Thời Pháp thuộc cũng chưa ngăn cản và cấm đoán nó xuất hiện ra được. Huống lựa là ngày hôm nay Ngô Đình Diệm buộc phải xin phép chánh phủ của nó mới được dùng thì là quá trễ lắm rồi. Nó đã sản xuất trong khi Ngô Đình Diệm chưa sản xuất, thì Ngô Đình Diệm không có quyền kiểm soát nó. Nếu Ngô Đình Diệm biết tôn trọng tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo thì phải tôn trọng nó.
Nếu Bần Đạo còn ở
Tòa Thánh thì Bần Đạo bảo nó leo lên nóc Đền Thánh, cạp thử nóc Đền Thánh coi
bao nhiêu tuổi, rồi hỏi hàm răng
của Ngô Đình Diệm trong khi cạp ấy ê như thế nào thay vì đem Đạo Kỳ và biểu
hiệu nạp cho hắn quyết đoán
…
Các em nên tuyên
bố cho thiên hạ biết rằng: Những hành vi của Trần Quang Vinh hiệp tác cùng
Ngô Đình Diệm, không có một mảy may nào dính líu đến Qua cả. Mấy em chán biết
nếu Qua muốn hợp tác cùng Ngô Đình Diệm thì có cần chi Qua xa lánh Tòa Thánh
đến xứ Nam Vang trót trên hai năm nay.
HỘ PHÁP ĐƯỜNG. VĂN PHÒNG Số: 15 /HP.HN. |
CHÁNH SÁCH HÒA BÌNH CHUNG SỐNG. Do Dân- Phục Vụ Dân- Lập Quyền Dân. *** |
Gởi cho:
. Mấy Em trong Ban Vận động CSHBCS.
. Mấy Em trong HBGH Miền Nam.
Qua có nhận được
tất cả những giấy tờ của các em gởi lên:
. Phúc trình số
7/PT ngày 29-4 Mậu Tuất kèm theo bản Thông Tri những người vừa được thả và bản
kê khai số tiền (có biên nhận gởi về) của CSHB miền Nam.
. Phúc trình số
5/PT ngày 05-01-Mậu Tuất của Chơn Kim kèm theo Tờ Chúc Thọ và 03 Tờ Minh Thệ
của ban CSHBCS Nữ Phái.
. Phúc trình hai
cơ quan HBCS và HBGH kèm theo Bài Chúc Thọ, Bản Vi Bằng, hai bài thi và số tiền
hai cơ quan.
. Phúc trình của
Lập Bữu ngày 01-5- Mậu Tuất kèm theo Tờ Chúc Thọ, Tờ Tuyên Thệ và sao lục thơ
của Ph V K.
. Phúc trình số
29/PT ngày 25-2- Mậu Tuất của Hòa Tâm (HBGH) miền Trung.
. Phúc trình số 42
CSTU ngày 01-5-Mậu Tuất kèm theo Ủy nhiệm thư và 05 bức Tâm Thư, 05 bài thi
chúc thọ và thông qui tiền của HBGH Nam, Nữ.
. Phúc trình số 21
ngày 10-5- Mậu Tuất của Ng V Thiệu có đính theo những tài liệu sao lục và số
tiền 900$ có biên nhận gởi về trước rồi.
. Phúc trình số 23
ngày 05-5- Mậu Tuất của Ng V Thiệu có số tiền là 900$ đã có biên nhận gởi theo
đây.
. Riêng về số tiền
thì Qua đã nhận tùy theo thông qui của các em và đã có biên nhận đủ y như sự
cầu xin của các em để gởi về.
&&&
*/. Chiếu theo
phúc sự số 29/MT ngày 28-2-Mậu Tuất của Hảo Tâm HBGH miền Trung nói về em Lễ Sanh
TR H L ở Bình Dương muốn được lịnh của Qua bổ em đi Quyền Khâm Châu Đạo Bình
Dương.
Em cầu xin bút
tích của Qua chứng nhận cho em đặng vào cơ quan HBGH. Theo ý sự kêu nài nầy là
cho em đủ đức tin do mạng lịnh của Qua đặng em đủ uy tín tổ chức cho mấy ngàn
tín đồ dưới quyền em dìu dẫn từ thuở đến giờ gia nhập trọn vào cơ quan HBGH.
Sau nữa cho các em khác đủ đức tin rằng chính mình qua đã ra lịnh cho Em Lễ
Sanh chớ không phải do người khác mượn lịnh của Hộ Pháp. Đã vậy Qua gởi theo
đây bức thơ đặc biệt cho em Lễ Sanh TR H L cầm làm tin.
. Về sự nội phản
của Lễ Sanh Ngọc Ngưu Thanh Qu. Khâm Châu Bình Định, Qua không lấy chi làm lạ.
