HÒA BÌNH CHUNG SỐNG BIÊN NIÊN (tt 48)
Phương pháp của Bần Đạo là như thế thì dĩ nhiên nó khác phương pháp của hai Ngài là phương pháp trừ diệt các con bịnh đặng trừ tuyệt cái hại truyền nhiểm của nó. Bần Đạo cho nó là phương pháp quá đáng nếu ta để tâm suy xét rằng: Đồng bào ta trở thành bệnh nhơn của bịnh dịch hạch chớ không phải là tội nhơn đã sanh sản ra nó. Nếu lên án bệnh nhân như thế thì quá bất công và quá nghiêm khắc.
HỘ PHÁP ĐƯỜNG. VĂN PHÒNG. SỐ: .../HP.HN |
ĐẠI ĐẠO TAM KỲ
PHỔ ĐỘ. (Tam Thập Nhứt Niên). Tòa Thánh Tây Ninh. |
Hộ Pháp
Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài Hiệp Thiên và
Cửu Trùng.
@@@
Kính
gởi: Ngô Tổng Thống và ông Ngô Đình Nhu Cố vấn chính trị chánh phủ Việt Nam
Cộng Hòa. Sài gòn.
Kính hai Ngài,
Theo phúc báo của
ông
Sự nhận thức thời cuộc biến đổi trong nước.
Theo thiểu kiến
của Bần Đạo về lập trường tranh đấu giải ách lệ thuộc và thâu hồi độc lập cho
đất nước Việt
Hại thay! Vì căn
số của một chủng tộc mà quyền Thiêng Liêng đã phạt phải chịu đau khổ nên trong
lúc bần cùng lại gặp phải những vị ân nhân là những hạng người mong cướp quyền
tự chủ của ta, chiếm đoạt kỳ được tinh thần dân tộc ta để tạo phương thế định
bá đồ vương của họ.
Ta giải được ách
nô lệ của Pháp thì miền Bắc bị khối Cộng Sản đặt tay vào nội quyền làm chủ vận
mạng nước nhà một cách gián tiếp. Còn miền
Kiến thức hiển
nhiên của Bần Đạo là nước Việt
Vì cớ Bần Đạo mới
sản xuất phương pháp Hoà Bình Chung Sống để lập một Chánh phủ liên bang duy
nhất giữa quyền tự trị Hành Chánh của hai miền. Như thế chẳng khác nào ta tạo
dựng hai nhà dưỡng bịnh (Deux cliniques) đặng trị hai bệnh truyền nhiễm ấy
trong óc não của giống nòi.
Nhà thương miền
Bắc để trị bịnh dịch hạch của Cộng Sản.
Nhà thương miền
Nói cho cùng nước
nếu gặp những con bịnh quá nặng nề thì thà là để cho nó vào đó mà chết, hơn là
để cho nó lây ra nhân dân hay toàn quốc. Nếu ta có ý định rằng ta phải tìm
phương bảo vệ số nhân dân chưa bị truyền nhiểm. Bảo vệ hạng thơ sanh niên thiếu
quí báu của ta tránh khỏi hai bịnh ngặt nghèo ấy; đặng cho toàn thể quốc dân đủ
thời giờ và có phương pháp giác ngộ hầu tự cứu lấy thân mình.
Phương pháp của
Bần Đạo là như thế thì dĩ nhiên nó khác phương pháp của hai Ngài là phương pháp
trừ diệt các con bịnh đặng trừ tuyệt cái hại truyền nhiểm của nó. Bần Đạo cho
nó là phương pháp quá đáng nếu ta để tâm suy xét rằng: Đồng bào ta trở thành bệnh nhơn của bịnh dịch hạch chớ không phải là
tội nhơn đã sanh sản ra nó. Nếu lên án bệnh nhân như thế thì quá bất công và
quá nghiêm khắc.
Xin hai Ngài suy
đoán lại coi có phải vậy không?
Đương nhiên điều
cần yếu là sửa đổi đặng cứu vãn tình thế nguy ngập nước nhà. Nếu Bần Đạo không
làm thì hai Ngài đã thấy rõ trước mắt: Đối thủ của hai Ngài với thủ đoạn xão
trá, lanh lẹ khôn ngoan, họ sẽ không từ chối một phương pháp nào đem lại thắng
lợi cho họ. Dầu phương pháp ấy trái hẳn với tâm lý Nho Đạo cùng là nghịch với
tâm lý đạo đức tinh thần. Mục đích tối yếu, tối trọng của họ là chiến thắng mà
thôi; còn mọi điều chi họ đều cho là phụ thuộc.
Hại thay cả quần
chúng đang bị mê hoặc nên nghe họ hơn mình.
