Trang

Chủ Nhật, 21 tháng 2, 2021

3336. HÒA BÌNH CHUNG SỐNG BIÊN NIÊN (tt 48)

 HÒA BÌNH CHUNG SỐNG BIÊN NIÊN (tt 48)

Ý định của Qua như thế, mà phần nhiều các vị anh hùng lưu vong của Đạo không tin quả quyết nên họ đã cầu cơ riêng, cầu các Đấng Thiêng Liêng dạy bảo thì các Đấng cũng nói như Qua vậy.


 

HỘ PHÁP ĐƯỜNG.

VĂN PHÒNG.

SỒ:256/HP.HN

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ.

      (Tam Thập Nhị Niên).

       Tòa Thánh Tây Ninh.

                                             

HỘ PHÁP.

                         CHƯỞNG QUẢN NHỊ HỬU HÌNH ĐÀI.

                               HIỆP THIÊN VÀ CỬU TRÙNG.

 

Gởi cho Chức Sắc Thiên Phong và Tín Đồ của Đạo nơi Tòa Thánh.

Mấy em và mấy con.

Bần Đạo lấy làm đau đớn tâm hồn mà từ trước đến giờ Bần Đạo chưa hề bị khảo dượt lần nào như thế; khi đặng hay tin rằng mấy em đã bị chính phủ Ngô Đình Diệm khủng bố bắt đạo và cả mấy em cùng Chức Sắc Thiên Phong. Mưu toan phá Đạo Cao Đài của Ngô Đình Diệm đã đủ bằng cớ một cách trắng trợn. Bằng cớ ấy đủ cho Qua thi thố đối cùng mặt luật quốc tế mà Qua đã ngồi đợi thâu hoạch cho được.

Sau khi mấy em đã chiến thắng một cách oai quyền và vinh diệu trong cuộc lễ ngày 09 tháng giêng vừa qua (1) thì là uy danh của Đạo về mặt tinh thần đã có một giá trị rất cao đối với vạn quốc. Mấy em nên suy xét lại, mấy em không có thế chi làm một lần như thế nữa. Cái hay, cái khéo của Đạo làm cho thiên hạ lấy làm ngạc nhiên là năng lực tinh thần của mấy em nó phát động một cách tình cờ không ai đề phòng trước đặng. Dầu cho đối phương có mưu mô xão trá, đầy đủ sự gian ác của họ cũng tự hỏi: Đạo Cao Đài sẽ làm gì nữa đây?

Nó sẽ phát động trong tương lai của nó dường nào, họ tự hỏi mà không thể trả lời được?

Qua biết quả nhiên rằng họ đương hồi họp sợ sệt tự hỏi rằng năng lực của Đạo sẽ bao trùm lên đầu họ giờ phút nào; ấy là một thắng lợi nhứt.

Thứ nhì là nước nhà và nòi giống Việt Nam từ bấy lâu nay đã chịu ảnh hưởng tai hại về mặt tinh thần quyền thế của Công Giáo nặng nề hơn hết. Công Giáo đương tranh đấu với ta địa vị Quốc Đạo mà ta là một đối phương nguy hiểm của họ. Vì họ đã hiểu rằng chủ quyền đã về ta, dầu muốn dầu không đối cùng toàn thể quốc dân Việt. Họ không thể chiếm đoạt địa vị ấy đặng, dầu rằng không có buổi nào ta nghịch cùng họ; bởi mạng lịnh của Đức Chí Tôn đã định vậy trong chơn truyền của Ngài.

Vậy ta tự hỏi, ta thuận với họ, phục vụ với họ, kết tình hữu nghị với họ cho thuận thảo với chiều hướng mơ vọng của tâm lý giống nòi hay là phải đương đầu với họ? Dầu rằng không buổi nào ta muốn làm kẻ thù địch của họ. Còn họ thì vẫn liệt ta vào hạng thù địch số một của họ. Ấy vậy hành vi phá Đạo của họ là lẽ dĩ nhiên mà Ngô Đình Diệm hôm nay đứng làm đầu dọc. Ta đã may duyên gặp cảnh thuận tiện là họ tuyên chiến với ta trước thì tội tình ấy về họ chịu.