Vì Ngưu nó là đứa kiếm đường lập thân danh, nơi nào cũng có nó. Trước kia nó ở
trong quân đội của Nguyễn Văn Thành và Nguyễn Thành Phương. Khi giải tán quân
đội, nó không biết nương thân nơi nào, nên quay đầu về cửa Đạo. Qua vì từ bi
cho vào hàng Chức sắc, lại cho cầm quyền Đạo một địa phương. Biết đâu vì nó đã
nhờ quyền hành Đạo mà hôm nay nó được quyền đời trọng dụng đặng làm khí cụ trở
lại phản Qua như Phương buổi nọ. Nay Ngưu không thể chối từ lợi quyền đời
của nó mà trở lại phản Thầy, phản Đạo. Các em nên coi điều ấy là điều bình
thường Qua không lấy chi làm lạ. Qua chỉ mong ước cho Ngưu đoạt được sở
vọng của nó, bền giử hạnh phúc của nó với cái giá trị phản Đạo, phản Thầy của
nó. Qua để mắt coi cái cao xa của Ngưu sẽ nâng đở nó đi đến đâu để trở nên đứa
hữu dụng cho Đời và Đạo.
Khi nào mấy em có
dịp gặp Ngưu, mấy em nói lại với nó điều này:
“Con người sống ở
đời, mà sau lưng có một kẻ thù nghịch, cũng nên gọi là vô phước, huống lựa là
phân nửa quốc dân Việt Nam sẽ làm người thù nghịch với nó, thì thử hỏi kiếp
sống nó có hạnh phúc hay không?”.
Biểu nó suy nghĩ
hai lẽ “Khôn, Dại” mà giữ mình kẻo tánh mạng nó cũng khó bền giử đừng luận chi
khác nữa. Các em cho nó học ít bài học cho đích đáng đặng giác mê nó.
. Còn Lễ Sanh Lan,
Qua cũng mong ước ngày về của Qua, Qua còn đặng thấy nó sống để gặp Qua là đủ.
Vụ Lan và Ngưu tạm đình đãi lại khi Qua trở về Đền Thánh …
. Theo sự yêu cầu
của mấy em Qua ký bốn bức Tâm Thư gởi cho các vị Đại Đức các tôn giáo. Đặng khi
mấy em tổ chức xong Ủy Ban Cán Sự đi phổ biến giữa các tôn giáo mấy em cho họ
xem đủ bút tích của Qua đặng làm bằng cớ là do mạng lịnh của Qua mà mấy em lập
thành HBGH.
Qua có tiếp đặng
mấy bài thơ chúc xuân của mấy em, nhưng Qua tiếc rằng Qua không có thời giờ
đặng họa vận lại. Vì nó đã làm cho Qua cảm kích vô ngàn bởi tình cảm của mấy
em. Mấy em khuyên Lễ Sanh Thượng Ng Thanh đặng nung chí cho Nó và toàn thể các
em đã bị nạn chung với Nó sốt sắng trở lại nhiệm vụ như trước. Mấy em nói lại
với nó rằng chính mình Qua nói: Nếu vàng không đặng nhiều phen trui vào lửa
thì giá trị của Nó không thể gì cao trọng đặng. Việc bị bắt buộc tù đày của nó
là điều làm cho giá trị của Nó thêm cao trọng đó vậy. Thiên hạ biết thương yêu
tôn trọng chúng nó là nhờ cái khổ hạnh của Nó tạo ra giá trị cho Nó vậy.
*/. Chiếu theo bản
PT số 7/PT của Ban Vận Động CSHBCS Miền Nam.
Điều thứ nhứt:
Nói về chánh quyền
Ngô Đình Diệm buộc toàn Đạo không được treo Đạo Kỳ trong những ngày lễ của Đạo
hoặc trong ngày Tết... duy chỉ có treo Quốc kỳ mà thôi (1).
Khi đặng Sắc Lịnh
ấy, Thượng Sanh có triệu tập mật các Chức Sắc lớn bàn luận. Những sự quyết định
của họ mấy em không hiểu thế nào mà Thượng Sanh đã gởi cho Tổng Thống Diệm hai
lá Đạo Kỳ có Thiên Nhãn và Đạo Kỳ Tam Thanh xuống cho Ngô Đình Diệm xem xét.
Cả Chức Sắc Thiên
Phong từ đây không được đeo biểu hiệu; lại cho lịnh Cơ Thánh Vệ, Bảo Thể cũng
phải đem biểu hiệu đến Dinh Tổng Thống xem xét, coi có đáng cho đeo cùng chăng?
Nhưng Ngô Đình Diệm cũng chưa cho Hội Thánh biết họ liệu định thế nào... cho
đến hôm nay cũng chưa trả lời.
Các biểu hiệu và
Đạo Kỳ có trước năm 1927. Nó là của các Đấng Thiêng Liêng và Đại Từ Phụ đã ra
lịnh dùng từ ngày mới khai Đạo đến giờ. Đạo đã dùng Đạo Kỳ và biểu hiệu ấy lan
tràn khắp thế giới đều biết từ khi Ngô Đình Diệm còn là thường dân ở Trung
Việt.
