Qua chỉ lo sợ cho kẻ cầm quyền Đạo vì không viễn kiến mà lưu lại hậu quả không hay cho toàn con cái của Đạo. Việc phải tới nó sẽ tới trong một thời gian ngắn ngủi, sau đây rồi chưa biết họ sẽ xử trí đối với mấy em thế thế nào? Điều ấy tương lai sẽ chỉ rõ.
…….
Mấy em biết cơ tận độ của Đức Chí Tôn nơi mặt thế nầy,
Đại Từ Phụ đến lập giáo không giống triết lý đạo giáo nào tất cả.
(08-04-1958).
Hộ
Pháp.
(Ấn
Ký).
HỘ PHÁP ĐƯỜNG. VĂN PHÒNG Số: 12/HP.HN. |
CHÁNH SÁCH HÒA BÌNH CHUNG SỐNG. Do Dân- Phục Vụ Dân- Lập Quyền Dân. *** |
Gởi cho mấy em
trong HBCS và HBGH.
Qua có tiếp đặng
giấy tờ của mấy em kể sau đây:
....................
Sau đây Qua tiếp
tục trả lời các vấn đề các em đã hỏi.
. Về phần đời.
Chính quyền Ngô
Đình Diệm thì lẽ dĩ nhiên sự khó khăn của chúng Qua đã đoán biết trước nên
không lấy chi làm lạ cho Qua hết.
Qua chỉ lo sợ cho
kẻ cầm quyền Đạo vì không viễn kiến mà lưu lại hậu quả không hay cho toàn con
cái của Đạo. Việc phải tới nó sẽ tới trong một thời gian ngắn ngủi, sau đây rồi
chưa biết họ sẽ xử trí đối với mấy em thế thế nào? Điều ấy tương lai sẽ chỉ rõ.
. Về phần Đạo.
Vụ các chi phái
sắp sửa về Tòa Thánh.
Qua buộc phải nói
với mấy em vài dòng về triết lý của Đại Đạo và chơn truyền y theo Pháp Chánh đã
định.
Mấy em biết cơ tận
độ của Đức Chí Tôn nơi mặt thế nầy, Đại Từ Phụ đến lập giáo không giống
triết lý đạo giáo nào tất cả. Đại Từ Phụ và Đại Từ Mẫu là cha mẹ của Vạn
Linh từ thử đến giờ đã giao con cái của hai Đấng cho các vị Giáo Chủ Đạo Giáo
như là cho các vị giáo sư giáo huấn...
Nhưng các môn học
và các học thuyết không có phù hợp và điều hòa lẫn nhau làm cho các tôn giáo
nơi mặt thế nầy biến thành các cơ quan đối lập, làm cho thiên hạ bất hòa, sanh
ra thù hận nên mới diễn ra giặc giã chiến tranh tương tàn tương sát.
Bởi cớ cho nên Đại
Từ Phụ và Đại Từ Mẫu dường như không tín nhiệm các vị Giáo Sư ấy nữa nên chính
mình đến giáo hóa lấy con cái. Trong sự giáo hóa ấy có mục phiêu tối trọng
yếu là dạy dỗ cho cả con cái của mình thành nhân, nên vị tại mặt thế nầy. Đặng
Đại Từ Phụ và Đại Từ Mẫu đem quyền năng sở hữu của mình chia lại cho họ đồng
quyền, đồng trị. Nghĩa là một triết thiết tối yếu tối trọng của Đạo Cao Đài là:
TRỜI NGƯỜI HIỆP MỘT (Thiên Thượng Thiên Hạ đồng trị). Bởi vậy nên nơi cửa Đạo
phân ra rõ rệt hai quyền: Quyền Chí Tôn và Quyền Vạn Linh.
Ai cầm hai quyền
ấy tại thế nầy khi Đại Từ Phụ và Đại Từ Mẫu đã phú thác? Pháp Chánh Truyền đã
phân rành hai quyền ấy trong chú giải về ba Đài là Bát Quái Đài, Cửu Trùng Đài
và Hiệp Thiên Đài.
Bát Quái Đài thì
có Chí Tôn làm chủ.
Cửu Trùng Đài thì
có Giáo Tông Chưởng Quản.
Hiệp Thiên Đài thì
Hộ Pháp Chưởng Quản.
Cầm quyền Chí Tôn
tại thế là hai vị Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài là Giáo Tông và Hộ Pháp hiệp
một.
Còn cầm quyền Vạn
Linh thì Hội Thánh và toàn thể tín đồ con cái của Đạo lưỡng phái.
Toàn Đạo có lẽ còn
nhớ cây Cơ Phong Thánh của Hiệp Thiên Đài là cây cơ Đạo Pháp hiệp một. Đạo thì
có Thượng Phẩm, Pháp thì có Hộ Pháp. Khi lập giáo vừa xong là tuyển phong thánh
rồi, thì cây Cơ Phong Thánh ấy đã gãy khi Thượng Phẩm đã qui vị.
Còn cây cơ Thế là
cây Cơ Phổ Độ thì chúng ta không hiểu vì lẽ gì mà Đức Chí Tôn đã cấm hẳn. Cơ
bút chỉ để dạy Đạo mà thôi. Do nơi Thập Nhị Thời Quân phò loan chớ không ai
khác thế hết.