Hội-Thánh và cả mấy em nên nhớ rằng Ngô Đình Diệm chưa làm chúa của toàn thiên hạ được. Năng lực đương đầu với nó và bênh vực ta vẫn còn mạnh mẽ là năng lực tự chủ của các sắc dân yêu chuộng hòa bình đặng bảo vệ tự do tín ngưỡng. Hội-Thánh và mấy em có biết đâu, chiến lược tinh thần vừa qua đã toàn thắng làm cho sôi nỗi cả dư luận Quốc Tế bội phần hơn so với khi Qua bị đồ lưu 5 năm 2 tháng nơi hải ngoại; bấy nhiêu là đủ. Qua dám tin tưởng quả quyết như lời Qua đã nói là mấy em không thể làm lại một lần như thế nữa được.

Nếu Qua chấp thuận theo chương trình của mấy em thì chắc hẳn không đem lại thắng lợi như kỳ rồi mà trái lại sẽ làm cho mất giá trị cuộc chiến thắng ấy.

Qua đã chịu 5 năm 2 tháng nơi lao lý ngục hình, thân tù đày nơi hải ngoại với không biết bao nhiêu cam khổ mà Qua chưa hề nói đặng. Thì Qua tin tưởng cương quyết rằng cả thảy con-cái Đức Chí-Tôn cũng đã can đảm chịu tù tội, ngục hình khổ hạnh cùng Đạo trong một thời gian ngắn hơn Qua đã chịu, có lẽ sự tin tưởng ấy Qua không lầm.

Mấy em bây giờ ngoan ngoãn như người vô tội. Ta vì đạo đức hễ chúng nó bắt thì vào tù ngồi đừng tìm phương đối phó; để mạng lịnh thiêng liêng của Đức Chí Tôn định liệu. Mấy em nên nhớ rằng khổ hạnh của mấy em trong buổi nầy là vinh dự của mấy em đối cùng toàn đạo. Thân danh của mấy em nên hư trong cửa Đạo là do công nghiệp phi thường của mấy em trong buổi nầy vậy.

Lấy lời thường tình mà nói theo thói đời của họ: Mấy em có thể chiếm đặng cả một khuê bài danh dự để đeo nơi mình của mấy em và nơi linh hồn của mấy em đặng chăng là gặp trường hợp và dịp may buổi nầy vậy.

Ý định của Qua như thế, mà phần nhiều các vị anh hùng lưu vong của Đạo không tin quả quyết nên họ đã cầu cơ riêng, cầu các Đấng Thiêng Liêng dạy bảo thì các Đấng cũng nói như Qua vậy.

Mấy em cũng chẳng nên quá nghe Qua; song nên lấy lý trí đặng dịnh sự hay khéo hay là vụng về của sự quyết định nầy. Nếu mấy em cho rằng hữu lý thì thi hành triệt để như Qua đã định.

Hòa Bình, Qua có nghe nói rằng mấy em định lấy tiền để lo việc nầy Qua rất buồn và giận lắm đó.

Kiêm Biên. Ngày 09-02- Đinh Dậu.

(10-02-1957).

Hộ Pháp

Ấn Ký.

&&&

CHÚ THÍCH:

(1)/- Cuộc Lễ ngày 09-01- Đinh Dậu (1957).

Trong Hòa Bình Chung Sống Sử Lược Ngài Qui Tâm có viết từ trang 74 đến 87 chúng tôi xin tóm lược như sau:

&&&

Đức Hộ Pháp đưa lịnh về cho Hội Thánh tổ chức cuộc lễ trọng thể. Ngài Hiến Pháp (Chưởng Quản Bộ Pháp Chánh) phải thay mặt Ngài đọc THÔNG ĐIỆP đầu năm trong cuộc lễ. Song song đó Đức Ngài ra lịnh cho nhân sự HBCS chuẩn bị để nhân dịp đó công khai hóa HBCS. (a)

1/- PHẦN KẾ HOẠCH.

Chương trình dự kiến ngày 01-01-Đinh Dậu. (31-01-1957).