Thời Pháp thuộc
cũng chưa ngăn cản và cấm đoán nó xuất hiện ra được. Huống lựa là ngày hôm nay
Ngô Đình Diệm buộc phải xin phép chánh phủ của nó mới được dùng thì là quá trễ
lắm rồi. Nó đã sản xuất trong khi Ngô Đình Diệm chưa sản xuất, thì Ngô Đình
Diệm không có quyền kiểm soát nó. Nếu Ngô Đình Diệm biết tôn trọng tự do tín
ngưỡng, tự do tôn giáo thì phải tôn trọng nó.
Nếu Bần Đạo còn ở Tòa Thánh thì Bần Đạo
bảo nó leo lên nóc Đền Thánh, cạp thử nóc Đền Thánh coi bao nhiêu tuổi, rồi hỏi hàm răng
của Ngô Đình Diệm trong khi cạp ấy ê như thế nào thay vì đem Đạo Kỳ và biểu
hiệu nạp cho hắn quyết đoán. (2)
. Cầu Đoạn Trần
Kiều cháy là tại duyên cớ nào?
Cây cầu ấy không
phải của Đạo mà là của toàn thể quốc dân và chính mình Đạo đã bố thí cho họ.
Khi qua cất xong Trí Huệ Cung Qua mở con đường Thiên Thọ Lộ đi tắt về Cẩm Giang
đến Tòa Thánh. Con lộ ấy của toàn Đạo đã ra công làm. Khi hoàn thành Qua giao
nó lại cho Tỉnh Trưởng Tô Văn Qua đặng tráng cho toàn dân xữ dụng. Khi Qua
đắp con đường An Nhàn Lộ Qua mới làm cái cầu Đoạn Trần Kiều và tạo cái Hồ Thất
Bữu cho chúng sanh tắm rửa sạch sẽ trước khi về tới Tòa Thánh. (3).
Hôm nay nếu có kẻ ám
muội nào muốn phá hoại đốt cây cầu Đoạn Trần Kiều tức nhiên kẻ ám muội ấy muốn
cho thiên hạ hết đường đi đến Tòa Thánh. Kẻ ấy là kẻ phản đạo và là kẻ ác đức
làm khổ cho người tâm đạo muốn về đến Tòa Thánh mà không đi đặng. Còn nói chung
họ làm Thiên Hỉ Động phải lìa khỏi Cẩm Giang không liên hiệp tới lui cùng nhau
đặng lo ruộng rẫy... kẻ phá hoại ấy sẽ bị quyền thiêng liêng hành phạt rõ rệt
thiên hạ đều biết. (4)
Mấy em để mắt xem
kẻ nào bị thiêng liêng phạt một cách quá nghiêm khắc thì chính kẻ ấy là kẻ phá
hoại, không cần gì tra sát bây giờ mà vô ích.
. Về bệnh của Cao
Tiếp Đạo, mấy em cho hay rằng bệnh của Cao Tiếp Đạo không giảm bớt nên đã chở
về tại nhà khách Giáo Tông Đường như củ. Người không còn tiếp dưỡng được chi
cả, nếu khi nào có uống vô một vài muỗng bột mì tinh thì bị tả ra liền. Vì vậy
mà hiện Tiếp Đạo rất yếu. Đạo Nhơn Lê Văn Trung vào thăm thì Tiếp Đạo nói: Qua
bị Đức Chí Tôn phạt.
Tiếp Đạo làm sao biết đặng điều ấy?
Cơ bút nào nói
phạt, phạt về tội tình gì?
Đức Chí Tôn là Đại
Từ Phụ có khi nào eo hẹp như thế ấy?
Ai đã bắt tội
người làm cho Đạo loạn ly khổ não như hôm nay?
Tại quyền đời áp
bức mới ra nên nổi chớ có phải Tiếp Đạo là tội nhơn đâu mà Đại Từ Phụ trừng
phạt. Nếu có người có liên quan mật thiết đến tình cảnh của Đạo hôm nay chính
là Bần Đạo.
Bần Đạo đã bỏ dở
đành đoạn Tòa Thánh mà xuất ngoại làm cho Tòa Thánh như nhà không chủ, trăm mối
đa đoan từ trong lẫn ngoài do sự bỏ đi của Bần Đạo. Nếu Tiếp Đạo hôm nay mà
bị trọng bịnh cũng có phần của Bần Đạo để cho người nặng nề gánh vác nghiệp đạo
mà từ thử đến giờ Bần Đạo chưa có lần nào nỡ phú thác cho người đảm đương phận
sự.
Vì chính mình Bần
Đạo đã hiểu rõ rằng Tiếp Đạo đã mang bịnh rất hiểm nghèo; hễ đảm đương nặng nề
phận sự thì phải đoản thọ. Nên từ thử tới giờ Bần Đạo chỉ kiếm phương cho người
làm đạo có chừng, chớ chưa hề ép buộc gánh vác nặng nề. Bần Đạo khi đem Tiếp
Đạo về châu tất mọi điều tại nhà khách Giáo Tông Đường thì đã hiểu rõ bệnh ngặt
nghèo nguy hiểm của người; nên thà cam chịu cực nhọc mọi điều chớ không nở để cho
người chia sớt.
