HÒA BÌNH CHUNG SỐNG BIÊN NIÊN (tt 41)
Thật ra nếu Bần Đạo có tham vọng chiếm đoạt chính quyền thì đã làm rồi, trước khi Đức Quốc Trưởng và Ngài về nước.
Trong Đạo Sử chúng ta chưa từng thấy một vị Giáo Chủ ra tranh đoạt đặng làm chủ quyền đời, ấy là điều đại kỵ của Bần Đạo, bởi vậy nên chính mình đi Hương Cảng hội đàm đặng rước Đức Bảo Đại về nước cầm quyền Quốc Trưởng trong buổi nước nhà nguy biến, chớ Bần Đạo không chịu mó tay vào nội bộ chánh quyền.
HỘ PHÁP ĐƯỜNG. VĂN PHÒNG. SỒ: 147 /HP.HN |
ĐẠI ĐẠO TAM KỲ
PHỔ ĐỘ. (Tam Thập Nhứt Niên). Tòa Thánh Tây Ninh. |
Hộ
Pháp
Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài Hiệp Thiên và
Cửu Trùng.
TÂM THƯ.
Kính
Ngài Ngô Đình Diệm Tổng Thống nước Việt Nam Cộng Hòa Sài Gòn.
Kính
Ngài Tổng Thống.
Từ
ngày Bần Đạo ra khỏi nước đến nay, Bần Đạo chưa hề gởi thơ cho Tổng Thống về
mục đích của Bần Đạo muốn đạt đến chỗ nào? Bần Đạo tin nơi lòng đạo đức và trí
thức cao thượng của Ngài nên để cho Ngài tìm hiểu và suy đoán.
Tổng
Thống và Bần Đạo chẳng phải là người xa lạ với nhau về tinh thần ái quốc và vị
chủng. Bần Đạo bỏ công chức hồi Pháp thuộc cũng như Ngài đã bỏ quan trường buổi
ấy, hai tâm đức cũng như nhau, bởi đau khổ thấy giống nòi bị lệ thuộc làm tôi
đòi thiên hạ và nước nhà chịu nạn thống trị của ngoại bang. Trường hợp tranh
đấu của chúng ta dầu khác đường lối mà chí ý có lẽ cũng đồng. Vậy tinh thần đôi
ta cũng vẫn một khuôn khổ, một ý chí. Ngài đã thấy rõ rằng Bần Đạo đã liệt Ngài
vào hạng Đồng Chí. Chỉ có một điều, Ngài có thể phiền trách Bần Đạo đặng là mọi
hành vi của Bần Đạo đối cùng Ngài từ thử Ngài nắm chánh quyền đến giờ đều là âm
thầm kín đáo, chớ chẳng phải như ai kia, xưng hô công nghiệp đặng thân cận cùng
Ngài. Muốn nói cho rõ hơn nữa là Bần Đạo muốn cho cả sự chi mà Bần Đạo đã thi
thố giúp đỡ Ngài, Bần Đạo không muốn chính mình Ngài hiểu nữa mà chớ?
Hôm
nay Bần Đạo viết bức tâm thơ nầy vì thấy đủ bằng cớ rằng chánh phủ của Ngài họa
ảnh của Bần Đạo với một vẻ lầm lạc vụng về, thô kém, từ hình trạng lẫn tinh
thần, dầu rằng đôi ta đã được dịp gặp nhau, hiểu biết nhau từ lúc hội đàm tại
Paris, cùng Đức Bảo Đại nơi một khách quán tại Paris trước khi Ngài về nước đảm
nhiệm trọng quyền.
Thêm
nữa, chúng ta đã có nhiều lúc mặt nhìn mặt, tay bắt tay, hội đàm cùng nhau mật
thiết. Bởi cớ mà Bần Đạo lầm tưởng Ngài biết rõ tâm tình của Bần Đạo hơn ai hết
mới thờ ơ như thế.
Ngài
cũng nên hồi tưởng lại nhớ kỹ càng mọi lẽ tinh vi rồi định thử lại coi Bần Đạo
là người ơn hay là người oán?
