Dương Xuân Lương.
PHẦN MỘT:
QUAN ĐIỂM SỬ CAO ĐÀI GIÁO.
“Biên niên & chắc lọc”.
Tiểu
phẩm ở vào diện biên khảo nên phải căn cứ vào sử liệu Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ mà
thể hiện. Đề cập đến sử liệu về Ấn Tý tất nhiên liên quan đến quan điểm sử của
Đạo.
Quan
điểm sử đạo do ai dạy, ở đâu? có nội dung như thế nào?
Thiễn
nghĩ quan điểm sử do Đức Chí Tôn dạy. Dạy trong cổ pháp và thi văn. Phân tích
và tìm hiểu chúng tôi thấy có 02 tiêu chuẩn: BIÊN NIÊN & CHẮC LỌC. Từ đó
cung cấp một sản phẩm có những nhân tố tích cực giúp người đọc nhận thức được
bến mê và bờ giác.
1/-
BIÊN NIÊN.
Cổ
Pháp tượng trưng cho Đại-Đại Tam-Kỳ Phổ-Độ là: Xuân Thu, Bình Bát Vu và Phất
Chủ (đứng đối diện và tính từ trái qua phải). Bình Bát Vu (Biểu tượng Thích Giáo), Cây Phất
Chủ (Biểu tượng Lão Giáo). Quyển Xuân Thu (Biểu tượng Nho Giáo).
Xuân
Thu là bộ Biên Niên Sử do Đức Khổng Phu Tử soạn.
Biên
niên là ghi chép sự việc theo đúng thứ tự thời gian nó diễn ra. Sự thật thế nào
thì phải ghi đúng thế ấy, không đặng tự ý bỏ bớt hay thêm vào. Sự việc và thời
gian phải theo thứ tự trước sau rõ ràng.
Đó
là tiêu chuẩn đầu tiên chớ không phải là duy nhất.
Kinh Xuân
Thu (còn gọi Lân
Kinh) là bộ Biên Niên
Sử về nước Lỗ năm 722 TCN tới năm 481 TCN.
Kinh Xuân Thu ghi lại 12 đời vua nước Lỗ kể từ Lỗ Ẩn Công đến Lỗ Ai Công. Nhưng
tác phẩm không gói gọn trong phạm vi nước Lỗ mà ghi chép cả thời đại (nhà Châu
và nhiều nước khác kể cả thiên văn và khoa học...) Đây
là văn bản lịch sử Trung Quốc sớm
nhất còn lại và được ghi chép theo các quy tắc sử biên niên. Nội
dung cực kỳ súc tích.
Trong
Bộ Xuân Thu ngoài tính biên niên Đức Khổng Tử còn phê bình các nhân vật hay
triều đại trong đó. Phê bình thì có khuôn thước, tiêu chuẩn, lập trường và quan
điểm rõ ràng. Ngài đã đứng trên quan điểm nhân đạo và nhân văn mà phê bình các
nhân vật hay các triều đại.
Trang Tử nhận định rằng: Xuân
Thu dĩ đạo danh phận (Sách Xuân Thu là để nói cái đạo danh và phận).
Người đời sau nhận định về
giá trị phê bình trong Kinh Xuân Thu: Nhứt tự chi bao, vinh ư hoa
cổn; nhứt tự chi biếm, nhục ư phủ việt. (Một chữ khen thì vinh hơn
cái áo hoa cổn của vua ban cho, một chữ chê thì nhục hơn phải tội rìu búa.) Những vị vua hung bạo,
tàn ác với dân chúng Ngài không nhìn đó là vua nên viết: Ta nghe nói giết đứa
Kiệt, Trụ chớ không nghe nói giết vua Kiệt, vua Trụ.
Ngài
để hết tâm huyết xây dựng con người công nghĩa và xã hội có kỷ cương minh chánh
vào tác phẩm nên tự thán rằng: Tri ngã giả kỳ duy
Xuân Thu hồ, tội ngã giả kỳ duy Xuân Thu hồ! (Người
biết ta cũng chỉ ở Kinh Xuân Thu, người trách tội ta cũng chỉ ở Kinh Xuân Thu).