Chỉ vì Bần Đạo đi
khỏi Tòa Thánh nên mới để cho người gánh vác mọi điều phận sự quá sức của
người, bịnh nguy hiểm ấy như bịnh của Tiếp Đạo. Vậy Tiếp Đạo có lỗi chi
chăng về tâm lý chớ về hình thức thì hữu công vô tội.
Qua lấy làm cám cảnh
và cám ơn toàn thể mấy em. Mấy em lại nhớ ngày sanh nhựt của Qua mà để tâm ủy
lạo cho các anh em của mấy em bị nạn trong các khám đường. Các em làm ơn cho
Qua biết kết liễu của Tòa án chánh quyền Ngô Đình Diệm kêu án Trung Tá Thoại
như thế nào?
Buộc tội Thoại về nổi gì?
Các em theo dõi
hai vị cố vấn đắc lực Nh và Th xin cho đặng bản án của chính quyền Ngô Đình
Diệm buộc tội nó như thế nào gởi lên cho Qua đặng có sự dùng. Số hai chục ngàn
đồng (20.000$) của Thoại đã xin đặng lo với thầy kiện, ai sẽ đãm đương việc ấy?
Mấy em nên cho Qua biết.
Còn phái đoàn Tam
Giang là phái đoàn gì? Mấy em nói rõ cho Qua hiểu.
Về hội nghị tại
Saigon đặng quyết định điều chi? Mấy em cũng nên cho Qua biết.
Mấy em nói lại với
Chơn Kim rằng bản chúc thọ và mấy bài thi của nó làm cho Qua cảm động vô cùng
nhưng Qua tiếc vì không có thì giờ đặng họa thi lại với nó.
Khi mấy em có dịp
gặp Khai Đạo Phạm Tấn Đãi nói Qua để lời khen nó, khen vì tài nịnh hót của
nó... trong lúc Qua vắng mặt nơi Tòa Thánh nó thừa cơ hội đã đảo nhục mạ Qua.
Qua cầu xin khi Qua về Tòa Thánh nó bền giử cử chỉ ấy đặng nó hiến cho Qua một
món quà mới lạ là sự phản phúc vô chừng vô đổi của nó. Mấy em nên nhắc nó rằng
nơi cửa Đạo Cao Đài những cử chỉ của nó từ thử đến giờ người ta đã chán chê,
cho nên nó thay đổi cử chỉ cho ra mặt nịnh của nó là một điều hay đó. Nói rằng
Qua để lời khen nó.
Qua có đặng phúc
sự của em ST Nguyên, Nhung và Hưởng về vụ Trung tá Châu, cậy Hiến Pháp mời mấy
em đến Sài Gòn vì xe chật nên không thể rước Giảm đi có ba đứa Hưởng, Nhung,
Nguyên xuống Sài Gòn mà thôi. Xuống đến nhà Trung tá thì có Hiến Pháp và Phối
sư Ngọc Non Thanh. Hiến Pháp nói lại với mấy em đó rằng: Hiện chánh phủ vì nội
bộ rối ren, nên Ngô Đình Diệm muốn gỡ rối mà kiếm phương chuộc tội. Do đó họ
muốn cậy mấy em giúp họ dùm đủ bằng cớ về hành vi bất hợp pháp của chánh quyền
đối với Đạo, hầu chánh phủ chỉnh đốn bộ máy địa phương. (5).
Thật sự nếu còn
công an của chính quyền Ngô Đình Diệm ở Nội-ô Tòa Thánh, chiếm đóng Nhàn Du
Khách Sạn làm chủ quyền của Ngô Đình Diệm để khủng bố Đạo ngày nào thì Qua nhất
định không trở về Tòa Thánh. Nếu không nói rằng Qua chờ lấy đủ tài liệu đặng đủ
bằng cớ đem chánh phủ độc tài hại Đạo của Ngô Đình Diệm ra kiện trước Tòa Quốc
Tế.
Mấy em không nên
nghi kỵ gì hết. Giữa cửa địa ngục có Quan Âm Bồ Tát thì ở giữa những kẻ hung
bạo may ra cũng có người hiền lương đạo đức. Biết đâu giữa chánh quyền Ngô Đình
Diệm tàn ác lại xuất hiện ra những kẻ chơn thật mến đạo, mến công lý, kín đáo
giúp mấy em tìm phương cứu đạo. Mấy em đủ trí thức, đủ lịch lãm thế tình, đủ
nhận xét thì đề phòng coi họ có thật tâm giúp mình chăng? Hay là họ lợi dụng
mình rồi tính mưu mô hại lại mình?
Theo tư tưởng của
mấy em trong phúc sự là đúng. Hễ để cho Diệm ngã tức nhiên là khối quốc gia
ngã; mà hễ khối quốc gia ngã thì khối cộng sản chiếm từ Nam chí Bắc. Việt Nam
bị xích hóa.
