Trang

Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2019

3013. CÔNG THỨC DÂN CHỦ CAO ĐÀI GIÁO. (tt 1)


Năm 2006 Tôi soạn quyển CÔNG THỨC DÂN CHỦ CAO ĐÀI GIÁO có đăng trên trang web chonphapcaodai.net, Nay xin đăng lại theo đề nghị bạn đọc. Hội Thánh chưa kiểm duyệt, khi đọc xin cẩn thận. Dương Xuân Lương (N.O.P)



CẦU CHỨNG VÀ KHÔNG CẦU CHỨNG.

Bài 2.
Khi học giáo lý Cao Đài Giáo chúng Tôi nhận thấy:
* Đức Lý Đại Tiên dạy: …Chư Chưởng Pháp, Đầu Sư phải sắm ấn.
Chưởng Pháp thì mộc phải làm tròn như con dấu thường, đề chung quanh vòng ngoài chữ Lang Sa: Amnistie de Dieu en Orient, vòng trong đề chung quanh: Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ chữ Nho; Thoàn thì khắc giữa một Bình Bát Vu; Đạo thì Cây Phất Chủ; Nho thì Bộ Xuân Thu.
Ấn của Đầu Sư cũng vậy, song chính giữa đề chữ Thái; Thượng; Ngọc đem vào Toà Luật cầu chứng cho khỏi mạo nhận… (1).
* Đức Hộ Pháp dạy: …Cái đức tin của Đạo Cao Đài không cần cầu chứng nơi ai, nó chỉ cầu chứng với trí thức tinh thần của nó… (2)
Cái lý thú là:


- Đấng vô hình (Đức Lý) thì dạy điều rất luật pháp… phải đem Ấn vào Toà Luật cầu chứng cho khỏi mạo nhận.