 Thành phần dự lễ ngoài người đạo (các ban bộ và các Tộc, Châu, Trấn...) còn mời Chánh Phủ Việt Nam Cộng Hòa, Tôn Giáo bạn, Các Đảng Phái chánh Trị và Ngoại giao đoàn các nước...

*: Riêng ban bộ HBCS bí mật chuẩn bị số biểu ngữ từ Nam Vang gởi về để trương ra trong dịp lễ. Sau khi cúng vía Đức Chí Tôn xong các vị ở lại phân phối số biểu ngữ từ Nam Vang gởi về (tổng cộng số biểu ngữ lên đến mấy trăm).  

1.a/- Các cửa ra vô Tòa Thánh đều được mở hết.

1.b/- Phần xe cộ chỉ có xe của quan khách được vào còn lại đều phải gởi bên ngoài.

1.c/- Bổn đạo dự lễ phân ra Nam Nữ riêng biệt.

Nam chia làm 04 khu vực và Nữ cũng 04 khu vực như sau:

.Phái Nam đứng trong rừng thiên nhiên:

Phái Nam (đạo hữu; không nắm trước số lượng) trong rừng thiên nhiên chia làm 02 đội (bên phải và bên trái Đông Khán Đài) đứng quay mặt về Đại Đồng Xã.

. Phái Nam đứng trong Đại Đồng Xã:

Đại Đồng Xã được phân ra hai bên theo chiều Đông Tây. Phái Nam ở hướng Nam và Nữ ở hướng Bắc (trong Đền Thánh ngó ra thì Nam tả, Nữ hữu).

Phái Nam chia làm 02 đội (mổi đội 18 hàng; tùy số người của mổi đơn vị mà phân bổ số hàng cho hợp lý) đứng quay mặt vào nhau để một khoản trống trước 02 khán đài. Mổi đầu hàng đều có biểu ngữ hay khẩu hiệu. Như vậy một toán quay mặt về hướng Đông và một toán quay mặt về hướng Tây.

. Phần Phái Nữ cũng bố trí y như thế.

1.d/- Hướng Đạo Đoàn và Học Sinh.

Đứng dài trên Bình Dương Lộ (Nam một bên, Nữ một bên). Hướng Đạo Đoàn đứng từ Đền Thánh trở ra Giáo Tông Đường (chiều Bắc Nam). Học Sinh đứng từ Giáo Tông Đường trở vô Đền Thánh (chiều Nam Bắc).

1.đ/- Ban Trật Tự.

Cơ Thánh Vệ và Bảo Thể chịu trách nhiệm trật tự. Nhưng theo lịnh Đức Hộ Pháp thì nhân sự HBCS bổ sung trật tự viên ở mổi ngã tư và khu vực bố trí người dự lễ đều có trật tự viên (đề phòng kẻ phá rối hay hặm dọa hoặc khiêu khích).

1.e/- Diễn hành và hô khẩu hiệu.

Sau khi đọc diễn văn ở Đại Đồng Xã xong... thì xướng ngôn viên trực ở Hiệp Thiên Đài (Đền Thánh) ra lịnh: Học Sinh Diễn Hành. Hướng Đạo Đoàn đi trước, Học sinh  đi sau (Nam đi trước, Nữ đi sau).

Kế tới: Toàn Đạo Diễn Hành.

Bổn đạo ở Đại Đồng Xã khởi đi tới trước Đền Thánh, qua Đông Khán Đài (Phái Nam), đến Tây Khán Đài (Phái Nữ) vòng ra phía hậu Đền Thánh, trở ra Bình Dương Lộ đến Giáo Tông Đường, Hộ Pháp Đường, Báo Ân Từ (đi một bên Bình Dương Lộ, còn một bên dành cho cộ Bông biểu diễn).

Bổn đạo ở hai bên khán Đài cũng khởi đi sau đó.

Khi đi Học Sinh tới Đông Khán Đài thì bắt đầu hô khẩu hiệu và đồng đạo hô theo....(theo hướng dẫn của xướng ngôn viên...).

Các khẩu hiệu được hô rất nhiều lần như:

Vạn tuế Đức Hộ Pháp và Hội Thánh (vạn tuế)

Hội Thánh và Tín Đồ triệt để ủng hộ Đức Giáo Chủ (ủng hộ).