Vì sự ấy nên Qua
mới ra khỏi nước nhứt định giác ngộ quốc dân về nguy cơ ấy hầu phục quyền cho
họ nắm vững chủ quyền toàn thể quốc dân đặng định tương lai cho tổ quốc và
giống nòi: DÂN VI CHỦ.
Ta phải thừa cơ
hội chiếm kỳ đặng tự do tín ngưỡng. Rồi giúp toàn thể quốc dân đủ phương thế
quật cường chiếm lại cho kỳ đặng quyền tự do tín ngưỡng. Đường lối trung lập
của Qua, chỉ ngó quốc dân mà tiến bước. Hễ quốc dân mạnh tiến thì Qua tiến còn
quốc dân ngừng bước thì ta ngừng. Qua không nghịch với Ngô Đình Diệm mà cũng
không thuận với Hồ Chí Minh vì cả hai Qua đã kể như tôi tớ của ngoại bang lệ
thuộc.
Qua chỉ ngó nòi
giống của Qua làm định hướng cho Qua mà thôi.
Không biết công
hay tội dù rằng hai đàng ai phải ai quấy, ai nên ai hư Qua đã rõ thấu nhưng Qua
không đàm luận trích điểm. Qua chỉ để cho Tòa lương tâm của toàn thể quốc dân
và lịch sử tương lai định đoạt.
Qua tuyên bố trắng
trợn như thế nầy:
Qua chỉ biết toàn
thể quốc dân và tổ quốc Qua mà thôi, chớ không biết chánh phủ Ngô Đình Diệm và
chánh phủ Hồ Chí Minh chi hết. Qua sẽ nhìn chính phủ nào của toàn thể quốc dân
chỉ định trong tương lai tới đây mà thôi.
Vậy Qua cho mấy em
biết thành phần của Ủy Ban chính Qua lập thành đặng điều khiển cả hai cơ quan
HBCS và HBGH như dưới đây:
Cố vấn:.........
Trưởng
Ban:................
Phó Trưởng
Ban:................
Tổng Thơ
Ký:...................
Ủy Viên Tuyên
Huấn:................
Ủy Viên Tổ
Chức:.............
Ủy Viên Kiểm
Soát:..........
Ủy Viên Liên
Lạc:.........
Còn Ủy Viên Tài
Chánh thì Qua để cho mấy em lựa chọn, miễn mấy em lựa người đủ năng lực và biết
hoạt động tài chánh. Các tổ chức CSHBCS và HBGH từ trước đến giờ vẫn giử y như
củ. Chỉ có các cơ quan cầm quyền của hai tổ chức phải tùng quyền Ủy Ban thống
nhất mà hành sự cho đến ngày có lịnh mới.
Trong các Tờ Phúc
Sự Qua đã thâu đặng của mấy em duy có Tờ Phúc Sự của Lập Bữu làm cho Qua thỏa
mãn hơn hết; nhưng các sự của nó đã nói sẽ kết liễu thế nào Qua chưa rõ đặng.
Vậy Qua vẫn đợi coi sự kết liễu ra sao?
. Các em nên tuyên
bố cho thiên hạ biết rằng: Những hành vi của Trần Quang Vinh hiệp tác cùng
Ngô Đình Diệm, không có một mảy may nào dính líu đến Qua cả. Mấy em chán biết
nếu Qua muốn hợp tác cùng Ngô Đình Diệm thì có cần chi Qua xa lánh Tòa Thánh
đến xứ Nam Vang trót trên hai năm nay. (6)
Qua muốn đi khỏi
Tòa Thánh cốt muốn lánh nạn cho khỏi chánh phủ Ngô Đình Diệm chi phối, đặng giữ
tròn lập trường trung lập đối với miền Nam cũng như miền Bắc. Ta không xu hướng
bên nào, đặng ngày kia có phương hòa giải cho chủng tộc, từ Nam chí Bắc hiệp
cùng nhau làm cho Hoàng đồ thống nhất và chủng tộc hiệp đồng. Ấy là chước hy
sinh của Qua đã định.
Vậy thì không có
lý do gì ngày hôm nay Qua lại đi ngược với đường lối đã vạch sẳn từ trước đến
giờ. Không có lý do gì Qua đi ngược với thuyết đơn giản của Qua là: “Đồng Bào
Tổ Quốc là trên hết”. Qua chỉ biết làm
tôi tớ cho giống nòi của Qua mà thôi, Qua nhất định không làm đày tớ cho một
cường lực nào hết. Mấy em nên tuyên bố cho toàn thiên hạ biết điều ấy.
Trước khi dứt lời
Qua ban phép lành cho toàn thể mấy em và cầu nguyện Đức Đại Từ Phụ, Đại Từ Mẫu
cùng các Đấng Thiêng Liêng phò hộ mấy em làm tròn sứ mạng cứu dân, cứu nước của
Qua giao phó cho mấy em đặng cứu nguy cho nước nhà và chủng tộc./. (7)
Kiêm
Biên ngày 09-5-Mậu Tuất.
