Qua tạm chấp thuận; khi em Quảng cùng các bạn của nó đương bị giam cầm bởi chánh quyền bắt. Đến khi nó trở về thì phải giao lại cho chúng nó.
Còn vụ mộ binh của Liên Minh phao tin rằng cũng do
mạng lịnh của Qua là điều lường gạt tâm lý. Qua chẳng hề có ra lịnh chi cho
Liên Minh cả. Chúng chẳng hề lại gần
Qua được luôn cả đám Tất, Phú, Quyến, Vui, Trước, Bính v.v. , cũng chẳng hề khi
nào gần Qua được. Vì Qua đã liệt cả cựu chiến binh Cao Đài là đám phản loạn;
sử Đạo sẽ ghi điều ấy. Những hành vi của chúng từ trước tới nay Qua chẳng hề
tha thứ được, khi Qua về sẽ đưa nội vụ ra Quyền Vạn Linh định án.
HỘ PHÁP ĐƯỜNG. VĂN PHÒNG. SỒ: 19/HP.HN |
CHÁNH SÁCH HÒA BÌNH CHUNG SỐNG.
Do Dân – Phục Vụ Dân – Lập Quyền Dân. *** |
Mấy em
Qua có nhận đặng
phúc trình và thơ ngày 12-7 Mậu Tuất của mấy em kèm theo.
-
Sao
lục thơ số 66/GHTU, ngày 12-6- Mậu Tuất của HBGH
-
Sao
lục Châu Tri số 150/TS, ngày 7-7- Mậu Tuất.
-
Sao
lục thơ của Phát Minh, Thanh Hinh và GH
Tùng Chánh.
Mấy em nói lại với
Chơn Kim rằng Qua cũng có đặng thơ của nó vừa rồi. Qua sẽ trả lời cho nó khi
con Tư trở về Toà Thánh.
Sau khi Qua xem
trọn Tờ Phúc Sự của mấy em về xáo trộn nội bộ trong chánh sách HBCS, cùng HBGH
thì Qua chẳng lấy chi làm lạ. Qua đoán
trước và cũng biết y như thế. Đây là bài học cho mấy em nhìn thấy: Khi ta bất
hoà cùng nhau thì những kẽ phản ta thừa dịp dùng phương thế mưu hại mấy em.
Mấy em minh tra
cho ra kẻ cố mưu nội loạn ấy là ai. Qua dám nói quả quyết rằng do sự bất hoà
của Vui và Ánh mới ra tình tệ. Nay em lại cho Qua biết thêm coi mấy đứa bị bắt
chánh quyền Ngô Đình Diệm đã xử chúng thế nào? Vậy cho Vui và Ánh sáng mắt
chúng nó. Tội nhứt cho Quảng là đứa cẩn thận và dè dặt mà chuyện xãy tới cho nó
bất ngờ... Không biết hôm nay nó có ân hận gì không?
Trong Tờ Phúc Sự
mấy em xin Tờ Ban Khen thêm cho nhiều người đặng ghi công nghiệp của họ. Trong
ấy có Vui. Qua xin lại mấy em rằng: Đợi ngày nào mấy em minh tra xong xem lỗi
ấy về ai rồi Qua sẽ định. Hay hơn hết là
mấy em biểu mổi đứa phải làm riêng Phúc sự gởi cho Qua. Qua có phiền một điều
là mấy em không kỷ lưỡng; đến nỗi văn bằng bút tích của Qua mà mấy em cũng để
cho chúng lấy được. May là những văn bằng bút tích ấy không hại chi, trái lại
nó lại đưa đủ bằng cớ ra cho chánh phủ Ngô Đình Diệm thấy sự lầm lạc của chúng
đặng tầm phương bào chữa. Bởi văn bằng bút tích ấy là do chính mình Qua đã làm
ra và đúng với lẽ tự nhiên. Thành ra chúng nó là người vô can tức là vô tội.
Biết đâu, việc rủi lại hóa may; khi chánh phủ Ngô Đình Diệm đặng những văn kiện
trên lại không tỉnh giấc mơ, biết được lầm lổi của mình từ thử đến giờ như thế
nào đặng tìm phương sửa cải.
Đường lối lập
trường của Qua sẽ giúp hay cho Ngô Đình Diệm thắng nổi tụi Cộng Sản. Trong bản
cương lĩnh của Qua, tuy ngoài xưng là HBCS mà kỳ trung là để đặc biệt miền Bắc
cho Cộng Sản tự trị lấy họ. Còn miền Nam là của quốc gia lo chỉnh đốn cho kịp
thời và thu phục lòng dân đặng tạo dựng chánh quyền thiệt thọ của mình là chánh
phủ Quốc Gia Liên Hiệp làm Chánh Phủ của hai miền tự trị Nam Bắc.
Mấy em cứ yên tâm,
cố cần lo cho tương lại vận mạng Tổ Quốc và giống nòi trong đường lối tự do
tương lai của Qua vạch sẳn. Con đường ấy Qua nói chắc với mấy em chẳng hề dắt
mấy em đi đến điều chi lầm lạc. Nên càng nhiều khổ hạnh với nó thì danh thế của
ta càng sáng tỏ và đáng giá trị. Mấy em cứ tin nơi Qua rồi tương lai sẽ chỉ rõ
sự thật thế nào cho mấy em biết.
Qua gởi theo đây
mấy bổn sao lục thơ số 17, 18/HPĐ.VP và hai tờ biên nhận số tiền của mấy em gởi
đến Qua, luôn cả tờ 100$ mà mấy em đã mượn của các em ở Phú Đức đặng mấy em đưa
lại cho họ làm tin.