1.1/-
Ai biết Đức Khổng Tử và nối chí Ngài?
Biết
Ngài là những người có tư tưởng nhân đạo vì lẽ bác ái và công bằng, biết nhìn
nhận sự việc trong chiều hướng nhân văn. Biết Ngài là những người chủ trương
trau dồi bản thân để thành nhân tố hữu ích cho gia đình và xã hội (tu thân).
Biết Ngài là làm theo tinh thần và tư tưởng của Ngài chớ không phải là những
người hô hào dựng tượng Ngài cho lớn, xây đền thờ cho bề thế và đem tư tưởng
của Ngài để áp đảo thiên hạ.
Biết
Ngài không phải coppy học thuyết của Ngài mà lấy những tinh hoa phối hợp với
hiện đại và bổ cứu cho hoàn chỉnh (theo đường lối trung dung). Nho giáo chủ
trương nhân trị mà thiếu phần thiên trị nên ngày nay Đại Từ Phụ đến dạy môn
sinh bổ túc thêm phần thiên trị cho hoàn chỉnh. Do vậy ĐĐTKPĐ mới chủ trương
THIÊN THƯỢNG THIÊN HẠ ĐỒNG TRỊ để xây dựng con người và xã hội.
Biết
Ngài và thừa kế tinh hoa của Ngài từ trước đến nay thì có nhiều (cá nhân hay tổ
chức). Ngày nay Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (Đạo Cao Đài) dùng Nho Tông chuyển thế;
xây dựng nhân tố mới, thế giới mới trên nền tảng BÁC ÁI – CÔNG BẰNG.
Thế
giới mới của ĐĐTKPĐ bắt đầu từ năm 1925 (Lễ Hội Yến Diêu Trì Cung đầu tiên
“15-8- Ất Sửu”). Công khai hóa trước nhân loại vào ngày 15-10-Bính Dần
(19-11-1926) tại chùa Gò Kén Nam phần Việt Nam. Một địa cầu mới (địa cầu 67) đã
ra đời để đưa nhân loại từ địa cầu 68 lên địa cầu 67. Trong Đền Thánh có Quả
Càn Khôn với 3072 ngôi sao ứng với Thất Thập Nhị Hiền và Tam Thiên Đồ Đệ của
Đức Khổng Phu Tử. Đó là thể pháp biểu thị cho Nho Tông Chuyển Thế.
Các
triều đại phong kiến dùng học thuyết của Ngài phần lớn là mang tính lợi dụng để
mưu cầu lợi ích riêng cho triều đình chớ không phải thật tâm xây dựng xã hội
theo học thuyết của Ngài. Nếu triều đình phong kiến thật tâm xây dựng xã hội
theo tư tưởng và học thuyết của Ngài thì nhân dân Trung Hoa và các quốc gia
chịu ảnh hưởng Nho Giáo không bị lạc hậu và đau khổ như ngày nay.
Cộng
sản ở Trung Quốc ngày nay mang học viện Khổng Tử đi trình diễn khắp thế giới
như một QUYỀN LỰC MỀM cũng là một cách lợi dụng danh tiếng và uy tín của Ngài
chớ kỳ thật họ chẳng khi nào muốn học thuyết của Ngài được hiểu đúng. Cộng sản
đã không muốn mọi người hiểu đúng về Đức Khổng Tử thì dĩ nhiên họ chẳng có chút
chất Khổng Tử nào trong việc tu thân hay trị quốc an dân. Trong thời đại
internet hiện nay họ đi rao giảng thứ mà họ không có thì dối gạt được ai? và
lừa đảo được bao lâu? Một ngòi bút đã là vạn binh lang mà vô vàn chiến sĩ hòa
bình trên hành tinh nầy chỉ ra cái trí trá của cộng sản thì sự tiêu vong của họ
chỉ còn là thời gian sớm hay muộn mà thôi.
Các
triều đại phong kiến lợi dụng học thuyết Nho Giáo để phục vụ cho đế quyền nên
kẻ sĩ chân chính vì lẽ phải, trung thành với lý tưởng Nho Giáo can gián thì bị
những hình phạt rất thảm khốc (xẻo thịt đến chết hay tru di tam tộc...) nhưng
rốt lại thì các triều đại vẫn tiêu vong.