(25-6-1958)
Hộ
Pháp.
(Ấn
Ký).
CHÚ THÍCH.
(1)/- Phát xuất từ
dụ số 10 thời Pháp thuộc.
Hồi Ký Đỗ Mậu (Sách có 415 trang khổ giấy A4. Fon chữ Times
New Roman Size 14) đã nhận định về dụ số 10 như sau:
CHƯƠNG
14. KỲ THỊ TÔN GIÁO
Trang 263.
Sau khi cuộc di cư
năm 1954 hoàn tất, dân số toàn quốc là 38 triệu mà trong đó 15 triệu người sinh
sống tại miền Nam. Trên phương diện tôn giáo, 15 triệu người đó được phân chia
như sau: Tin Lành ra đời tại Việt nam từ năm 1921 có độ 200.000 tín đồ. Hoà Hảo
(từ năm 1939) có độ 1.500.000 tín đồ. Cao Đài (từ năm 1925) có độ 1.500.000 tín
đồ, và ngoài hai tôn giáo còn lại là Phật và đạo Thiên Chúa thì hầu như mọi
người đều theo đạo gia tiên.
Trang 264.
Cứ nhìn lại tiến
trình sự du nhập của đạo Thiên chúa giáo vào Việt nam nhìn lại lịch sử dòng họ
Ngô Đình vì bị người Lương khủng bố, phải bỏ làng Xuân Dực đến ngụ cư ở làng
Đại Phong, nhìn lại việc ông Ngô Đình Khả được cố đạo ngoại quốc nuôi cho ăn
học rồi về nước làm quan theo Pháp dẹp quân Kháng chiến Cần vương, cứ nhìn việc
ông Nguyễn Hữu Bài rồi ông Ngô Đình Diệm đều làm Thượng thư đầu triều và đều có
ý đồ riêng trong việc ủng hộ Kỳ ngoại hầu Cường Để, ta sẽ thấy rõ anh em ông
Diệm đã được hun đúc như thế nào để chỉ một mặt thì mang nặng hận thù với người
bên Lương và mặt khác thì hết lòng làm nhiệm vụ mở mang nước Chúa theo tham
vọng của Hội Thánh La mã.
Mà ý Chúa, ý Hội
Thánh là gì? Ta hãy nghe Tổng giám mục Drapier, Khâm mạng Toà thánh tại Huế nói
rõ: "Hội Thánh là một cơ quan hằng đi tới. Hội thánh thiết lập ở đâu là
sống ở đó, mà sống tức là cứ bành trướng mãi do một sức mạnh kích phát từ bên
trong. Mầm sống của đạo Thiên Chúa chính là một thứ men nồng không thể chịu nằm
yên, không di dịch. Bản tính nó là làm cho sôi nổi, cho nứt vỡ giới hạn bên
ngoài. Mọi sự ngăn trở, ngược đãi đã không thể khiến nó nhụt đi lại còn làm cho
nó thêm phấn khởi". Một lối nói tuy văn vẻ mà hàm ý đầy oán trách, hận thù
và kiêu căng.
Trang 264.
Dưới chế độ Diệm
nhà thờ mọc lên khắp nơi, hầu như mọi đơn vị quân đội (ngay cả giữa Sài gòn)
đều có một nhà thờ, và ngay những nhà thờ cũ bị hư hại thời chiến tranh cũng
đêu được trùng tu lại hết. Những cơ sở văn hoá, xã hội, kinh tế, các trường
tiểu học, trung học đại học tư, bệnh viện, Giáo Hoàng học viện Pic X... của
công giáo mọc lên rất nhiều.
Trong lúc đó thì
Cao Đài, Hoà hảo không có một cơ sở nào đáng kể ngoài các Toà thánh, còn Phật
giáo cũng chỉ vẻn vẹn mấy trường Bồ Đề từ thời trước để lại. Thế mà Cần lao
công giáo vẫn chưa hài lòng, vẫn tìm mọi cách để bành trướng thêm hầu chèn ép
các tôn giáo khác.
Hội Thánh Tin
lành, một tôn giáo nhỏ, không ảnh hưởng gì nhiều đến đời sống quốc gia và không
tranh chấp với ai, những tín đồ lại có tinh thần chống cộng rất cao, chỉ xin
xây cất một bệnh xá và một trường thần học nhỏ bé tại Hòn Chồng (Nha Trang) mà
cũng bị kỳ thị. Cụ Lê Văn Thía, Hội Trưởng Hội Tin Lành Việt nam gởi đơn khiếu
nại tới chính quyền hơn hai năm liền mà vẫn bị khước từ vì chính quyền cho rằng
đất cụ xin là đất bất động sản của trường La-san, nghĩa là đất của Công giáo.
