Trang

Chủ Nhật, 8 tháng 12, 2019

2981. ẤN TÝ BIÊN NIÊN (2013) tt 6.

ẤN TÝ BIÊN NIÊN (2013).
Đừng tin những gì Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo 171b Cống Quỳnh viết mà hãy đối chiếu diều họ viết với sự thật. Họ do cộng sản lập ra mà cộng sản chủ trương vô sản, Đạo chủ trương hữu sản nên họ luôn luôn tìm cách hạ bệ Tòa Thánh Tây Ninh.
Dương Xuân Lương 2019.

.
2.4/- Câu 4: Cũng như nương viết của chàng Hồ.

Đức Hộ Pháp xác định Hồ là Đổng Hồ (không phải Hồ Chí Minh hay một Hồ nào khác).
Đổng Hồ là một nhân vật thời Đông Châu. Bộ Đông Châu Liệt Quốc lưu hành là thành quả của nhiều người. Khởi đầu dĩ nhiên là những câu chuyện truyền miệng. Ông Dư Thiệu Ngư  biên soạn ra khoảng niên hiệu Gia Tĩnh (triều Minh) với tên Liệt quốc chí truyện. Thời Minh mạt Ông Phùng Mộng Long cải biên thành bộ Tân liệt quốc chí. Đến thời Thanh ông Sái Nguyên Phóng  cải biên thành Đông Chu liệt quốc chí có 108 hồi như đang lưu hành.
Đông Chu Liệt Quốc đề cập đến thời kỳ lịch sử rất dài khoảng hơn 400 năm (thế kỷ III, IV, V, VI trước Công Nguyên) của Trung Quốc, bắt đầu từ đời Tuyên vương nhà Chu cho đến khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa. Sử sách cũng gọi thời kỳ ấy là đời Đông Chu, được chia làm hai giai đoạn là Xuân Thu và Chiến Quốc.