Nên cơ bút Bần Đạo
chỉ công nhận cơ bút Thập Nhị Thời Quân, chớ chưa đặng lịnh công nhận cơ nào
khác nữa. Nghĩa là ngoài cơ Thập Nhị Thời Quân giáo đạo ra thì không còn Cơ Phổ
Tế và Cơ Phong Thánh nữa. Ta suy nghĩ coi phải chăng vì lẽ ấy đã làm cho loạn
đạo, trổ sanh chi phái mà hôm nay có Hội Thánh Tiên Thiên về mong đoạt Tòa
Thánh.
Phải chăng vì lẽ
ấy mà khi lập giáo vừa xong thì Thượng Phẩm đã qui vị mà Cơ Phổ Tế của Chi Thế
thì đã cấm hẳn, chỉ còn cơ giáo đạo của Thập Nhị Thời Quân mà thôi. Như thế mà
Đạo cũng không tránh khỏi nạn quỉ quyền nhập nội như buổi khai đạo Từ Lâm Tự
buổi trước. Ấy là điều Đức Chí Tôn đã cho biết trước đó vậy.
Trước kia mấy vị
Thời Quân chưa về Tòa Thánh hành đạo thì chính mình Bần Đạo đã cầu khẩn cùng
Đức Lý Giáo Tông cho phép Chi Phái trở về Tòa Thánh. Nhờ sự cầu khẩn của Bần
Đạo Đức Lý Giáo Tông đã cho Bữu Tài tự Thiện Pháp trở về Tòa Thánh với địa vị
là Phối Sư thay vì Đầu Sư của ông ta đã thọ lãnh nơi Phái Tiên Thiên. Đức Lý
Giáo Tông khi ấy hiệp cùng Hộ Pháp đặng đủ quyền Chí Tôn tại thế mới quyết định
như thế được. (1).
Song chính Đức Lý
Giáo Tông đã đồng tính cùng Bần Đạo phải đem họ ra Quyền Vạn Linh công nhận mới
được. Nhưng điều ấy họ chưa có làm nên Quyền Vạn Linh cũng chưa công nhận. Ta thử hỏi như
thế ông Tài trở về Tòa Thánh với danh vị Giáo Tông có ai một mình dám công nhận
cùng không?
Điều ấy Bần Đạo để
cho toàn đạo xử trí với họ và đối đầu cùng chức sắc Thời Quân và Thượng Sanh
đương cầm quyền Đạo nơi Tòa Thánh. Qua nói thiệt cùng mấy em Qua lấy làm vui
mừng mà thấy kết quả của Thượng Sanh và chư vị Thời Quân giải quyết phương nào
cho ổn thỏa. Trên không nghịch với thiên ý, dưới không nghịch với tín đồ là Qua
vui mừng hơn hết.
. Về vụ tái lập
quân đội của chính phủ Ngô Đình Diệm đã phú thác cho Phương thì sự hiểu biết
của Qua như vầy:
Nguyễn Thành Phương
cũng là người đeo bùa của Mỹ như Phan Quang Đán. Ngô Đình Diệm đã mua Phương
với 30 triệu đồng về chiếm đoạt Tòa Thánh đặng giao cho nó. Thay vì coi Phương
là người ơn của nó đã mua chuộc, nó lại khủng bố Phương. Điều ấy đã làm cho dư
luận thấy rõ sự phản bội của ngụy quyền Ngô Đình Diệm. Nên có lẽ vì lẽ ấy Mỹ đã
can thiệp cùng Ngô Đình Diệm cốt yếu võ trang cho Phương đặng làm gì?
Đặng trả thù Ngô
Đình Diệm hay là biểu Phương phản bội lại Đạo một phen nữa là tái chiếm Tòa
Thánh, bắt bớ tù đày chức sắc thiên phong và Tín Đồ của Đạo như nó đã thi thố
lúc trước đó vậy.
Hay là vì Việt
Minh phát động phong trào giải phóng mà Ngô Đình Diệm không thể dàn xếp được
đặng tránh khỏi lưu huyết nên Ngô Đình Diệm tái võ trang lại cho Quân Đội của
Phương cho toàn thanh niên con cái của Đạo đứng ra làm bia đở đạn cho nó.
Hai mục phiêu ấy
cần cho.... quan sát coi nó chú trọng về mục phiêu nào rồi mới liệu được.
Mấy em cho ....
biết biết điều ấy đặng nó khỏi thắc mắc vấn nạn nơi Qua.
Chính quyền Ngô
Đình Diệm đa mưu túc trí, gian xão dối gian dặn... phải đề phòng cho lắm đừng
vội nghe mà mắc phải mưu của chúng một phen nữa. Nó đã ngó thấy chán chường
cùng các bạn đồng chí của nó đã bị mưu phản của Phương như thế nào thì nay liệu
lấy mà giử gìn.