(Mà thật ra là đất của quốc gia). Trong lúc đó thì Tiểu Chủng Việt La-san đã
chễm chệ phiếm trọn ngọn đồi đẹp nhất thành phố Nha Trang, không liên hệ gì tới
miếng đất ở chân đồi mà cụ Thái xin xây cất cơ sở cho Hội Thánh Tin Lành.
Dưới thời Đệ nhất
cộng hoà, các tổ chức Công giáo tha hồ xuất bản báo chí, kinh sách, tiếng nói
Công giáo ra rả ngày đêm trên các đài truyền thanh. Thế mà kinh điển Phật giáo
lại bị kiểm duyệt gắt gao, đến nỗi Phật giáo không dám ra một tờ báo có tính
quần chúng suốt mười năm trời, ngay cả việc sử dụng đài phát thanh cũng không
được chấp thuận.
Ngày 23-7-58, Ngô
Đình Nhu mở một hội nghị toàn quốc tại Sài gòn về vấn đề giáo dục để xét lại
chương trình giáo dục học đường. Sau hội nghị này một nghị định chính phủ ra
đời, trong đó có biện pháp “kiểm soát chặt chẽ các trường tư thục”. Giới
công giáo nổi lên phản kháng biện pháp kiểm soát của Ngô Đình Nhu, nhiều tạp
chí công giáo tại Sài gòn đã mở một chiến dịch đả kích biện pháp này. Phong
trào đang ồn ào như thế thì bỗng nhiên dịu xuống một cách đột ngột lạ lùng. Sau
đó người ta mới biết hàng giáo phẩm công giáo đã được hai ông Nhu và Thục giải
thích cho biết biện pháp này phải được công khai ban hành để biện minh cho kế
hoạch làm tê liệt các cơ sở giáo dục của Phật giáo. (i)
Chánh sách kỳ thị
tôn giáo của chính phủ đã - ở một mặt nào đó - được gia đình ông Diệm tráo trở
hợp pháp qua đạo dụ số 10 năm 1950 của thực dân để lại. Thật vậy, trong khi
tình trạng của Thiên chúa giáo dưới thời ông Diệm là một tình trạng thả lỏng,
nghĩa là không bị ràng buộc bởi một văn kiện nào thì Phật giáo và các tôn giáo
khác lại có cái văn bản pháp lý của đạo dụ số 10 chi phối.
Phải nói cho đúng rằng đạo dụ số 10 là sản
phẩm độc ác và thâm hiểm nhất của thực dân Pháp trong chính sách tiêu diệt các
tôn giáo tại Việt nam, vì một mặt chúng nhằm làm tê liệt các sinh hoạt tín
ngưỡng của quần chúng Việt nam, mặt khác chúng giành độc quyền hành đạo.
Điều 1 của đạo dụ
liệt mọi tôn giáo (trừ Thiên chúa giáo) vào loại hiệp hội thường như đua ngựa,
đánh banh... điều 7 cho phép chính quyền từ chối không cấp giấy phép hoạt động
hoặc cấp rồi mà vẫn có thể rút lại không cần phải nói lý do, điều 10 và điều 12
cho phép bất cứ nhân viên hành pháp hay tư pháp nào cũng có quyền kiểm soát các
hiệp hội tôn giáo, điều 14 và 28 có giới hạn tài sản của một tôn giáo ở mức nào
đó mà thôi, và dĩ nhiên điều số 14 dành một chế độ đặc biệt sẽ quy định sau
(nhưng rồi chẳng bao giờ quy định) cho các Hội truyền giáo Thiên chúa giáo.
Rõ ràng phải có
một thâm ý độc ác, anh em ông Diệm mới duy trì cái đạo dụ đầy kỳ thị như thế
của chế độ dành cho các tôn giáo khác tại miền Nam, trong khi đã xoá bỏ hầu hết
mọi cơ cấu của chế độ này. Sự duy trì đạo dụ này cho thấy thâm ý gì nếu không
phải là quyết tâm tiếp tục chính sách Công giáo hoá của thực dân Pháp, tiếp tục
biến Việt nam thành cánh tay nối dài của một loại đế quốc Vatican Trung cổ tại
lục địa châu Á?...
Trang 288.
Tôi cần phải nói
rõ và nói lớn ở đây rằng cuộc đấu tranh của Phật giáo tuy phát động từ sự kiện
treo cờ nhưng nguyên uỷ thật sự, động cơ sâu sắc của nó thật ra đã xuất hiện từ
lâu, từ khi anh em ông Diệm tiến hành chính sách tiêu diệt các tôn giáo khác
cho Thiên chúa giáo được ngôi vị độc tôn trong đời sống tâm linh và tín ngưỡng
của người Việt.
(2)/- Khẩu khí
hiên ngang và bình dân của Đức Hộ Pháp...
Nếu Bần Đạo còn ở Tòa Thánh thì Bần Đạo
bảo nó leo lên nóc Đền Thánh, cạp thử nóc Đền Thánh coi bao nhiêu tuổi, rồi hỏi hàm răng
của Ngô Đình Diệm trong khi cạp ấy ê như thế nào thay vì đem Đạo Kỳ và biểu
hiệu nạp cho hắn quyết đoán.
