TRÍCH VĂN VỀ QUỐC ĐẠO.
MỘT:
Đức
Chí Tôn dạy về QUỐC ĐẠO lần đầu vào ngày 13-8- Bính Dần (1926).
“Từ
đây trong nước Nam duy có một Đạo chơn thật là Đạo Thầy đã đến lập cho các con,
gọi là “QUỐC ĐẠO” hiểu à!
Thầy buộc các con hiệp chung
trí mà lo vào đó, nghe à!”
BBT ghi nhận:
Năm 1926 thế chiến thứ nhất (1914 - 1918)
kết thúc được 08 năm. Hội Quốc Liên ra đời năm 1920.
Việt Nam khi đó còn bị Pháp đô hộ.
Phương tiện thông tin Nam Kỳ thời đó chủ yếu qua báo chí, có thể
kể sơ lược.
Tờ báo viết
bằng chữ Quốc Ngữ đầu tiên là Gia Định báo do cụ Trương Vĩnh Ký lập ra, xuất bản 1865 và đóng cửa năm 1919, (07
năm trước 1926).
Phan Yên
Báo xuất bản 1868 do cụ Diệp Văn Cương lập ra.
Nam Kỳ
nhựt trình (tuần báo) xuất bản 1883.
Tờ Nông
cổ mín đàm (Ngồi uống trà bàn chuyện làm ruộng và đi buôn) ra đời năm 1901.
Tờ Nữ
Giới chung (Tiếng chuông của nữ giới) ra đời năm 1918.
Radio: năm
1926 chưa có (theo wiki đến 1950 mới có).
Như vậy
năm 1926 Thầy dạy lập QUỐC ĐẠO thì cách hiểu về các thành tố để nên hình một
quốc gia không như sau khi Liên Hiệp Quốc ra đời.
Nhận ra
điểm nầy để thấy rằng Đạo đã đi trước xã hội (về quốc đạo, về Tam quyền phân lập, về cách tổ chức tôn giáo... ) để nâng cao dân trí. Nghĩa là Đạo
đã cung ứng những kiến thức về xã hội để nâng cao sự hiểu biết của người tín đồ
theo luật cung cầu.
Đây là
một trong những lý do để hiểu tại sao nhiều người thuộc diện thượng lưu trí thức cho đến diện bình dân ít học nhập môn cầu đạo. Tôn giáo có
đủ chổ cho người bình dân (tín ngưỡng Thượng Đế), cũng như diện nghiên cứu về
tâm linh lẫn xã hội. Nghĩa là từ trong Đạo Cao Đài có đủ pháp từ vô thượng (rất
cao) cho đến thậm thâm (rất thấp).
Vô thượng
và thậm thâm trong xã hội là thượng lưu cho đến hạ lưu, còn trong luyện pháp là
Vĩ Lư (thậm thâm) và Ngọc Chẩm (vô thượng) trong chính mỗi con người mà các bậc tu hành theo diện thượng thừa luyện pháp (vận khí, hành công) đưa hỏa hầu đã thông hai huyệt đạo trên theo hai mạch Nhâm & Đốc.
Câu kinh Mùi hương lư ngọc bay xa cũng là câu nói
lóng của người luyện pháp đắc đạo (đã thông huyệt Vĩ Lư và Ngọc Chẩm) để việc hành đạo của họ có đầy đủ đạo đức & minh triết (như hương thơm) đi vào lòng người.
Còn
như hiểu cái Lư bằng ngọc để thắp hương thơm thì cũng OK.
Có những
điều mà cho đến bậc chánh đẳng chánh giác như Đức Thích Ca cũng mới được nghe
giảng và thuyết minh lại cho hậu tấn qua cơ bút vào năm 1936 qua bài DI LẶC
CHƠN KINH.
KHAI KINH
KỆ.
Vô thượng
thậm thâm vi diệu pháp
Bá thiên
vạn kiếp nan tao ngộ
Ngã kim
thính văn đắc thọ trì
Nguyện
giải Tân kinh chơn thiệt nghĩa
THÍCH CA
MÂU NI VĂN PHẬT thuyết
DI LẶC
CHƠN KINH
Nhận xét:
Bài kệ trên đã nói rõ rằng Đức Thích Ca Mâu Ni đến nay mới
nghe và đắc Tân kinh nên thuyết lại cho môn đệ Cao Đài biết về HỌC THUYẾT DI
LẶC.
HAI.
Đạo Sử Q.2 Tr.239.
