Bài từ BNS THÔNG LIÊN số 17 ra ngày 3/5/2010.
Tòa Thánh Tây Ninh, Le 27 Janvier 1935.
HỘ PHÁP.
Cùng
vị Thượng Tương Thanh Thánh Thất Bến Tre.
Kính
Đạo Huynh;
Bần
Đạo có được bức thơ số 10 đề ngày 15-Janvier 1935 của Đạo Huynh nói về việc
nhóm Vạn Linh tại Tòa Thánh ngày 08-01- và định cho Bần Đạo phải trả lời nội
bửa mai ngày 18-01-1935.
Trước
khi luận đến các khoản đại khái trong thơ của Đạo Huynh, Bần Đạo thú thật rằng
lấy làm ngạc nhiên và thấy thái độ hiện thời của Đạo Huynh đã khác hơn buổi
trước rất nhiều, có lẽ Đạo Huynh cũng nhớ khi Đạo Huynh còn biết tuân luật đạo,
biết phân đẳng cấp, biết phận Quyền Đầu Sư đến hầu chuyện cùng Bần Đạo, từ lời
nói đến tư cách của Đạo Huynh nó hòa nhã, nó nhỏ nhẹ, nó khuôn phép làm sao!
Cho
nên Bần Đạo thường tưởng rằng một ngày kia cũng có thể khuyên cho Đạo Huynh
biết ăn năn tự hối mà khép mình trong khuôn viên luật pháp của Đạo. Bần Đạo
không ngờ ngày nay Đạo Huynh tự tương phản và còn cầm viết ký được một bức thơ
để hâm dọa Bần Đạo như vậy.
Đạo
huynh! Khi vị Ngọc Trang Thanh vì hám quyền mà khởi đồ mưu dục loạn đặng biếm
vị Đức Quyền Giáo Tông, người hành động cách nào mà rốt cuộc nó ra sao? Chưa
hiểu Quyền Vạn Linh là gì? Chưa biết cái pháp luật về quyền ấy như thế nào? Mà
cũng dám hiệp với một nhà chính trị ngoài đời “chẳng có chưn trong đạo” nhóm
bướng Hội Vạn Linh, rồi việc bất thành phải tự mình lui bước. Lại còn tuyên bố
rằng cả cáo trạng đã giao phó cho Tòa Đời phân định chánh tà.
Rồi
giữa Tòa Đời những lời vu cáo vô bằng cớ, những lời biếm nhẽ đầu tiên tan như
tuyết giá để rữa sạch bụi trần cho Đức Quyền Giáo Tông, nên lúc đăng tiên Ngài
mới được toàn đạo thương tiếc và an táng Ngài long trọng dường ấy.
Bần
Đạo coi lại buổi trước vị Ngọc Trang Thanh hành động như thế nào, thì ngày nay
Đạo Huynh cũng khởi hành đồ mưu thiết kế để hăm dọa, cũng bất kể luật pháp,
cũng dục loạn, cũng phân chia con cái Đức Chí Tôn, cũng lợi dụng đức tin lòng
thật thà của chư Đạo Hữu, kết cuộc rồi cũng tạo thêm trò cười cho Đời cùng Đạo.
Than ôi! Không lẽ Đạo lập ra đã không hữu ích cho Đời,
còn phá hoại sự trật tự, sự êm tịnh, sự hòa bình và cuộc trị an của Đời đang
mong mỏi nửa hay sao?
Bần
Đạo rất tiếc cho Đạo Huynh và cũng vì lẽ đó mới viết bức thư trả lời nầy.
1-
Châu Tri số 9 Ban Chỉnh Đạo.
Bần
Đạo nhắc lại cho Đạo Huynh nhớ rằng từ ngày Bần Đạo và Đức Quyền Giáo Tông lập
Đạo Nghị Định thứ 17 ngưng quyền hành chánh của Đạo Huynh và vị Ngọc Trang
Thanh có nhiều duyên cớ trọng hệ. Nghĩa là từ ngày 15-Juillet 1933 đến nay thì
Đạo Huynh và Ngọc Trang Thanh đều lui về Bến Tre và Sa Đéc không biết được việc
chánh trị của Hội Thánh nữa. Nhờ còn một phần Tín Đồ còn nghe và theo Đạo Huynh
cùng Ngọc Trang Thanh cho nên mới lập ra Phái riêng, kỷ luật riêng và hành
chánh riêng. Hành động càng ngày càng khác hẳn với Thánh Ngôn của Đức Chí Tôn
và các Đấng Thiêng Liêng với Pháp Chánh Truyền và Tân Luật. Thậm chí lời hồng
thệ của Đạo Huynh và Ngọc Trang Thanh tự mình lập trước Thiên Bàn cũng vô giá
trị.
