Trang

Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2019

2990. ẤN TÝ BIÊN NIÊN (2013) (tt 9)

ẤN TÝ BIÊN NIÊN (2013) (tt 9)

3/- Kinh Tứ Thời Nhựt Tụng dạy về Ấn Tý (trang 49 & 50).
... Nay Đấng Chí Tôn giáng cơ tiếp điển mở Đạo Tam Kỳ Phổ Độ hiệp đủ Phật, Tiên, Thánh là kỳ kiết quả độ đủ 92 ức nguyên nhân về nơi nguyên thỉ. Có câu sách Thiên Địa tuần hườn châu nhi phục thỉ, tam giáo qui nguyên, chấp tay hoa sen đã thành trái quả bên tay trái thuộc dương, ngón cái là mẫu chỉ, ngón trỏ là thực chỉ, ngón giữa là trung chỉ, ngón út là tiểu chỉ còn một ngón không tên là vô danh chỉ. Sách có câu vô danh thiên địa chi thỉ là trước khi Trời Đất chưa khai thì một khí không không sau định hội Tý mới mở trời nên chữ Tý ở tại gốc ngón tay vô danh. Khi mở Trời rồi mới có hữu danh vạn vật chi mẫu, muôn vật có hình chất đều thọ nơi mẫu mới hóa sanh. Nay đến hội Tam Kỳ kiết quả, độ hết cả quần linh về cõi Niết Bàn, chẳng để một điểm chơn linh ở miền Đông Độ. 


Nên ngón tay cái là mẫu chỉ vào chữ Tý, còn tay hữu ngón cái chỉ vào chữ Dần. Tay tả bốn ngón đều bao ngoài. Tay tả là nhơn vật quần linh tận qui nguyên vị. Tay tả là dương mà có ngón tay hữu âm chỉ vào, còn tay hữu âm mà có tay tả dương ở trong. Vậy nên kinh Diệc nói: Âm nội hữu chơn dương, dương nội hữu chơn âm, âm dương lưỡng cá tự, năng hữu kỳ nhơn tri. Như cách dạy nầy là thời kỳ dạy đạo. Còn người luyện đạo cách lạy cũng hai tay kiết quả nhưng mà khi lạy chí đất phải để hai bàn tay ngữa mới cuối đầu. cách lạy mầu nhiệm nghĩa lý sâu xa chưa đến kỳ Tịnh Thất nên chưa dám giải diệu mầu e lậu thiên cơ chẳng dễ.
@@@
PHÂN TÍCH.
Cách dạy bắt ấn Tý trên đây gồm các thao tác:
Thứ nhứt: chấp tay hoa sen
Thứ nhì: ngón tay cái (tay trái) chỉ cung Tý.
Thứ ba: bàn tay trái nắm lại (04 ngón bao ngoài).
Thứ tư: ngón tay cái (tay phải) chỉ ngay cung Dần.
Theo lời dạy trên đây chưa thể hiện rõ vị trí bàn tay trái và bàn tay phải theo thứ tự trên & dưới hay trong & ngoài. Nhưng các trích dẫn từ Kinh dịch: Âm nội hữu chơn dương, dương nội hữu chơn âm... cho phép ta nghĩ rằng thiên về thứ tự trong & ngoài.
Ngày nay Kinh Tứ Thời Nhật Tụng đã được thay thế bằng Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo. Nên phần Ấn Tý cũng chỉ mang tính tham khảo. Đối chiếu chúng ta thấy phần dạy quì trong Kinh Tứ Thời Nhật Tụng lại bị bỏ sót không đưa vào Kinh Thiên Đạo & Thế Đạo. Thiết tưởng ngày sau cần bổ túc phần dạy cách quì.

@@@

4/- Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo.
(con tiep)