phía bắc của giới tuyến quân sự tạm thời
trên cơ sở chức vụ lâm thời hoặc quay lại nơi ấy sau thời gian ngắn rời khỏi
[nghỉ phép] hay bằng công vụ bên ngoài Việt Nam.
(b) “Luân phiên” được định
rõ như sự thay thế đơn vị hay nhóm nhân viên bởi đơn vị có chức vụ hành chính
tương đương hoặc bằng viên chức mà đang đến lãnh thổ Việt Nam để làm nhiệm vụ hải
ngoại của họ tại đó;
(c) Những đơn vị luân
phiên sẽ không bao giờ được gia tăng nhiều hơn một tiểu đoàn hay chức vụ hành
chính tương xứng đối với lực lượng hải quân và không quân;
d) Sự luân phiên sẽ được
chỉ huy trên cơ sở người-đổi-người, được cung cấp, bắng bất kì cách nào, rằng,
trong một phần tư nhất định (một quý = ba tháng) không một miền nào sẽ được đưa
vào nhiều hơn mười lăm ngàn năm trăm quân thuộc lực lượng vũ trang của miền ấy,
vào Việt Nam dưới chính sách luân phiên.
(e) Sự luân phiên đơn vị
(định rõ ở đoạn (c) của điều nay) và những toán viên chức, và viên chức riêng lẻ
đề cập ở điều này, sẽ đi vào và rời khỏi Việt Nam chỉ qua những điểm tiếp
nhận (cửa khẩu) được liệt kê ở điều 20 bên dưới
(f) Mỗi miền sẽ thông báo
cho Uỷ ban Liên hợp và Uỷ ban Quốc tế ít nhất hai ngày trước những chuyến đi đến
hay rời khỏi đơn vị, nhóm viên chức và viên chức riêng lẻ [đến] tại Việt Nam hoặc
từ Việt Nam [đi]. Báo cáo về việc đến hoặc rời khỏi của đơn vị, nhóm viên chức
và cá nhân riêng lẻ tại Việt Nam hay từ Việt Nam sẽ được đệ trình hằng ngày cho
Uỷ ban Liên hợp và Uỷ ban Quốc tế.
Mọi
báo cáo được đề cập bên trên và những tường trình sẽ định rõ những địa điểm và
những thời điểm của việc đến hoặc rời khỏi và số lượng người đến hoặc ra đi.
(g) Uỷ ban Quốc tế, thông
qua Đội Thanh tra, sẽ giám sát và kiểm tra sự luân chuyển đơn vị và nhóm viên
chức cùng việc đến hoặc rời khỏi của viên chức riêng lẻ theo quyền hạn bên
trên, tại điểm tiếp nhận được liệt kê ở điều 20 bên dưới.
Điều 17
(a) Với tác dụng từ ngày
có hiệu lực của hiệp định hiện thời, việc đưa vào Việt Nam sự tăng cường theo
các hình thức dạng loại vũ khi, đạn dược và vật dụng chiến tranh khác, chẳng hạn
máy bay chiến đấu, tàu hải quân, các bộ phận của súng pháo lớn, máy phun cùng
vũ khí vòi phun và xe bọc sắt, thì bị cấm chỉ.
(b) Được hiểu rằng, bằng bất
cứ cách nào, vật dụng chiến tranh, vũ khí và đạn dược, những cái đã bị phá huỷ,
bị tổn thất, bị rách nát, hay bị tận dụng sau khi chấm dứt tình trạng chiến
tranh có thể được thay thế trên cơ sở mẩu-đổi-mẩu của cùng loại và đặc tính
tương tự. Sự thay thế như vậy về vật liệu chiến tranh, vũ khí, đạn dược sẽ
không được cho phép đối với quân đội Liên hiệp Pháp đồn trú ở phía bắc của giới
tuyến quân sự tạm thời, được trình bày phía dưới ở điều 1 của hiệp định hiện thời,
trong suốt thời hạn rút quân dự phòng ở điều 2.
Tàu
hải quân có thể hoàn thành công việc chuyên chở giữa các vùng tái tập kết.
(c) Vật dụng chiến tranh,
vũ khí và đạn dược vì mục đích thay thế được dự phòng ở đoạn (b) của điều này,
sẽ chỉ được đưa vào Việt Nam thông qua những điểm tiếp nhận được đánh số ở điều
20 bên dưới. Vật dụng chiến tranh, vũ khí và đạn dược được thay thế sẽ chỉ được
chở khỏi Việt Nam thông qua những địa điểm tiếp nhận được đánh số ở điều
20 bên dưới.