Qua y phê danh
sách của Ban Thống Nhất và Ban vận động Nam phái miền Nam mà mấy em đã trạch
cử. Qua xin mấy em làm Uỷ Nhiệm Thơ của mổi người theo danh tự gởi lên cho Qua
để Qua phê chuẩn công nhận cho họ thiệt thọ mà hành sự.
Theo ý định của
Minh Hiền đem tên những người hành sự củ có công nghiệp vào Ban Thống Nhất. Qua
tạm chấp thuận; khi em Quảng cùng các bạn của nó đương bị giam cầm bởi chánh
quyền bắt. Đến khi nó trở về thì phải giao lại cho chúng nó.
Còn vụ mộ binh của
Liên Minh phao tin rằng cũng do mạng lịnh của Qua là điều lường gạt tâm lý. Qua
chẳng hề có ra lịnh chi cho Liên Minh cả. Chúng
chẳng hề lại gần Qua được luôn cả đám Tất, Phú, Quyến, Vui, Trước, Bính v.v. ,
cũng chẳng hề khi nào gần Qua được. Vì Qua đã liệt cả cựu chiến binh Cao Đài là
đám phản loạn; sử Đạo sẽ ghi điều ấy. Những hành vi của chúng từ trước
tới nay Qua chẳng hề tha thứ được, khi Qua về sẽ đưa nội vụ ra Quyền Vạn Linh
định án. (1).
Trước khi Qua dứt
lời, Qua ban phép lành cho mấy em và cầu nguyện Đức Chí Tôn, Đức Phật Mẩu và
các Đấng Thiêng Liêng phò trì cho mấy em làm tròn phận sự cứu dân, cứu nước,
gọi là phương cứu khổ cho Đạo.
Kim
Biên, ngày 20-7- Mậu Tuất
(DL
03-9-1958)
HỘ
PHÁP
(Ấn
Ký).
CHÚ THÍCH.
(1)/- Về ông Lê
Văn Tất.
Sau khi ông Tổng
Tư Lệnh QĐCĐ là Trung Tướng Nguyễn Văn Thành ra lịnh cho Thiếu Tá Bay và ông
Dồi ám sát Thừa Sử Phạm Ngọc Trấn (1952)
thì Đức Hộ Pháp ra lịnh giải tán Bộ Tổng Tư Lệnh để bầu lại và nạp các tay ám
sát ông Trấn.... Nếu không tuân thì Đức Hộ Pháp ly khai với quân đội.
Ông Thành thấy
nguy cơ thì chạy theo Bình Xuyên và Bình Xuyên xin với Quốc Trưởng Bảo Đại cho
ông Thành quốc gia hóa với quân hàm Thiếu Tướng. Ông Thành tự xin quốc gia hóa
trước khi Đức Hộ Pháp ký Thánh Lịnh Quốc Gia hóa khoản 02 năm.
Ông Phối Sư Trần
Quang Vinh được Đức Hộ Pháp ủy nhiệm chủ trì việc bầu lại (nên chiều đó ông
Vinh bị ông Thế bắt). Ông Lê Văn Tất đắc cử nhưng do áp lực của Pháp và Liên
Minh của ông Trình Minh Thế nên không thể tấn phong ông Tất lên Tổng Tư Lệnh
thay thế ông Thành mà phải phong cho tướng Nguyễn Thành Phương làm Tổng Tư
Lệnh. Ông Tất là Phó Tổng Tư Lệnh. Ông Thế là Tham Mưu Trưởng.
Khi Đức Hộ Pháp đi
Paris 1954 thì ông Tất cũng có mặt ở Paris và ăn ngủ cùng phòng với Ngài Hồ Bảo
Đạo.
Ngày 02-5-1955 Đức
Hộ Pháp ký Thánh Lịnh Quốc Gia hóa QĐCĐ.
Ngày 05-10-1955
Tướng Phương và Tướng Tất đem binh lính về vây Hộ Pháp Đường theo lịnh của Ngô
Đình Diệm.
Ngày 10-10- 1955
(25-8-Ất Mùi) Hội Thánh họp với Thiếu Tướng Lê Văn Tất là đại diện của Tướng
Nguyễn Thành Phương.
Ngày 23-10-1955
Thủ Tướng Diệm được bầu làm Tổng Thống.
Ngày 26-10-1955,
chính thể Việt Nam Cộng Hoà được thành lập.
Ngày 06-02-1956
(05-01- Bính Thân) lúc 3 giờ Đức Hộ Pháp rời Toà Thánh đi Nam Vang.
@@@
Điều mỉa mai cho
ông Tất là ông Tất lãnh lịnh Ngô Đình Diệm khủng bố Đức Hộ Pháp chưa xong thì
ông Tất bị họ Ngô khủng bố nên phải chạy lên Nam Vang trước Đức Hộ Pháp. Ông
Tất đi Nam Vang là do việc cá nhân ông Tất bị họ Ngô khủng bố không liên quan
gì đến Đức Hộ Pháp hay Đạo Cao Đài. Sau ông Tất làm Tỉnh Trưởng Tỉnh Tây Ninh
làm áp lực với Hội Thánh xây cổng chánh môn trái với bản đồ Đức Hộ Pháp để lại.