Tỷ như giải pháp
HBCS của Qua đã đưa ra ngoài quốc tế. Mấy em nên nhắc nó rằng nó đã treo danh
cộng sản cho thuyết HBCS nhưng nó chỉ có quên một điều là thuyết ấy là do sự
tranh bá của hai khối Nga Mỹ mà xuất hiện tại Bangdoong. Khi ấy cộng sản muốn
đem thuyết cộng sản ra phô bày nơi hội
nghị nhưng chúng đã bị các nước Hội Viên đều phản đối, không cho phép đem
thuyết cộng sản vào Hội Nghị. Nên chúng buộc thừa cơ phỏng tay trên xin nhập
vào làm Hội Viên. Nơi hội nghị Bangdoong mới bị nó nhúng tay vào làm cho Hội ấy
mất lập trường trung lập đệ tam lực lượng của quốc tế.
Thuyết ấy do nơi
Neru đề xướng, Chu Ân Lai là tay bón vào, đứng lấy vị đặng tuyên truyền quốc tế
là ngón sở trường của cộng sản.
Ngô Đình Diệm muốn
gắn cho HBCS danh từ cộng sản đặng khi cộng sản đã bị liệt vào hàng ngoài luật
pháp thì Ngô Đình Diệm mưu hại ta cho dễ. Ngô Đình Diệm dùng phương pháp tố
cộng đặng tố luôn ta.
Qua buộc mình phải
nói rõ lý do của Qua trong giải pháp HBCS đặng cho mấy em khỏi mờ hồ khi chúng
gắn cho mình là làm chính trị. Giải pháp ấy Qua đề xướng ra là chủ tâm vì Đạo
chớ không phải chính trị hay quốc sự chi cả. Mục phiêu chánh của Đạo Cao Đài là
lo cho toàn thiên hạ đặng tự do hạnh phúc. Có lẽ vì lý do đó mà chúng ta phải
hy sinh trọn kiếp sống đặng giải ách lệ thuộc cho các chủng tộc lạc hậu.
Vì lẽ bất công
đương nhiên của xã hội mà chính mình Đức Chí Tôn đã nói và Đức Lý có lập lại: “Ngày
nào còn tồn tại một lẽ bất công nơi mặt thế nầy thì Đạo Cao Đài chưa thành
Đạo”.
Ta cũng vì hạnh
phúc của nhơn sanh mà hy sinh cả gia nghiệp của ta đặng tạo hạnh phúc ấy cho
toàn thiên hạ. Mấy em biết nếu không có tinh thần cao thượng ấy thì con người
bao giờ cũng có mục tiêu là vinh thân phì gia, đeo đuổi theo thuyết duy vật và
thuyết vị ngã (Egoise) chớ không dại gì phải hy sinh đặng làm tôi tớ cho toàn
thiên hạ. Ta theo Đức Chí Tôn là theo thuyết cao thượng ấy. Ta buộc mình phải
làm việc ấy đối với dân Việt Nam ta trước rồi mới rộng ra cho toàn thiên hạ.
Qua lập lại một
lần nữa rằng Đạo Cao Đài có mục phiêu chánh đáng là chúng ta phải làm cho kỳ
được bác ái, công bằng, vị tha, ưu nhơn ái vật, cải thiện dân sinh, làm cho đại
đồng thiên hạ.
Ta đã hy sinh không biết bao nhiêu xương máu từ thử đến giờ cũng vì muốn đạt
cho được cái mục phiêu ấy. Muốn cho Đạo Cao Đài có giá trị nơi mặt thế nầy
mà đi chưa đến mục đích ấy tức công trình của ta cấy lúa trên đá.
Qua chỉ sống gượng
đặng xem coi các bạn gọi là đồng chí của Qua thi thố lẽ nào cho nên Đạo, cho
đáng kiếp sống chớ không ăn gởi nằm nhờ, ngồi không toại hưởng công nghiệp của
kẻ khác. Dầu vô phước thế nào, hay bị bội bạc phản phúc đến đâu mà trong
kiếp sống mình có phương thế làm nên cho Đạo, cho Đời là một phần thưởng cho
tâm hồn rất nên đáng giá.
Chơn lý chánh đáng
của ta phải theo đuổi và đoạt cho kỳ được là muốn nên cho mình trước phải nên
cho người. Muốn tạo hạnh phúc cho mình cố gắng tạo hạnh phúc cho người. Chớ còn kiếp sống
mà ra ký sinh trùng thì không nên sống.
Các bạn của ta có
để ý thi thố điều ấy chăng?
Bằng chẳng vậy thì
không nên xưng mình là người đạo. Bởi vì ngoài phương pháp ấy chẳng còn danh
giá của con người giữa chợ đời thống khổ.
Mặc dù họ cố tình
xuyên tạc nói chi thì nói, ta chỉ biết mình là Đạo đặng thi thố cho phải Đạo là
đủ.
Trước khi dứt lời
Qua ban phép lành cho toàn cả mấy em và cầu nguyện cùng Đại Từ Phụ, Đại Từ Mẫu
ban ơn riêng cho mấy em đủ tinh thần nghị lực chịu khổ hạnh đặng cứu nước và
nòi giống Việt Nam hầu lưu ơn của Đạo lại cho Đời đặng cho Đạo Cao Đài đáng
phận sự Quốc Đạo của mình. Điều ấy là điều hằng ngày Qua cầu nguyện và trọn hy
sinh thi thố cho thành tựu.