Ngày
nay với sức mạnh của internet thì chế độ độc tài cộng sản có lợi dụng Nho Giáo
đem học viện Khổng Tử đi trình diễn cũng sẽ thất bại. Nhân loại không chống đối
hay tẩy chay Nho Giáo mà phản đối những cá nhân hay tổ chức lợi dụng Nho Giáo.
Xét cho cùng thì chính họ là người làm sai lệch và hủy hoại Nho Giáo. Đạo Pháp
Vô Biên nên cái giả dối của họ cũng có cái công (ngoài ý muốn của họ) là làm
cho nhiều người biết đến Nho Giáo dỏm rồi tìm đến Nho Giáo chân chính. Đó là
điều mà Kinh Thánh viết: Chúa Trời gặt trong chổ không gieo, lượm trong chổ
không rãi... còn Đạo Đức Kinh viết: Thiên chi đạo lợi nhi bất hại (Đạo của Trời
chỉ làm lợi mà không làm hại).
Học
thuyết của Ngài đầu tiên phải dụng phép TU THÂN làm gốc (học phải hành) mà có
được bao nhiêu người cộng sản tu thân? Bao nhiêu Đảng viên là bấy nhiêu ông vua
thì tu thân thế nào? hành cái gì?
Học
thuyết của Ngài chủ trương: Kỷ sở bất
dục, vật thi ư nhân (điều gì mình không muốn thì đừng làm cho người
khác). Người cộng sản thi hành ngược lại. Điều gì cộng sản không muốn thì CỨ
LÀM cho dân chúng. Họ nói rất hay nhưng sự thật đã chứng tỏ rằng: chưa có một
chế độ nào, một đảng phái nào, một cuộc cách mạng nào nói nhiều, hứa nhiều mà
làm KHÔNG CÓ GÌ như cộng sản. Do vậy dân chúng lầm than khổ sở còn Đảng viên
thì sống như bạo chúa.
Sự
dối trá của cộng sản bị công chúng vạch trần qua sáng tác thực hiện di chúc 09
chữ: Không có gì quí hơn độc lập tự do.
Ông
Hồ Chí Minh chết chưa đầu thai được, gặp ông Tôn Đức Thắng hỏi di chúc của Tôi
thực hiện đến đâu rồi. Ông Thắng trả lời: Thưa Bác được 1/3 rồi ạ. Bác Hồ khen
vậy là khá.
Ông
Lê Duẫn chết gặp Bác cũng hỏi như thế. Ông Duẫn trả lời: Dạ được 1/3 rồi ạ. Ông
Hồ cũng khen lấy khen để...
Kiểm
tra lại thì di chúc có 09 chữ. Được 1/3 là 03 chữ. Ba chữ đó là KHÔNG CÓ GÌ...
nghĩa là láo toét thôi chớ có độc lập, tự do chi đâu.
Người
Việt Nam thông minh và sâu sắc như vậy thì dầu cho nhất thời có bị lầm lẫn mà
bị rơi vào bàn tay quỉ quyệt của cộng sản nhưng chắc chắn dân tộc Việt Nam sẽ
đủ sức chôn vùi cộng sản.
ĐĐTKPĐ
khai năm 1926. Đức Chí Tôn có dạy Đạo Trời mở cho một nước là tai nạn nước đó
đã hầu mãn... nên tai nạn cộng sản là tai nạn sau cùng mà dân tộc phải chịu rồi
thức tỉnh và dùng đạo đức (Nho Tông làm giềng mối) xây dựng lại cương thường
cho dân tộc.
Đức
Khổng Tử quí nhân, trọng đức, sùng đạo, ức tà, hoằng dương chánh pháp (quí con
người, trọng đức hạnh, tôn sùng Trời Đất, áp chế tà vạy, mở mang chánh pháp).