Bần
Đạo tưởng một ít lâu đây phái Đạo của Đạo Huynh sẽ bỏ đến danh của Đại Đạo Tam
Kỳ Phổ Độ nữa chớ…., con đường đã khác nhau thì tức nhiên cả giấy tờ chi do nơi
phái của Đạo Huynh ban hành, đối với Bần Đạo không nói ra có lẽ Đạo Huynh cũng
chán biết rồi.
2-
Chọn
cử một người để cầm giềng mối đạo.
Kẻ
có tội đang chờ ngày nạp mình cho Tòa Đạo mà đem ra làm đại biểu cho muôn triệu
sanh linh thì có chi chướng bằng.
Phép công cử Giáo Tông không phải dễ dàng và đơn sơ như Đạo Huynh hiểu.
Phải có cả hoàn cầu, chớ chẳng phải một bụm tay Tín Đồ mà tạo đặng phẩm vị ấy.
Bần
Đạo thấy Đạo Huynh và vị Ngọc Trang Thanh biết mình còn bậc Quyền Đầu Sư thì
chưa có đủ quyền ra tranh cử nên yêu cầu Đảng Phái mình riêng nhau xúm tại Bến
Tre ngày 24 Décambre rồi tôn lún Đạo Huynh và Ngọc Trang Thanh lên chức Đầu Sư
và Chưởng Pháp đặng có quyền ra tranh cử.
Cái
sở hành ấy chỉ có làm cho chúng sanh thấy rõ cái hám tâm của nhị vị rõ ràng
hơn.
Rồi
đây sẽ thành ra một cuộc chọn cử một vị để cầm giềng mối trong Đảng Phái, thế
thì Đạo Huynh chẳng cần cho Bần Đạo hay để làm gì.
3-
Hiệp về Tòa Thánh Tây Ninh để làm việc.
Đạo
Huynh và vị Ngọc Trang Thanh đã phản loạn chơn truyền toan phương đánh dổ quyền
hành của Đức Quyền Giáo Tông thì Bần Đạo cũng đã nhiều phen can gián.
Chỉnh
sợ có một điều là Đạo bị phân phe chia phái mà hễ phân phe, chia phái thì tức
nhiên phải có điều xung đột cùng nhau.
Than
ôi! Cái khôn ngoan sáng tính ấy, không đặng kết quả cũng vì vị Ngọc Trang Thanh
đang cầm cán để toan phá hoại chánh giáo của Đức Chí Tôn, đương nhiên trước mắt
chúng ta để định hẳn thế nào cũng phải do một trường náo nhiệt.
Đạo
Huynh là người có cầm quyền chánh trị trong đường Đời cũng biết cái khó khăn
của phương giải quyết. Nói cho cùng lẽ nếu Đạo Huynh để hết ý đem mình ngồi địa
vị của Bần Đạo thì sẽ thấy chẳng có chi hay hơn là ngồi đợi cho đôi đàng có tâm
hòa thuận rồi sẽ liệu phương hiệp tác cùng nhau. Còn trái lại muốn để cho đôi
đàng đối diện đang cơn phấn đấu tương hành ấy là vô tình gầy nên một trường rối
loạn phi lý.
Vậy
thì sự của Đạo Huynh muốn về Tòa Thánh, nếu thảng như có một trận xung đột mà
ra, hay lẽ nào thì tự nơi Đạo Huynh quyết định điều ấy trước rồi.
Đạo
Huynh còn viết trong thơ rằng xin Ngài nhớ Tòa Thánh là của đạo là của vạn
linh, là của chung.
Cũng
vì nhớ Tòa Thánh là của Đạo nên Bần Đạo nhứt định ở Tòa Thánh mà gìn giử của ấy
cho Đạo.
Song
le Bần Đạo giử của ấy là giử cho người biết tùng luật đạo chớ không phải giử
dùm cho những kẻ mưu toan phá đạo. Trước khi giao ai buộc kẻ ấy phải hứa chắc,
phải hồng thệ rằng sẽ trọn tuân luật lệ Cao Đài.