Qua tưởng mấy em
và Hồ Bảo Đạo cũng vì lẽ đó mà đương chịu khổ hạnh, chia khổ với Qua hằng ngày. Chính Qua hằng
cầu nguyện cho mấy em đủ can đảm, đủ năng lực, đủ nhẫn nại, đủ vững tâm cho đến
ngày kết liễu, thắng mọi trở lực. Danh giá tương lai của chúng ta sở dĩ có cùng
chăng là giá trị của sự hy sinh của chúng ta trong buổi nầy.
Mấy em làm thế nào
cho ra câu văn của Đức Lý: Đời hằng đổi
nước non không đổi... là mục phiêu chánh đáng của chúng ta phải đeo đuổi
cho đến ngày kết liễu.
Kiêm
Biên ngày 20-2-Mậu Tuất.
(08-04-1958).
Hộ
Pháp.
(Ấn
Ký).
(1)/- CHÚ THÍCH.
Diễn tiến và rốt
lại về việc qui nhứt chi phái ĐĐTKPĐ.
a/- Pháp luật định
việc qui nhứt điễn tiến như sau:
a.1./. Đạo Nghị
Định thứ 8. (1934).
a.2./. Đạo Luật
Mậu Dần (1938).
ĐIỀU THỨ MƯỜI BỐN: Phương Cách Đối
Phó Cùng Các Chi Phái Phản Đạo
LUẬT. Chiếu theo Thánh Giáo của Đức
Chí Tôn và Đạo Nghị Định số 8 của Đức Lý Giáo Tông, thì toàn cả Chúng Sanh nhứt
định không nhìn nhận các Chi Phái phản Đạo và phải định quyết là Bàn Môn Tả
Đạo.
PHƯƠNG
PHÁP THẬT HÀNH
4/- Đối với các Chi Phái do Đại Đạo
lập thành mà phản loạn Chơn Truyền, ngày nay đã lỗi thệ cùng Thầy, thì xin Hội
Thánh thể lòng đại từ đại bi của Đức Chí Tôn, mở kỳ ân xá cho họ đặng nhập môn
tái thệ y theo Châu Tri số 31 đề ngày 18 tháng 9 năm Bính Tý, duy trong Châu
Thành Tòa Thánh, những kẻ phản Đạo không đặng nhập môn trở lại mà thôi.
5/- Hiện thời đương lo tạo tác Tòa Thánh, cấm nhặt các
Chi Phái vào Thánh Địa toan mưu khuấy rối. Chừng nào Toà Thánh lập xong, dầu
Chức Sắc các Chi Phái muốn nhập môn làm Tín Đồ đi nữa, thì cũng phải có Quyền
Vạn Linh và Quyền Chí Tôn công nhận mới đặng.
a.3./.
Đức Hộ Pháp (khi cầm quyền Thượng Tôn Quản Thế) (i) ký Huấn Lịnh 380 ngày 22-06-Kỷ Sửu
(19-4-1949) ân xá cho chi phái.
Bần-Đạo đã ân xá cho toàn cả Chi
Phái, bất cứ là ai, nếu nhập môn lại và vâng y Luật Pháp Tòa-Thánh sẽ là Tín-đồ
chánh-thức của Đạo Cao-Đài. Danh từ Ban Chỉnh Đạo hay là Tiên Thiên đều là phụ
thuộc thì chẳng nên vì danh từ ấy mà gọi là chia rẽ rồi hẹp lượng khinh thường
buộc ràng khổ khắc, ấy là đi ngược dòng trào lưu đoàn kết qui hiệp....
a.4./. Hạnh Đường
Giáo Hữu khóa năm 1972 môn Hành Chánh Hội Thánh ĐĐTKPĐ có rút 02 lời dạy của
Đức Lý Giáo Tông (tại Cung Đạo) và Đức Hộ Pháp (tại Giáo Tông Đường) để cho quí
chức sắc học như sau:
a.4.1/- Đàn cơ tại
Cung-Đạo Đền Thánh đêm 17 tháng 10 năm Đinh-Dậu (8.12.1957), Đức Lý-Bạch có
dạy:
"Chư Hiền-hữu Hiệp-Thiên-Đài! về Đạo
Nghị-Định của Lão đối với Chi Phái là phương pháp lúc trước để phổ-độ nhơn-sanh
mà thôi. Hiện giờ cửa Đạo đã mở rộng thì cơ qui nhứt thế nào cũng thực hiện
được."
a.4.2/-
Đàn cơ tại Giáo-Tông Đường đêm mồng 10 tháng 04 năm Giáp-Thìn (1964, vía Đức
Phạm Hộ-Pháp), có Đức Thượng-Sanh, chư chức sắc Hiệp-Thiên-Đài , Cửu Trùng Đài
hầu đàn, Đức Hộ-Pháp giáng dạy có khoản như vầy:
"Ngày giờ đã đến, Bần-Đạo để lời
khuyên cả chức-sắc và toàn Đạo ráng thế nào thống nhất nền Đạo cho được, mới có
đủ sức mạnh để làm gương cho vạn quốc."
a.5./. Hội Thánh
ĐĐTKPĐ sau đó họp với các chi phái nhiều lần thể hiện ở 05 vi bằng.