Hoan hô chủ trương Hòa Bình của Đức Hộ Pháp (hoan hô).

Xin rước Đức Hộ Pháp hồi loan (mong mỏi).

1.ê/- Giải tán.

Khi toán đi đầu đến Báo Ân Từ thì dừng lại. Trước khi giải tán hô to mổi khẩu hiệu 03 lần.

1.g/- Treo Biểu Ngữ.

Sau cuộc diễn hành các trật tự viên có bổn phận nhắc nhở treo các biểu ngữ đã cầm đi ở Giáo Tông Đường, Hộ Pháp Đường, xung quanh chổ nghĩ của các phái đoàn, Bình Dương Lộ và Đại Đồng Xã...

Tính ra có 34 khẩu hiệu và 25 Cộ Hoa diễn hành.

&&&

 

2/- PHẦN THỰC HIỆN.

Ngày 09-01-Đinh Dậu (08-02-1957).

 

Theo Ngài Qui Tâm thì do các vị HBCS thực hiện sau khi cúng thời Tý nên Hội Thánh đành chấp nhận sự đã rồi. (b)

Chương trình tiến hành hầu như đúng với dự kiến trước mắt chánh quyền Ngô Đình Diệm nhưng vì có các phái đoàn quốc tế nên họ ngậm bồ hòn cho qua buổi lễ.

&&&

3/- PHẦN BỊ BẮT SAU LỄ.

"500 người đạo bị bắt”

 

Vài ngày sau các vị trong HBCS đến nhận lỗi với Hội Thánh và xin chịu trách nhiệm trước chánh quyền.

Đến ngày 15-01-Đinh Dậu (14-02-1957) Công an của Ngô Đình Diệm đã bắt hơn 500 người đạo từ Châu Thành Thánh Địa và các địa phương về dự lễ. Trong đó bao gồm chức sắc, chức việc và đạo hữu Nam Nữ.  

&&&

(Một sự kiện chấn động như vậy mà hầu hết các nhà viết sử về thời Ngô Đình Điệm không đề cập đến là do đâu?

Do thiếu sự nhiệt tình của người viết sử hay do dính líu với Ngô Đình Diệm nên không muốn viết ra.

Chúng tôi thấy có nhiều người phê bình rằng những nhà viết sử thời Ngô Đình Diệm chỉ quanh quẩn bên bà Ngô Đình Nhu...kể ra cũng có phần chính xác)

&&&

 

Chú thích a và b trong chú thích 1.

a/- Chúng tôi nghĩ rằng trong tương lai ĐĐTKPĐ sẽ còn tổ chức nhiều cuộc lễ như vậy nên ghi rõ cách bố trí để cùng nhau tham khảo

Về lý âm dương thì phân chia như thế theo thể hiện Thái Cực (là cuộc lễ), đến Lưỡng Nghi (phân ra Nam, Nữ) đến (Tứ Tượng 04 Nam; 4 Nữ) hiệp lại thành Bát Quái (08) có đủ Nam Nữ. Cho nên chánh sách HBCS tồn tại và phát triễn trong suốt chu kỳ của ĐĐTKPĐ.

HBCS bắt nguồn từ công thức xây đời của ĐĐTKPĐ:

Cao Thượng Chí Tôn Đại đạo Hòa Bình Dân Chủ Mục.

Đài Tiền Sùng Bái Tam Kỳ Cộng Hưởng Tự Do Quyền.

&&&

Hòa Bình thể hiện trong ĐĐTKPĐ qua 02 diện:

. Với đạo:

Chúng ta có thể tìm hiểu qua 03 phương diện: giáo lý, pháp luật và thể pháp qua kiến trúc.

*: Thầy dạy:

Chẳng quản đồng tông mới một nhà,

Cùng nhau một đạo tức cùng Cha.

Nghĩa nhân đành gởi thân trăm tuổi,

Dạy lẫn cho nhau đặng chữ hòa.

 

*: PCT chú giải. (CỘNG YÊU HÒA ÁI).