(d) Ngoài ra, việc thay thế
được cho phép trong phạm vi những giới hạn được trình bày ở đoạn [b?] văn
bản của điều khoản này, sự tăng cường vật dụng chiến tranh, vũ khí và đạn dược
thuộc các loại theo dạng thức những bộ phận tháo rời để ráp lại về sau, thì bị
cấm chỉ.
(e) Mỗi bên sẽ khai báo với
Uỷ ban Liên hợp và Uỷ ban Quốc tế ít nhất là hai ngày trước những chuyến vận tải
đến hoặc chuyên chở đi nào đó, mà có thể được diễn ra với vật dụng chiến tranh,
vũ khí và đạn dược thuộc tất thảy các loại.
Cốt
để công bằng đối với những yêu cầu tăng cường vào Việt Nam những vũ khí, đạn dược
và vật dụng chiến tranh khác (như được định nghĩa rõ ràng ở đoạn (a) của điều
khoản này) vì mục đích thay thế, một báo cáo liên quan tới việc vận chuyển đến
bằng tàu thuỷ sẽ được đệ trình cho Uỷ ban Liên hợp và Uỷ ban Quốc tế. Những báo
cáo như thế sẽ chỉ định cách sử dụng được thực thi cho các hạng mục được thay
thế theo cách như vậy.
(f) Uỷ ban Quốc tế, nhờ
vào những Đội Kiểm tra, sẽ giám sát và kiểm soát những thay thế được cho phép
theo những chi tiết được trình ra phía dưới thuộc điều khoản này, tại những địa
điểm tiếp nhận được đánh số ở điều khoản 20 bên dưới.
Điều 18
Với
tác dụng từ ngày có hiệu lực của ban hiệp định hiện thời, sự thiết lập những
căn cứ quân sự mới thi bị cấm chỉ trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Điều 19
Với
tác dụng từ ngày có hiệu lực của bản hiệp định tạm thời, không một căn cứ quân
sự nào thuộc sự kiểm soát của nước ngoài có thể được thiết lập ở vùng tái tập kết
của mỗi miền; hai miền sẽ cam kết rằng những khu vực được quy định cho họ không
gia nhập vào khối liên minh quân sự nào và không được lợi dụng để tái diễn tình
trạng chiến tranh hay để đẩy mạnh chính sách xâm lược.
Điều 20
Những
địa điểm tiếp nhận vào Việt Nam cho những viên chức hoán chuyển và những
thay thế vật dụng được quy định sau đây:
–
Những vùng về phía bắc của giới tuyến tạm thời: Lào Kay, Lạng Sơn, Tiên Yên, Hải
Phòng, Vinh, Đồng Hới, Mường Sén;
–
Những vùng về phía nam của giới tuyến tạm thời: Đà Nẵng (Tourane), Quy Nhơn,
Nha Trang, Ba Ngòi, Sài Gòn, Vũng Tàu (Cap St. Jacques), Tân Châu.
CHƯƠNG IV – TÙ BINH CHIẾN TRANH VÀ TÙ NHÂN DÂN SỰ
Điều 21
Sự
phóng thích và việc hồi hương của tất thảy tù binh chiến tranh và tù nhân dân sự
bị giam giữ bởi mỗi bên, vào lúc có hiệu lực của bản hiệp định hiện thời, sẽ được
đưa đến theo các điều kiện sau đây:
(a) Tất cả những tù binh
chiến tranh và tù nhân dân sự của Việt Nam, Pháp và các quốc gia khác bị bắt từ
khi bắt đầu tình trạng chiến tranh tại Việt Nam, trong suốt các hoạt động quân
sự hay với các tình tiết nào khác của chiến tranh và ở một vài phần nào đó thuộc
lãnh thổ Việt Nam, sẽ được phóng thích trong phạm vi ba mươi (30) ngày sau ngày
lệnh đình chiến trở nên có hiệu lực trên mọi chỗ.
(b) Thuật ngữ “tù nhân dân
sự” được hiểu để định nghĩa tất cả những người mà, với hình thức nào đó, đã cộng
tác với cuộc chiến đấu vũ trang và chính trị giữa hai bên, đã bị bắt giữ vì lí
do ấy và bị giam giữ trong sự cầm tù bởi cả hai bên trong suốt thời kì có tình
trạng chiến tranh.
(c) Tất cả tù binh chiến
tranh và tù nhân dân sự bị giam cầm bởi cả hai bên sẽ được giao lại cho nhà cầm
quyền phù hợp của bên kia, nơi sẽ cho họ sự giúp đỡ trong khả năng theo cách tiến
hành của nước gốc, bố trí nơi cư trú thường lệ hay vùng theo chọn lựa của họ.