Vi bằng thứ 05
ngày 08-01-Kỷ Dậu (24-02-1969) Hội Thánh
và các chi phái thống nhứt 09 điều kiện qui nhứt.
Trong 09 điều kiện nầy HỘI THÁNH ÂN XÁ LUÔN KHOẢN NHẬP
MÔN.
Trong 09 điều kiện không có điều nào qui định phải
nhập môn.
***: Ngày 22 tháng
4 năm Nhâm Tý (1972) phái đạo TỪ VÂN ở Phú Nhuận Saigon qui về Tòa Thánh. Ngài
Thượng Chánh Phối Sư Thượng Nhã Thanh thay mặt Hội Thánh đến dự Lễ Qui Nhứt ...
Sau ngày 30-4-1975
Chánh phủ cộng sản Việt Nam lấy một phần Hợp Tác xã Mành Trúc xuất khẩu....
Thập niên 90 của
của thế kỷ 20 Hội Thánh Trung Hưng Bữu Tòa tham gia đòi phần Hợp Tác Xã lấy lại
rồi thừa cơ hội lấy luôn cả phần còn lại. Thời gian nầy cô Đầu Tộc do Hội Thánh
bổ nhiệm còn tại Thánh Thất. Dù bịnh nhưng cô nhất định không trở về Tòa Thánh
khiến chi phái Trung Hưng Bữu Tòa rất khó xữ. Họ cầu viện một số Hiền Tài, nhân
sĩ ở Tòa Thánh Tây Ninh đến vận động Cô
Đầu Tộc về Trí Giác Cung dưỡng bệnh rồi họ trợ cấp hàng tháng.... nhưng mưu sâu
nầy thất bại....
Sau khi chiếm được
hết cả khuôn viên Thánh Thất chi phái Trung Hưng Bữu Tòa lên kế hoạch trưng bày
mẫu xây dựng: theo mẫu Thánh Thất của Tòa Thánh. Nhưng thực tế chi phái Hội
Thánh Truyền Giáo Miền Trung xây cả Nghinh Phong Đài.
Cái kế Mượn đường Diệt Quấc nầy che mắt được ai nhĩ? Vậy mà họ còn âm mưu
RÌNH ĂN HỘT MÍT LÙI....
Sự dối trá từng
bước của chi phái Trung Hưng Bữu Tòa rành rành ra đó vậy mà năm 2013 họ mời họp
nữa kín nữa hở (che đậy bằng Lễ Khánh Thành Thánh Tịnh hay dựng Bia Kỷ Niệm
những người bị Việt Cộng giết...) lén tuyên bố chuẩn bị về Tòa Thánh để qui
hiệp.
Chi phái nầy trước
khi có pháp nhân luôn luôn ra văn bản nói rằng giử phận đàn em chờ qui hiệp về
Tòa Thánh... nhưng bên trong chính họ là một trong những chi phái lấy Kinh
Thiên Đạo và Thế Đạo về thêm bớt để tạo KINH TẬN ĐỘ xài riêng. Mười bài Kinh
Thế Đạo của Đức Hộ Pháp viết họ bỏ tên Đức Hộ Pháp ra hẳn. Đến nay họ có pháp
nhân riêng.
Họ chú tâm quan
sát công cuộc phục hồi cơ Đạo (phục quyền hành chánh của Hội Thánh ĐĐTKPĐ)
nhưng không tham gia, ngấm ngầm chờ cơ hội nhảy vào làm chủ tình thế chiếm luôn
Tòa Thánh...Những người nhiệt tâm với công cuộc phục hồi cơ đạo nên cảnh giác
đến cái mẹo RÌNH ĂN HỘT MÍT LÙI của chi
phái Trung Hưng Bữu Tòa.
b/- Nguyên văn 09
điều như sau.
ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ.
(Tứ Thập Tứ Niên)
TÒA THÁNH TÂY NINH.
ĐIỀU KIỆN QUI NHỨT VỀ TOÀ THÁNH.
I/- Nhìn
nhận ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ cùng một pháp nhân với sự thờ phượng cúng kiến duy
nhứt.
a/-
Thờ Thiên Nhãn
b/- Kinh
Lễ Tân Kinh ( Thiên Đạo Thế Đạo ).
c/-
Tuân y Pháp Chánh Truyền và Tân Luật.
II/-
Thống nhất các danh từ ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ gồm có:
a/-
Một Toà Thánh duy nhất tại Tây Ninh, còn các nơi khác gọi là Thánh Thất hay
Thánh Tịnh.
b/-
Một Hội Thánh duy nhất tại Tòa Thánh Tây Ninh cầm quyền Chưởng Quản nền Đạo.
III/-
Để tiến đến sự thống nhất toàn vẹn, tạm thời tôn trọng hệ thống tổ chức địa
phương và Chức phẩm của mỗi Chi, chờ ngày quyền Thiêng liêng quyết định tại
Cung Đạo TÒA THÁNH Tây Ninh do Hiệp Thiên Đài Toà Thánh phò loan.
a/- Đứng
vào hàng chức sắc Thánh Thể Đức Chí Tôn phải tùng y Đạo pháp, phế đời hành Đạo.
b/- Chức
sắc các Chi về TÒA THÁNH tạm thời hành sự dưới quyền Hội Thánh Hiệp Thiên Đài
tối thiểu là một năm mới được dâng lên quyền Thiêng liêng định vị tại cung Đạo.
c/-
Khi hành lễ mặc áo tràng trắng, khăn đen, sắp ngôi thứ trên từng lầu Hiệp Thiên
Đài.