Máy tạo bởi chữ hòa mà có, thì thế giái càn khôn cũng phải hòa mới vĩnh cửu. Địa cầu nầy cũng phải hòa mới toàn hảo, nhơn loại cũng phải hòa mới trường tồn, chẳng khác nào xác thịt phải hòa thuận cùng linh hồn mới mong đạt Đạo.

Lấy lớn mà định nhỏ, xem nhỏ mà tìm lớn, thi hài nầy nhờ hòa khí mà thành hình, thì linh hồn cũng phải tùng theo phép âm dương hòa hiệp mới qui hồi cựu bổn; linh hồn bởi chữ hòa khí mới có đến thì tức nhiên phải nương theo hòa khí mới có về.

Tuy pháp bửu của các Tôn Giáo đã đoạt đặng vẫn nhiều, chớ cơ mầu nhiệm chỉ có chữ hòa là đủ.

Thân thể cho mạnh mẽ tinh vi, đừng để sa đà vào lục dục thì là thuận cùng trí lự khôn ngoan.

Khí lực cho cường thạnh thanh bai đừng để đến đổi mê muội bởi thất tình, thì trí lự khôn ngoan thuận theo linh tâm mà nẩy nở.

Linh tâm phải định tĩnh từ hòa, đừng để đến đổi mờ ám bởi tội tình, thì thuận với lòng Trời, hiễn linh tại thế đặng đoạt phép huyền vi.

Thân là tinh, lực là khí, trí là thần.

Nói rõ ra thì tinh là thân thể; khí là điễn lực nghĩa là trí lự; thần là linh hồn; ba cái báu của mình ngày nào tương đắc, nghĩa là hòa hiệp cùng nhau, thì người mới mong đắc Đạo.

Cơ Đạo của Chí Tôn đến lập buổi Hạ ngươn Tam Kỳ Phổ Độ nầy duy lấy một chữ hòa làm tôn chỉ.

Có hòa mới có hiệp, có hiệp mới có thương, mà sự thuơng yêu là chìa khóa mở cửa Tam Thập Lục Thiên, Cực Lạc Thế Giới và Bạch Ngọc Kinh y như lời Chí Tôn đã dạy, chỉ nghĩa là phải Từ Bi Bác Ái mới đắc đạo vô vi, phải hòa hiệp mới có qui nhứt.

Chí Tôn đã định khai đạo đặng thị chứng cho các Tôn Giáo biết nhìn nhau trong đường hành thiện, trừ tuyệt hại tranh đấu thù hiềm, làm cho Thế Giới đặng hòa bình, thoát cơ tận diệt.

Thể Đạo của Chí Tôn cũng phải nương theo chữ hòa mới toan thành lập,...

Cái oai quyền ấy có ảnh hưởng cho nền Đạo biết làm bao. Thầy dùng; phép là lương tâm, quyền là tình ái, mà làm cho cả nhơn loại thấy rõ mặt Thầy, hầu nhìn lẫn nhau trong Thánh Đức của Thầy, mà cộng yêu hòa ái.

Cộng Hòa! Cộng Hòa! Ấy là hai lời châu ngọc của Thầy để vào lòng của mỗi người. Mình biết Cộng Hòa mới làm cho cả xã hội quốc dân đặng cộng hòa, rồi làm gương cho rực rỡ quang minh mà truyền bá cả tư tưởng cao thượng ấy ra khắp toàn cầu, cho cả nhơn loại đặng cộng hòa đại đồng thế giái.

....Xúm xít nhau mạnh yếu tùy phương, bảo thủ cây cờ Đạo của Thầy là Tòa Thánh, lại gắng tạo thành sừng sựng tại miền Cực Đông nơi Nam Việt nầy một cái Cao Đài, đặng làm ngọn đèn soi sáng đến cảnh Cộng Hòa của toàn thế giới.

