HÒA BÌNH CHUNG SỐNG BIÊN NIÊN (tt 46)
HỘ
PHÁP ĐƯỜNG. VĂN
PHÒNG. SỐ: /HP.HN |
ĐẠI
ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ. (Tam Thập Nhứt Niên). Tòa Thánh Tây Ninh. |
THƯ
CHÚC TẾT
Nhơn dịp xuân đến,
cũng như thường lệ, cả toàn Đạo đều hướng về nơi Tổ Đình của Đại Gia Đình
Thiêng Liêng do Đức Chí Tôn đến tạo dựng đặng thăm hỏi Thánh Thể của Ngài và vị
Chưởng Quản bảo vệ sự nghiệp ấy trót một năm đã qua là thế nào và định tương
lai của nó là dường bao.
Bần Đạo không đặng
hân hạnh có mặt nơi Toà Thánh trót một năm đã qua, làm cho tình huynh đệ phải
chia lìa khiến cho Bần Đạo phải ngậm ngùi thương nhớ.
Từ ngày Đại Từ Phụ
và Đại Từ Mẫu đến khai mở chơn truyền, giao phó ngọn cờ cứu khổ hầu độ dẫn con
cái của hai Đấng vào con đường chí chơn chí thánh. Cái khó khăn cho sứ mạng
thiêng liêng là Đại Từ Phụ và Đại Từ Mẫu buộc ta phải lấy căn bản nền văn minh
tối cổ của Tổ Phụ ta đã lưu lại là triết lý Tam Giáo Qui Nguyên, Ngũ Chi Phục
Nhứt.
Nếu ta cạn xét, ta
ngó thấy với một Đạo Giáo mà
bảo thủ với chơn truyền rất khó khăn quá sức của ta tưởng nghĩ. Huống chi cả
triết lý của các nền Đạo Giáo
đương nhiên hiện hữu tại mặt thế này thì nó đã quá sức với trí khôn ngoan tưởng
tượng. Song ta phải xét đoán, nếu không như thế thì có phương chi khác để tạo
dựng đại đồng thiên hạ và thống nhứt các tín ngưỡng chơn lý lại làm một cho
đặng. Ấy là mục tiêu trọng yếu của hai Đấng Phụ Mẫu tạo đoan muốn đạt đến. Còn nếu ta muốn xu hướng theo một triết
lý Đạo Giáo nào làm căn bản thì nó sẽ trái hẳn với nghĩa lý tận độ của Đạo.
Cái khó khăn của ta khi thi hành sứ mạng là do nơi lẽ ấy.
Khi Đại Từ Phụ đến
giao phó cho đàn anh của chúng ta sứ mạng lập giáo thì tưởng rằng nền chơn
truyền này nó sẽ đơn giản hơn các tôn giáo khác; chớ chưa hề tưởng tượng đến
một sự mới mẻ khó khăn như thế. Chính mình Bần Đạo trước kia cũng nghĩ như vậy,
mới có can đảm theo chơn Đại Từ Phụ và Đại Từ Mẫu, chớ chưa dè là đảm nhiệm một
trách vụ quá sức phàm của ta phải thi thố.
Thật ra ta chưa
tìm đặng một nơi nào và đường lối nào đi cho đúng phận. Chính mình Bần Đạo mơ
mộng rằng khi trả xong phận sự cùng xã hội nhơn quần với triết lý Tiên Nho đã
định là xong phận sự đặng toại hưởng an nhàn, từ bi tự toại với triết lý Đạo
Lão và Đạo Thích là đủ phận. Nào dè sứ mạng cao trọng chưa phải đến với mục
phiêu ấy là đủ, mà lại phải dung hoà các tư tưởng đạo giáo, thống nhất các
triết lí tinh thần làm một; ấy là một điều chưa hề có trí khôn ngoan nào làm
đặng. Nó là một ảo vọng mà từ trước tới giờ chưa có một nhà triết học nào nghĩ
đến.
Chính nơi yếu điểm
này mà Bần Đạo vẫn ngồi xem quyền CHÍ TÔN vô đối của Đại Từ Phụ thiệt hiện nơi
mặt thế này. Vì thầm hiểu rằng chỉ có tay quyền năng vô đối của Đức CHÍ TÔN mới
làm đặng mà thôi. Tương lai của Đạo Cao Đài sẽ vạch rõ cho toàn thể nhơn sanh
thấy điều ấy.
Trót 31 năm hành
đạo, đi trên con đường nguy hiểm khó khăn, mà Bần Đạo đã đủ nghị lực, đủ kiên
chí, đủ can đảm là Bần Đạo ngó thấy rằng tướng diện phi thường của nó từ từ
hiện tượng. Nhờ ơn thiêng liêng và quyền năng vô đối của hai Đấng Phụ Mẫu vạn
linh giúp sức và dìu đường dẩn nẽo mà chơn truyền của Đức CHÍ TÔN từ từ nhi
tiến.