Người có lưu tâm
đọc qua một lần thì không bao giờ quên...
(3) Ý nghĩa Ao
Thất Bữu.
Trong Kinh Thiên
Đạo và Thế Đạo bài Kinh Tiểu Tường:
Ao Thất Bửu gội
mình sạch tục,
Ngôi liên đài quả
phúc Dà - Lam
Đối chiếu với câu:
Khi Qua đắp con đường An Nhàn Lộ Qua mới làm cái cầu
Đoạn Trần Kều và tạo cái Hồ Thất Bữu cho chúng sanh tắm rữa sạch sẽ trước khi
về tới Tòa Thánh.
Chúng ta thấy
trong chánh giáo của Đức Chí Tôn các chi tiết đều ứng hợp nhau.
(4)/- Con hạc ở
Đoạn Trần Kiều.
Chúng ta biết rằng
năm 1954 khi Đức Hộ Pháp đi Đài Loan có giao cho vị Tá Lý Lành và công quả đắp
hình con hạc chở Thầy trò Tân Dân Tử và Tôn Võ Tử bay từ ngoài vào Trí Huệ
Cung. (Ý nghĩa Phàm nhập Thánh). Khi
thực hiện các vị lại để con hạc bay từ Trí Huệ Cung ra ngoài. (Ý nghĩa Thánh
lâm Phàm).
Khi Đức Ngài về
thấy vậy thì dạy cứ để vậy không sửa (vì đó là thiên ý chớ không phải các vị
công quả dám cải lời Tôn Sư).
Đó là trên văn
bút... nhưng sau đó chúng ta không thấy con hạc ra sao cả có lẽ con hạc đã bị
hủy hoại trong khi Đoạn Trần Kiều bị đốt năm 1958 chăng?
5)/- Trong bản
chúng tôi có thì tên các vị viết tắt nhưng đối chiếu với trang 107 trong quyển
HÒA BÌNH CHUNG SỐNG SỬ LƯỢC của Ngài Qui Tâm nên chúng tôi viết tên đầy đủ.
(6)/- Đức Hộ Pháp
xác định lần thứ nhì rằng Ngài Phối Sư Thượng Vinh Thanh (Trần Quang Vinh) tự
hợp tác với Ngô Đình Diệm và không liên quan đến chánh sách HBCS của Đức Ngài.
Điều nầy cũng có
nghĩa là chỉ có một HBCS hễ có cái nào khác đều là hàng giả, hàng dỏm... cũng
như chỉ có MỘT ĐĐTKPĐ hễ có ĐĐTKPĐ nơi nào khác hơn 06 chữ trên là bàng môn tả
đạo.
(7)/- Cùng ngày
nầy Đức Hộ Pháp có 02 văn thư.
Ngày 25-6-1958 Đức
Hộ Pháp lập Ủy Ban để điều khiển cả 02 cơ quan: CS HBCS và HBGH.
Đến ngày 17-7-1958
Đức Ngài giải thích rõ là Ủy Ban Thống Nhất và cách thức làm việc.
@@@
CHÚ THÍCH TRONG
CHÚ THÍCH.
(i)/. Đây là thực
tế điển hình cho hành vi công giáo liên hiệp với chính quyền Ngô Đình Diệm (là
liên hiệp với chính trị) để thủ lợi riêng cho mình.
Giới công giáo nổi lên phản kháng biện pháp kiểm soát
của Ngô Đình Nhu, nhiều tạp chí công giáo tại Sài gòn đã mở một chiến dịch đả
kích biện pháp này. Phong trào đang ồn ào như thế thì bỗng nhiên dịu xuống một
cách đột ngột lạ lùng. Sau đó người ta mới biết hàng giáo phẩm công giáo đã
được hai ông Nhu và Thục giải thích cho biết biện pháp này phải được công khai
ban hành để biện minh cho kế hoạch làm tê liệt các cơ sở giáo dục của Phật
giáo.
Trong ĐĐTKPĐ Thầy
cấm hẳn Đạo liên hiệp với chính trị.
Xem PCT chú giải
phần nhiệm vụ Chưởng Pháp chúng ta thấy nếu Đạo liên hiệp với chính trị thì đã
vô hiệu hóa nền chánh giáo. Bởi vì Chưởng Pháp sẽ im lặng trước sưu cao thuế
nặng của chính phủ cũng như mọi lẽ bất công khác trong xã hội.
09 chi phái ĐĐTKPĐ
và mấy chục cơ sở tôn giáo liên quan đến Cao Đài im lặng trước sưu cao thuế
nặng, trước tham nhũng, lợi ích nhóm và bất công xã hội do chế độ cộng sản tạo
ra chính là hành vi liên hiệp với chánh trị để hưởng lợi. Đã liên hiệp với
chánh trị mà còn rêu rao rằng TU HÀNH THUẦN TÚY là sàm biện và ngụy biện.