BNS Thông Liên số 16 ra ngày 18/04/2010 có bài viết về 05 phương án xây dựng vùng Châu Thành Thánh Địa. Về đạo học ấy là câu kinh 05 rồng đở nổi đầu thuyền.... Xin giới thiệu với bạn đọc & bổ sung 07 điều kiện cấp đất cho người đạo. BBT Blog.
DẤU
CHÂN ĐỂ LẠI.
“Hành
bất ngôn chi giáo”.
Quan sát cuộc sống của cư dân về vùng
Thánh địa sinh sống và văn bút của Tôn
giáo để lại chúng ta có thể nhận thấy Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ đã lo cho
nhơn sanh các việc sau:
1- Gia cư: Người về vùng Thánh Địa làm đơn
xin cấp đất thì Hội Thánh sẽ cấp không cho mổi gia đình một phần đất để cất nhà
ở. Hội Thánh buộc phải cất nhà trong vòng một tháng nếu không thì thâu hồi lại
cấp cho người khác (để tránh gian tham và đầu cơ). Việc cấp đất như vậy không
phân biệt chức sắc hay tín đồ. Đặc biệt là nghiêm trị những chức sắc ỷ quyền thế
rồi xin nhiều phần đất (xem bút phê của Đức Hộ Pháp về vụ Giáo Sư Đoài). Hội
Thánh cũng không chấp nhận việc chức sắc ưu tiên cấp đất cho người thân (xem vi
bằng Hội Nhơn Sanh năm 1974).
2- Mưu Sinh: Theo Tân Luật thì việc mưu
sinh của người đạo (trong đó có người đạo ở Thánh địa) phải lương thiện không hại
cho phong hóa hay nhân cách con người. Phần Thế Luật. Điều 20.
Kễ từ ngày ban hành luật này, người bổn
đạo chẳng nên chuyên nghề gì làm cho sát sanh, hại vật; chẳng được làm nghề gì
mà tồi phong bại tục; chẳng được soạn hay là ấn hành những truyện phong tình,
huê nguyệt, không đặng buôn bán các thứ rượu mạnh và á phiện là vật độc làm cho
giảm chất con người.
Người
nào đã lầm lỡ rồi, hãy kiếm thế mà giải nghệ.
Thực tế Hội Thánh đã có một số qui định
rất cụ thể:
- Mổi gia đình phải canh tác số đất ruộng
hay rẫy nhất định (gia đình đơn chiếc được giảm còn phân nữa).
- Trai phải có nghề nghiệp mới được lập
gia đình.
- Gái phải học qua khóa sanh sản rồi mới
được kết hôn.
Thực tế chính Đức Hộ Pháp đặc phái chức
sắc đứng ra thành lập Hợp tác xã bột mì Dân Sanh, cho lập chợ… để tạo điều kiện
cho người đạo dễ dàng trong việc mưu sinh lương thiện...chớ không phải khoán
trắng cho bổn đạo (đến khi thất bại rồi mới lôi ra kiểm điểm).
Trước ngày 30-4-1975 Tây Ninh là nơi sản
xuất bột mì đứng đầu cả toàn Miền Nam Việt Nam về chất lượng, số lượng, và kỷ
thuật chế biến. Có thành quả đó chính là do Đạo gieo mầm vậy.
3- Giáo huấn:
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển Thầy dạy rõ từ năm
1926: Phải lo lập Trường học (góp nhóp mà lo) (Q.2. T.06. bản in 1963).
Theo Pháp Chánh Truyền Cửu Trùng Đài Nam
phái và Nữ phái thì các phẩm bậc trong hành Thánh Thể đều có CHỮ GIÁO HAY CHỮ
SƯ. Mà Cửu Trùng Đài nắm quyền hành chánh trong tôn giáo. Nghĩa là đạo lấy
quyền giáo hóa làm trọng.
(PCT chú giải phẩm Giáo Sư: …cả Chức Sắc Hội Thánh Cửu Trùng Đài của Thầy
lập, phải tùy theo tôn chỉ Đạo, nghĩa là xu hướng về phần giáo dục mà thôi.
Thầy đã xưng là Thầy đặng dạy dỗ, còn tên của Chức Sắc đủ chỉ rõ ràng phận sự
giáo hóa là chánh vai của mỗi người; như Giáo Hữu, Giáo Sư, Phối Sư, Đầu Sư,
Giáo Tông; xem rõ lại thì tên mỗi vị chẳng mất chữ Giáo hay là chữ Sư…)
Tân luật qui định
việc giáo huấn tại phần Đạo Pháp. Chương 06. Điều 23 và 24 như sau:
Điều
23: Trong Đạo sẽ lập trường để dạy chữ và
dạy Đạo.