Vậy
Bần Đạo xin tiếp tục tưởng rằng tại trạng thái bình thường của Bần Đạo chẳng
phải chính tay của Ngài mà là tay của kẻ ngoại bang có lẻ, Bần Đạo xin nói rõ
và thú thật Ngài rằng Bần Đạo không thể nào xem Tổ Quốc và nòi giống bị ngoại
bang lệ thuộc một phen nữa, chẳng phải bị quyền lực ngoại ban của một nước mà
bị hai khối đế quốc thực dân Tư Bản và Cộng Sản Quốc Tế đua nhau toan quyền bá
chủ hoàn cầu.
Bần
Đạo cốt yếu xuất ngoại để đủ quyền tự do của Bần Đạo đặng đầu cáo hội nghị
Geneve đã chỉ định chia hai đất nước từ vĩ tuyến 17. Bần Đạo cho đó là một hành
động áp bức, bất công xã hội như bức thư số 20/HP.HN ngày 26-3-1956 mà Bần Đạo
đã gởi cho Liên Hiệp Quốc và các liệt cường Quốc Tế. Nếu Bần Đạo còn ở trong
nước thì chắc Ngài không cho Bần Đạo làm điều ấy.
Việc
làm nầy Ngài đã đặng biết trước vì khi hội nghị Genever dưới quyền Thủ Tướng
của tứ cường. Bần Đạo đã đánh một bức điện văn mà bức điện văn ấy Bần Đạo đã
cầu Ngài cùng ký với Bần Đạo.
Ngài
cho một lịnh nội bộ chánh phủ của Ngài trả lời rằng theo thủ tục Ngài không thể
ký bức điện văn ấy chung cùng Bần Đạo, và biểu Bần Đạo cứ tùy tiện gởi đi bức
điện văn ấy cốt để làm ngưng cuộc tổng tuyển cử ngày 20-7-1956 cho đến ngày
toàn dân giác ngộ, biết rõ chủ quyền của họ, rồi mới định đoạt, nếu thi hành
liền thì không thể nào tránh khỏi nội loạn.
Nghe
ra Ngài đã trách Bần Đạo đã làm Chủ Tịch của Chủ Tịch Đoàn Mặt Trận Thống Nhất
Toàn Lực Quốc Gia. Điều ấy là một điều mà Bần Đạo vẫn mãi còn ân hận. Khi ở
Geneve sau khi Việt Minh đã thắng trận Điện Biên Phủ và hội nghị Geneve đã định
chia đôi đất nước thì Bần Đạo đã biết trước rằng họ đã gieo một tai hại lớn lao
cho tương lai Tổ Quốc, nên hội diện cùng phái đoàn Việt Minh cốt để tìm phương
thế hiệp đồng tâm đức đặng thống nhứt nước nhà với phương pháp hòa bình hầu
tránh nạn chiến tranh tàn khốc do ngoại bang xúi giục.
Nhưng
Bần Đạo đã thất bại vì sự khinh rẻ khối quốc gia của Việt Minh cho rằng chánh
phủ quốc gia là vô quyền hành, vô năng lực mà họ đã gọi là chánh phủ bù nhìn.
Thật ra chánh quyền buổi nọ không căn bản, không năng lực vì nạn đảng phái
tương tranh, nhơn tâm bất nhứt nên không thể đương đầu đối diện cùng họ. Các
khuyết điểm trọng hệ hơn hết là chánh phủ Quốc Gia buổi nọ không Hiến Pháp và
Quốc Hội làm hậu thuẫn. Không biết bao phen Bần Đạo đã than khổ cùng lịnh đệ
của Ngài là Ngô Đình Nhu về lẽ ấy, Ngài có thể hỏi chứng nơi ông thì đủ rõ.
Bần
Đạo đã cầu khẩn Quốc Trưởng Bảo Đại ban cho một khí cụ cần thiết, song Ngài vẫn
chần chờ không định quyết, lại ra lịnh cho chánh phủ Nguyễn Văn Tâm lập một hội
bù nhìn như Ngài đã biết.