CHƯƠNG V – LINH TINH / HỖN HỢP
Điều 22
Những
người chỉ huy quân lực của hai miền sẽ đoan chắc rằng những người dưới quyền
cai quản tương ứng mà xâm hại một số sự dự phòng của bản hiệp định hiện thời
thì bị trừng phạt thích đáng.
Điều 23
Trong
những trường hợp tại nơi chôn cất mà được biết và sự tồn tại của mộ phần đã được
xây dựng, tổng tư lệnh quân lực của cả hai bên sẽ, trong thời hạn dứt khoát sau
khi bắt đầu có hiệu lực của ban hiệp định đình chiến, cho phép viên chức dịch vụ
mồ mả của bên kia đi vào một phần lãnh thổ Việt Nam dưới sự kiểm soát quân sự của
họ để tìm kiếm và di chuyển thi hài của viên chức quân sự đã chết của bên ấy, gồm
cả thi hài của tù binh chiến tranh đã chết. Uỷ ban Liên hợp sẽ quyết định những
thủ tục và thời hạn cho việc thực hiện nghĩa vụ này. Tổng tư lệnh của hai bên sẽ
thông tri cho mỗi bên kia tất cả thông tin về tài sản của người chết tính cho đến
khi đưa đến nơi chôn cất của viên chức quân sự thuộc bên kia.
Điều 24
Hiệp
định hiện thời sẽ áp dụng cho tất cả lực lượng vũ trang của mỗi bên. Những lực
lượng vũ trang của mỗi bên sẽ tôn trọng vùng phi quân sự và lãnh thổ dưới sự kiểm
soát quân sự của bên kia, và sẽ không uỷ nhiệm một hành vi nào và không bảo đảm
một hoạt động nào chống lại phía đối phương kia và sẽ không cam kết về sự phong
toả bất kì cách thức nào đó tại Việt Nam.
Theo
ý nhất định của hiệp định hiện thời, từ “lãnh thổ” bao gồm mặt nước thuộc lãnh
thổ và không phận.
Điều 25
Tổng
tư lệnh của các quân lực thuộc hai bên sẽ có điều kiện bảo vệ đầy đủ và giúp đỡ
trong khả năng có thể và cộng tác với Uỷ ban Liên hợp cùng các nhóm liên hợp của
nó và với Uỷ ban Quốc tế cùng đội thanh tra của nó trong những việc thi hành chức
năng và những phận sự được trình bày cho họ bởi hiệp định hiện thời.
Điều 26
Phí
tổn theo yêu cầu cho việc hoạt động của Uỷ ban Liên hợp và những nhóm liên hợp
của nó cũng như của Uỷ ban Quốc tế và những đội thanh tra của nó sẽ được chia
ra bằng nhau giữa hai bên.
Điều 27
Các
nước kí kết hiệp định hiện thời và những người thắng lợi trong nhiệm vụ sẽ được
chịu trách nhiệm để cam kết và quan sát cũng như sự bắt buộc phải tôn trọng về
những thuật ngữ và dự phòng (lường trước khả năng xảy ra) của nó. Những người
chỉ huy của các lực lượng thuộc hai bên sẽ, trong phạm vi những mệnh lệnh tương
ứng, thực thi các bước và làm tất cả sự hoà giải cần thiết để bảo đảm sự bằng
lòng trọn vẹn với tất cả những trù liệu (những điều khoản) của hiệp định hiện
thời bởi tất cả các yếu tố và nhân viên quân sự dưới mệnh lệnh của họ.
Những
thủ tục được bắt đầu thực hiện theo hiệp định hiện thời sẽ, bất kì thời điểm cần
thiết nào, được nghiên cứu bởi các viên tổng tư lệnh của hai bên, và, nếu cần
thiết, quy định một cách đậc biệt hơn bởi Uỷ ban Liên hợp.
CHƯƠNG VI — UỶ BAN LIÊN HỢP VÀ UỶ BAN QUỐC TÊ VỀ SỰ GIÁM SÁT VÀ
KIỂM TRA TẠI VIỆT NAM
Điều 28. Trách nhiệm đối với sự
thi hành bản hiệp định về sự chấm dứt tình trạng chiến tranh sẽ làm yên tâm với
các miền.
Điều 29. Một Uỷ ban Quốc tế sẽ
đoan chắc sự kiểm soát và sự giám sát về sự thi hành này.