Cổng xây năm 1965 nhưng Hội Thánh không làm lễ khành thành mãi đến 1997 chi
phái Hội Đồng Chưởng Quản lập tại Nội Ô Tòa Thánh được Ban Tôn Giáo cấp pháp
nhân thành lập một chi phái mới hô hào là khành thành cổng Chánh Môn nhưng lồng
vào đó là lễ rước pháp nhân cho chi phái. Cái kế treo dầu dê bán thịt chó
nầy của chi phái Hội Đồng Chưởng Quản gạt được nhiều người nhưng có gạt được
toàn đạo hay không? Thời gian đang trả lời.
Vậy khi cơ đạo
phục hồi cổng Chánh Môn theo sơ đồ của Đức Hộ Pháp sẽ xây ở đâu? Toàn đạo theo
sơ đồ Giáo Chủ Đạo Cao Đài hay chấp nhận cửa Chánh Môn theo kiểu ông Tất? Một
chi phái có quyền đứng ra khành thành một công trình trong ĐĐTKPĐ hay không?
Quyền quyết định
thuộc về 03 Hội Lập Quyền Vạn Linh vậy.
Tại Nam Vang ông
Tất xin gặp Đức Hộ Pháp nhiều lần nhưng đều bị cự tuyệt. Một số vị viết về việc
ông Tất gặp Đức Hộ Pháp và cho biết tin về trái bom mà Pháp cài dưới nền Đền
Thánh... theo chúng tôi là không đáng tin cậy. Bởi vì ông Tất có muốn gặp Đức
Hộ Pháp thì phải xin tháp tùng trong một phái đoàn nào đó rồi mới được gặp chớ
cá nhân ông Tất không hề được gặp Đức Hộ Pháp thì câu chuyện trái bom thiễn
nghĩ là để nổ vậy thôi...
Ngô Đình Diệm mở
chiến dịch khủng bố Đức Hộ Pháp và Đạo Cao Đài là một công mà được nhiều việc:
.a/- Chuẩn bị cho
ngày Tổng Tuyển Cử 23-10-1955 nhằm truất phế Quốc Trưởng Bảo Đại. Vì Đức Hộ
Pháp ủng hộ Quốc Trưởng Bảo Đại. Nếu cuộc trưng cầu dân ý diễn ra công bằng
chưa chắc họ Ngô đã thắng như Hồi Ký Tướng Đỗ Mậu đã viết và chúng tôi có trích
bên trên.
.b/- Đức Hộ Pháp
chứng kiến Ngô Đình Diệm thề sẽ không phản bội Quốc Trưởng Bảo Đại nên họ Ngô
muốn tiêu diệt nhân chứng.
Ngày 24-12-Ất Mùi (1955). Đức Hộ Pháp
dạy:
.
.. Bởi Ngô Đình Diệm có hội tay ba tại Ba Lê (Paris) với Quốc Trưởng Bảo Đại
cùng Qua. Người có tuyên thệ trước bàn thờ Tổ Quốc rằng: “Không phản Tổ
Quốc chủng tộc Việt Nam, nếu bội ước sẽ chết trước mũi súng thần của dân tộc và
linh hồn bị luật thiên điều của Chúa hành phạt”. Do đó Đức Hoàng Đế Bảo
Đại giao cho làm Thủ Tướng để thống nhất các khối quân lực trong các đảng phái
để tránh nạn xô xác sanh mạng và trừ nạn chia đôi lãnh thổ....
....Rồi đây Qua
sẽ xuất ngoại, giao thiệp với Quốc Tế và các nước trung lập, dùng giải pháp mới
mẻ để mưu cầu hòa bình, thống nhứt hoàng đồ chủng tộc Việt Nam.)
.c/- Các giáo phái
ở VN nổi lên chống thực dân Pháp khi ông Diệm còn là một thường dân...ông Diệm
được bổ nhiệm làm Thủ Tướng là do áp lực của chánh phủ Mỹ. Lưu ý là khi Đức Hộ
Pháp ở Paris Đại Sứ Mỹ ở Paris đã đến thăm Ngài ngay khi Quốc Trưởng Bảo Đại
muốn Đức Hộ Pháp ủng hộ ông Diệm làm thủ tướng.
Các giáo phái chống Pháp vì độc lập, tự do của dân tộc và tổ quốc Việt
Nam. Lập trường các giáo phái rất rõ ràng: không theo Việt Minh cũng không chịu
lệ thuộc Mỹ.
Do vậy người Mỹ
muốn triệt tiêu các giáo phái để cho cho ông Diệm mạnh lên và nắm ông Diệm dễ
dàng hơn là nắm các giáo phái. Ông Diệm triệt tiêu các giáo phái trước mắt thấy
có lợi. Nhưng xét về lâu dài là một việc làm nguy hiểm và thiếu tầm nhìn. Bởi
vì ông Diệm đã xúc phạm đến danh dự và tự do tín ngưỡng.
Là một nhà chính trị
tại sao ông Diệm chấp nhận làm việc thiếu tâm đức và thiếu tầm nhìn như vậy?
Câu trả lời là phục vụ cho ông Ngô Đình Thục với tham vọng làm Giáo Hoàng ở
Vatiacan.
d/- Phục vụ cho kế
hoạch Công Giáo hóa Việt Nam hầu đưa ông Ngô Đình Thục ra tranh cử Giáo Hoàng ở
Vatican.
Nhiều văn bút
trong tôn giáo Cao Đài đã viết về âm mưu xóa bỏ Đạo Cao Đài để biến thành Công
Giáo... Đó là người trong tôn giáo viết. Chúng tôi xin trích từ Hồi Ký Tướng Đỗ
Mậu về việc ông Ngô Đình Thục muốn làm Giáo Hoàng ở Vatican để làm chứng rằng
những đàn anh trước đây viết có cơ sở chắc chắn từ thực tế.