Năng
lực tranh đấu cùng Việt Minh đã thất thế về mọi mặt và quân sự, khi họ thắng
trận Điện Biên Phủ, đánh bại Pháp quân thời họ đã quá hãnh diện kiêu căng khinh
khi quốc gia đáo để, không kể quyền hành chi cả. Họ quyết định ký thỏa ước với
chánh phủ Pháp mà thôi chớ chẳng kể rằng ta có mặt. Bởi hổ nhục ấy nên Bần Đạo
mới tìm phương thống nhất quân lực các đảng phái đặng hiệp một cùng Quân Lực
Quốc Gia thành một lực lượng đáng kể đủ uy tín oai quyền hầu ăn nói với họ.
Hại
nổi, trong khi Bần Đạo đã cầu nài cho Trung Tướng Nguyễn Văn Hinh buổi nọ là
Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Quốc Gia cùng Trần Văn Soái, Nguyễn Thành Phương,
Lê Văn Viễn hội hiệp cùng nhau liệu phương thống nhất, bởi tin tưởng rằng sở
vọng ấy đạt thành nên mới xin phép chánh Ngài đi giao du Đài Loan, Nhựt Bổn và
Triều Tiên đặng tìm hiểu rõ tình hình quốc tế. Khi trở về thì thấy sự nghiệp ấy
đã bị tan vỡ bởi ngụy quyền tranh chấp uy tín, đã chia đôi họ trở thành thù
địch, điều ấy có lẻ chẳng cần nói mà chính Ngài cũng đã đủ hiểu.
Có
lẽ Ngài còn nhớ, khi Bần Đạo đến Geneve làm quan sát viên cho Ủy Ban do Đức Bảo
Đại chỉ định. Khi đã hay biết quả quyết rằng: Hội Nghị đã quyết định chia nước
làm hai không có sự chấp thuận của toàn dân Việt Nam thì ta phải chiến đấu cùng
cả đôi bên hết thảy. (1).
Lời
tuyên bố ấy của một người như Bần Đạo nghĩ ra cũng quá đáng, vì không lẻ Bần
Đạo làm điều ấy đặng? Đến nay Bần Đạo đã nhìn nhận công nghiệp ấy đã về Ngài vì
Ngài đã thắng Pháp với đường lối chánh trị hay khéo. Ước mong rằng Ngài sẽ
thắng Việt Minh với đường lối ấy thì kỳ công của Ngài sẽ đặng hoàn toàn trọn
vẹn.
Bần
Đạo chỉ lo âu một điều là trên 80 năm bị Pháp thuộc, dân tộc ta quật cường với
không biết bao nhiêu xương máu, mà ta lại e còn chịu nạn lưu huyết xảy ra một
cách oan uổng, cốt nhục tương tàn, nồi da xáo thịt thêm nữa.
Chủng
tộc ta dân số chẳng hơn ai mà trót trên 10 năm tranh đấu hy sinh sanh mạng tài
sản đã quá nhiều, quốc dân đã quá đau khổ với nạn chiến tranh nên trong bức thơ
số 21/HP.HN ngày 26-3-1956 của Bần Đạo gởi cho Ngài và Hồ Chủ Tịch cầu khẩn với
lòng ái quốc nồng nàn đã sẵn có của hai Ngài đặng tránh nạn diệt vong cho đồng
bào và Tổ Quốc.
Kết
luận,
Bần
Đạo tưởng quả quyết rằng tại hành động của Bần Đạo đều là công khai và hợp
pháp, chẳng có một điều chi bí mật, dối gian, vì các hành động ấy đều xuất hiện
do nơi lòng ái quốc nồng nàn mà lương tâm Bần Đạo đã ra lịnh thi thố.
Ngài
đừng nghe chi những lời xàm nịnh của kẻ hầu cận, cho là Bần Đạo mong mỏi đoạt
thủ chánh quyền lập thành chánh phủ. Thoản như tình thế biến thiên thế nào đi
nữa thì cũng là tuồng cũ soạn lại mà thôi chớ không chi khác lạ cùng Bần Đạo
hết. Sự hay khéo của ta là làm thế nào bảo thủ toàn vẹn cả các thắng lợi mà
toàn thể chúng ta đã thu hoạch đặng mãi mún thành hình.