Trách nhiệm của Bần Đạo là cầm cây cân công bình buộc
kẻ ấy phải giử y theo lời thệ nguyện mà thôi. Bần Đạo chỉ biết có Luật Đạo chớ
không hề biết đến cái cá nhân, tình đồng đạo là tình đồng đạo, còn luật pháp là
luật pháp. Bần Đạo không vì tình đồng đạo mà quên Luật Pháp được, huống chi người đã ra công khó khai phá
Tòa Thánh là Bần Đạo đây, mà Bần Đạo chưa hề kể đến công. Còn người lo vay tiền
mua đất cho Đạo là vị Quyền Đầu Sư Thái Thơ Thanh mà người cũng chưa hề nhắc đến
của. Còn Đạo Huynh chỉ là người của Đạo tạm mượn cái tên đặng đứng bộ đất dùm
cho Đạo để đối phó cùng Đời mà thôi, lại ra Châu Tri cho hay rằng Đạo Huynh là
chủ đất, thì bên nào là người sang đoạt của Đạo? sang đoạt của vạn linh là của
chung…
4-
Một ít phần Đạo Hữu tùng
Ngài không đủ cho Ngài choán hết một mình.
Bần Đạo nói rằng chỉ
biết mặt luật pháp chớ không hề biết đến cá nhân, cũng như chưa lúc nào để ý
đến phần ít hay nhiều. Song le Bần Đạo thấy
sai lầm lớn của Đạo Huynh là tưởng rằng có một phần ít Đạo Hữu thì giải quyết
điều ấy được. Bần Đạo nói thiệt chưa có bằng cớ chắc chắn nào để giải quyết.
Bần Đạo chẳng phải
tránh một cuộc đối diện để phân biệt ít nhiều. Trái lại chỉ có một điều là sợ
Đạo Huynh không đủ sức để kiềm chế cái hung tâm của nhiều người trong Đảng
Phái, là sợ cho sự thật sẽ làm cho Đạo Huynh và Đảng Phái thất vọng rồi phải xa
Thầy bỏ Đạo mà thôi.
Ngôi Giáo Tông thế nào
cũng có chánh vị, ngày công cử Vị ấy chẳng xa đâu!
Bần Đạo khuyên Đạo
Huynh và Đảng Phái đừng bất cập để tránh sự tranh đấu của Đạo Huynh và Đảng
Phái muốn và sẽ lập ra cũng không quyết thắng được.
Kết luận:
Bần Đạo cũng để hết ý
để đọc thơ của Đạo Huynh thầm hiểu rằng giờ nầy Đạo Huynh vẫn tưởng cho Bần Đạo
rất hám vọng cái quyền hành của Giáo Tông nên cố tâm giành giựt. Đạo Huynh quên
rằng Bần Đạo đã là người cầm quyền mà ban cho kẻ khác thì chẳng lẽ còn tham
danh, ganh hiền ghét ngõ.
Có lẽ Đạo Huynh cũng
nhớ ngày 12-3-1932 là ngày thiết lễ rất long trọng tại Tòa Thánh đặng Bần Đạo
ban Quyền Giáo Tông cho Đức Thượng Đầu Sư Thượng Trung Nhựt, ban quyền hành Đầu
Sư cho Đạo Huynh, Ngọc Trang Thanh và Thái Thơ Thanh.
Ban quyền hành Chánh
Phối Sư cho 3 vị khác.
Ngày ấy chính mình Bần
Đạo đến ban quyền cho từng vị, chỉ trách nhiệm của từng người thì mổi vị đều có
trả lời với Bần Đạo: “Tôi đã thấu đáo chơn truyền của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ và
từ đây xin giử y luật Đạo đặng làm tròn phận sự”.
Cũng vì lẽ trên đây mà
khi trước Bần Đạo mới thâu quyền Chánh Phối Sư giao cho Hiệp Thiên Đài cầm.
Ngày nay cũng vậy,
thoảng như Bần Đạo thâu quyền lại đặng để hết dạ nhặc nhiệm phong thưởng dè đặt
là chọn hiền tài đem vào Thánh Thể của Thầy đó thôi.
Bần Đạo chẳng vì tình
riêng của ai, cùng là coi ai đáng giá ban mà xu phụ, cho nên vẫn lấy công bình
mà ban thưởng quyền hành, chớ chẳng hề áp bức ai bao giờ./.
Nay kính
(Ký tên).
Phạm Công Tắc.