Điều 30. Trong yêu cầu làm cho
thuận tiện, dưới những điều kiện được trình bày dưới đây, việc thi hành những
trù liệu liên quan tới hành động liên hợp bởi hai bên, một Uỷ ban Liên hợp sẽ
được khởi động tại ViệtNam.
Điều 31. Uỷ ban Liên hợp sẽ được
phiên chế số lượng cân bằng các đại diện của những viên tổng tư lệnh của hai
bên.
Điều 32. Vị chủ tịch của những
phái đoàn đưa vào Uỷ ban Liên hợp sẽ tổ chức đội ngũ tuỳ thuộc vào cấp tổng bộ
(cấp tướng).
Uỷ
ban Liên hợp sẽ khởi động những nhóm liên hợp số lượng mà sẽ được quy định bởi
sự nhất trí với nhau giữa các nước. Những nhóm sẽ được phiên chế số lượng nhân
viên cân bằng từ các nước. Vị trí của họ trên giới tuyến giữa những vùng tái tập
kết (tái định cư) sẽ được quy định bởi các nước trong khi đảm nhiệm phần hành,
quyền hạn của Uỷ ban Liên hợp.
Điều 33. Uỷ ban Liên hợp sẽ cam
kết thi hành theo những trù liệu (những điều khoản) của Hiệp định về sự chấm dứt
tình trạng chiến tranh sau đây:
(a) Lệnh ngưng bắn chung
và cùng lúc tại Việt Nam đối với các lực lượng vũ trang chính quy và không
chính quy.
(b) Một sự tái tập hợp của
các lực lượng vũ trang của cả hai bên.
(c) Sự quan sát giới tuyến
giữa các vùng tái tập kết và các khu phi quân sự.
Trong
phạm vi giới hạn của việc hoàn tất của nó, nó sẽ giúp các bên thi hành những
trù liệu như đã nói, sẽ cam kết liên lạc giữa họ vì mục tiêu chuẩn bị và thi
hành kế hoạch áp dụng của những trù liệu này, và sẽ nỗ lực giải quyết những vấn
đề tranh chấp như thế một khi có thể phát sinh giữa các nước trong tiến trình
thực thi những dự phòng (những điều khoản) này.
Điều 34. Một Uỷ ban Quốc tế sẽ
được phiên chế để kiểm tra và giám sát những sự áp dụng thuộc những dự phòng của
hiệp định về sự chấm dứt tình trạng chiến tranh tại Việt Nam. Nó sẽ lập
danh sách các đại diện của các nước sau đây: Ca-na-đa, Ấn Độ và Ba Lan.
Nó
sẽ được chủ trì bởi đại diện của Ấn Độ.
Điều 35. Uỷ ban Quốc tế sẽ
phiên chế những đội thanh tra lưu động và cố định, soạn thảo số lượng nhân viên
cân bằng được chỉ định bởi mỗi nước đã đề cập bên trên. Những đội cố định sẽ được
bố trí vào các nơi sau đây: Lào Kay, Lạng Sơn, Tiên Yên, Hải Phòng, Vinh, Đồng
Hới, Mường Sén, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Ba Ngòi, Sài Gòn, Vũng Tàu, Tân
Châu. Những địa điểm trú đóng này có thể, trong những ngày về sau, được thay đổi
theo yêu cầu của Uỷ ban Liên hợp, hay theo yêu cầu của một trong các nước, hay
do chính Uỷ ban Quốc tế, bằng sự thoả thuận giữa Uỷ ban Quốc tế và ban chỉ huy
của các nước liên quan. Những vùng hoạt động của những đội lưu động sẽ là những
vùng làm vành đai biên giới đất liền và biển của Việt Nam, những giới tuyến giữa
những vùng tái tập kết và những vùng phi quân sự. Trong phạm vi giới hạn của những
vùng này họ sẽ có quyền đi lại tự do và sẽ nhận từ những nhà chức trách quân sự
và dân chính địa phương tất cả mọi điều kiện thuận lợi mà họ yêu cầu cho sự
hoàn thành đầy đủ phận sự của họ (trù liệu nhân viên, cung cấp tài liệu cần chiết
cho việc kiểm soát, triệu tập những chứng cứ cần thiết cho tổ chức thẩm vấn,
cam kết bảo vệ và tự do giao thông của những đội thanh tra v.v…). Họ sẽ có sự bố
trí của họ theo nghĩa hiện đại (tối tân) như thế về việc vận chuyển, quan sát
và giao thiệp như họ yêu cầu. Ở bên ngoài những vùng hoạt động như đã định rõ
trên, những đội lưu động có thể, bằng sự thoả thuận với ban chỉ huy của nước
liên đới, liên hệ những hoạt động khác trong phạm vi giới hạn về phận sự
được giao phó cho họ bởi hiệp định hiện thời.