Một
đường lụa đã dệt mà mổi tay thợ thay đổi mổi cắt đứt rồi khởi đầu lại nữa thì
đường lụa ấy không thể nên hình, càng thay tay càng rối rấm. Bần Đạo đã hiểu rõ
như thế nên định phận mình chỉ biết giúp đỡ cho mỗi chánh phủ từ trước đến giờ
chớ rất gớm ghê những phen thay đổi. Thật
ra nếu Bần Đạo có tham vọng chiếm đoạt chính quyền thì đã làm rồi, trước khi
Đức Quốc Trưởng và Ngài về nước.
Trong
Đạo Sử chúng ta chưa từng thấy một vị Giáo Chủ ra tranh đoạt đặng làm chủ quyền
đời, ấy là điều đại kỵ của Bần Đạo, bởi vậy nên chính mình đi Hương Cảng hội
đàm đặng rước Đức Bảo Đại về nước cầm quyền Quốc Trưởng trong buổi nước nhà
nguy biến, chớ Bần Đạo không chịu mó tay vào nội bộ chánh quyền.
Cả
đời của Bần Đạo đã nguyện hy sinh đặng làm bạn và làm tôi tớ cho những tâm hồn
đau khổ, cho những kẻ dốt nát nghèo hèn, ngoài ra không có điều chi tham
vọng. Không công danh, không quyền lợi, vậy
mới sanh ra một tâm tình không nịnh hót, không bợ đỡ, không cầu thân,
không xàm nịnh, dường như đã thành kiêu căng tự tín.
Với
tánh đức ấy nên muốn cho kẻ hèn hạ đặng nên danh, người vinh hoa đặng công
chánh. Bằng cớ hiển nhiên là cả toàn chủng tộc ta đều thấy rõ là Bần Đạo dám
can đảm nâng đỡ binh vực dạy dỗ những hạng cùng dân, nghèo hèn, dốt nát, đứng
ra thi thố cùng đời, không hơn không kém. Bần Đạo đã hy sinh cả kiếp sống tạo
sự nghiệp chung của họ nơi cửa Đạo, cho họ đủ sang trọng vinh hiển, chớ chẳng
kể biết chi đến gia nghiệp riêng rẽ của mình.
Bắt
chước HẠNH CHÚA là thương yêu, nuôi dưỡng kẻ nghèo khó, cơ hàn nhịn cơm chia áo
cho họ. Tuy vào Đạo Cao Đài mà trước mặt cả tín đồ Bần Đạo chưa hề chối Đạo
Công Giáo của Bần Đạo. Một điều có thể làm cho kẻ gian ác xảo trá tà tâm
oán ghét hơn là bởi làm theo lời Chúa dạy: “Chẳng nên lấy bánh trẻ con đem cho
chó, kẻ nghèo khó bần cùng là con yêu dấu của Chúa”.
Một
điều đáng buồn cười hơn hết là những hạng dốt nát thường có tinh thần bội phản,
khi nó đã lập nên danh nó coi mình là trọng, không biết nhơn nghĩa là gì. Bởi
thiếu học nó trở lại phản phúc, là lẽ thường tình không chi làm lạ. Thường
người ta vì từ bi mà bị làm nạn nhơn của kẻ gian hùng ấy là điều phiền hơn hết.
Bần Đạo tiếc rằng Ngài không tìm hiểu rõ ràng Bần Đạo mà đã ra lịnh cho chánh
phủ của Ngài làm điều không hay đối với Đạo và Bần Đạo, đã làm tình thâm giữa
đôi ta một phen tiêu giảm quá nhiều, rất nên đáng tiếc.
Bần
Đạo nhứt quyết ngày trở về nước là ngày thấy đủ bằng cớ là chánh phủ Quốc Gia
khỏi bị lệ thuộc khối Mỹ và chánh quyền Miền Bắc khỏi bị lệ thuộc khối Nga bất
cứ với phương pháp nào; một cách trực tiếp hay gián tiếp cũng vậy. Sự đòi hỏi
nầy chắc Ngài cũng biết rằng Bần Đạo không có xin xỏ chi cho cá nhân của Bần Đạo
mà chỉ là cho Ngài và cho cụ Hồ Chí Minh rõ rệt.