*: Thể pháp trong tôn giáo

Mổi người nhập môn hành đạo là một chiến sĩ đi xây dựng hòa bình cho nhân loại. Người đạo đi xây dựng hòa bình được Đức Hộ Pháp dạy rõ trong LỜI PHỦ DỤ ngày 01-01-Ất Mùi- 1955 của Đức Hộ Pháp:

Chúng ta chỉ có hy sinh một kiếp sống đặng làm con hạc vô tội, con hạc hòa bình, biết đâu Đức Chí Tôn đem con hạc của Ngài để thế cho con bồ câu trắng mà thiên hạ gọi là con bồ câu hòa bình; nhưng không hòa bình gì hết. Thân làm con hạc thiêng liêng ấy buộc ta phải chở Đạo đi toàn khắp mặt địa cầu. Nếu một chủng tộc nào, một sắc dân nào ở nơi mặt địa cầu nầy chưa biết Đạo là cái lỗi do nơi ta đó vậy.

&&&

Theo lời dạy trên thì biểu tượng hòa bình của Đạo là con hạc.

Đức Hộ Pháp dạy rằng mổi kiến trúc trong tôn giáo đều là thể pháp. Trong thể pháp có ẩn tàng bí pháp. Vậy thể pháp CON HẠC HÒA BÌNH được thể hiện ở đâu?

Hạc HÒA BÌNH ở Tòa Thánh.

Ngay trong Tòa Thánh Tòa Thánh Tây Ninh có 27 khuôn hình con hạc hòa bình. Con hạc hòa bình được bố trí trong khuôn hình bầu dục đứng sát với mái ngói Đền Thánh. 

Đứng bên hông Tòa Thánh nhìn lên sát mái ta thấy mổi khuôn có 02 con hạc bay trên mặt nước. Mặt nước nhấp nhô sóng cho ta hình ảnh của  biển cả. Mặt trời vừa mọc lên khỏi mặt nước một nữa (có 09 tia sáng). Có 03 vầng mây trên bầu trời.

Con hạc bên dưới bay từ Tây sang Đông (về phía mặt trời). Con hạc bên trên, bay từ Đông sang Tây.

Phần bên Nam phái có 12 khuôn hình con hạc.

Phần bên Nữ phái cũng có 12 khuôn.

Phần ở Bát Quái Đài có 03 khuôn.

Cộng chung là 27 khuôn hình có con hạc.

Hòa bình thể hiện trong tôn giáo là con hạc đạo.

Trong tương lai biểu tượng con hạc hòa bình sẽ thay thế cho biểu tượng Bồ Câu hòa bình trước đó.

&&&

.Về mặt đời:

Hòa bình thể hiện qua chánh sách HBCS. Từ khi ban hành chánh sách HBCS (26-03-1956) Đức Hộ Pháp đã thông báo đến chánh quyền Ngô Đình Diệm, Hồ Chí Minh và thế giới... đến ngày 09- 01- Đinh Đậu Đức Ngài dạy tổ chức ra mắt công khai trước xã hội.

Nhân dịp Lễ Khánh Thành Tân Dân Thị ngày 20-11-Giáp Ngọ Đức Hộ Pháp có Lời Phủ Dụ:

Đức Chí Tôn đến với họ một cách riêng biệt thế nào Qua không hiểu. Qua chỉ biết phận sự của Qua là Đại Từ Phụ giao phó một lời yếu thiết như thế nầy:

Tắc Đời quá khổ chẳng phải khổ về xác thịt mà thôi mà lại khổ đến tinh thần nữa; nạn của nhơn loại tương tàn tương sát sắp đến.

Thầy giao cho con một cây cờ cứu khổ, chẳng phải cứu khổ tinh thần mà thôi lại lẫn cả thể xác nữa. Trọng hệ hơn hết là điều ấy Thầy giao phó cho con. Nhưng mà con phải hiểu có khổ về tinh thần mới biến sanh ra khổ của thể xác. Thầy nói rõ Thầy giao cho con một gánh Đạo và Đời “ Thật sự ra Bần Đạo xin thú thật; gánh của Đạo chẳng hề làm cho Bần Đạo khủng khiếp. Duy có gánh của Đời Ngài giao nó nặng nề hơn hết” ….

&&&

Theo Lời Phủ Dụ trên chúng ta thấy Đức Chí Tôn giao cho Ngài 02 gánh là GÁNH ĐẠO & GÁNH ĐỜI.

Cho nên ĐĐTKPĐ luôn luôn thể hiện qua 02 diện: Đạo và Đời.