Điều
24: Cách dạy và các việc sắp đặt trong
trường sẽ có lập thể lệ riêng.
Phần
Thế Luật. Điều 13: Buộc cha mẹ con nít từ
6 tuổi, chí 12 tuổi phải cho con vào trường học chữ hay là học đạo.
Đạo Luật Mậu Dần (1938) cũng nhấn mạnh đến
giáo huấn (Thánh Thất phải có trường học).
Điều
thứ 07: nói rõ ….Con nhà Đạo từ 6 tuổi đổ
lên phải cho vào nhập học, bất luận là nhà trường nào; nếu để cho con dốt thì
sẽ bị Hội Thánh định tội…
Thực tế thì ngày 14-7- Kỷ Tỵ (1929) Ngài
Đầu Sư Thượng Trung Nhựt đã tổ chức Lễ phát thưởng cho Học Sinh Đạo Đức Học
Đường.
Các Hội trong 03 Hội lập quyền vạn linh
cũng đều thể hiện sự quan tâm, lo lắng đến giáo huấn. Đặc biệt là vi bằng năm
Đinh Sửu (1937) đã đề cập đến giáo huấn tại các địa phương và Đại Học Đường ở
Tòa Thánh.
Trên đường phát triễn thì ngoài trường Lê
Văn Trung ra còn có nhiều trường Đạo Đức Học Đường mọc lên ở nhiều nơi.
Năm 1971 Đạo đã có Viện Đại Học Cao Đài
tại Tây Ninh.
Năm 1975 Viện đã có sinh viên theo chương
trình học 04 năm ra trường lần đầu. Sinh viên được cấp bằng Cử Nhân. Sau
30-4-1975 thì bị dẹp.
Trình độ dân trí ở vùng Thánh Địa đã được
nâng lên.
4- Kiến thiết:
Biết chắc rằng một nền văn minh mới sẽ nên
hình từ Thánh Địa nên Hội Thánh cấp đất cho người đạo cất nhà nhưng chủ quyền
thì thuộc về Hội Thánh (toàn đạo). Nên khi cấp đất Hội Thánh có phổ biến 05
điều kiện rất rõ ràng.
Điều nầy không phải dự kiến để lấy không đất
của bổn đạo khi cần mà chính là để không bị trở ngại trên bước đường xây dựng
một nền văn minh mới mà vẫn bảo đảm cho gia cư của người được cấp đất.
Thử nghĩ khi còn nghèo khó và sơ khai mà
Hội Thánh còn cấp đất không cho bổn đạo thì khi đạo phát triễn Hội Thánh còn
chăm chút hơn nữa là lẽ hẳn nhiên. Chớ có đâu cho ở rồi chờ ngày lấy lại
không??? Đạo chớ có phải tà quyền đâu mà cư xữ tệ như thế. Đất ở vùng Thánh địa
dù ở trường hợp nào Hội Thánh cũng không bán cho ai.
Cùng lúc đó Hội Thánh cho phóng họa đồ
đường xá, chợ búa…
Kết quả là cho đến bây giờ (2010) chưa có
vùng đất nào ở Việt Nam có một qui hoạch hạ tầng đẹp, khoa học mà đạt tỉ lệ
đường giao thông cao như Thánh Địa.
5- Tôn giáo:
Đạo lo cho nhơn sanh cả hai mặt: Vật chất
và tinh thần.
Về tinh thần thì tín đồ đến cúng kiến sinh
hoạt nơi Tòa Thánh là hẳn nhiên. Đức Hộ Pháp rất chú trọng đến giờ cúng của tín
đồ lẫn chức việc, chức sắc. Ngài thường thuyết đạo sau các thời cúng để làm món
quà tinh thần cho bổn đạo. Luật đạo qui định cho tín đồ Sóc vọng phải đến Thánh
Thất, Điện Thờ.
