Trang

Thứ Bảy, 14 tháng 12, 2019

3002. ĐẠO HỌC LUẬN LÀ GÌ?



ĐẠO-HỌC-LUẬN.
“Thiên hạ vi công”
Chép lại từ văn bút khuyết danh.
Đăng trên chonphapcaodai. 2008.
Dương Xuân Lương.

1- Đạo học luận là gì?
Đạo-học-luận là một phương án giáo-huấn, là một sử-chương hiện-hữu rút tỉa tinh-hoa về mọi phương diện để phổ thông cho nhân-thế hiểu rõ-ràng để từ đó chững-chạc bước đi trên con đường mới mẻ.
Những lý-luận này rất mới đối với một xã-hội. Nhưng nếu không nhìn thấy được, không hiểu được những công-thức hay phương-án hiện-dụng và biết thời-gian hiện-dụng để chuẩn bị cho một mô-hình mới và trường-cửu thì không thể có một xã-hội tân-dân.
Muốn có một thế giới mới phải có những nhân tố thấu rõ được những luận-lý của giáo-lý để từ đó con đường hành thiện được tỏ rõ.


Đạo học luận là để chân-mỹ-hóa cho từng thế-hệ để xây dựng một thế giới mới.
2- Nội hàm Đạo học luận.
Đạo học luận không phải chỉ có giáo-lý hay sử-chương của Tôn-giáo đem ra giảng dạy hoặc hướng dẫn người đời.
Đạo-học-luận bao gồm tất cả các truyền-thuyết về tôn-giáo, về khoa-học kỷ-thuật, về những phát-minh hữu-ích cho nhân-loại.
Hẳn nhiên, từ công, nông, ngư-nghiệp lẫn giáo-dục đều được đem ra để suy luận, để chấn chỉnh và rút tỉa những tinh-hoa hầu bước vào một giáo-án mới.
Danh-nhân kim-cổ cũng là những người được nhân-thế lưu danh nhưng trong đó Đạo-học-luận phải nói lên cái nét anh-hùng của từng cá-nhân và cái thành-đạt trong xử-thế.
3- Đạo học luận qua Cao Đài Giáo:
Xưa nay ít có ai nghĩ thế-sự và đạo-học gắn liền nhau ngoại trừ các bậc vĩ-nhân có hoài-vọng cứu đời hành đạo.
Vì điểm đó mà suốt mấy nghìn năm, xã-hội là xã-hội còn tôn-giáo là tôn-giáo chứ không bao giờ có cảnh tôn-giáo và xã-hội tuy hai mà một.
Sự phân-biệt giữa tôn-giáo và xã-hội, phân-biệt kinh-tế và đạo-đức… là những tiền đề cơ bản để cả thế giới đi đến những tiến bộ về vật chất và thảm-họa hôm nay….
Giáo huấn học đường và xã hội đã hình thành nên một phản xạ rất tự nhiên:
Nói đến hai chữ hành đạo thì việc kinh-thương không bao giờ gắn liền, vì kinh-thương là đem những kiến-thức để xây dựng mô-hình trong xã-hội.
Còn hành đạo “với thiển-cận của nhân-sinh thì hiểu rằng đó là” lánh tục tầm tiên, chứ có ai hiểu được rằng hành đạo là điều phải nằm lòng của những người trí-thức, vì chính họ đem cái sở-học từ LÒ LUYỆN THÉP CỦA TÔN GIÁO… thực thi cho đúng nghĩa.
Ngày nay Bảo Sanh Nhơn Nghĩa Đại Đồng bao gồm Trường học; Sở Dưỡng Lão Ấu; Tịnh Thất của Đạo Cao Đài đã đưa Tôn giáo gắn liền với mọi xã hội qua mọi thời điểm….
TÔN GIÁO CAO ĐÀI ĐÃ ĐỂ MỘT ĐẦU CẦU NGAY TRONG XÃ HỘI ĐỂ BẤT KỲ AI MUỐN CŨNG CÓ THỂ BƯỚC VÀO...
CỬU VIỆN: "9 VIỆN NGHIÊN CỨU" CỦA TÔN GIÁO LÀ MÔI TRƯỜNG LÀ TÀI NGUYÊN CỦA TRÍ THỨC; HIỀN TÀI PHỤNG SỰ XÃ HỘI TRONG CHƠN PHÁP CAO ĐÀI ....
Chơn pháp Cao Đài là: Tô điểm non sông Đạo lẫn Đời.
Nên Đạo học luận có một tầm quan trọng tất yếu.
Đạo-học và thế-sự gắn liền nhau nên bổn phận của người học đạo và hành đạo là làm sao có những giáo-án về đạo-học để phổ thông cho nhân-thế tận tường được chân-lý của cuộc sống.
Điều đó xưa thì rất khó là vì chưa có một giáo-lý thông-tường để dẫn trình cho phương-án mới, còn nay thì đã có từ thể-hình đến giáo-pháp. Người học đạo, hành đạo cần nghiên cứu tỉ-mỉ thêm hầu có đầy đủ sử-chương để phổ cập trên mọi hình-thức giúp cho vạn-linh thấu tường.
Vào Cung Vạn Pháp xem qua,
Cho tường cựu nghiệp mấy tòa thiên nhiên.
(Kinh Đệ Lục Cửu).
VĂN BÚT từ sách khuyết danh.
Người chép lại.
Dương Xuân Lương.
(2008)