Trong bộ Đông Châu Liệt Quốc do Đỗ Mục dịch hồi 51 có tên:
ÐỒNG HỒ CHÉP THẲNG ÁN ÐÀO VIÊN
VUA SỞ MỪNG CÔNG MỞ ÐẠI HỘI.
Tấn Linh Công hoang dâm vô đạo nên lập mưu giết tướng quốc Triệu Thuẫn. Triệu Thuẫn bỏ trốn, trên đường đi gặp Triệu Xuyên hỏi chuyện đầu đuôi. Nghe xong bảo Triệu Thuẫn rằng: Thúc phụ chớ sang nước khác vội, hãy đợi trong mấy ngày tôi sẽ có tin báo.
 Triệu Xuyên về dinh lập mưu và sắp xếp các việc xong xuôi rồi tuyển hai trăm quân giáp sĩ vào Ðào Viên giết Tấn Linh Công.
Triệu Xuyên đi đón Triệu Thuẫn về. Các quan trong triều đến đông đủ cả. Triệu Thuẫn phục ở bên cạnh thi thể Tấn Linh Công khóc  rất thảm thiết.... Tấn Linh công chưa có con trai. Triệu Thuẫn bàn với các quan rồi mới sai Triệu Xuyên sang nhà Chu đón công tử Hắc Ðiến về nước (nhằm gở tội giết Linh Công cho Triệu Xuyên). Công tử Hắc Ðiến nối ngôi xưng là Tấn Thành Công.
Triệu Thuẫn vẫn lấy việc Ðào Viên làm áy náy, một hôm sang chơi sử quán. Bảo quan Thái Sử là Ðổng Hồ trình xem chép việc Linh Công chết ở Ðào Viên ra sao. Ðồng Hồ đem bản thảo trình lên. Triệu Thuẫn mở ra xem, trông thấy chép rõ ràng: “Mùa thu, tháng bảy, năm Ất Sửu Triệu Thuẫn giết vua là Di Cao ở Ðào Viên”.
  Triệu Thuẫn giật mình kinh sợ nói:
  -Quan Thái Sử lầm rồi! Ta đã chạy ra Hà Ðông cách kinh thành hơn trăm dặm, Ta có biết đâu đến việc giết vua, mà quan Thái Sử chép vậy thật là oan cho Ta lắm!
  Ðổng Hồ nói:
  - Ngài làm quan Tướng Quốc, trốn đi chưa khỏi địa giới nước nhà mà đã có việc giết vua, khi ngài về lại không trị tội quân giặc, như thế mà bảo không phải ngài chủ mưu, còn ai tin được?
  Triệu Thuẫn nói:
  -Bây giờ có thể chữa lại được không?
  Ðổng Hồ nói:
  -Ðã gọi là tín sử thì có thế nào phải chép như thế, bởi vậy đầu tôi có thể cắt được, chứ bản thảo này thì không thể chữa lại được.
  Triệu Thuẫn thở dài than rằng:
  -Thế mới biết cái quyền chép sử, còn lớn hơn cái quyền làm Tướng Quốc! Tiếc thay, bấy giờ ta chưa ra khỏi địa giới, để đến nỗi chịu tiếng xấu muôn đời, hối sao cho kịp!
@@@
Sử quí ở chổ có sao viết vậy không cải sửa theo ý muốn người có quyền (nhưng sẳn sàng đính chánh và cải sửa khi phát hiện ra lỗi do ghi nhận chưa đủ thông tin hay nhận định sai). Tô hồng hay bôi đen trong tác phẩm sử thì sớm muộn gì cũng bị vạch trần. Trong thời đại internet ngày nay tư liệu rất phong phú đâu dễ gì đổi trắng thay đen...
Đức Chí Tôn nói đúng, nói sai là khuôn thước chuẩn thằng để người có tín ngưỡng căn cứ vào đó mà tu sửa đồng thời đối chiếu xem những người làm trái thánh ý, trái với lời dạy của Ngài có kết quả như thế nào. Các công thức, các thế Ngài dạy cho ĐĐTKPĐ xây dựng phẩm hạnh cá nhân hay một thế giới mới đem đối chiếu với công thức đường lối của các chánh trị gia từ Âu sang Á... xem đâu là con đường rộng mở khả thi và đâu là con đường trói buộc và đi vào bế tắc.
Điều nầy tương đối khó nhận ra vì bước đầu hai đường lối đồng dạng nhau ở chổ ĐẠI HÙNG, ĐẠI LỰC mà chỉ khác nhau ở bước thứ ba. Với Đức Chí Tôn là ĐẠI TỪ BI còn đời là ĐẠI ÁC.
Đại Từ Bi là Thầy bày con đường hay lẽ phải ra đó, dạy dỗ cho con cái và môn đệ thực thi. Giáo hóa và nuôi dạy là phần của Đại Từ Phụ còn nghe hay không tùy ý (Lành dữ hai đường vừa ý chọn). Thầy treo bảng cấm đi vào con đường đau khổ, đọa lạc nhưng ai không nghe Thầy không phạt. Để cho luân hồi vay trả, trau dồi đến mức tỉnh ngộ. Đạo không chặt chân hạt cho ngắn, cũng không kéo chân vịt dài ra cho bằng nhau.
Đại ác là bắt buộc phải thực thi, ai không tuân theo thì bị hành hạ, bị tù đày, bị giết chết bằng đủ loại cực hình (có khi tru di tam tộc). Đại ác có chiếc giường của Procuste (Le lit de Procuste), cứ đem người họ muốn hành hạ lên đó rồi kéo dãn ra hay chặt chân cho bằng với chiếc giường.
@@@
Tín sử hay không tín sử tự thân nơi tác phẩm thể hiện. Nếu Đổng Hồ sửa lại theo ý Triệu Thuẫn thì có xưng là tín sử liệu có ai tin?
Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý 171b Cống Quỳnh TPHCM soạn bộ LỊCH SỬ ĐẠO CAO ĐÀI Q1 được Nhà xuất bản Tôn Giáo in năm 2005. Ban soạn sử tự phong là BAN TÍN SỬ và đứng trên lập trường THUẦN CHƠN VÔ NGÃ để soạn sách. Nhưng xem trong nội dung thấy:
*/- Từ trang 348 đến 356 vị chi là 09 trang sách viết về Ngài Ngô Văn Chiêu (1878-1932) là người đệ tử đầu tiên của Đức Cao Đài được dạy Pháp Môn Cao Đài Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi. Ngài có 08 năm hành đạo. Một cuộc đời hành đạo rất êm đềm.
Một năm hành đạo của Ngài Chiêu tính ra hơn 01 trang sách.
*/- Từ trang 361 đến 365 có 05 trang sách viết về Ngài Phạm Công Tắc (1890-1959) là một trong số 03 đệ tử đầu tiên của Đức Cao Đài được dạy về Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Ngài có 35 năm hành đạo. Trong đó có hơn 05 năm bị thực dân Pháp lưu đày sang tận Madagascar (Phi Châu). Ngài là giáo chủ của Đạo Cao Đài hay Phật Giáo Chấn Hưng.
Bảy năm hành đạo của Ngài Tắc mới được 01 trang sách.
Như vậy xưng BAN TÍN SỬ có đáng tin không? Thuần chơn vô ngã là như vậy đó sao?
So sánh một chi tiết đó thôi đủ để người biết quan sát nghi ngờ cách làm việc của BAN TÍN SỬ & THUẦN CHƠN VÔ NGÃ. 
PHẦN HAI:
PHÁP LÝ & THỰC TẾ.
“Về bắt Ấn Tý”
(Hết phần một, còn tiếp phần hai).

Xem bài tự khai của CQPTGL 171/B Cống Quỳnh SaiGon.