Nếu
Bần Đạo muốn cầu danh lợi cho Đạo và riêng cho Bần Đạo thì chắc hẳn rằng không
phải đường lối như thế. Không dám đủ can đảm ôm thù thiên hạ nơi mình đặng cứu
vận mạng tổ quốc và giống nòi. Cử chỉ như thế không lẽ bị Ngài ghét bỏ.
Trường
hợp của Ngài cũng như của Bần Đạo, thời thế gây nên cái hại phân chia nhau,
điều ấy do đâu mà đến chớ, chẳng phải do đôi ta đào tạo. Cổ tục ta có nói: Thời
thế tạo anh hùng mà cũng không quên nhắc đến cái phản ảnh của nó là anh hùng
tạo thời thế. Hai điều đó Ngài đủ sức lực, đủ can đảm, đủ quyền hành thi thố
thực hiện đặng cả hai.
Bần
Đạo ước mong và cầu khẩn Đức Chí Tôn và các Đấng Thiêng Liêng bảo hộ Ngài, giúp
đỡ Ngài thành công trong sứ mạng cứu nước, cứu giống nòi trong lúc quốc gia
nguy biến. Ta có ngày gặp gỡ nhau nữa.
Bần
Đạo gởi lời thân ái chào Ngài.
Nam Vang ngày 10-10-Bính Thân (12-11-1956)
Giáo Chủ Đạo Cao Đài
HỘ PHÁP
(Ấn Ký)
&&&
(1) CHÚ THÍCH:
Theo Âu Du Ký do
Ngài Hồ Bảo Đạo ghi thì lời tuyên bố trên đây của Đức Hộ Pháp được báo chí loan
tin trong tình thế rất đặc biệt: NGOÀI Ý MUỐN CỦA TÒA SOẠN. Nhờ vậy mà chúng ta
có thêm bằng chứng về quan điểm, lập trường của Đức Hộ Pháp.
ĐỨC HỘ PHÁP TUYÊN
BỐ KHI ĐANG GẶP PHÁI ĐOÀN CỦA CỘNG SẢN Ở PARIS DO THỦ TƯỚNG PHẠM VĂN ĐỒNG LÀM
TRƯỞNG PHÁI ĐOÀN...
LẦN GẶP SAU ĐÓ 03
NGÀY ÔNG PHẠM VĂN ĐỒNG TRẢ LỜI ĐỨC HỘ PHÁP:
Ông Phạm-Văn-Đồng
xây qua nói với ĐỨC HỘ-PHÁP như vầy:
'ĐỨC HỘ-PHÁP
thử nghĩ coi biểu tôi phải nhìn nhận Ngô-Đình-Diệm . . . thì làm sao đặng, vì
họ không có đại-diện cho một thực-lực, cho một ai hết, chớ như Đạo Cao-Đài đây,
có một thực-lực hơn mấy triệu tín-đồ và một quân-đội mấy chục ngàn người, thì
chúng tôi sẵn-sàng tiếp đón và thảo-luận tất cả mọi vấn-đề'.
VÀ ĐÂY LÀ MỘT ĐOẠN
ĐỐI THOẠI GIỮA ĐỨC HỘ PHÁP VỚI ÔNG PHẠM VĂN ĐỒNG.
Ông Phạm-Văn-Đồng
cười và nói rằng: 'họ đã sợ mà còn có
người hù nữa' và day qua ĐỨC HỘ-PHÁP, hỏi ĐỨC NGÀI bị ai hù có sợ hay không?
ĐỨC NGÀI nói rằng:
'nếu tôi sợ thì tôi không có đến đây'.