Trang 184.
Thứ hai là thảm
bại này cũng chứng tỏ rất rõ cái hệ quả tất yếu của chính sách kỳ thị và đàn áp
Cao Đài của chính phủ Diệm. Cao Đài là một tổ chức yêu nước chống Pháp từng là
hậu thuẫn của Kỳ ngoại hầu Cường Để Giáo chủ Phạm Công Tắc từng bị thực dân lưu
đày ở Comeres mấy năm trường.
Dưới chế độ của
Quốc trưởng Bảo Đại, lực lượng võ trang Cao Đài chiến đấu sinh tử chống Việt
minh và giữ vững an ninh cho những làng mạc (nhất là miền Đông Nam phần), nơi
có tín đồ Cao Đài sinh sống.
Nhưng kể từ ngày 5
tháng 10 năm 1955, khi anh em ông Diệm mua chuộc được tướng Cao Đài Nguyễn
Thành Phương rồi một mặt cho tấn công vào Toà thánh Cao Đài Tây Ninh tước khí
giới 300 hộ vệ quân của Phạm Công Tắc, (i) một mặt cho báo chí và đài phát
thanh Sài gòn đưa ra chiến dịch bôi lọ Giáo chủ Cao Đài nào là dâm ô, tham
nhũng, việt gian, thì Giáo chủ Phạm Công Tắc tướng Lê Văn Tất và một số tín đồ
trốn qua Cao Miên. Từ đó Cao Đài bỏ chủ trương chống Cộng quay qua chống chính
quyền Ngô Đình Diệm. Theo giáo sư Douglas Pike thì sau khi Phạm Công Tắc lưu
vong qua Cao Miên, trong số 11 hệ phái theo Việt cộng chỉ còn một hệ phái ủng
hộ Diệm mà mục đích chỉ là để bảo vệ lấy Thánh thất Cao Đài cho đến khi chế độ
Diệm bị lật đổ, toàn thể lực lượng Cao Đài lại trở về hợp tác với những chính
phủ sau Diệm.
Trang 207
Năm 1953 khi cần
tạo uy thế cho anh mình để nắm chính quyền, Ngô Đình Nhu đã chủ trương chính
sách Đại đoàn kết với các đảng phái đến nỗi Ngô Đình Nhu không ngại ngồi chung
và cộng tác với những kẻ mà Nhu cho là "ăn cướp” như Năm Lửa, Bảy Viễn;
thế mà khi nắm giữ được quyền hành rồi Nhu lại bác bỏ phương thức Đại Đoàn kết
để cứu nước, chỉ điều hành sinh hoạt quốc gia bằng những luật lệ độc tài phản
dân chủ, khinh thị quốc dân, chỉ trích mạt sát các đảng phái mặc dù đất nước
đang rách nát đau thương do chính tay gia đình ông ta gây ra.
Trang 207.
Người ta chú ý đến
ông Ngô Trọng Hiếu (hiện ở Mỹ), vì ông Hiếu làm Bộ trưởng cho chính phủ
"Cách mạng nhân vị" Việt nam cộng hoà mà gốc gác lại không phải là
người Việt nam. Mẹ ông là người Việt nhưng cụ thân phụ của ông là người
Phillippines có quốc tịch Pháp, và tuy ông sinh đẻ ở Thủ Dầu Một nhưng lại theo
quốc tịch cha. Ông đã từng học luật ở Pháp và vì người Pháp nên ông được chính
phủ Bảo hộ cử giữ chức Trưởng Ty ngân khố. (Dưới thời Pháp thuộc chỉ có người
Pháp mới được giữ chức này). Ông được ông Thơ giới thiệu với anh em ông Diệm
cho đi làm Đại sứ Việt nam ở Phnom Penh. Buồn cười thay những thất bại trong nhiệm
vụ Đại sứ lại làm cho ông trở thành Bộ trưởng công dân Vụ cho đến ngày chế độ
Diệm sụp đổ.
Dư luận đã cho
rằng việc nhà Ngô trọng dụng ông Ngô Trọng Hiếu là một thái độ khinh thị quần
chứng, coi quốc gia đã hết nhân tài nên mới dùng "con Tây" làm Bộ trưởng.
Hai nhân vật Ngô Trọng Hiếu và Huỳnh Hữu Nghĩa trong tân Nội các của ông Diệm
vào nhiệm kỳ Tổng thống thứ II đã biểu lộ một cách chính xác nhất bản chất chế
độ Diệm chỉ là chế độ trung ương tập quyền và phong kiến quan lại chỉ tin dùng
những bề tôi nịnh thần...
Trang 235
Ngô Đình Thục
không từ bỏ một hành động bần tiện nào trong việc làm tiền. Ông ta đã nhờ Tổng
thống Diệm ra lệnh cho đại tá Phùng Ngọc Trưng, đang chỉ huy ngành Quân nhu ở
Quân khu I, phải mua nước mắm thối của các bà "sơ" ở Phan Thiết, thứ
nước mắm lâu ngày không bán được, bị hư thối để bán lại cho gia đình binh sĩ.