Trong Ấp Xã thì có Bàn Trị Sự lo cho việc
cúng liên gia để tạo tình thân thiện nơi xóm riềng và khai trí cho trẻ thơ. Khi
một nhà có việc quan hôn tang tế thì cả người đạo gần xa tùy theo điều kiện mà
chia vui sớt nhọc. Tang tế sự theo tôn giáo Cao Đài chỉ dùng đồ chay lạc, được
thực hiện theo tinh thần công quả hoàn toàn không phải tốn chi phí cho lễ,
nhạc, đồng nhi, đạo tỳ chi hết. Một cung cách văn hóa vị tha tốt đẹp được hình
thành từ cư dân ở Thánh Địa.
Tóm lại từ 05 phương án: Gia cư, mưu sinh,
giáo huấn, kiến thiết và tôn giáo mà Đạo Cao Đài đã tạo nên một vùng Thánh Địa:
-
Có
nhiều người ăn chay nhất thế giới.
-
Có
nhiều người sống nghĩa hiệp, phụng sự cho cộng đồng mà không cần đến bỗng lộc
nhiều nhất thế giới.
Thể pháp trong tôn giáo đã đi vào cuộc sống
và biến thành thể pháp văn hóa xã hội rất tự nhiên.
Đó là công việc hiển nhiên mà Hội Thánh
Cao Đài đã làm nhưng không đúc kết hay công bố.
Lý do là Đạo ra đời trong cảnh nhiễu
nhương và đầy bạo lực. Bạo quyền ngự trị khắp nơi. Nếu Hội Thánh thực thi chương
trình xây dựng một nền văn minh mới mà không kín đáo thì tà quyền sẽ tiêu diệt
Đạo.
Đức Hộ Pháp nói rõ Phước Thiện được thành
lập nhưng phải che dấu. Lý do là nếu tà quyền biết thiệt phận của Phước Thiện thì
họ sẽ lo sợ rồi tìm cách dìm chết trong trứng nước.
Đi vào đạo học luận nếu mạo muội liên hệ
05 phương án xây dựng xã hội trên đây với các bài kinh cửu ta có thể tìm ra mối
liên hệ nào chăng?
Trong đạo học thì cõi trần được ví như
biển cả mà kiếp người hay xã hội chỉ là chiếc xuồng đi trên bể cả. (Biển trần khổ vơi vơi trời nước- (Bài Khai
Kinh-câu 1). Với cá nhân thì thuyền nổi hay chìm là do năng lực của mổi người
và môi trường lẫn tài nguyên của thời đại. Với xã hội thì tài công hẳn nhiên
phải chịu trách nhiệm lèo lái con thuyền.
Năm phương án: Gia cư, mưu sinh, giáo
huấn, kiến thiết và tôn giáo đã nâng cao dân trí, dân đức và dân sinh. Con
thuyền cá nhân và xã hội đã được 05 phương án nâng lên.
Kinh Đệ Nhứt Cửu, Đệ Nhị Cửu và Đệ Tam Cửu
có thể hiểu là còn ở phạm trù tu chính và nâng cấp cho bản thân.
Kinh
Đệ Tam Cửu (câu 10-12):
…Hội Thánh minh giao sách trường xuân.
Thanh quang rỡ rỡ đòi ngàn.
Chơn hồn khoái lạc lên đường vọng thiên.
Nói lên nhân tố nhận bài vở sách lược từ
Hội Thánh giao cho để học hỏi cho hoàn chỉnh và sẳn sàng xuất sư hành đạo.
Kinh Đệ Tứ Cửu xét ra là đã học xong sách
lược xây dựng cá nhân và xã hội để bước ra hành chánh. Câu 11-12:
Chơn thần đã nhập càn khôn.
Thâu quyền độ thế bảo tồn chúng sanh.
Con người thăng hay đọa là do chơn thần
thanh hay trược. Thanh thì thăng, trược thì đọa theo qui luật: Nhẹ thì bay lên,
nặng thì trầm xuống. Chơn thần hòa đồng cùng Trời Đất thì: thất tình lục dục như dường tiêu tan (câu 4. Kinh đệ Tam Cửu)=Thể
hiện qua lời minh thệ=. Có như thế mới đáng bực thế thiên hành hóa. Mà thế
thiên hành hóa theo phương án của Hội Thánh đề ra mới bảo tồn được chúng sanh. Phương
án đúng và thực thi đúng thì mới có kết quả tốt. Còn như ra công làm mà phương
án không đúng thì cũng chẳng thể thành công.
Cuộc cách mạng chơn chánh nhứt là dùng đạo
đức, dùng tình thương và công bằng để thực hiện chớ không phải là cuộc cách
mạng bằng súng đạn, bằng vũ lực. Dùng vũ lực là kẻ bạo thay cho kẻ bạo như Bá
Di, Thúc Tề đã nói với Châu Võ Vương mà thôi.