(21-8 Bính Dần):
Thầy dặn các con từ đây ai nói chi tuỳ ý, cứ nghe một
Thầy thì khỏi lầm lạc. Con Trung cứ lo khai Đaọ. Món binh khí tà quái vì đó mà
tiêu diệt. Nước Nam có một chủ mà thôi là Thầy. Từ trước vì nhiều Đạo trong
nước, mà chẳng một Đạo nào chơn chánh, làm mạnh quốc dân, nên nước phải yếu,
dân phải hèn.
Dân tộc các con
duy biết làm tớ chớ chưa biết làm chủ. Thầy vì thấy lẽ công bình thiêng liêng
ấy mới giáng trần lập Đạo tại Nam phương tức là thay mặt Càn Khôn Thế Giới mà
qui chánh truyền nhơn loại. Trong mối Đạo Thầy đã lập thì hằng nói tiên tri
rằng: Ngày kia có một nước đương
trong vòng nô lệ vì ta mà làm chủ nhơn- loại các con hiểu à! (hết trích)
Nhận xét: Thầy dạy: Dân tộc các con duy biết làm tớ chớ chưa biết làm chủ.
Vậy làm chủ là gì?
Nhận xét: Thầy dạy: Dân tộc các con duy biết làm tớ chớ chưa biết làm chủ.
Vậy làm chủ là gì?
Thầy làm Trời là để phụng sự cho nhân loại. Thầy là ông chủ chỉ biết thương chớ
chẳng biết phạt. Đứa con của Thầy có hư hèn thế nào Thầy cũng không bỏ. Khi
sống con cái Thầy sợ Thầy nên không gần gủi. Khi chết Thầy đến ôm ấp thi
hài ĐỨA CON ẤY bằng cách cho phép lấy Thiên nhãn phủ lên áo quan như người Cha ôm lấy thân thể của đứa con trong giờ phút phân vân âm dương lưỡng lộ.
Cho nên Thầy dạy môn đệ làm chủ là để phụng sự nhân loại như Thầy đã làm vậy.
Thầy lại cao không với tới, khuất không rờ đặng nên lắm kẻ tinh ranh lợi dụng
danh Thầy gây ra lầm lạc. Vậy nên Thầy lập chánh thể cho có lớn có nhỏ, anh
trước em sau mà đi về với Thầy. Con đường phụng sự là gian nan Thầy sợ bỏ cuộc
nữa chừng nên mới truyền PHÁP và từ có cách lập pháp mới lập ra luật lệ để đi cho
trọn con đường đạo đức.
Nhiều người lầm tưởng làm chủ trong đạo là sai khiến thiên hạ theo kiểu MẦY LÀM VẬY TAO TRẢ TIỀN, KHÔNG VẬY TAO ĐUỔI... nên xô ngã đồng môn đặng lấy TIỀN BẠC, DANH VỌNG mà sai khiến đồng đạo. Hạng nầy sẽ chết trên sự lầm lẫn của họ. Họ chết bên bờ giác bởi hám vọng tiền tài, danh vọng...
Nhiều người lầm tưởng làm chủ trong đạo là sai khiến thiên hạ theo kiểu MẦY LÀM VẬY TAO TRẢ TIỀN, KHÔNG VẬY TAO ĐUỔI... nên xô ngã đồng môn đặng lấy TIỀN BẠC, DANH VỌNG mà sai khiến đồng đạo. Hạng nầy sẽ chết trên sự lầm lẫn của họ. Họ chết bên bờ giác bởi hám vọng tiền tài, danh vọng...
@@@
Lời phê Đức Hộ Pháp…“Còn nay thì Hội Thánh Phước Thiện đã thành lập, Đạo Cao Đài thành Quốc Đạo thì khuôn luật buột ràng không còn như trước nữa đặng.
Cả Chức Sắc Cửu Trùng Đài hay Phước Thiện cũng là một vị quan lại của Chánh Trị Đạo, hể phạm tội thì án luật định hình không ai tránh khỏi đặng.
Như thế mới trừ đặng cái hại: Mượn danh đạo tạo danh mình, nương bóng đạo đức lợi cho mình”…
Đức Hộ Pháp giảng tại LTĐ.-Q1.Tr 88.
Chí Tôn nói rằng: Quốc Đạo nầy Ngài qui tụ tinh thần đạo đức trí thức toàn nhơn loại cho đặc biệt có cao có thấp có hàng ngủ phẩm giá.
Còn về phần xác thịt của loài người, mạng sống trước mặt Ngài không ai hơn ai; cả thảy sống đồng sống, chết đồng chết, đặng đem Quốc Đạo làm môi giới cả Đại Đồng đặng tạo tương lai loài người cho có địa vị oai quyền cao thượng.Đức Hộ Pháp cũng giảng rằng: vì hai chữ QUỐC ĐẠO mà Phạm Công Tắc chết năm 35 tuổi.