IV/-
Mỗi tam cá nguyệt có một phiên họp thường lệ liên chi tại Tòa Thánh, mỗi phái
đoàn gồm năm (05) vị đại diện để chung lo phổ biến giáo lý Đại Đạo phát huy cơ
qui nhứt
V/- Mỗi
Chi cần đề cử một vị Chức sắc Đại Diện có đủ thẩm quyền thường trực tại Tòa
Thánh Tây Ninh để giao tiếp với Hội Thánh.
VI/-
Trong khi điều hành việc Đạo nếu gặp phải một vấn đề nào khó khăn mà trí phàm
không quyết đoán được muốn thỉnh giáo các Đấng Thiêng Liêng tại Cung Đạo để
Chức sắc Hiệp Thiên Đài Tòa Thánh Tây Ninh phò loan, còn cơ bút mỗi nơi chỉ để
học hỏi riêng mà thôi, không được ban hành chung.
VII/- Thường
niên lập một phái đoàn hỗn hợp gọi là Phái Đoàn Hội Thánh ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ
TÒA THÁNH TÂY NINH, mỗi Chi 2 vị để viếng thăm các Thánh Thất, Thánh Tịnh và
bổn Đạo trong toàn quốc.
VIII/-
Cần lập danh sách Chức sắc, Chức việc và Tín hữu Nam Nữ mỗi Chi gửi về Tòa
Thánh Tây Ninh để biết số thống kê chư tín hữu Cao Đài trong Quốc nội và Quốc
ngoại.
IX/-
Lập trường chung toàn Đạo là phải thực hành thuần tuý Đạo Đức./.
TÒA THÁNH, ngày mùng 8 -01 - Kỷ Dậu (1969)
(DL: 24-02-1969).
HỘI THÁNH
@@@
(i): Chú thích trong chú thích.
Về trách nhiệm của Đức Hộ Pháp chúng ta thấy như
sau:
i.1/- Thiên phong Hộ Pháp.
Theo Đạo Sử Q1 thì ngày 25-4-1926 (14-03- Bính Dần)
Thầy sắp đặc việc thiên phong.
Ngày 26-04-1926 (15-3-Bính Dần) Thiên phong lần
nhứt.
Ðức, Hậu: Phong vi Tiên Ðạo Phò Cơ Ðạo Sĩ.
Phong Cư: Tá Cơ Tiên Hạc Ðạo Sĩ.
Phong Tắc: Hộ Giá Tiên Ðồng Tá Cơ
Ðạo Sĩ.
Trung, Lịch: Ðã thọ sắc, cứ tước vị mà theo lịnh sắc mạng Ta.
Kỳ: Phong vi Tiên Sắc Lang Quân Nhậm Thuyết Ðạo Giáo Sư.
Bản: Phong vi Tiên Ðạo Công Thần Thuyết Ðạo Sư.
Trung: Xin phẩm vị để như cũ và xin đừng
cho chư Môn Ðệ lạy.
@@@
Đạo sử không viết rõ đàn cơ tại đâu.
Nhưng theo ông Nguyễn Thế Phương (Nam Đình: Nhà
báo, ký giả) trong thư ngày 02-02-1955 gởi Đức Hộ Pháp thì đàn cơ nầy tại nhà
Đức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt. Ông Nam Đình có quyển Hồi Ký Nam Đình
(sách in tặng không bán) nên rất hiếm trên thị trường sách cổ ở Saigon hiện nay
rao giá 3.500.000$. Nguyên văn:
Ba mươi năm qua hôm
nay Tôi mới dám trịnh trọng để nhắc lại đêm đàn long trọng, không tiền khoán
hậu, tại nhà ông Quyền Giáo Tông đường Tổng Đốc Phương trong Chợ Lớn. Đêm
ấy tất cả là 19 người, Tôi lấy làm vinh hạnh được dự đàn cơ ấy.
Sau khi Thầy xuống
cơ trục xuất Ông Phủ Chiêu rồi Thầy nhập vào người Ông Cao Thượng Phẩm, Tôi còn
nhớ rõ ràng như mới đêm rồi, mặc dầu đã 30 năm qua.
Sau khi Thầy nhập
vào Ông Cao Thượng Phẩm rồi Thầy cầm nhang bước lên bàn thờ và khánh thờ Thiên
Nhãn. Lúc bấy giờ, xin lỗi Ngài, Ngài đứng sau không nhằm chổ. Thầy cầm nhang
dầu không nói ra lời nhưng Thầy đã dùng huyền diệu của Thầy mà nói ra cho Ngài
biết rằng: “Chổ của Ngài là chính bàn thờ đối diện với bàn thờ Thầy”. Ngài bước
lên đứng ở chổ Đức Hộ Pháp phải đứng từ đây mổi lần có đại lễ.