- Bậc hữu hình hành đạo tại thế thì lại dạy điều rất vô vi… Đức tin không cần cầu chứng… (Với một hệ thống hay một thế lực trong xã hội quyền lực…)
(Riêng với vế: …nó chỉ cầu chứng với trí thức tinh thần của nó… thì là một vấn đề khác không phải là chủ ý của bài nầy).
Thiết nghĩ đây là một vấn đề hết sức thú vị để người học đạo chúng ta suy ngẫm…
Đức Chí Tôn dùng huyền diệu cơ bút để hoằng khai Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Giáo lý của Đại Đạo nói rõ: Tam giáo qui nguyên; Ngũ chi phục nhứt.
Đấng Chí Tôn hằng dạy lấy tinh hoa của hai thời kỳ trước để lập ra Tôn Giáo Cao Đài. Nhưng nguyên lý của Tôn Giáo Cao Đài thì khác với nguyên lý của Nhứt Kỳ và Nhị Kỳ. (Ba thời kỳ nhưng hai nguyên lý).
Giáo lý các thời kỳ trước phát xuất từ một nhân tố được sinh ra ngay trong trần thế theo qui luật cấu tạo âm dương như bao nhiêu người khác nhưng người đó thấy được cái khổ của kiếp người nên muốn tìm phương giúp đở. Nhờ đó mà các vị phát hiện ra chân lý và truyền bá cho nhân loại. Ấy là thể hiện cho Người độ Người.
Đấng Chúa tể Càn Khôn Vũ Trụ đến địa cầu nầy lập ra Đạo Cao Đài. Giáo lý xuất phát từ Đấng Toàn Năng qua cơ bút (vô hình giáng dạy). Ấy là thể hiện cho Trời độ Người.
Giáo lý Đạo Cao Đài đến từ cõi vô hình nên có rất nhiều điều vượt ra khỏi tầm hiểu biết của nhân loại xưa và nay.
Giáo lý Cao Đài có 2 phương diện:
- Phương diện Bách Khoa (Tính chất Bách Khoa).
- Phương diện Luật bí ẩn vũ trụ siêu hình học.
Có cái có thể kiểm chứng được qua văn bút hay qua kiến thức hiện có của nhân loại ngay trong thời điểm giảng dạy; nhưng có cái phải nhiều năm sau mới diễn ra thậm chí là nhiều ngàn năm nữa trình độ nhân loại mới có thể đạt đến cảnh giới đó thì lấy chi kiểm chứng. (thường thì tính chất Bách khoa thì có thể chứng minh được hay kiểm chứng được…)
Phần giảng dạy về Càn Khôn Vũ Trụ hay về Thế giới hư linh…. thì ai có đủ kiến thức mà hòng kiểm chứng. Đã không kiểm chứng được thì làm sao cầu chứng? Chờ đợi một sự thị nhận từ một thế lực (hay hệ thống) chưa có khả năng hiểu hay nhận thức được vấn đề thì tính minh triết có còn không? (Luật bí ẩn Vũ trụ siêu hình học thì chỉ có thể lý hội được… nghĩa là cầu chứng những điều tin tưởng nầy với chính mình trước…)
Nên Đức Chí Tôn cũng có dạy trước: Những điều Thầy nói đây các con không thấy đặng nhưng các con có thể đến đặng... (3).
Trên thực tế thì:
- Phần rút tỉa những điều tinh hoa thì có thể hiểu được (ít nữa là về nguyên tắc).
- Còn những phần chưa hề có có trong sách vở trong văn bút lưu hành tại thế gian thì phải giải quyết sao đây???
Chẳng lẽ đợi cho thế gian chấp nhận rồi mới truyền bá cho vừa với thế gian hay sao?
Thí dụ như làm sao nhân loại dễ dàng chấp nhận lời Thầy: …Dân tộc các con duy biết làm tớ chớ chưa biết làm chủ. Thầy vì thấy lẽ công bình thiêng liêng ấy mới giáng trần lập Đạo tại Nam phương tức là thay mặt Càn Khôn Thế Giới mà qui chánh truyền nhơn loại. Trong mối Đạo Thầy đã lập thì hằng nói tiên tri rằng: Ngày kia có một nước đương trong vòng nô lệ vì ta mà làm chủ nhơn- loại các con hiểu à! (4)
Hơn nữa thế gian thì sáng nắng chiều mưa thị phi không chừng đổi cho đến nổi Đức Chí Tôn còn nhắc cho môn đệ rằng: …Các con hơi nào mà nghe lời thế sự, một điều nào cũng chưa quyết đoán cho cùng phải quấy. Khi Thích Ca truyền Đạo dân Brama cho là bàng môn vì khác với Thánh Giáo Phật Đạo. Khi Lão Tử truyền Đạo thì Đời cho là phép mê hoặc. Khi Chúa Jésus truyền Đạo thì nhà Isarel gọi là cải Chánh Đạo đến đổi bắt giết. Các con muốn vừa lòng thiên hạ thì là giỏi hơn Thầy rồi… (5).
Lập Đạo Cao Đài là để xây Đời Thánh Đức.
Nghĩa là Đạo phải hướng Đời.
Đạo hướng Đời như thế nào được khi Đạo phải chờ cho Đời chấp nhận rồi mới có giáo lý của đạo.
Những phần mới ấy nếu đợi cho thế gian chấp nhận trước rồi mới hiện hữu thì không có Thể Pháp Tôn Giáo Cao Đài.
Thí dụ như cách thức bố trí phương vị 8 quẻ của Bát Quái tại Bát Quái Đài của Toà Thánh Tây Ninh (Đồ Thiên Bát Quái). Nó không thuộc Tiên Thiên; cũng không thuộc Hậu Thiên.
Trước nó thì chưa có.
Chỉ có Đồ Thiên Bát Quái tại Bát Quái Đài là cái đầu tiên cái duy nhất thì làm sao nhân thế biết được mà phải cầu chứng.
Mặt khác về tâm linh thì Thầy là Thầy Trời, là Chúa tể cả Càn Khôn Vủ Trụ thì lời dạy của Ngài há còn phải xin phép ai hay còn phải cầu chứng với ai. (6).
Ông Chủ nhơn loại lại trở lại cầu chứng với nhơn loại thì còn gì là chủ?
Đạo là vô tự (Vô vi nên là vô tự).
Tôn Giáo là văn tự (hữu vi nên phải có văn bút cho người học đạo bớt phần lầm lạc).
Đến đây ta có thể nhận ra rằng:
1- Tôn giáo là Tôn Nghiêm Giáo dục nên những gì có liên quan đến hệ thống cơ chế hữu vi vẫn phải theo qui luật ứng xữ trong khuôn khổ thường tình của xã hội. (cái có biên giới nên phải có mực thước hạn lệ) (7).
2- Phần Đức tin là sự nhận thức về chân lý thì không cần cầu chứng với ai mà chỉ cầu chứng với chân lý của chính nó. Giáo lý của Cao Đài Giáo sẽ thống lĩnh đức tin của nhân loại có nghĩa là đi trước, vượt trội thì lọ là phải cầu chứng với ai. (Cái vô biên giới thì làm sao có mực thước hạn lệ vậy thì cầu chứng chỉ là sự trói buộc mà thôi) (8).
Xin ghi lại 2 câu chuyên có thật trong lịch sử nhân loại để suy nghiệm thêm về những trường hợp cầu chứng và không cầu chứng:
a- Trường hợp của nhà Thiên Văn Học Copernics cũng chính vì muốn cầu chứng sự nhận thức của Ông về học thuyết Nhật Tâm mà đã gặp biết bao điều đáng tiếc xy đến cho bản thân bởi những người tin vào thuyết Địa Tâm.
b- Nhà bác học Einstein khi đưa ra thuyết tương đối với công thức: E= m.c2 thì có được mấy người hiểu mà phải cầu chứng. Chỉ đến khi công việc diễn tiến theo chiều hướng đó thì lý thuyết ấy mới được chứng minh.
Tóm lại: Những công thức, những phát minh đi trước thời đại để hướng dẫn thời đại đi theo hay phát triển theo cách thức, theo chiều hướng công thức hay phát minh mới đó đề ra thì nó cần tự cầu chứng với bản thân nó. Nó đã đúng thì đương nhiên nhân loại phải chấp nhận không hôm nay thì ngày mai. Đáp số đúng của nó là sức mạnh.
Tôn giáo Cao Đài là một phát minh mới, một công thức mới, cho nên chân lý Tôn Giáo không cần phải cầu chứng nơi xã hội mà cần được cầu chứng với chính nó trước. Có cầu chứng được với chính bản thân từng người trong cuộc thì nó mới có cơ sở để tồn tại. Khi được đã thông với chính nó thì một ngày kia nhân loại phải đi vào quỹ đạo đó không còn quỹ đạo nào khác được./.