Điều 36. Uỷ ban Quốc tế sẽ chịu trách
nhiệm giám sát sự thi hành thực sự bởi các bên về những trù liệu (những điều
khoản) của hiệp định. Vì mục tiêu này nó sẽ làm tròn nghĩa vụ kiểm tra, quan
sát, thanh tra và sự điều tra nghiên cứu, kết hợp với sự áp dụng những trù liệu
của hiệp định về sự chấm dứt tình trạng chiến tranh, và nó sẽ [thực hiện], với
sự cẩn trọng:
(a) Kiểm tra sự di chuyển của
các lực lượng vũ trang thuộc hai bên, làm cho có hiệu quả trong phạm vi khoá biểu
(khuộn khổ) của kế hoạch tái tập kết.
(b) Giám sát các giới tuyến
giữa các vùng tái tập kết, và cũng như vậy, đối với những vùng phi quân sự.
(c) Kiểm tra hoạt động về
sự giải thoát những tù binh chiến tranh và tù nhân dân sự.
(d) Giám sát các cảng và
sân bay cũng như tất cả các vùng biên giới của Việt Nam về sự thực thi những dự
phòng của hiệp định chấm dứt tình trạng chiến tranh, điều chỉnh sự nhập vào đất
nước những lực lượng vũ trang, nhân viên quân sự và tất thảy các loại vũ khí, đạn
dược và vật dựng chiến tranh.
Điều 37. Uỷ ban Quốc tế sẽ, thông qua
môi giới của đội thanh tra đã đề cập trên, ngay khi có thể, hoặc theo sáng kiến
riêng của nó hoặc theo yêu cầu của Uỷ ban Liên hợp, hoặc của các nước, bảo đảm
những sự điều tra nghiên cứu cần thiết cả tài liệu lẫn thực địa.
Điều 38. Đội kiểm tra sẽ đệ trình Uỷ
ban Quốc tế những kết quả của sự giám sát của họ, những điều tra nghiên cứu của
họ và những quan sát của họ, hơn nữa, họ sẽ soạn thảo chẳng hạn như những tường
trình đặc biệt mà họ có thể duy trì sự thiết yếu, hoặc chẳng hạn có thể
được yêu cầu từ họ bởi Uỷ ban. Trong trường hợp bất đồng trong nội bộ của các đội,
những cách giải quyết của mỗi đội viên sẽ được đệ trình lên Uỷ ban.
Điều 39. Nếu một đội thanh tra nào đó
không thể ổn định một cuộc xô xát hay nhưng duy trì mà có một sự vi phạm hay một
sự đe doạ vi phạm nghiêm trọng, Uỷ ban Quốc tế sẽ được báo tin; ban kế nhiệm (Uỷ
ban Quốc tế) sẽ nghiên cứu những tường trình và kết luận của đội thanh tra và sẽ
báo tin cho các bên về sự đo lường mà sẽ nhận được về các cuộc ổn định xô xát,
chấm dứt sự vi phạm hay cách chức vì sự đe doạ vi phạm.
Điều 40. Khi Uỷ ban Liên hợp không thể
tìm được sự nhất trí về sự giải thích để trình ra một vài việc trù liệu hay về
sự định giá một thực tế, Uỷ ban Quốc tế sẽ được báo cáo về những vấn đề tranh
luận. Những đề nghị của Uỷ ban ấy sẽ được gửi trực tiếp đến các bên và sẽ khai
báo cho Uỷ ban Liên hợp.
Điều 41. Những đề nghị của Uỷ ban Quốc
tế sẽ được chấp nhận bằng đa số phiếu, tuỳ theo (/ miễn trừ) những
trù liệu chứa đựng trong điều khoản 42. Nếu những cuộc bầu cử phân tán phiếu,
thì phiếu của giám đốc sẽ quyết định.
Uỷ
ban Quốc tế có thể làm nên công thức đề nghị liên quan tới sự cải thiện và sự
tăng thêm mà sẽ được thực hiện theo những trù liệu của hiệp định về sự chấm dứt
tình trạng chiến tranh tại Việt Nam, trong yêu cầu bảo đảm một sự thi hành hiệp
định có hiệu quả. Những đề nghị sẽ được nhất trí chấp nhận.