Tất nhiên đại tá Trưng phải thi hành mệnh lệnh trên để rồi chịu lấy sự nguyền
rủa của vợ con binh sĩ. Ngô Đình Thục còn bắt thân phụ tướng Trần Văn Đôn là
Đại sứ Việt nam tại Italia, phải đứng tên cho các chương mục tại ngân hàng
ngoại quốc giùm Thục, nhưng ông Đại sứ nhất định từ chối, không chịu làm tay
sai cho một nhà tu hành bất lương. Ông Diệm không những biết được sự từ chối
này mà còn biết cả thái độ khinh bỉ của ông Đại sứ nên năm ngày sau, ra lệnh
cắt chức Đại sứ mặc dù hai gia đình đã từng quen nhau lâu ngày. Nhưng nếu ông
Đại sứ họ Trần không chịu làm tay sai cho Ngô Đình Thục trong việc chuyển tiền
vào Ngân hàng ngoại quốc thì đã có nhiều người khác sẵn sàng lo, trong đó có cả
các linh mục người Italia. Năm 1965, báo chí ở Italia và Pháp đã làm ồn ào lên
về vụ một linh mục người ý cướp của Ngô Đình Thục 98 ngàn đô la trong chương
mục do linh mục ý này đứng tên đã là một bằng chứng rõ rệt về chuyện Ngô Đình
Thục chuyển tiền ra nước ngoài.
Trang 236
Bất chấp nỗi cơ
cực và phẫn uất của nhân dân, bất chấp sinh mệnh của đất nước đang bị cộng sản
đe doạ, lòng tham vô đáy của Ngô Đình Thục cứ dựa vào chế độ mà trở thành to
lớn hơn và vô liêm sỉ hơn. Thục chỉ biết tiền, tiền và tiền. Tuy nhiên những vụ
kể trên vẫn chưa đáng kể khi so sánh với vụ Ngân khánh xảy ra vào những ngày
dao động cuối cùng của chế độ. Ngày 29 tháng 6 năm 1963, Ngô Đình Thục tổ chức
lễ Ngân khánh kỷ niệm 25 năm thụ phong Giám mục của ông ta. Thay vì tổ chức
trong phạm vi tôn giáo và gia đình thì Ngô Đình Thục trong mục đích làm tiền
một vố thật lớn đã biến lễ Ngân khánh của mình thành một quốc lễ. Tại Sài gòn,
Ngô Đình Thục giao cho Trương Vĩnh Lễ, chủ tịch Quốc hội, thành lập "Uỷ
ban Trung ương mừng lễ Ngân khánh" mà Lễ là chủ tịch và tất cả mọi ngành,
mọi cơ cấu của định chế gọi là Quốc hội đều tham dự vào việc đóng góp tiền bạc.
Còn tại các Bộ thì Bộ trưởng phải đứng đầu các tiểu ban.
Trang 238
Trên thực tế thì
dưới chế độ Ngô Triều, Ngô Đình Thục là người có ảnh hưởng nhất tại miền Nam.
Quyết định của ông ta là tiếng nói cuối cùng của gia đình vì không những cá
nhân ông Diệm phải nghe lời Thục mà Thục lại biết lôi kéo gia đình Ngô Đình Nhu
để Thục thêm vây cánh. Và tuy không tham dự trực tiếp vào chính quyền, tại giáo
phận Vĩnh Long trước kia cũng như tại Huế năm 1965, tư dinh của Ngô Đình Thục
vẫn là trung tâm quyền lực to lớn để hàng ngày Thục tiếp những nhân vật quan
trọng không khác gì ông Diệm tiếp Quốc khách tại dinh Độc lập hay dinh Gia Long.....
Xét về trường hợp của Ngô Đình Thục ta thấy rõ
ràng ông tiêu biểu một cách trọn vẹn nhất cho sự tổng hợp của những tệ đoan mà
thực dân và phong kiến đã để lại trên phong hoá nước ta: cái tệ đoan hối mại
quyền thế qua hệ thống đẳng cấp phong kiến của triều đình nhà Nguyễn lúc mạt
vận và cái tệ đoan dĩ công vị tư qua chính sách bòn rút tài nguyên của thực dân
bảo hộ lúc xua quân xâm chiếm nước ta. Vì thừa hưởng cái gia tài đó vào tận
trong tim óc cho nên khi em lên làm Tổng thống là anh phải tận dụng quyền thế
để biến của đất nước thành của riêng mình. Điều đáng buồn là chiếc áo
tu sĩ và những năm dài học giáo lý Thiên chúa giáo không đủ sức mạnh để đánh
bật được những gốc rễ của các tệ đoan đã bám quá sâu vào tâm thức của Ngô Đình
Thục, con chiên ghẻ của Giáo hội Việt nam và Giáo hội La mã.
Ngô Đình Thục
không phải chỉ tham tiền mà còn tham quyền hành và địa vị. Đầu năm 1956, sau
khi ông Diệm truất phế Bảo Đại bước lên ngôi vị Tổng thống rồi, Giáo Hoàng Pie
XII bèn thăng Đức Cha Nguyễn Văn Hiền lên chức Tổng Giám mục Sài gòn. Quyết
nghị của Đức Thánh Cha làm cho hai anh em ông Diệm hết sức phẫn uất vì Giáo
Hoàng đã không chấp thuận ứng viên mà ông Diệm đòi hỏi là người anh Ngô Đình
Thục đang là Giám mục Giáo phận Vĩnh Long.
Mối căm giận đối
với Giáo Hoàng đã đưa ông Diệm lấy những biện pháp quyết liệt.