                                    @@@







Đạo Sử Q.2. T.226: Thầy để một lời nầy cho các con yên dạ, dầu cho ai có quyền phép tiêu diệt Càn Khôn đi nữa cũng khó ngăn đặng Ðạo Thầy. Như ai buộc các con đóng cửa chùa thì cứ tuân mạng, đợi chừng nào các sắc con cái Thầy đến mở cửa sẽ hay.
(Ngay sau bài ngày 28-2-1927 “27-1-Đinh Mão).







(1): ĐS.Q. 2. T. 222.
(2): LTĐ. Q.4: T.67.
(3):  Không thể kiểm chứng: …Thầy kể Tam Thập Lục Thiên, Tứ Đại Bộ Châu ở không không trên không khí, tức là không phải tinh tú còn lại Thất Thập Nhị Địa và Tam Thiên Thế Giái đều là tinh tú. Tính lại 3072 ngôi sao con phải biểu vẽ lên đó cho đủ… TNHT. Q.1 T. 45.
TNHT. Q. 2. T. 28: Thầy mừng cho các con có phúc hạnh mà để chơn vào đường chánh giáo, Thầy khuyên các con phải chung lưng đâu cật mà bước đến cảnh nhàn. Cảnh ấy tuy các con không thể thấy đặng song các con có thể đến đặng, là ngày nào các con rõ đặng lẽ Đạo mà Thầy đã đem chỉ cho tận nơi, nếu các con phấn chí về Đạo thì ngày đạt mục đích ấy cũng chẳng xa chi…
(Theo thiễn ý thì dịch lý trong các thời kỳ cũng trong qui luật là lý hội chứ không ai có thể chứng minh là như thế. Từ Ngôi Thái Cực sinh Lưỡng Nghi v. v… cũng là nổ lực nhận thức và lý giải để truy tìm nguồn gốc vũ trụ…).
(4): ĐS. T: 239.
(5): ĐS. T 240.
(6): ĐS. T.238: Các con xin Chánh phủ Lang- sa đặng khai Đạo thì cực chẳng bằng Thầy đã ép lòng mà chịu vậy cho tùng nơi Thiên cơ. Thầy rất đau lòng mà chịu vậy chớ biết sao? ...
(7) Tâm con người vẫn cần có mực thước hạn lệ nên có Giới Tâm Kinh.
(8) Đạo không có nằm trong mực thước hạn lệ: … “Đạo Hư Vô Sư Hư Vô”. (Thiễn nghĩ Tâm có giới hạn, trong tiếp vật nhưng phải chăng phần linh trong tâm là xử kỷ thì không có giới hạn? Cũng như bộ não thì có kích thước trọng lượng nhưng những suy nghĩ, ý tưởng phát xuất từ não lại không có giới hạn…).
* Suy nghĩ về vấn đề cầu chứng và không cầu chứng chúng tôi thấy có thêm mấy đúc kết rất thú vị:
1- Ô uế và không ô uế:
a- Kinh Thánh:
“Hãy nghe và hiểu cho rõ: không phải cái vào miệng làm cho con người ô uế. Nhưng là cái từ miệng xuất ra. Cái đó mới làm cho con người ra ô uế.
b- Giáo lý Cao Đài: Khi Bát phẩm chơn hồn đi về Bát Quái Đài thì rất ư là ô uế phải qua Ao Ô trì nhưng khi xuất từ Bát Quái Đài ra thì rất tinh khiết….
2- Hoà và Bất Hoà:
a- Kinh thánh: Ta đến không phải đem bình an nhưng để đem gươm giáo. Quả vậy Ta đến để gây chia rẽ giữa con trai với cha mình, giữa con gái với mẹ, giữa con dâu với mẹ chồng. Kẻ thù của mình chính là người nhà.
b-  Giáo Lý Cao Đài:
b1: Đức Chí Tôn: Thầy đến là chủ ý dạy cả nhơn sanh đặng hoà bình chớ chẳng phải đến đặng dục thêm nghịch lẫn nhau…
b2: Đức Lý Đại Tiên: Lão đã lắm phen thấy điều khó khăn mắc mỏ của phần ấy nên ra tay dục loạn đặng phân rõ chành tà…
b3: Đức Hộ Pháp: Bần Đạo không kiên nghịch mà lại còn dục nghịch