Cộng sản chà đạp con người, ai đồng ý với họ là tốt, không đồng ý là xấu nên
dùng cả lưu manh và côn đồ đối phó với hiền nhân quân tử hay tăng lữ, dẹp bỏ
tôn giáo bổ báng Thần, Thánh, Tiên, Phật và Thượng Đế. Lập ra tà giáo thay cho
chánh giáo. Nơi nào cộng sản làm chủ thì họ lập ra một hệ thống tôn giáo mới
đối lập với hệ thống có từ trước. Nhân sự trong hệ thống họ lập ra thường là
những người có đầy đủ tham, sân, si là 03 món độc hại của đời nên họ sa đọa về
mọi phương diện (đời chán đạo ngán) để dễ sai khiến.
Khổng
Tử nhận định rằng việc chính trị tốt hay xấu là do nơi người thi hành còn chế
độ là phụ thuộc. Quan lại là phụ mẫu chi dân (quan là cha mẹ dân) nên phải
thương dân và lo cho dân, không được phép hà khắc hay đày đọa dân. Ngài nhận
định rằng chính trị hà khắc còn độc ác hơn là hổ dữ, nên bác bỏ cách dùng luật
pháp hà khắc, tin rằng dùng nhân trị là cách hay nhất để duy trì trật tự trong
xã hội.
Chính
con người mới là yếu tố QUYẾT ĐỊNH làm cho xã hội tốt đẹp chớ không phải chế độ
ưu việt cộng sản như họ láo khoét. Bằng cớ là rất nhiều quốc gia còn theo thể
chế QUÂN CHỦ mà dân chúng vẫn có hạnh phúc. Còn chế độ cộng sản đang bị thế
giới lên án rằng: Cộng Sản là thảm họa lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
Tóm
lại Bộ Xuân Thu gần như là chuẩn mực về thiện và ác trong xã hội Trung Hoa và
Việt Nam cũng như cả Đông phương một thời gian dài... nhiều người căn cứ vào
chuẩn mực của Xuân Thu mà nên danh phận trong xã hội. Xuân Thu đã góp phần tạo
ra những bậc trung quân ái quốc, những anh thư tiết liệt kể từ khi nó ra đời.
Đặc
biệt là Quan Vân Trường đời nhà Hớn căn cứ vào bộ Xuân Thu để trau dồi tam cang
ngũ thường mà nên danh khi sống và hiển thánh sau khi chết. Ông được nhân loại
tôn kính và thờ phụng. Người đời có câu đối khen tặng Đức Ngài:
Chí tại Xuân Thu công
tại Hớn.
Công đồng Nhật Nguyệt
dữ đồng Thiên.
Năm
1926 Đức Chí Tôn hoằng khai ĐĐTKPĐ Ngài lãnh trọng trách Tam Trấn Oai Nghiêm.
Tượng của Ngài ở Bát Quái Đài có cầm quyển Xuân Thu bằng tay phải (sách mở ra
như đang đọc).
Ngày
nay nếu tư tưởng Đức Khổng Tử được thực thi thì cộng sản bị tiêu diệt cho nên
học viện Khổng Tử kiểu của Tàu cộng thực chất là để mị dân và tuyên truyền cho
cộng sản chớ chẳng có chất Khổng Tử đích thực nào trong đó. Nghĩa là dầu ở diện
nào cộng sản cũng có hàng nhái, hàng kém chất lượng để tạo nên sự rối loạn.
ĐĐTKPĐ
dụng Nho Tông chuyển thế để xây dựng một thế giới mới. Thầy Trời bổ xung chổ
khiếm khuyết của Nho Giáo là thêm phần thiên trị. Đạo thực thi thiên thượng
thiên hạ đồng trị.
Từ
PHÁP CÔNG BÌNH: Điều gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác. Đức Chí
Tôn bổ xung: TÂM BÁC ÁI: Mình muốn
nên đạo thì phải lo cho người nên đạo trước.
Luật
Thương Yêu, Quyền Công Chánh sẽ tiêu diệt tà pháp để xây dựng một thế giới đại
đồng.
ĐĐTKPĐ
chính là tôn giáo biết Ngài và nối tiếp tư tưởng: Tứ hải giai huynh đệ (Người trong bốn biển đều là anh em) của Ngài
đó vậy.
1.2/- Ai bắt tội Ngài?(Còn tiếp)