Thông báo cho Toà
thánh La mã từ nay tất cả các giáo sĩ ngoại quốc đến hành đạo tại Việt nam phải
tuyên thệ trung thành với ông Diệm bằng không sẽ được coi như là thành phần
thân Cộng. Bắt giữ Giám mục Sieltz của Hội truyền giáo hải ngoại Pháp, định bỏ
tù ông ta nhưng Vatican can thiệp kịp thời.
Ra lệnh cho sở
kiểm duyệt phải kiểm soát những thư từ đến Vatican, mở những văn kiện của Toà
thánh thông báo việc Đức Cha Hiền được thăng chức, làm phó bản những văn kiện
ấy, giữ lại một thời gian trong khi Giám mục Ngô Đình Thục bay sang Rome để xin
Giáo hoàng thay đổi quyết định.
Dù vậy nhiều Giám
mục, nhiều linh mục Việt nam cũng đã biết được việc Giáo Hoàng thăng chức cho
Đức Cha Hiền nên đã rao giảng cho các lớp đạo, còn Đức Cha Hiền thì lên tiếng
buộc tội ông Diệm đáng phải bị dứt phép thông công.
Tuy nhiên như
nhiều người vào thời đó đều biết rằng Đức Cha Hiền chỉ giữ chức vụ Tổng Giám
mục Sài gòn được vài tháng rồi bị thuyên chuyển lên Đà Lạt sống âm thầm để gặm nhắm
mối tình đời bạc đen cho đến khi Ngài tạ thế. Còn các Linh mục thân cận với Đức
Cha như cha Oanh, cha Thiêng, cha Của đều bị anh em ông Diệm vu khống đủ thứ
tội, có vị bị đưa ra toà án (Cha Của hiện nay là một Giám mục sống tại Hoa kỳ).
Trình bày về gia
đình họ Ngô, George Menant (trong tuần báo Paris Match ngày 23-11-1963) đã
viết: Nền gia dình trị của nhà Ngô như hậu quả đã cho thấy là chính
quyền thì Ngô Đình Diệm, cảnh sát công an thì Ngô Đình Nhu còn vợ ông ta thì
tham nhũng áp phe, ngoại giao thì Ngô Đình Luyện, buôn lậu lúa gạo thì Ngô Đình
Cẩn. Lãnh vực tôn giáo thuộc về Ngô Đình Thục, một nhà tu hành mà làm chủ vô số
đất đai, và tư dinh ông ta thì có bố trí súng phòng không. Nhưng cái mũ Hồng y
chưa phải là tham vọng cuối cùng của ông ta mà phải là "ngôi vị Giáo
Hoàng"- phải là một Giáo Hoàng không thể kém hơn.
Theo truyền thống của Vatican muốn chọn
một Giáo Hoàng cầm đầu Giáo hội La mã thì Hồng y được bầu lên phải xuất thân từ
các quốc gia mà người công giáo phải là đại đa số. Cũng vì vậy mà chính quyền
ông Diệm đã cho phát hành những bản thống kê nói rằng tại Việt nam có 70% dân
số theo Thiên chúa giáo, 20% theo đạo Phật và 10% thuộc các đạo linh tinh khác. Đáng lẽ những bản
thống kê như thế vẫn tiếp tục công bố nếu không có phái đoàn đại diện Toà thánh
đến Việt nam nhận thấy rằng cờ Phật giáo tung bay khắp nơi, con số 70% là Phật
tử chứ không phải là giáo dân. Ông Diệm giận lắm nên mới có lệnh cấm treo cờ
Phật giáo với bộ máy đàn áp không lay chuyển nổi đưa đến việc tự thiêu công
khai và đầy xúc động của các nhà sư...
Trang 240
Những sự kiện trên
đây không chỉ làm nổi bật lòng dạ tham-sân-si vô độ của anh em nhà Ngô mà còn
cho thấy họ luôn luôn là hạng người gian trá, phản phúc. Mỗi lần hễ quyền lợi
cá nhân của họ không được thoả mãn là họ có chủ trương phản bội ngay dù kẻ bị
phản bội là một vị Giáo Hoàng. Họ đã phản bội nhà Nguyễn, cựu hoàng Bảo Đại,
người Pháp, sau này họ phản bội người Mỹ, phản bội quân dân miền Nam, và cả ân
nhân, bằng hữu, đồng chí, thuộc cấp đã từng ủng hộ hoặc phục vụ cho họ.
Thời kỳ hành đạo ở
Tây ban nha, Ngô Đình Thục đã hai lần "phản loạn" để tranh chức Giáo
Hoàng, bị Toà thánh trừng phạt nặng nề càng cho thấy bản chất phản bội vốn đã
nằm sâu thẳm trong tâm, can, tì, phế của anh em nhà Ngô rồi. Một con người, một
Tổng giám mục như thế mà trong cuốn sách "Làm thế nào giết một Tổng
thống" ông Cao Thế Dung đã ca ngợi là đạo đức, là không dính vào chính
trị!
Tuy Ngô Đình Thục
là một thứ sâu mọt ghê tởm rồi thế mà chủ trương tham nhũng của Ngô Đình Nhu
lại còn ghê tởm hơn, còn làm hại cho đất nước khủng khiếp hơn.
@@@
Tương Đỗ Mậu là
một công thần của Ngô triều từ vị trí của người sát cánh với ông Diệm đã viết
về chế độ gia đình trị như thế.
(i)/- CHÚ THÍCH
TRONG CHÚ THÍCH.
Tướng Đỗ Mậu không
trực tiếp tham gia vào chiến dịch khủng bố Đạo Cao Đài. Ông đọc các báo cáo và
ghi nhận lại. Nếu báo cáo trung thực thì ông Mậu đúng nếu không trung thực thì
ông Mậu bị sai theo.