Điều 42. Khi sự giải quyết những vấn
đề liên quan đến những xô xát, hay những đe doạ xô xát, những sự việc mà có thể
dẫn đến sự bắt đầu lại tình trạng chiến tranh, ấy là:
(a) Sự từ chối bởi các lực
lượng vũ trang của một bên nhằm làm cho sự di chuyển có hiệu quả được chuẩn bị
đầy đủ theo kế hoạch tái định cư;
(b) Sự xô xát bởi các lực
lượng vũ trang của một trong các bên thuộc các vùng tái định cư, mặt nước thuộc
lãnh thổ, hoăc không phận của một bên khác;
thì
sự giải quyết của Uỷ ban Quốc tế phải được đồng lòng.
Điều 43. Nếu một trong các bên từ chối
hướng về phía làm cho có hiệu quả một điều tra nghiên cứu của Uý ban Quốc tế,
các bên liên quan hay chính tự Uỷ ban sẽ báo cáo cho các thành viên của Hội nghịGeneva.
Nếu
Uỷ ban Quốc tế không đạt được sự nhất trí trong những trường hợp được cung cấp ở
điều khoản 42, nó sẽ đệ trình một báo cáo đạt đa số phiếu thuận và một hoặc nhiều
hơn những báo cáo đạt thiểu số phiếu thuận đến những thành viên của Hội nghị.
The
International Commission shall inform the members of the Conference in all
cases where its activity is being hindered.
Uỷ
ban Quốc yế sẽ thông tri cho các thành viên của Hội nghị trong tất thảy mọi trường
hợp nơi mà những hoạt động của nó bị trở ngại.
Điều 44. Uỷ ban Quốc tế sẽ được nêu
lên, vào thời điểm của sự chấm dứt tình trạng chiến tranh tại Đông Dương theo
thủ tục, rằng, nó có thể xem là hợp lệ để làm đầy đủ các nghĩa vụ được cung cấp
tại điều khoản 36.
Điều 45. Uỷ ban Quốc tế về Giám sát
và Kiểm tra tại Việt Nam sẽ hoạt động cộng tác sát cánh với Uỷ ban Quốc tế về
Giám sát và Kiểm tra tại Cam-pu-chia và tại Lào.
Các
vị tổng thư kí của ba Uỷ ban sẽ chịu trách nhiệm đối với sự phối hợp cộng việc
của họ và đối với sự quan hệ giữa họ.
Điều 46. Uỷ ban Quốc tế về Giám sát
và Kiểm tra tại Việt Nam có thể,– sau khi thảo luận với các Uỷ ban Quốc tế về
Giám sát và Kiểm tra tại Cam-pu-chia và tại Lào, và đã lưu ý đến sự phát triển
tình hình tại Cam-pu-chia và tại Lào,– làm giảm nhẹ một cách tiến bộ những hoạt
động của nó. Một quyết định như thế phải được chấp nhận một cách đồng
lòng.
Điều 47. Tất cả những dự trù của hiệp
định hiện thời, trừ đoạn văn phụ thứ hai của điều khoản 11, sẽ trở nên có hiệu
lực cào lúc 24 giờ (giờ Geneva), ngày 22 tháng 7 năm 1954.
Được
làm tại Geneva lúc 24 giờ vào ngày 20 tháng bảy năm 1954 bằng tiếng Pháp và bằng
tiếng Việt, cả hai văn bản có độ tin cậy ngang nhau.
Kí
thay tổng tư lệnh quân lực Liên hiệp Pháp tại Đông Dương
Thiếu
tướng (lữ đoàn trưởng) DELTEIL
Kí
thay tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam
TẠ
QUANG BỬU,
thứ
trưởng Bộ Quốc phòng Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà
Source:
U.S. Congress, Senate, Committee on Foreign Relations, 90th Congress,
1st Session, Background Information Relating to Southeast Asia
and Vietnam (3d Revised Edition) (Washington, DC: U.S. Government Printing
Office, July 1967), pp. 50-62
http://www.mtholyoke.edu/acad/intrel/genevacc.htm
TUYÊN BỐ CUỐI
CÙNG
Bản tuyên bố cuối cùng của hội nghị Geneva: về sự phục hồi
hoà bình ở Đông Dương, 21 tháng 7 1954
Bản
tuyên bố cuối cùng, ngày 21 tháng 7, 1954, của Hội nghị Geneva về vấn đề phục hồi
hoà bình tại Đông Dương, hội nghị mà các đại diện của Cam-pu-chia, Việt Nam dân
chủ cộng hoà, Pháp, Lào, Nước Cộng hoà Trung Hoa, Quốc gia Việt Nam (Việt Nam cộng
hoà), Cộng hoà Liên bang Xô-viết, Liên hiệp Vương quốc (Anh) và Liên bang (Hiệp
chủng quốc) Hoa Kỳ tham dự.