Xưa 108 anh hùng Lương Sơn Bạc thấy cảnh
đời bất công tụ nghĩa nhau dựng cờ Thế Thiên Hành Đạo mà có ổn định được chi
đâu. Bởi vì các vị ấy có cái khí khái thế thiên hành đạo mà không có phương án.
Lấy bạo lực thay thế bạo lực thì đi vào cái vòng luẫn quẩn mà thôi.
Nay các Đảng phái chính trị khắp nơi trên
thế giới muốn xây dựng cảnh hòa bình thịnh vượng cho tổ quốc mình mà thử hỏi có
đạt được chăng? Liên Hiệp Quốc muốn giử gìn và xây dựng hòa bình thế giới mà
hơn 60 năm qua chưa đưa ra được phương án an dân thì ai dám bảo đảm LHQ sẽ đi
đến thành công?
05 phương án của Hội Thánh là phương thuốc
an dân hữu hiệu đã được chứng minh. Đó có phải là ý nghĩa có trong Kinh Đệ Tứ câu
3:
Năm rồng đở nổi đầu thuyền.
Có đở nổi đầu thuyền thì nhân loại ĐÃ GIẢI
QUYẾT ĐƯỢC CÁI KHỔ MỘT CÁCH TUYỆT VỜI (nên mới đáng gọi là tuyệt khổ).
Nên câu kế là: Vào cung tuyệt khổ kiến Huyền Thiên Quân.
Giải quyết cái khổ một cách tuyệt vời là
nhờ do nơi hiểu được sách lược, phương án của Trời đã dạy. Có phải vậy chăng?
Phải hay chăng?
Đành rằng cái khổ của nhân loại là một đề
mục của tấn hóa. Nhưng người có lòng đạo đức nhìn vào cảnh khổ ấy thì đau lòng
nên:
Phật,
vì thương đời, mà tìm cơ giải khổ.
Tiên, vì thương đời, mà bày cơ thoát khổ.
Thánh, vì thương đời, mà dạy cơ thọ khổ.
Thần, vì thương đời, mà lập cơ thắng khổ.
Hiền, vì thương đời, mà đạt cơ tùng khổ.
Tiên, vì thương đời, mà bày cơ thoát khổ.
Thánh, vì thương đời, mà dạy cơ thọ khổ.
Thần, vì thương đời, mà lập cơ thắng khổ.
Hiền, vì thương đời, mà đạt cơ tùng khổ.
Năm cách giải quyết khổ cảnh của nhân loại
ngày nay đã có phương án để giải quyết rất phù hợp với đường hướng dùng đạo đức
để xây dựng cá nhân và xã hội.
Can qua vĩnh tức giáp mã hưu chinh.
Lãng tử cô nhi tảo hồi hương lý.
Vô biên thế giới địa cửu thiên trường
Không phải là ảo ảnh mà là đầy hiện thực.
Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ là một phát minh mới
để giúp nhân loại tự tay mình xây dựng một thế giới đại đồng trên nền tảng Bác
Ái- Công Bằng đã và đang hiển hiện trước nhân loại. Thần, Thánh, Tiên, Phật và
Trời không bao giờ ra tay xây dựng một thế giới hòa bình dùm cho nhân loại. Mà
các Đấng chỉ dẩn cho nhân loại cách thức xây dựng điều nhân loại mong muốn cho
Hội Thánh Cao Đài bằng cơ bút. Hội Thánh Cao Đài đã thực hiện phát minh mới đó
ngay trước mắt nhân loại từ năm 1926.
Hiền nhân quân tử vì cái khổ của đời mà có
ước vọng góp tay giải quyết chính là diện: Phật
Thánh Tiên nhỏ máu nhiệt thành. Cái nhiệt thành của Phật, Thánh, Tiên tại
thế sẽ được các Đấng nơi cõi hư linh cảm ứng mà dìu dẫn cho có hiểu biết và
hành đạo.
Ngày nay hậu tấn học đạo nhìn ra dấu chân để
lại của Hội Thánh, thấy được công nghiệp vĩ đại của tiền nhân thì không ngại
chi cái dốt, không ngại chi tà quyền dòm ngó, mạnh dạn trình ra đây để đồng đạo
bổ xung cho hoàn chỉnh.
Nay kính./.
BBT
Thông Liên.