Thưa Ngài,
Đêm đàn long trọng và tôn nghiêm ấy
Thầy thâu tất cả 19 người: chính Thầy cầm nhang vẽ bùa trên đầu mổi người
quì xuống tuyên thệ. Tôi được danh dự tuyên thệ trong đêm ấy; dầu đến chết
tôi cũng không quên.
Thưa Ngài,
Trước khi Thầy thâu nhận lời tuyên
thệ của 19 người, có bao nhiêu Đấng Thiêng Liêng xin cho Ông Phủ Chiêu, Thầy
không cho.
Thầy “đi” với 02 Bạch Hạc đồng tử
mê…không biết gì lúc đó. Quang cảnh đêm đàn ấy giờ nầy Tôi viết lại, Tôi cảm
thấy lạnh lùng sợ hải làm sao.
Quan Thế Âm Bồ Tát nhập vào một người
quì xuống van lạy Thầy, xin Thầy tha thứ cho Ông Phủ Chiêu. Rồi tiếp tục bao
nhiêu Đấng Thiêng Liêng xuống trần đêm đàn ấy trở thành đêm đàn lịch sử của
Đạo.
Thưa Ngài Chưởng Quản,
Chính đêm ấy sau khi tôi tuyên thệ
rồi, Tôi cảm thấy như Tôi được phúc đức thế nào mới được chứng kiến Thầy xuống
trần
Bảy hôm sau nhằm đêm đàn lệ cũng tại
nhà Ông Quyền Giáo Tông, Ngài và Cao Thượng Phẩm phò loan Thầy xuống cơ không
biết Ông Quyền Giáo Tông bạch với Thầy làm sao không biết mà Thầy cho Tôi một
bài thơ, chừng mãn đàn tất cả các bài thơ khác ai cũng giãi thích được hết,
riêng bài của Tôi chính Ngài và Cao Thượng Phẩm phải thắc mắc rất lâu mới tìm
hiểu được bốn câu thơ ấy rằng: “Phương ở ngoài giúp Đạo đắc lực hơn ở trong.
Sau rồi các con sẽ biết rõ hơn”.
Thưa Ngài,
Sau đó, Tôi tình nguyện theo Ngài
Quyền Giáo Tông làm bí thơ cho Ngài hai năm trường đi khắp lục tỉnh trong thời
gian ấy việc làm có ý thức nhứt của Tôi là viết tất cả ba chục bài diễn văn cho
Ngài Quyền Giáo Tông, một bài quan trọng nhứt là khai trương Ban Kiểm Duyệt
Kinh Sách Đạo nhóm tại Thánh Thất Cầu Kho và sáu bức thơ lịch sử gởi các nước
cho hay Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ chánh thức thành lập ở Việt Nam.
Thưa Ngài Chưởng Quản.
Một đêm nọ Ngài Quyền Giáo Tông đem
tôi theo, lên Tây Ninh, ghé Phạm Môn vào lúc 02 giờ khuya chính Ngài chấp bút,
Đức Lý Thái Bạch giao tờ báo BẢO AN cho Tôi làm chủ bút, và ban cho 02 câu thơ,
cũng nói rằng: Đến Ất Mùi…
(lá thư bày tỏ ý định hiệp với ĐHP làm công quả...).
@@@
Đến ngày 12-01-
Ðinh Mão (13-02- 1927) Ðức Chí Tôn lập PCT Hiệp Thiên Ðài mới dạy rõ nhiệm vụ
của Hộ Pháp là Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài...
i.2/- Kiêm nhiệm Chưởng Quản Cửu Trùng Đài lần thứ
nhất.
./- Ngày 29-01-1934. Đức Quyền Giáo Tông Thượng
Trung Nhựt làm tờ giao quyền Giáo Tông cho Đức Hộ Pháp.
Tờ
số 24 TỜ GIAO QUYỀN.
./- Ngày 22-2-1934 (09-01-Giáp Tuất (lễ vía Đức
Chí Tôn) Đức Hộ Pháp tuyên bố: Không kham trách nhiệm chấp chưởng cả hai đài
Hiệp Thiên và Cửu Trùng, nên giao trả quyền hành Giáo Tông lại cho Ngài Thượng Trung
Nhựt.
i.3/- Chưởng Quản Cửu Trùng Đài lần thứ nhì.
./-
Ngày 13-10-Giáp Tuất (19-11-1934) Đức Quyền Giáo Tông triều thiên.
Liên
Đài nhập bửu tháp sáng ngày 26-10- Giáp Tuất (02-12-1934).
Ngay
chiều ngày đó Hội Thánh có mở phiên họp quyết định giao cho Đức Hộ Pháp kiêm
nhiệm Quyền Chưởng Quản Cửu Trùng Đài.
./-
Ngày 06-11- Giáp Tuất (12-12-1934) Ngài ký Đạo Nghị Định thứ 28 bổ nhiệm Ngài
Tiếp Thế Lê Thế Vĩnh cầm quyền Đầu Sư.
Hộ Pháp
Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài Hiệp Thiên và Cửu Trùng.