Ta càng bị cơ đời
khảo đảo, thử thách nặng nề thì ta lại càng có dịp thấy quyền năng ấy thiệt
hiện. Bởi cớ mà đức tin của Bần Đạo ngày càng kiên cố và bền vững. Nhiều khi
tâm hồn của Bần Đạo còn dám cả gan liều lĩnh dấn thân vào nơi nguy hiểm khó
khăn, dường như muốn đẩy thân mình vào tử lộ đặng bảo vệ toàn sanh mạng của
nhơn sanh hầu thử cơ tạo hoá.
Ở mặt thế gian
này, ai lại chẳng muốn an nhàn, tự toại bởi nó là một món thuốc trường sanh kia
mà. Trái lại với nó là một hành vi điên rồ và ngu muội.
Đã biết như thế mà
Bần Đạo lại quyết định đi ngược chiều để thử thách nhơn tâm và xem trình độ của
đời đã đến một điểm nào cho biết. May ra cái điên rồ của Bần Đạo nó sẽ tạo nên
cho cả con cái của Đức CHÍ TÔN một cây cân vô hình đặng đo lường tâm đức và
tinh thần của các Đạo Giáo.
Bần Đạo nếu muốn
cho Đạo đặng an nhàn tự toại như các tôn giáo khác, muốn thân danh của Bần Đạo
đặng hưởng phúc hạnh cá nhân là một điều rất dễ làm. Nhưng tâm đạo của Bần Đạo
nó không cho phép Bần Đạo hưởng điều ấy trong khi quốc dân cùng tổ quốc Việt
Bần Đạo quả quyết
rằng từ trước đến giờ, suốt 31 năm dài đăng đẳng Hội Thánh và toàn con cái Đức
CHÍ TÔN cũng tưởng nghĩ như thế, nên dám hy sinh; cương quyết đi trên con đường
thánh đức ấy, mới bảo thủ đặng nghiệp Đạo đến ngày nay. Bằng chẳng vậy thì Đạo
đã chết từ buổi sơ sanh của nó. Nó phải phi thường, giống tượng ảnh của Đấng
phi thường đã tạo dựng nó mới phải lẽ. Đức CHÍ TÔN đã biểu con cái của Ngài
thay thế hình ảnh của Ngài bên cạnh nhơn sanh thống khổ, tức nhiên biểu ta làm
Ông Trời tại thế này, mà làm Ông Trời là điều không phải dễ.
Với con cái chơn thân của Ngài thì Bần Đạo
nói là phải làm điều phi thường như Đại Từ Phụ đã làm phi thường cho kiếp sống
của ta phi thường thì mới đáng sống. Còn với con cái chơn thành thật thà của Ngài thì Bần Đạo lại nói cứ noi bước
của đàn anh, nhứt tâm nhứt đức. Họ không có quyền hành nào trong kiếp sống của
họ mà dám cả gan dìu dắt con cái thiêng liêng của Đức CHÍ TÔN đi lầm đường lạc
ngõ.
Đài vinh diệu của
Ngài đến lập sẽ vinh quang rực rỡ nơi bước hành trình tương lai của ta ngay
trước mắt. Ta sẽ đặng hân hạnh thấy điều ấy.
Bần Đạo xin gởi cả
tâm tình yêu ái vô đối cho mỗi đàn em trong của Đạo và ban phép lành cho cả
toàn thể con cái Đức Chí Tôn y như bí pháp của Ngài truyền dạy và cầu xin Đức
Đại Từ Phụ và Đại Từ Mẫu thường tại trong tâm trí của mỗi người. (1)
KIÊM
BIÊN, ngày 21 tháng 12 Bính Thân.
(DL,
21-1-1957)
HỘ
PHÁP
Chưởng
Hiệp
Thiên và Cửu Trùng.
(Ấn
Ký).
SAO
Y BẢN CHÁNH.
Tòa
Thánh ngày 30-12-Bính Thân.
Thái CPS. Ấn Ký. Thái Bộ Thanh. |
Thượng CPS Ấn Ký. Thượng Sáng Thanh |
Ngọc CPS. Ấn Ký. Ngọc Non Thanh. |
VÂNG
LỆNH BAN HÀNH.
QU.
THƯỢNG THỐNG LẠI VIỆN.
Giáo
Sư Thượng Khương Thanh.
(Ấn
Ký)
CHÚ THÍCH.
(1)/- Ngài là Hiến
Pháp Trương Hữu Đức thay mặt Đức Hộ Pháp đọc THƯ XUÂN trong ngày lễ Vía Đức Chí
Tôn. Đó cũng là ngày công khai ra mắt HÒA BÌNH CHUNG SỐNG. Sau đó Đức Hộ Pháp
có lời tuyên dương cuộc lễ thành công rực rỡ...mà Ngô Triều không liệu được.
Đây là bằng cớ vững chắc cho Khổ Nhục Kế năm 1956 của Hội Thánh ĐĐTKPĐ thực
hiện ngay trước mắt Ngô triều. Chúng ta thấy Đức Hộ Pháp viết THƯ XUÂN TRƯỚC
rồi mới ra THÁNH LỊNH dạy cách thực hiện rất chi tiết....tiên liệu mọi tình
huống...phá hoại từ mọi phía...