Điều 1/. Hội nghị ghi nhận về những hiệp định chấm dứt
tình trạng chiến tranh tại Cam-pu-chia, Lào và Việt Nam và tổ chức sự kiểm soát
quốc tế cùng sự giám sát việc thi hành những dự phòng (những điều khoản) của những
hiệp định này.
Điều 2/. Hội nghị minh định sự toại ý về sự chấm dứt
tình trạng chiến tranh tại Cam-pu-chia, Lào, và Việt Nam. Hội nghị khẳng định
sức thuyết phục của mình, rằng, sự thực thi những dự phòng được bày tỏ ở bản
tuyên bố hiện thời và ở các hiệp định chấm dứt tình trạng chiến tranh sẽ cho
phép Cam-pu-chia, Lào, và Việt Nam từ nay về sau xoay chuyển sứ mệnh của các nước
ấy, với nền độc lập và chủ quyền trọn vẹn, cùng nhân dân hoà bình của các quốc
gia.
Điều 3/. Hội nghị ghi nhận bản tuyên bố được thực
hiện bởi chính quyền Cam-pu-chia và chính quyền Lào theo mục tiêu của họ để làm
theo những biện pháp cho phép tất thảy các công dân có chỗ đứng trong cộng đồng
dân tộc, trong tính đặc thù, bằng sự góp phần vào cuộc tổng tuyển cử sắp tới,
cuộc tổng tuyển cử phù hợp với hiến pháp của mỗi nước này, sẽ xác lập vào tiến
trình của năm 1955, bằng lá phiếu kín và trong điều kiện tôn trọng đối với những
quyền tự do cơ bản.
Điều 4/. Hội nghị ghi nhận những mệnh đề (những điều
khoản) trong bản hiệp định về sự chấm dứt tình trạng chiến tranh tại Việt Nam,
cấm chỉ việc đưa vào Việt Nam những đội quân và viên chức quân sự nước ngoài
cũng như tất cả các loại vũ khí và đạn dược. Hội nghị cũng ghi nhận bản tuyên bố
được thực hiện bởi chính quyền Cam-pu-chia và chính quyền Lào về sự cương quyết
không yêu cầu sự viện trợ ngoại quốc, không cả vật dụng chiến tranh lẫn người
hướng dẫn (huấn luyện), ngoại trừ vì chủ đích bảo vệ có hiệu quả lãnh thổ của họ,
và trong trường hợp của Lào, chỉ đến quy mô được quy định bởi những hiệp định
chấm dứt tình trạng chiến tranh tại Lào.
Điều 5/. Hội nghị ghi nhận những mệnh đề trong bản hiệp
định về sự chấm dứt tình trạng chiến tranh tại Việt Nam để đạt hiệu quả rằng,
không có cơ sở quân sự trong sự sắp đặt của nước ngoài nào có thể trú đóng trên
những vùng tái tập kết của hai miền, sau đó, có bổn phận hiểu rằng những vùng
được phân chia cho hai miền sẽ không uỷ nhiệm phần nào cho khối liên minh quân
sự nhằm phục hồi tình trạng chiến tranh hay nhằm dịch vụ của chính sách xâm lược.
Hội nghị cũng ghi nhận bản tuyên bố của chính phủ Cam-pu-chia và chính phủ Lào
nhằm hiệu lực rằng, họ sẽ không kết hợp bằng hiệp định nào đó với các nước khác
nếu hiệp định này bao gồm nghĩa vụ để tham gia vào một khối liên minh quân
sự không phù hợp với những nguyên tắc của hiến chương Liên hiệp quốc, hay,
trong trường hợp Lào, với những nguyên tắc của hiệp định về sự chấm dứt tình trạng
chiến tranh tại Lào, hoặc, quá xa với sự bảo đảm của họ, là không bị đe doạ,
nghĩa vụ để kiến tạo nền móng cho lãnh thổ người Cam-pu-chia và người Lào
đối với lực lượng quân sự của sức mạnh ngoại quốc.
Điều 6/. Hội nghị thừa nhận rằng, mục tiêu cốt yếu của
bản hiệp định liên quan đến Việt Nam là để giải quyết những vấn đề quân sự với
ý định chấm dứt tình trạng chiến tranh, và rằng, đường ranh quân sự sẽ không
cách nào được giải thích như sự thiết lập một biên giới lãnh thổ và chính trị.