Họ bị mê hoặc không biết cái hại khi chủng tộc bị chia đôi. Hoàng đồ
phân nữa trong tay cộng sản, dân chúng đang sống trong sự sợ hãi và kinh khủng
nhưng không thể nói lên. Nếu ta thức tỉnh được quần chúng thì ta không bao giờ
thua sức trước sự xão trá dối gian của họ.
Bần Đạo dám quả
quyết rằng: Sự chân thành và chân lý bao giờ cũng thắng. Ta phải lấy cả tâm
tình đạo đức của ta làm quân khí đặng thắng giặc. Vì Đạo là sanh tồn, còn đời
là tạm sống mà thôi.
Điều mà Bần Đạo
ước mong cho Hai Ngài thi thố đặng thâu hoạch tín nhiệm của toàn thể quốc dân
và toàn các đảng phái là lập thành Mặt Trận Hoà Giải Dân Tộc. Ta mở rộng cho
những kẻ không thuận chiều hướng với ta lập thành đảng phái đối lập. Nghĩa là
họ có quyền theo Mặt Trận Hoà Giải Dân Tộc của ta; hay là họ hiệp lại với nhau
làm nên một đảng phái duy nhất đối chọi lại với ta. Như thế là ta có đảng phái
đối lập. Ta cầm quyền phát động để duy trì cuộc Tổng Tuyển Cử, thời gian lâu
chừng nào hay chừng nấy, đặng cho toàn thể quốc dân ta đủ thời giờ giác ngộ mà
định quyền sở hửu của họ trong cuộc Tổng Tuyển Cử thống nhất chủng tộc, nước
nhà; khỏi ai dùng cường quyền áp bức.
Những điều Bần Đạo
xin hai Ngài cấp thời thi thố là:
1/- Giải tán các
cơ quan quân sự phụ thuộc đặng dành để ngân quỷ nuôi phu phỉ quân sỉ của quốc
phòng và công chức mà thôi. Nhứt là kinh tế trong đang sắp khủng hoảng tới đây.
2/- Trả lại tự do
cho người trong các đảng phái chánh trị đã bị giam cầm với quyền độc tài. Quyền
độc tài chỉ có hiệu quả và năng lực khi dùng dẹp an các đảng phái quân sự gây
loạn trong nước. Còn nay nó đã hết hiệu lực trong đường lối chánh trị đối cùng
toàn thể quốc dân.
3/- Ra chỉ dụ cho
trọn vẹn quyền tự do báo chí và tự do ngôn luận. Chỉ cần cấm không được tiết lộ
bí mật quốc phòng và các quyết nghị kín đáo mà chánh phủ chưa cho phép đăng tải
thông truyền mà thôi. Ai đã phạm vào các khoản này đều do quyền toà án sửa trị.
4/- Bỏ dứt các
phương pháp tố cộng, phương pháp bắt bớ giam cầm và thù nghịch do thực dân
phong kiến để lại. Chính vì theo cách thù nghịch của thực dân, tư bản hay tố
cộng theo ý ngoại bang đã làm cho quốc dân ta bị khổ sở. Ta phải tìm phương nào
cho toàn cả thảy quốc dân thức tỉnh rồi họ tố cộng ngoại lai và đã đão thực dân
ngoại quốc mới là thiệt mục tiêu chính đáng.
5/- Phải làm thế
nào cho tất cả đảng phái chánh trị đều cộng sự với mình cho đặng đa số nơi Mặt
Trận Hoà Giải Dân Tộc để thành lập một Chánh Phủ Quốc Gia Liên Hiệp. Dầu có sản
xuất ra đảng phái đối lập ta cũng phải can đãm nhận định rõ rệt lập trường của
họ.
6/-
Đó là đại lược sử
về phương thức riêng của Bần Đạo. Mong cho hai Ngài tìm phương hay chước khéo
để bổ cứu vào đó cho dễ bề thi thố.
Vì lẽ ta chẳng rõ
thấu tâm tình nhau mà trể bước đường tranh đấu cho tổ quốc và giống nòi; song
nếu ta cố gắng có thể cướp lại thời gian trể nãi ấy.
Xin để yên Bần Đạo
ở xứ người, Bần Đạo đứng trung lập đặng nên hửu dụng trong cuộc hiệp thương
Tổng Tuyển Cử và xây trở về mặt kinh tế hai miền thống hợp, đặng tránh cho kỳ
đặng ngoại quyền thôn tính.
Bần Đạo xin để cả
tinh thần chờ đợi hành vi của hai Ngài; thoản như hai Ngài thi thố hoàn tất các
điều cầu xin của Bần Đạo trên đây đặng trọn vẹn mỹ mãn thì ta sẽ tấn công hoà
bình y theo chương trình của bản Cương Lĩnh Hoà Bình Chung Sống của Bần Đạo.
KIÊM
BIÊN, ngày 04 tháng 01 Đinh Dậu (DL, 3/2/1957)
HỘ
PHÁP.
(Ấn Ký).