Chánh sách HBCS chính là GÁNH ĐỜI mà Đức Hộ Pháp phải gánh vác.

Còn về dân chủ?

Trong tôn giáo là lập quyền cho nhơn sanh.

Trong thế giới là lâp quyền cho nhân loại.

Vậy tự do như thế nào?

Tự do là quyền mà Thượng đế ban cho con người chớ chẳng phải xin cho. Với ĐĐTKPĐ thì tự do là tự do trong đạo đức (tự do của mình không xâm hại hay mâu thuẩn với cá nhân khác hay cộng đồng xã hội).

&&&

 

Tại Đền Thánh đêm 15-5 Ất Mùi ĐỨC HỘ PHÁP giảng:

Đêm nay Bần Đạo giảng đặc biệt cho Hội Thánh Nam Nữ Lưỡng Phái và Hiệp Thiên Đài....

....Khổ não thay Thánh Thể Đức Chí Tôn vì lãnh nơi mạng lịnh của Ngài, đến làm tôi con của Ngài cho toàn vẹn, thế gian của Ngài hỏi vậy chớ Đại Từ Phụ đã giao cho ta có phải giao Thánh hay là giao Phàm, nếu ta lấy theo sự suy gẫm của ta, ta phải nhìn rằng Đại Từ Phụ đã giao cho ta Phàm nhiều hơn Thánh, lẽ dĩ nhiên trước mắt ta đã ngó thấy.

Tự thuở nay, con người dầu sức lực mạnh mẽ thế nào gánh một vai mà thôi. Đại Từ Phụ lại buộc cả Thánh Thể của Ngài phải gánh hai vai Đời và Đạo. Cái kiểu vở hai Tôn Giáo trước mắt ta, ta ngó thấy Phật Giáo thì nghiêng cái gánh bên Đạo, Công Giáo lại nghiêng cái gánh bên Đời, Đời Đạo Phàm Thánh.

Đức Chí Tôn đến lập Thánh Thể của Ngài, Ngài biểu phải đứng ngay chính giữa của nó. Luận ra cho cùng lý, thì Hội Thánh của Ngài, buộc không Đời mà cũng không Đạo ở giữa cái mức trung tim của Đời và Đạo....

&&&

 

b/- Thêm bằng cớ về Khổ Nhục Kế do Hội Thánh Cao Đài thực hiện từ năm 1956.

Nhưng theo chúng tôi thì đó là một phần trong Khổ Nhục Kế của Hội Thánh để chánh sách HÒA BÌNH CHUNG SỐNG ĐƯỢC CÔNG KHAI TRƯỚC NHÂN LOẠI.

Bằng cớ đâu mà nghĩ vậy?

Từ Thánh Thư số 82/HP.HN  ngày 19-7-Bính Thân (24-8-1956) Đức Hộ Pháp gởi cho Hiến Pháp Hiệp Thiên Đài. Chúng tôi tra cứu theo nội dung đàn cơ đêm 13-3-Bính Thân (dl 23-4-1956) thì Ngài Hiến Pháp có đến viếng Đức Hộ Pháp tại Báo Ân Đường Kiêm Biên.

Khi đó chắc chắn là Đức Hộ Pháp có sắp đặc những việc quan trọng cho Ngài Hiến Pháp. Trong đó có chương trình tổ chức cuộc lễ ngày 09-01-Đinh Dậu thật long trọng “trong hoàn cảnh ĐĐTKPĐ đang gặp rất nhiều khó khăn do sự khủng bố của chánh quyền Ngô Đình Diệm” nên Đức Hộ Pháp mới giao cho Ngài Trương Hiến Pháp đọc THÔNG ĐIỆP....và mời quan khách....

Thiễn nghĩ Hội Thánh đã tổ chức cuộc lễ mời thành phần quan khách như thế thì đâu thể đơn giản đến nỗi không dự kiến được những điều phát sinh; không bố trí lực lượng Thánh Vệ, Bảo Thể bám sát nơi tổ chức? Hội Thánh Cao Đài mà non yếu vậy thì ĐĐTKPĐ làm sao tồn tại và phát triễn trước bao nhiêu sóng gió? Bao nhiêu bão tố phong ba. lấy một ví dụ điển hình là khi Đức Hộ Pháp bị thực dân Pháp bắt đày đi Madagascar năm 1941 thì Hội Thánh vẫn đủ sáng suốt và dũng khí lập ra Nội Ứng Nghĩa Binh....