Hội nghị khẳng định sự tin chắc của nó rằng, sự thực thi các dự phòng được bày
tỏ trong bản tuyên bố hiện thời và trong hiệp định về sự chấm dứt tình trạng
chiến tranh xây dựng nên những nền tảng cần thiết cho sự thành tựu trong tương
lai gần của sự hoà giải chính trị tại Việt Nam.
Điều 7/. Hội nghị tuyên bố rằng, tới chừng mức mà Việt
Nam liên can, sự hoà giải những vấn đề chính trị, đạt hiệu quả trên căn bản về
sự tôn trọng đối với nguyên tắc độc lập, thống nhất, và toàn vẹn lãnh thổ, sẽ
cho phép nhân dân Việt Nam thụ hưởng quyền tự do cơ bản, được bảo đảm bởi thể
chế dân chủ được thiết lập theo một kết quả của cuộc tổng tuyển cử tự do bởi lá
phiếu kín.
Theo
yêu cầu để bảo đảm rằng, sự tiến triển đầy đủ trong việc phục hồi hoà bình vừa
được thực hiện, và rằng, những điều kiện cần thiết giành được cho sự biểu hiện
tự do ý chí dân tộc, những cuộc tổng tuyển cử sẽ được tổ chức vào tháng bảy năm
1956, dưới sự giám sát của Uỷ ban Quốc tế, được soạn thảo theo các đại diện của
các nước thành viên của Uỷ ban Giám sát Quốc tế có liên quan tới hiệp định chấm
dứt tình trạng chiến tranh. Sự tham khảo sẽ được tổ chức về chủ đề này giữa những
người có quyền đại diện đủ thẩm quyền.
Điều 8/. Những dự phòng của bản hiệp định về sự chấm dứt
tình trạng chiến tranh có ý định để bảo đảm sự bảo vệ những quyền cá nhân và
tài sản phải áp dụng nghiêm chỉnh nhất, và phải, một cách kĩ lưỡng, cho phép mỗi
một người dân tại Việt Nam quyết định một cách tự do về vùng mà anh ta hi vọng
để sinh sống.
Điều 9/.
Chính quyền đại biểu có thẩm quyền của những vùng thuộc phía bắc hay phía nam,
cũng như chính quyền của Lào và Cam-pu-chia, phải không cho phép cá nhân nào
[trả thù] hay sự trả thù tập thể chống lại những người mà đã cộng tác bằng bất
cứ cách nào đó với một trong những bên trong suốc cuộc chiến tranh, hay chống lại
những thành viên thuộc những gia đình của những người như thế.
Điều 10/. Hội nghị ghi nhận bản
tuyên bố của chính phủ Pháp nhằm mục đích là sẵn sàng rút quân đội của họ khỏi
lãnh thổ Căm-pu-chia, Lào và Việt Nam, theo sự yêu cầu của các chính phủ liên
quan và trong phạm vi thời hạn mà sẽ được ấn định bởi sự nhất trí giữa các nước
ấy, ngoại trừ trong những trường hợp, nơi mà, bởi sự đồng ý giữa 2 nước, một số
quân Pháp nào đó sẽ giữ nguyên tại vị trí định rõ và trong thời hạn định rõ.
Điều 11/. Hội nghị ghi nhận bản tuyên bố của chính phủ
Pháp nhằm mục đích là để cho sự hoà giải tất cả những vấn đề bị liên quan với sự
tái thiết lập và làm vững chắc nền hoà bình tại Cam-pu-chia, Lào, và Việt Nam,
chính phủ Pháp sẽ xuất phát từ những nguyên tắc tôn trọng đối với nền độc lập,
chủ quyền, thống nhất, và toàn vẹn lãnh thổ của Cam-pu-chia, Lào, và Việt Nam.
Điều 12/. Trong quan hệ của các nước với Cam-pu-chia,
Lào, và Việt Nam, mỗi thành viên của Hội nghị Geneva cam kết tôn trọng chủ quyền,
nền độc lập, sự thống nhất, và sự toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước được đề cập,
và để kìm chế khỏi sự gây cản trở vào công việc nội bộ của các nước ấy.
Điều 13/.
Các thành viên của Hội nghị đồng ý tham khảo một thành viên khác (tham khảo
nhau) về một vài vấn đề nào đó mà có thể bị quy chuyển đến họ bởi Uỷ ban Giám
sát Quốc tế, trong yêu cầu nghiên cứu những giới hạn như thế mà điều ấy có thể
chứng minh cần thiết, để bảo đảm rằng bản hiệp định về sự chấm dứt tình trạng
chiến tranh tại Cam-pu-chia, Lào, và Việt Nam được tôn trọng.
Hết
Source:http://www.fordham.edu/halsall/mod/1954-geneva-indochina.html