Đoạn viết sau đây
của ông về cuộc khủng bố ngày 10-5-1955:
Nhưng kể từ ngày 5 tháng 10 năm 1955, khi anh em ông
Diệm mua chuộc được tướng Cao Đài Nguyễn Thành Phương rồi một mặt cho tấn công
vào Toà thánh Cao Đài Tây Ninh tước khí giới 300 hộ vệ quân của Phạm Công Tắc, (i)
@@@
Đoạn trên có 02
điều sai:
i.1/- ... kể từ ngày 5 tháng 10 năm 1955, khi anh em
ông Diệm mua chuộc được tướng Cao Đài Nguyễn Thành Phương...
Đoạn nầy sai vì từ
ngày 02-5-1955 Đức Hộ Pháp ký Thánh Lịnh Quốc Gia hóa Quân Đội Cao Đài thì
Tướng Phương đã lĩnh lương của ông Diệm từ đó.
Ngày 05-10-1955
(05 tháng sau) Ngô Đình Diệm ra lịnh cho Tướng Phương và Tướng Tất khủng bố Đạo
Cao Đài.
i.2/- ... cho tấn công vào Toà thánh Cao Đài Tây Ninh
tước khí giới 300 hộ vệ quân của Phạm Công Tắc,...
Việc nầy Ông
Phương báo cáo láo và ông Mậu là nạn nhân.
Theo Văn Tịch Pháp
Nhơn Luân Chi Đạo của Ngài Hồ Bảo Đạo tại trang 59 thì sự việc như sau:
...Đang ở Trí Huệ Cung hay đặng tin nầy Đức Hộ
Pháp cấp tốc trở về Hộ Pháp Đường kêu bọn cận vệ hầu Đức Hộ Pháp đem nạp hết võ
khí cho Đức Hộ Pháp. Chưa hay biết gì nên bọn cận vệ vâng lịnh đem nạp hết võ
khí cho Đức Hộ Pháp.
Độ 01 (một) tiếng đồng hồ sau thì hai Tướng Phương và
Tất kêu quan về bao vây Hộ Pháp Đường. Bọn cận vệ nổi nóng muốn chống lại nhưng
tay không đành phải thúc thủ.
Thì ra Đức Hộ Pháp đoán trước nếu Tướng Phương bạo
hành thì sẽ có cuộc xô xát đổ máu giữa bọn cận vệ và bộ hạ của Tướng Phương có
thể làm cớ cho chánh quyền Ngô Đình Diệm cho quân vào chiếm đóng Tòa Thánh luôn
với danh nghĩa là giữ an ninh trật tự trong nội bộ của Cao Đài.
@@@
Tướng Phương tước
khí giới cận vệ quân là lấy vũ khí trên tay cận vệ quân hay buộc cận vệ quân
phải giao nộp vũ khí. Đàng nầy chính Đức Hộ Pháp thu hồi vũ khí của cận vệ quân
trước đó rồi Tướng Phương mới tới thì làm sao gọi là Tướng Phương tước khí
giới???
Ngài Hồ Bảo Đạo là
người có mặt tại chổ nên đáng tin hơn.
Phụ thân tôi (là
công quả và Bảo Thể) có mặt trong Nội Ô Tòa Thánh khi đó. Người kể lại rằng Đức
Hộ Pháp biết trước nên ra lịnh cận vệ nộp vũ khí vừa xong thì Tướng Phương đem
quân về vây Hộ Pháp Đường... Chú Tôi là một quân nhân Cao Đài (khi quốc gia hóa
thì giải ngũ) cũng kể lại việc Đức Hộ Pháp thâu hồi vũ khí xong thì Tướng
Phương kéo quân tới...Song đó là chỉ là lời kể mãi đến khi đọc Văn Tịch Pháp
của Ngài Hồ Bảo Đạo chúng tôi mới rõ.
@@@
Việc đọc báo cáo hay các thông tin để tạo nên Hồi ký hay
tác phẩm biên khảo dĩ nhiên là cần thiết nhưng vẫn có độ rủi ro của nó. Tướng Đỗ Mậu đã bị rủi
ro khi đọc báo cáo về vụ tước khí giới trên đây. Ông cũng gặp rủi khi viết về
việc Quốc Trưởng Bảo Đại bắt ông Diệm thề.
CHƯƠNG 4: Những ngày cuối
cùng của Thực dân Pháp.
Trang 44.
Ngày 16 tháng 6
năm 1954, sau một buổi tiếp kiến với Ngoại trưởng Foster Dulles, Quốc trưởng
Bảo Đại ký sắc lệnh 38/QT bổ nhiệm ông Ngô Đình Diệm làm Thủ tướng. Sau khi ông
Diệm tuyên bố chấp nhận, Bảo Đại bèn kéo ông vào một gian phòng kế cận trong
lâu đài Thorence, nơi Bảo Đại trú ngụ tại Cannes, chỉ bức thánh giá rồi bắt ông
thề: “Chúa của ông đó, ông hãy thề sẽ bảo toàn lãnh thổ quốc gia mà người ta sẽ
giao phó cho ông. Ông sẽ bảo vệ quốc gia chống lại Cộng sản và nếu cần đánh cả
người Pháp “.
Ông Diệm suy nghĩ
giây lát, nhìn Bảo Đại, rồi quay lại phía thánh giá để thề:
- Tôi xin thề!