Còn như phát sinh đột ngột thì với lực lượng Thánh Vệ, Bảo Thể trong tay chỉ cần thời gian rất ngắn “không đầy 60 phút” là Hội Thánh dẹp hết những biểu ngữ mà Hội Thánh không chấp nhận.

Thiễn nghĩ các vị Thời Quân là tướng soái của Đức Chí Tôn để truyền đạo thì tâm linh có thừa nhạy bén và đủ tài thao lược ứng phó với mọi tình huống bất ngờ... Rồi còn các vị chức sắc Cửu Trùng Đài cũng từng xông pha nơi khổ hải, từng chịu tù tội vì sự nghiệp ĐĐTKPĐ hẳn phải dày dạn kinh nghiệm thừa sức giải quyết những tình huống đột ngột như vậy...

Tóm lại: Với lực lượng Thánh Vệ, Bảo Thể và quyền hạn trong tay Hội Thánh thừa sức giải quyết những tình huống trong Nội Ô Tòa Thánh nhưng đã thực thi Khổ Nhục Kế nên để cho chánh sách HBCS được công khai trước nhân loại.

&&&

Bài BÁO CÁO KẾT QUẢ HỌC TẬP ngày 03-10-1978 của Ngài Tiếp Dẫn Đạo Nhơn Nguyễn Văn Hợi có cho biết: ...Ông Hiến Pháp trước đó có lên Nam Vang thăm Đức Hộ Pháp nên bị chánh phủ Diệm phạt cưỡng bách cư trú tại Sài gòn 2 năm...

Nhưng theo chúng tôi thì chính do SỰ KIỆN ngày 09-01-Đinh Dậu mà Ngài Hiến Pháp (LÀ NGƯỜI ĐỌC THÔNG ĐIỆP CỦA ĐỨC HỘ PHÁP TRONG CUỘC LỄ; Thánh Lịnh 257 cũng cho thấy vai trò của Ngài Hiến Pháp trong thời điểm nầy) nên bị chánh quyền Ngô Đình Diệm giam lõng 02 năm. Do đâu mà nghĩ vậy?

Xin thưa rằng Ngài Khai Đạo Phạm Tấn Đãi cũng có lên Nam Vang thăm Đức Hộ Pháp mà không bị giam lõng ngày nào hết. Điều đó chứng tỏ Chánh quyền Ngô Đình Diệm thua trước Khổ Nhục Kế của Hội Thánh nên trả thù.

Trong Khổ Nhục Kế hẳn nhiên phải có những người chịu hy sinh đó chính là hơn 500 người đạo bị bắt sau cuộc lễ.

&&&

Theo nhận định của chúng tôi thì chánh sách HBCS đã trãi qua 03 giai đoạn:

Giai đoạn một là đề ra cương lĩnh và thông báo bằng văn bản đến các nơi cần thiết (1956). Song song đó cũng có những động tác thể hiện bản lĩnh như tổ chức trương cờ HBCS ở Bến Hải (18-05-1956)

Giai đoạn thứ hai là công khai hóa trước xã hội (1957).

Giai đoạn thứ ba là tổ chức thực thi (giai đoạn nầy kéo dài suốt trong chu kỳ của ĐĐTKPĐ và khai triễn qua nhiều phương diện...).

 

&&&

http://antg.cand.com.vn/Uploaded_ANTG/honghai/29_2anh1132-450.jpg

Tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn đặc công cộng sản Nguyễn Văn Lém....giữa Sài Gòn. (TỘI ÁC CHẾN TRANH).

@@@

 (Trong quá trình biên soạn chúng tôi nhận được một số văn bản do Ngài Giáo Hữu Thượng Nguyên Thanh lưu giử có nhiều bài liên  quan đến HBCS làm sáng rõ những nhận định về khổ nhục kế năm 1956 của Hội Thánh ĐĐTKPĐ thực thi ngay trước mắt Ngô triều...).