Chúng tôi có nhắc cho Anh em Việt-Minh biết rằng cái công kháng-chiến của họ,
quốc-dân không quên, nhưng họ phải làm thế nào cho cuộc giải-phóng dân-tộc cho
trọn vẹn chớ đừng gở ách này rồi mang cái gông khác hay là đuổi cậu Pháp rồi
rước chú Tàu về thì không ăn thua gì và quốc-dân sẽ phán-đoán việc đó. Anh em
Việt-Minh nói rằng họ biết việc đó và không để xảy ra đâu. (a)
&&&
Nguyên nhân báo
đăng
Lời tuyên bố trong
Âu Du Ký:
Ngày 3 tháng 6 năm
Giáp-Ngọ (2 Juillet 1954):
Sáng ngày báo-chí
Suisse đăng tin thất-thủ Bùi-Chu, Phát-Diệm. Quân-đội Pháp rút chạy xuống tàu
độ-binh không kịp, phải lấy thêm ghe thuyền chở đi, còn quân Việt-Minh thì xả
súng bắn theo. Binh Pháp-Việt chống cự yếu-ớt, chỉ có một vài đồn tự-vệ của
Công-Giáo là chống cự mãnh-liệt, quyết tử-chiến, đến khi hết đạn phải đánh bằng
dao găm cho đến tên lính cuối cùng mà chẳng có một viện-trợ võ khí nào do
Phi-Cơ Hà-Nội đưa đến.
ĐỨC HỘ-PHÁP và
chúng tôi đọc hết tin ấy rất bùi-ngùi vì cảnh người giết người.
10 giờ Có vị
phóng-viên báo Agence France Press (A.F.P.) đến phỏng-vấn ĐỨC NGÀI về thời cuộc
trong lúc ĐỨC NGÀI đang xúc-động.
ĐỨC
NGÀI có mấy lời tuyên-bố mà báo Journal d'Extrême Orient ở Sai-Gon đã đăng ngày
3 Juillet, mà các báo ở Paris vẫn yên-lặng cũng là chuyện buồn cười. Số là vị
phóng-viên AFP sau khi nói chuyện với ĐỨC HỘ-PHÁP xong liền đánh về cho
Văn-Phòng Trung-Ương ở Paris. Ở đây có 3 phòng: 1.- Phòng Thông-Tin, 2.- Phòng
Tòa-Soạn, 3.- Phòng Chủ-Nhiệm và Quản-lý.
Khi bức điện ở Génève đánh về thì phòng
Thông-tin tiếp đặng thay vì đưa phòng Tòa-soạn hay phòng Chủ-nhiệm xem trước,
lại sao lục gởi tuốt qua Sai-Gòn một bản, còn một bản mới đưa qua phòng
Tòa-soạn. Chừng phòng Tòa-soạn xem thấy lời tuyên-bố của ĐỨC NGÀI, thì cho là
quá khích nên ngăn lại không cho đăng báo, nhưng không ngăn kịp bên Sai-Gon, vì vậy mà lời tuyên-bố của ĐỨC NGÀI tại
Génève làm chấn-động ở Sai-Gon, còn ở Paris chẵng có một ai hay biết. Theo lời
tuyên-bố này, ĐỨC NGÀI phản-đối sự chia xẻ nước Việt Nam.
&&&
(a): Đức Hộ Pháp
đã nhìn thấu rõ cái hiểm họa cộng sản của ông
|
Miền
Bắc trói dân đem đấu tố trong CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT năm 1956 |
Hồ Chí Minh đuổi Pháp để rước Tàu (THEO KẾ
HOẠCH CỦA TÀU CỘNG). Nên đã nói rõ tới gan ruột của người cộng sản. Do vậy bị
họ căm thù nhưng không dám có thái độ chi; mãi đến năm 1978 cộng sản mới ra BẢN
ÁN CAO ĐÀI lên án Đức Hộ Pháp.
Còn trước khi có bản án chính phủ Cộng Sản
chưa từng dám xúc phạm Đức Hộ Pháp MỘT LẦN NÀO.
Chính trị của cộng
sản là như vậy nên khi họ GHÉP ĐỨC HỘ PHÁP LÀM CHÁNH TRỊ (theo kiểu cộng sản là
TÀ TRỊ) thì lập tức một số chức sắc không chấp nhận...
&&&