Phạm Công Tắc. (Ấn Ký)
./-
Ngày 10-11-G.Tuất (16-12-1934)VP Nội Chánh ra Châu Tri 21:
Chiếu theo tờ vi bằng kỳ nhóm Hiệp Thiên Đài và Cửu
Trùng Đài tại Toà Thánh ngày 26-10- Giáp Tuất (dl:02-12-1934) thì quyền hành
Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài đều giao cho Đức Hộ Pháp cầm, ấy là tuân theo
thể pháp định cho Hộ Pháp phải kiêm quyền hành Giáo Tông khi Giáo Tông qui vị,
cũng như Giáo Tông phải kiêm quyền hành Hộ Pháp khi Hộ Pháp qui vị.
….Sự xây trở trong nền Chánh Trị của Đạo chẳng qua
là vì Thiên Thơ tiền định, đến lúc Chí Tôn chuyển thế thì tức nhiên phải có
chuyển pháp, điều ấy nếu ráng kiếm hiểu thì cũng không chi lạ.
&&&
Châu
tri đã chỉ rõ muốn kiếm hiểu việc Đức Hộ Pháp cầm quyền Chưởng Quản Nhị Hữu
Hình Đài thì phải vào thiên thơ mà kiếm chớ không phải tìm kiếm trong PCT.
Đức
Hộ Pháp dạy: Thiên thơ là Thánh Ngôn Hiệp Tuyển. (BNS Thông Tin số 77).
Một số Chức Sắc
cho rằng Phước Thiện không có trong Pháp Chánh Truyền… các vị định đến Hội năm
1952 thì đưa ra 03 Hội lập quyền vạn linh để không nhìn nhận Phước Thiện…Ngài Thừa Sử Phạm Ngọc Trấn và
Chơn Nhơn Trịnh Phong Cương vào Hộ Pháp Đường trình lại với Đức Hộ Pháp và được dạy: Phước
Thiện không có trong PCT nên họ trích điểm là đúng. Ngày nay các con có xin
Thầy cũng không đem nó vào PCT. Nhưng thử hỏi PCT ở đâu mà ra.
PCT trong thiên thơ mà ra vậy thì
Phước Thiện cũng trong thiên thơ mà ra. Và sau nầy còn nhiều cơ quan trọng yếu
khác của Đạo cũng trong thiên thơ mà ra.
Thiên Thơ là Thánh Ngôn Hiệp Tuyển đó.
Ngày sau còn nhiều cơ quan trọng yếu nữa của Đạo cũng
xuất phát từ Thiên Thơ mà ra.
@@@
Câu trả lời của
Đức Hộ Pháp được Ngài Thừa Sữ Trấn ghi lại và Hội Thánh nhìn nhận (xem Thông
tin số 77). Vậy Thiên thơ là nguồn xuất phát
ra PCT. PCT chỉ là một phần trong Thiên Thơ.
i.4/- Thượng Tôn Quản Thế.
Thành lập Quân Đội Cao Đài Đức Ngài nắm quyền lãnh
đạo tối cao. Cộng với quyền Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài gọi là Thượng Tôn Quản
Thế.
i.5/- Không làm Thượng Tôn Quản Thế.
Kể từ ngày 02-05-1955 (ký Thánh Lịnh quốc gia hóa
quân đội Cao Đài).
Điều
thứ nhứt.
-Từ đây Quân Đội Cao Đài đã quốc gia hóa
tức là thành Quân Đội Quốc Gia dưới quyền chánh phủ Việt Nam điều khiển, nên Hộ
Pháp không còn làm Thượng Tôn Quản Thế cho Quân Đội nữa.
@@@
Trong
Hồi Ký của Ngài Phối Sư Trần Quang Vinh (bản vi tính phần sáu) nêu việc: THƯỢNG
TÔN QUẢN THẾ không có trong PCT:
LÝ LẼ CỦA BA VỊ CHÁNH PHỐI SƯ
Điều
Thứ 5: Trách nhiệm Cố Vấn
là do nơi Hội Thánh lưỡng đài trạch cử, mặc dầu là ngoài Pháp Chánh Truyền,
nhưng đây chính là do nơi Đức Hộ Pháp Chưởng Quản nhị hữu hình đài ân tứ cho.
Điển hình, hỏi vậy chứ trong Đạo Luật, trong Pháp Chánh Truyền, có khoản nào
nói đến Quân Đội Cao Đài, có khoản nào nói đến địa vị Thượng Tôn Quản Thế hay
chăng mà Đức Hộ Pháp vẫn là Thượng Tôn Quản Thế?
@@@
Ngày
15-4- Giáp Thìn (dl.27-5-1964). Đàn cơ tại Cung Đạo, Đức Lý Đại Tiên Nhứt Trấn
Oai Nghiêm kiêm Giáo Tông ĐĐTKPĐ dạy:
-
Ba vị Phối Sư Thượng Vinh Thanh, Thái Đến Thanh và Thái Hào Thanh bị ngưng
quyền chức cho đến ngày có lịnh mới.
@@@
Chúng
tôi sẽ tìm hiểu phân tích Điều Thứ 5 về Thượng Tôn Quản Thế.... và những vấn đề
liên quan bằng một bài riêng...Tự cầu chứng rõ việc nầy sẽ giải quyết nhiều vấn
nạn khác từ các chi phái hay người ngoại đạo... là rất cần thiết.