Kể lại những sự
kiện trên đây, ký giả Karnow viết rằng: “Sau khi bổ nhiệm ông Diệm làm Thủ
tướng, Bảo Đại đã tự đào lỗ huyệt chính trị của mình mà không biết".
Những sự kiện về
việc ông Ngô Đình Diệm đến bái yết Quốc trưởng Bảo Đại khi nhận chức Thủ tướng
còn được Hillaire Du Berrier kể tường tận hơn, đúng như cựu Bộ trưởng Phan Huy
Quát và ông Tôn Thất Cẩn đã kể cho tôi nghe:
Ngô Đình Diệm sau
khi từ giã Hoa kỳ năm 1953, về Bỉ rồi đến Pháp và không thể tránh được con
đường dẫn tới ngôi lâu đài 12 phòng tại Cannes. Lúc ấy vào tháng 6 năm 1954, một người thấp nhỏ, kỳ dị, lạnh lùng,
thiếu nét vui tươi đứng trước một vị cựu hoàng mà vẫn tâu là "Bẩm Hoàng
Thượng", mặc dù vị cựu hoàng đó lúc bấy giờ chính thức mang danh hiệu là
Quốc trưởng.
Bảo Đại biết rõ
con người đó tính tình bất thường hay thay đổi khi thì bẽn lẽn rụt rè nhưng đôi
khi lại nóng nảy cục cằn, thứ người lì lợm khắc khổ vì những năm tháng cô đơn
thiếu tình người, Bảo Đại biết con người đó cao ngạo và ngoan cố. Nếu để chọn
lựa một vị Thủ tướng trong giờ phút tổ quốc lâm nguy để phục vụ hữu hiệu cho
quốc gia thì Ngô Đình Diệm mà Bảo Đại sẽ phải chỉ định làm Thủ tướng chỉ là con
người được chọn lựa sau chót, nhưng Bảo Đại không còn có lựa chọn nào khác hơn.
Quì xuống trước
Bảo Đại, Ngô Đình Diệm thề trung thành với vị hoàng đế của ông ta. Đã trải qua
biết bao thăng trầm cay đắng, Bảo Đại chấp nhận mọi việc chỉ là thường tình,
Bảo Đại cố quên những buổi hội thảo, đầy sóng gió tại Hồng Kông năm năm về
trước, Bảo Đại biết rằng con người trước mặt ông ta không bao giờ quên thù hận
nhưng Bảo Đại vẫn làm phần vụ của ông ta chỉ định Ngô Đình Diệm làm thủ tướng
với toàn quyền thành lập chính phủ. Lời nói cuối cùng của Bảo Đại là: "Ông hãy hợp nhất các giáo phái vào
cộng đồng quốc gia, thống nhất phần đất nước còn lại của chúng ta".
Bà Nam Phương
Hoàng hậu, cũng là một tín đồ Thiên chúa giáo như ông Diệm, đã khẩn khoản yêu
cầu ông Diệm hãy cứu vãn và tạo thế lực cho nhà Nguyễn để giúp đỡ cho Bảo Long,
con trai bà. Bảo Đại ký cho ông Diệm cái ngân phiếu một triệu đồng bạc để tổ
chức những cuộc biểu tình "tự phát" (spontaneous demonstration) hầu
làm xúc động người Mỹ và tạo hào hứng cho dân chúng Việt Nam. Diệm bỏ ngân
phiếu vào túi rồi cảm ơn và tâu: "Bẩm
Hoàng Thượng nếu khi nào Ngài thấy tôi có lỗi, Ngài chỉ nói một lời là
tôi từ chức ngay".
Ngày 26 tháng 6
năm 1954, Diệm vào tuổi 54 trở về Việt nam để chấp thánh và từ đây thì trách
nhiệm về phần người Mỹ.
@@@
Người mà Tướng Đỗ
Mậu viết là một người thấp nhỏ,
và Bẩm Hoàng Thượng trên đây chính là Đức Hộ Pháp (ông Diệm cũng Bẩm Hoàng
Thượng đó thôi). Trong Ván Bài Lật Ngữa Trần Bạch Đằng cũng viết dáng người của
Đức Hộ Pháp như thế.
Còn như kỳ dị, lạnh lùng, thiếu nét vui tươi là
nhận định chủ quan của từng người.
Và chính Đức Hộ
Pháp kể lại lời thề của họ Ngô như chúng tôi trình bày tại mục b trên đây. Đi
sâu hơn nữa có thể nghĩ rằng Tướng Mậu không dè đó là Đức Hộ Pháp nên văn phong
đoạn nầy kém tôn trọng Đức Hộ Pháp so với những đoạn khác trong Hồi Ký.
@@@
Trong trách nhiệm
biên niên khi cần làm rõ một vấn đề gì chúng tôi phải tham khảo nhiều nguồn (kể
cả lời kể của những người sống trong giai đoạn đó). Các vị có khi chưa thấy
được toàn cuộc song đó là những chi tiết để đối chiếu với những văn bút. Từ
nhiều nguồn dù sao cũng có lợi hơn là một nguồn. Khi các nguồn có sự sai biệt
chúng tôi thiễn nghĩ cần trình bày rõ để quí bạn đọc kiểm tra xem nguồn nào khả
tín.
Thời đại internet
cho chúng ta nhiều nguồn phong phú do vậy chúng ta có điều kiện để nhìn vấn đề
qua nhiều góc cạnh. Qua đó chúng ta thấy rõ sự tiên liệu của Đức Hộ Pháp về
nhiều phương diện.